Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)điều đó có nghĩa các rào cản thương mại sẽ dần bị dỡ bỏ theo các cam kết, các khoản thu cho ngân sách nhà nước từ thuế nhập khẩu sẽ ngày càng giảm, ngân sách nhà nước sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu trong nước, trong đó thuế thu nhập cá nhân(TNCN) sẽ là một trong những nguồn thu quan trọng chiểm tỉ trọng đáng kể. Do đó công tác hoàn thiện về mặt pháp lý để có cơ sở đưa TNCN đi vào đời sống nhân dân, nhằm: bảo đảm tính công bằng xã hội, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế và tạo sự ổn định cho ngân sách nhà nước là rất cần thiết. Thực hiện tiến trình cải cách hệ thống thuế, vừa qua chính phủ có tờ trình số 134/TTr-CP ngày 17/10/2006 trình Quốc Hội về dự án luật thuế TNCN để thay thế cho pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã được áp dụng từ 1991 đến nay. Theo dự kiến luật TTNCN được áp dụng vào ngày 1/1/2009.
8 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dự thảo luật thuế thu nhập cá nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)điều đó có nghĩa các rào cản thương mại sẽ dần bị dỡ bỏ theo các cam kết, các khoản thu cho ngân sách nhà nước từ thuế nhập khẩu sẽ ngày càng giảm, ngân sách nhà nước sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu trong nước, trong đó thuế thu nhập cá nhân(TNCN) sẽ là một trong những nguồn thu quan trọng chiểm tỉ trọng đáng kể. Do đó công tác hoàn thiện về mặt pháp lý để có cơ sở đưa TNCN đi vào đời sống nhân dân, nhằm: bảo đảm tính công bằng xã hội, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế và tạo sự ổn định cho ngân sách nhà nước là rất cần thiết. Thực hiện tiến trình cải cách hệ thống thuế, vừa qua chính phủ có tờ trình số 134/TTr-CP ngày 17/10/2006 trình Quốc Hội về dự án luật thuế TNCN để thay thế cho pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã được áp dụng từ 1991 đến nay. Theo dự kiến luật TTNCN được áp dụng vào ngày 1/1/2009.
Trước sự cấp bách đặt ra về một luật thuế TNCN hoàn chỉnh hơn trong tương lai nên em đã chọn đề tài về dự thảo luật thuế TNCN này. Trong quá trình thực hiện còn có nhiều thiếu sót, vì vậy mong nhận được sự góp ý chân thành của cô giáo và tất cả các bạn.
Em xin cảm ơn!
B.nội dung
I. V ấn đề chung
1. Vì sao ra đời dự thảo luật thuế TNDN
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của những người có thu nhập cao.
Thuế này được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển, đối tượng nộp thuế là mọi dân cư trong nước và người nước ngoài có thu nhập phát sinh ở nước sở tại không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội.
- Theo thông lệ của các quốc gia, thuế trực thu sẽ chiếm tỷ trọng lớn, ngược lại, giảm dần thuế gián thu. Việt Nam đang bước vào hội nhập sâu, rộng với kinh tế quốc tế và tiến trình chuyển đổi dần cơ cấu tỷ trọng tăng dần của các sắc thuế trực thu đang là xu hướng tất yếu.
- Trong thời gian qua cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng tăng lên đáng kể, và thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng. Đối tượng nộp thuế TNCN cũng đa dạng. Hình thức thu nhập của các bộ phận dân cư và người lao động cũng đa dạng. Trong những năm tới, nến kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh, có thêm nguồn thu nhập khác nhau. Bên cạnh đó, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một số người nước ngoài làm ăn sinh sống tại Việt Nam và số người Việt Nam có thu nhập từ nước ngoài cũng tăng lên. Sự đa dạng và gia tăng thu nhập của các cá nhân trong xã hội sẽ làm cho khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn. Với tình hình đó, ta có thể thấy thuế TNCN ngày càng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong ngân sách Nhà nước.
- Một lý do nữa là kinh tế - xã hội càng phát triển, hội nhập kinh tế càng ngày càng sâu rộng thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước để giải quyết các vấn đề an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, phát triển sự nghiệp, giáo dục y tế... cũng ngày một gia tăng. Bên cạnh đó việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến cơ cấu thu ngân sách cũng thay đổi theo hướng nguồn thu từ tích lũy trong nước được tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu NSNN. Thuế TNCN cũng sẽ góp phần nâng cao tỷ trọng thu nội địa để ổn định thu cho NSNN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Ở Việt Nam hiện nay chưa có một mô hình thu thuế TNCN hoàn chỉnh, hiện nay thu nhập của cá nhân được điều tiết bởi rất nhiều loại hình, các sắc thuế khác nhau nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phân bổ nguồn lực đồng thời giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, giữa tăng trưởng với công bằng xã hội và xóa đói giảm nghèo.
