“Trong lịch sử loài người, một sự biến thiên thời thế đều phải nhờ cậy sức dân. Nhưng chỉ có một cuộc cách mạng thực sự tiến bộ mới lấy quyền lợi của nhân dân làm cứu cánh(mục đích cuối cùng).” .
Trong lịch sử nước ta, đại đoàn kết toàn dân tộc là yêu cầu tất yếu khách quan nhằm phát huy sức dân phục vụ công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong nỗ lực đưa đất nước hội nhập quốc tế, bài học sương máu về phát huy sức dân vẫn còn nguyên ý nghĩa thực tiễn của nó. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là một bước đi sáng suốt của Đảng và nhà nước ta, vừa kế thừa bài học lịch sử vừa xây dựng một nhà nước thực sự là của dân do dân và vì nhân dân.
Đảng ta khẳng định rằng: để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải phát huy dân chủ trong mọi mặt đời sống xã hội. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Công tác vận động quần chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Chỉ có phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, thực hiện, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách mới phát huy được sức sáng tạo của nhân dân, huy động được sức mạnh tổng hợp của nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng.
Sau chỉ thị số 30/CT-TW của bộ chính tri quốc hội khoá 8 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, kế tiếp là nghị định số 29/1998/NĐ_CP về quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã bước vào tiến trình nỗ lực thực hành quyền làm chủ của người dân ở cơ sở.
Kết quả sau 5 năm thực hiện cho thấy những chuyển biến đáng kể mọi mặt. Đặc biệt ở các cơ sở nông thôn thì sự chuyển biến càng rõ rệt: Kích thích sản xuất phát triển kinh tế, đẩy mạnh cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, . người nông dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền. Song cũng chính ở nông thôn công tác thực hiện quy chế dân chủ lại gặp nhiều khó khăn nhất và còn không ít hạn chế. “ Quyền làm chủ của người dân vẫn còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực; tệ quan liêu, cửa quyền, tham những, sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp chưa được ngăn chặn triệt để. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” còn chậm được thể chế hoá thành pháp luật” .
17 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2599 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dư luận xã hội về việc thực hiện quy chế dân chủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dư luận xã hội về việc thực hiện quy chế dân chủ
1. LÝ LUẬN
“Trong lịch sử loài người, một sự biến thiên thời thế đều phải nhờ cậy sức dân. Nhưng chỉ có một cuộc cách mạng thực sự tiến bộ mới lấy quyền lợi của nhân dân làm cứu cánh(mục đích cuối cùng)...”.
Trong lịch sử nước ta, đại đoàn kết toàn dân tộc là yêu cầu tất yếu khách quan nhằm phát huy sức dân phục vụ công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong nỗ lực đưa đất nước hội nhập quốc tế, bài học sương máu về phát huy sức dân vẫn còn nguyên ý nghĩa thực tiễn của nó. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là một bước đi sáng suốt của Đảng và nhà nước ta, vừa kế thừa bài học lịch sử vừa xây dựng một nhà nước thực sự là của dân do dân và vì nhân dân.
Đảng ta khẳng định rằng: để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải phát huy dân chủ trong mọi mặt đời sống xã hội. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Công tác vận động quần chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Chỉ có phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, thực hiện, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách mới phát huy được sức sáng tạo của nhân dân, huy động được sức mạnh tổng hợp của nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng.
Sau chỉ thị số 30/CT-TW của bộ chính tri quốc hội khoá 8 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, kế tiếp là nghị định số 29/1998/NĐ_CP về quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã bước vào tiến trình nỗ lực thực hành quyền làm chủ của người dân ở cơ sở.
Kết quả sau 5 năm thực hiện cho thấy những chuyển biến đáng kể mọi mặt. Đặc biệt ở các cơ sở nông thôn thì sự chuyển biến càng rõ rệt: Kích thích sản xuất phát triển kinh tế, đẩy mạnh cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, ... người nông dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền. Song cũng chính ở nông thôn công tác thực hiện quy chế dân chủ lại gặp nhiều khó khăn nhất và còn không ít hạn chế. “ Quyền làm chủ của người dân vẫn còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực; tệ quan liêu, cửa quyền, tham những, sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp chưa được ngăn chặn triệt để. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” còn chậm được thể chế hoá thành pháp luật”.
Thực tế này đòi hỏi cần có những động thái kịp thời phù hợp song đây rõ ràng là một việc làm không đơn giản. Cần thiết phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề trên cơ sở khoa học khách quan; chỉ khi ấy mới có thể đi đến những quyết sách đúng đắn.
Trong những năm vừa qua cũng đã có không ít những nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho việc thực hiện hiệu quả việc phát huy quyền làm chủ của người dân cấp cơ sở. Tuy nhiên những hướng tiếp cận vấn đề còn đơn giản, thậm chí có phần phiến diện. Báo cáo khoa học này có ý định tiếp cận việc thực hiện quy chế dân chủ từ một hướng ( thực ra không còn mới) mà từ trước có rất ít người nhắc tời trong khi chúng tôi cho rằng nó hết sức quan trọng: Chính người dân ở cơ sở- chủ thể của quá trình thực hiện quy chế dân chủ.
Để làm được điều này, phương pháp nghiên cứu xã hội học” thăm dò dư luận” được coi là giải pháp hữu hiệu hơn cả. Đây là cách thức được coi là công cụ đắc lực trong công tác quả lý giúp người lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định khoa học, kịp thời, đúng đắn.
Từ tính cấp thiết của đề tài cộng với sự ưu chội của phương pháp tiếp cận vấn đề, nhóm nghiên cứu quyết định đi tới lựa chọn khảo sát đề tài: Dư luận xã hội về việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã.
2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN
2.1. Ý nghĩa lý luận
- Làm cơ sở thực tiễn cho lý thuyết vận dụng trong đề tài.
- Xây dựng một số giả thuyết cũng như cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Báo cáo này trước hết có ý nghĩa thực tiễn với địa bàn khảo sát trong quá trình quản lý giúp nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện quy chế dân chủ phát huy quyền làm chủ của người dân.
- Cung cấp một cái nhìn từ chính chủ thể của quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở làm cơ sở cho nhận thức và hành động đúng đắn, khoa học trong công tác quản lý.
- Nghiên cứu dư luận xã hội là công cụ để mở rộng quyền dân chủ của nhân, mở rộng nền dân chủ rộng rãi.
- Tăng cường mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân.
- Thực hiện quản lý xã hội trên cơ sở khoa học.
* Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Khi xem xét đánh giá mọi hiện tượng , sự kiện xã hội phải đặt trong mối quan hệ toàn diện với điều kiện kinh tế xã hội đang vận động biến đổi liên tục trên địa bàn nghiên cứu. ở nghiên cứu này, khi nghiên cứu dư luận xã hội với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở xã ta phải đặt trong những điều kiện cụ thể của địa phương, làng xã và đất nước, và xem xét các nhân tố, các vấn đề trong mối quan hệ biện chứng, đi sâu nghiên cứu vào bản chất của hiện tượng.
* Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Phải nhìn nhận, đánh giá các sự kiện xã hội ở những hoàn cảnh, giai đoạn lịch sử cụ thể trên quan điểm kế thừa và phát triển. ở nghiên cứu này, chúng tôi không chỉ tìm hiểu về nhận thức và những biểu hiện cụ thể của người dân với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở xã mà còn phát huy được tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân luôn gắn liền với những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể ở những thời điểm xác định. Nhân dân luôn là người...... trở thành một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
* Lý thuyết xã hội học về dư luận xã hội.
Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt, xuất phát và tồn tại cùng với sự xuất hiện, tồn tại của xã hội loài người. Tuy nhiên nhận thức về dư luận xã hội của con người lại rất khác nhau do các nhà nghiên cứu về nó theo các quan điểm lý luận, thế giới quan và các thời kỳ khác nhau. Có ý kiến cho rằng dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội phức tạp, đa diện. Có ý kiến lại coi dư luận là khách thể nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Các nhà khai sáng Pháp quan niệm: " Đặc trưng của dư luận xã hội là sựu phán xét, đánh giá xã hội. Sự đánh giá của xã hội được tiến hành đối với những vấn đề xã hội có tầm quan trọng chung". Nhà triết học cổ điển Đức Hêghen lại cho rằng bản chất của dư luận xã hội là rất mâu thuẫn:" Dư nluận xã họi là cái phổ biến, cái cốt tuỷ, cái chân lý" gắn liền với cái độc lập của nó là các ý kiến có sắc thái " riêng đặc thù của mọi người". Theo Hêghen" các nghiên tắc về sự công bằng, nội dung và kết quả của toàn bộ hệ thống Nhà nước, hệ thống pháp luật và nội dung của toàn bộ tình trạng các công việc được phẩn ánh trong dư luận xã hội dưới dạng tư tưởng nhân văn, thông thái"
Hiện nay có rất nhiều quan niệm về dư luận xã hội ở các góc độ khác nhau. Các nhà nghiên cứu Liên Xô (cũ) quan niệm dư luận xã hội là sự phán xét chung của các nhóm người đối với các vấn đề mà họ quan tâm. Nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cũng nêu ra quan niệm tương tự, ví dụ như Young:" Dư luận là sự phán xét xã hội của các cộng đồng đối với các vấn đề có tầm quan trọng chung, nó được hình thành sua khi sự tranh luận công khai"
- Bản chất của dư luận xã hội.
Trong các loại phán xét xã họi như: phán xét mô tả phán xét chế ước....phán xét của dư luận xã hội là phán xét đánh giá, nó biểu thị thái độ đồng tình hay không đồng tình, yêu thích hay không yêu thích... của chủ thể đối với đối tượng.
Theo cấu trúc tâm lý dư luận xã hội là một kết cấu tinh thần chỉnh thể, là sự thống nhất của nhận thức, tình cảm và ý chí của nhóm và của nhân dân. Điều này lý giải cho một thực tế: dư luận xã hội luôn luôn gắn liền với hành động xãa hội của công chúng, mang trong mình nguồn sức mạnh to lớn ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển xã hội.
Theo khía cạnh nhận thức, dư luận xã hội không đồng nhất với tri thức và lẽ phải, nó thường có cái đúng và cái sai. Con đường tạo ra dư luận xã hội bất chấp các quy trình, quy tắc bắt buộc để tạo ra tri thức. Dư luận xã hội phụ thuộc trực tiếp vào các nhân tố chủ quan đặc thù như: nhu cầu, tình cảm, nguyện vọng riêng tư ....của các nhóm xã hội, tập thể, cá nhân. Vì vậy có thể nói dư luận xã hội là một trong những chỉ báo về mặt tinh thần tư tưởng của xã hội, một dân tộc nói chung, cũng như của các nhóm xã hội khác nhau trong một cộng đồng lớn.
Chủ thể của dư luận xã hội là toàn thể xã hội nói chung, là các nhóm quần chúng, các nhóm xã hội, cac đảng hoặc các doàn thể xã hội. Để có thể lãnh đạo, chỉ đạo tốt, các cấp lãnh đạo cần quan tâm đến dư luận của tất cả các nhóm, coi tất cả các nhóm xã hội, không câu nệ lớn nhỏ, có sự đánh giá phấn xét giống nhua đều là chủ thể của dư luận xã hội.
Đối tượng của dư luận xã hội là sự kiện, hiện tượng, những vấn đề khác nhau của xã hội. Tuy nhiên, chỉ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề nào động chạm đến lợi ích các mối quan trâm của nhóm người hoặc của cả cộng đồng mới dễ trở thành đối t\ượng cử dư luận xã hội.
Để có thể hiểu rõ hơn về bản chất của dư luận xã hội, cần tìm hiểu quá trình hình thành của nó.
- Quá tình hình hình hành dư luận xã hội.
Quá trình hình hành dư luận xã hội thường trải qua 4 bước sau:
Bước1: Các cá nhân, nhóm xã hội tiếp cận thông tin về các sự kiện, hiện tượng.
Bước 2: Trao đổi, bàn luận xung quanh sự kiện, hiện tượng. Tại đây ý kiến cá nhân chuyển từ ý thức cá nhân sang ý thức xã hội.
Bước 3: Các ý kiến khác nhau được thống nhất lại thành các phán xét, đánh giá, nguyện vọng, kiến nghị chung.
Bước 4: Các phán xét, đánh giá, nguyện vọng, kiến nghị chung chuyển hoá thành ý chí, hành động thực tiễn của công chúng.
Tuy nhiên, không phải mọi dư luận xã hội đều có quá trình trải qua 4 bước như vậy. Thông thường có thể coi dư luận xã hội như là sự thức tỉnh chuyển hoá thành lời của các tâm thế xã hội do va chạm với các đối tác tương ứng. Trong thực tế còn có nhiều trường hợp khác, khi đối tác mâu thuẫn với tâm thế xã hội hiện có, dư luận xã hội có thể hình thành theo các quy luật biến đổi tâm thế để trở lại với trạng thái tâm thế cân bằng, tức là trạng thái hợp quy luật, hợp lôgíc
Cơ chế hình thành dư luận xã hội có thể tóm tắt như sau:
Từ các vấn đề trong xã hội mà nhân dân quan tâm sẽ hình hành cac ý kiến đánh giá đơn lẻ của họ về những vấn đề đó. Qua quá trình giao tiếp, trao đổi thông tin giữa các cá nhân những ý kiến trên được thống nhất và tiếp đó, dư luận xã hội xuất hiện. Nếu vấn đề mà dư luận xã hội phản ánh được giải quyết phù mhơpl với quyện vọng người dân thì dư luận xã hội chấm dứt, triệt tiêu một cách tích cực. Nhwng nếu vấn đề được giải quyết không phù hợp, thoả đàng thì sẽ gây nảy sinh luồng dư luận mới hoặc có thể chấm dứt khi đánh giá chưa đủ lực.
* Khái niệm công cụ.
- Khái niệm dư luận xã hội.
Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thị sự phán xét, đánh giá và thái độ của các nhóm xã hội đối với những vấn đề có liên quan đến lợi ích của các nhóm trong xã hội. Dư luận xã hội được hình thành qua các cuộc trao đổi thảo luận.(hai chọn một)
Dư luận xã hội là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của nhân dân nói chung về các hiện tượng đại diện cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ sở các quan hệ đang tồn tại.
- Khái niệm quy chế.
Quy chế là toàn bộ các nhiệm vụ và các quyền hạn, bình thường được mọi người đều biết, tương ứng với một vai trò, và xuất phát từ vai trò, người ta có thể hiểu quy chế tốt hơn.
- Quy chế dân chủ cơ sở.
Trong đề tài này chúng tôi đề cập đến những công việc cơ bản, phản ánh hoạt động kinh tế – chính trị – xã hội ở địa phương mà nhười dân có quyền được thông tin, được bàn bạc, được tham gia quyết định và kiểm tra theo cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Bốn nội dung của ơhương châm ấy đều lấy "dân" làm chủ thể. Dân là đối tượng lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo nhưng dân phải được biết, được bàn, đựoc tham gia quản lý và phải cùng tham gia kiểm tra giám sát cơ quan và cán bộ quản lý. Đi vào từng khái niệm"biết" "bàn" 'làm" "kiểm tra" cũng chỉ nêu hiểu trong mối quan hệ với đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Khái niệm dân chủ.
* Dân chủ được hiểu là một nguyên tắc sinh hoạt của một tổ chức xã hội, một lực lượng nào đó theo nguyên tắc số ít phục tùng số đông.
- Dân chủ là tôn trọng và thực hiện quyền mọi người tham gia bàn bạc và quyết định những công việc chung.
- Dân chủ theo gốc Hy Lạp (Demos và Kratos) cá nghĩa là nhân dân và chính quyền. Điều này cá nghĩa là "quyền lực nhân dân".
- Dân chủ là trạng thái tổ chức xã hổi trong đó quyền lực huộc về nhân dân.
Hai nội dung của dân chủ có liên quan chặt chẽ với nhau là:
+ Dân là ai?
+ Làm chủ như thế nào? mức độ nào?
Dân chủ là bản chất của chế độ Xã hội chủ nghĩa, vì vậy Đảng và nước ta luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo ra sức mạnh to lớn góp phần quyết định sự thành công của Cách mạng. Cụ thể hoá, hiện thực hoá quan điểm, trên, ngày 11/5/1998, Chính phủ đã ban hành nghị định số 29/1998/NĐ- CP về việc" Ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã" và đến ngày 06/07/199, Ban tổ chức – cán bộ Chính phủ ra thông tư số 03/1998/TT- TCCP "Hướng dẫn quy chế thực hiện dân chủ ở xã đối với phường và thị trấn".
Quy chế thực hiện dân chủ ở xã nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nông dân và nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, tăng cường đoàn kết nông thôn, cải thiện nông dân và nâng cao dân trí, xây dựng Đảng Bộ và chính quyền và các đoàn thể ở xã trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu tham nhũng, góp phần vào sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với cơ chế" Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ"; phát huy tốt dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những vấn đề quan trọng, thiết thực gawns liền với lợi ích của mình.
Dân chủ trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật; quyền đi đôi với nghĩa vụ, dân chủ đi đôi với trận tự kỷ cương, kiên quyết xử lý những hành vilợi dụng dân chủ vi phạm hiến pháp, pháp luật xây dựng quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
SƠ ĐỒ KHUNG LÝ THUYẾT
3. TỔNG QUAN
Xuất phát từ quan điểm "lấy dân làm gốc" mọi chủ tương chính sách của Đảng, của nhà nước đều phải hướng đến mục tiêu do dân và vì dân. Thực tế của công cuộc đổi mới trong những năm qua cho thấy khi nhân dân nhất trí cao với các chủ trương, đường lối của đảng và nhà nước thì hoạt động tổ chức và quản lý xã hội càng có hiệu lực. Việc phát huy vai trò của nhân dân bằng cách vừa nâng cao chất lượng dân chủ đại diện vừa mở rộng và phát huy chế độ dân chủ trực tiếp là việc làm cần thiết để hiểu được tâm tư, nguyện vọng và ý trí của quần chúng. Đây là một trong các biện pháp để cơ chế " dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" phát huy hiệu quả thực sự trong tổ chức và quản lý các qúa trình xã hội.
Nhằm hướng đến đến mục tiêu" Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh", Đảng và Nhà nước ta chủ trương chuyển nền linh tế slế hoạch háo tập trung, bao cấp sang cơ chế linh ntế thị trường với chính sách mở cửu và mở rộng nền dân chủ. Sự chuyển hướng giá trị vĩ mô cơ bản ấy kếo theo sự thay đổi các định hướng giá trị xã hội trong các nhóm xã hội lớn. Nền kinh tế thị trường đã tạo ra sự phân hoá giầu nghèo, cùng với đó là sự khác biệt có xu hướng ngày càng rõ nét về điều kiện vật chất và tinh thần trong các thành phần kinh tế, trong các nhóm dân cư. Nhữnh biểu hiện này đều được phản ảnh trong trạng thái ý thức xã hội. Việc mở rộng dân chủ là hết sức quan trọng để mọi người dân phát huy tính tích cực chính trị,năng lực sáng tạo của họ trong đời sống xã hội.
Dân chủ là giá trị chung của nhân loại, vừa có tính giai cấp, vừa có tính lịch sử, đồng thời màng dấu ấn của truyền thống, đawcj điểm của dân tộc và tính chất thời đại. Dân tộc ta vốn có truyền thống phát huy dân chủ để bàn bạc và giải quyết việc nước. Ngày nay dân chủ là một yêu ncầu khách quan đi liền với yêu nầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước song cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm mà các thế hệ thường xuyên lợi dụng để chống phá ta Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Cuốn "Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh" (Nxb Chính trị Quốc gia) đã khẳnh định vai trò quan trọng của quần chúng- "Dân là chủ, địa vị cao nhất là dân, quyền lực và lực lượng đều ở dân" – là nền tảng của vấn đề phát huy dân chủ ở cơ sở.
Bài " phát huy dân chủ XHCN là một giải pháp cấp thiết để xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh" của Cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười đăng trên tạp chí Cộng sản số 524 tháng 7/1997 đã đề cập đến vai trò quan trọng dân chủ đặc biệt trong công cuộc đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát huy ndân chủ XHCN nhằm thực hiện "dân làm gốc" là cốt lõi của sự phát triển đất nước trên con đường tiên lên XHCN và xây dựng, chgỉnh đốn Đảng.
Bài "Cơ sở lý luận – thực tiễn của phương châm dân biết – dân làm – dân kiểm tra và mấy vấn đề về xây dựng qua quy chế dân chủ ở cơ sở" của đồng chí Đỗ Quang Tuấn – PTS, phó viện trưởng van dân vận Trung ương đăng trên tạp chí Cộng sản số 542 tháng 4/1998.
Bài " Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cở sở" của cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười đăng trên tạp chí Cộng sản tháng 10/1998 khẳng định cùng với sự đổi mới về kinh tế, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc đổi mới.
Tác giả Lương Xuân Khai " Huy động và sử dụng nguồn nhân lực của cộng đồng cơ sở làng Việt Nam bằng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở" tạp chí lịch sử Đảng tháng 01/2001 đã thừa nhận vai trò của cộng đồng dân cư trong thực hiện Quy chế dân chủ nhằm phát huy nội lực phục vụ cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình thực thi quy chế Dân chủ ở cơ sở.
Bài "Dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở" của Lương Gia Ban, Nxb, chính trị Quốc gia,Hà Nội, 2003.Tác giả đã tổng hợp một số bài báo cáo của các tỉnh, thành trong cả nước. Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đến nay trên 90% số xã, phường, thị trấn đã triển khai, xây dựng thực hiện quy chế ở cơ sở( nơi cao nhất 100%) nơi thấp nhất 67,8%) Nhìn chung quy chế dân chủ ở xã, phường, tại thị trấn đã thực hiện được từ 60 -70%.
Ngoài ra, còn nhiều bài viết cũng như công trình nghiên cứu đã được đăng tải. Tuy nhiên nhìn chung các công trình, các tác giả chủ yếu tiếp cận dưới góc độ truyền thông và báo chí ngôn luận nhằm rút ra những baì học kinh nghiệm và phương hướng cho việc thúc đẩy phát huy dân chủ ở cơ sở, cách tiếp cận dưới góc độ xã hội học nói chưa được quan tâm và khai thác. Đối với khoa học nói chung và khoa học xã hội học nói riêng, vấn đề dân chủ cơ sở là lĩnh vực mới mẻ thu nhút sự quan tâm của mọi người.
4. VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ QUA DƯ LUẬN XÃ HỘI
Trong phần này công việc nhóm nghiên cứu phải hoàn thành là mô tả việc thực hiện quy chế dân chủ tại địa bàn khảo sát. Thực chất đây là việc làm đã trở nên quen thuộc mỗi khi tiếp cận phân tích một vấn đề xã hội học. Điều đáng nói là: Công việc mô tả thực trạng sẽ dựa vào chính những chủ thể – tức là một thực trạng đã được trải qua nhận thức, đánh giá của các cá nhân, những người vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Đây quả không còn là việc làm xa lạ đặc biệt trong công tác xã hội học song với vấn đề mà đề tài này hướng tới thì quả thực nó còn nhiều điều để khai thác. Nói như vậy cũng chính là chúng tôi cũng muốn đề cập đến một thực tế là chúng ta còn ít quan tâm đến công tác thăm dò dư luận xã hội, đực biệt trong nỗ lực phát huy quyền làm chủ của nhân dân nói chung và người dân ở cơ sở nói riêng.
Việc thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương cơ bản đã được triển khai rộng khắp
Theo như tinh thần của