Chính vì những lý do đó nên việc ra đời Luật Thuế TNCN (đang được hoàn thiện) là rất cần thiết
2. Những điểm quy định mới trong dự thảo luật thuế TNCN
Dự thảo Luật thuế TNCN gồm 4 chương, 33 điều. Với mục tiêu phấn đấu mọi người trong xã hội đều có quyền được hưởng thành quả phát triển của đất nước, đồng thời có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho xã hội thông qua việc nộp thuế. Dự thảo tập trung vào 6 vấn đề: Đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập không chịu thuế, khoản giảm trừ gia cảnh, biểu thuế đối với cá nhân cư trú, thời điểm hiệu lực của Luật
Và dự thảo luật thuế TNCN này có một số điểm thay đổi như sau:
Đối tượng nộp thuế: đưa cá nhân kinh doanh và chủ hộ gia đình sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề đang điều chỉnh tại luật thuế thu nhập doanh nghiệp vào đối tượng điều chỉnh của luật thuế thu nhập cá nhân.
Thu nhập thuộc diện chịu thuế:
+ đưa thu nhập từ lợi tức cổ phần, lợi tức từ các hình thức góp vốn kinh doanh, thu nhập từ chuyển nhượng vốn hiện đang tạm thời chưa thu vào diện chịu thuế
+ đưa thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm hiện đang tạm thời chưa thu vào diện chịu thuế
+ dự luật dự kiến thu thuế đối với thu nhập từ kế thừa và quà tặng đối với tài sản thừa kế, quà tặng là cổ phiếu, trái phiếu, quyền sở hữu công ty; riêng đối với tài sản là nhà, đất chỉ đưa vào diện chịu thuế trong trường hợp người đã có nhà ở nhưng được nhận thừa kế quyền sử dụng đất và nhà
- Giảm trừ gia cảnh: gồm 2 phần:
+ đối với người nộp thuế: có 2 phương án:
4 triệu đồng/ tháng
5 triệu đồng / tháng
+ đối với người phụ thuộc:
50% đối với người tàn tật
40% đối với người dưới 18 tuổi
30% đối với người phụ thuộc khác
- Biểu thuế suất:
Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau:
Bậc thuế
Phần thu nhập tính thuế/năm
(triệu đồng)
Phần thu nhập tính thuế/tháng
(triệu đồng)
Thuế suất (%)
1
Đến 60
Đến 5
5
2
Trên 60 đến 120
Trên 5 đến 10
10
3
Trên 120 đến 216
Trên 10 đến 18
15
4
Trên 216 đến 384
Trên 18 đến 32
20
5
Trên 384 đến 624
Trên 32 đến 52
25
6
Trên 624 đến 960
Trên 52 đến 80
30
7
Trên 960
Trên 80
35
Biểu thuế toàn phần
1. Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với từng loại thu nhập tính thuế quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này.
2. Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:
II. Suy nghĩ và đề xuất
Dự thảo Luật thuế TNCN khá bám sát tình hình
thực tế, đáp ứng được các yêu cầu phát triển đất nước trong quá trình hội
nhập. Một là, nắm bắt thông tin về thu nhập của dân cư, từng bước quản lý
tiến tới kiểm soát thu nhập, phục vụ công tác hoạch định chính sách phát
triển kinh tế-xã hội. Hai là, bảo đảm đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiểm tra,
minh bạch và công khai. Ba là, phù hợp với thực tiễn và hệ thống pháp luật
của Việt Nam, phù hợp thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số nội dung, chúng ta cần phải
nghiên cứu sâu hơn, để bảo đảm Luật khi đã ban hành có tính khả thi cao:
Dự thảo Luật còn chưa lường hết được nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tế, do vậy có những điều quy định của Luật có thể thiếu tính khả thi, khó kiểm soát và dễ dẫn đến tình trạng lách luật để trốn thuế.
- Đa số ý kiến chưa hoàn toàn nhất trí với Dự thảo Luật quy định mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế là 4 triệu đồng và người phụ thuộc là 1, 6 triệu đồng. Nếu tính cả chỉ số trượt giá, cũng như lộ trình tăng lương của chính phủ đang thực hiện, thì đến 1/1/2009 (tức là thời điểm Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực), thì mức giảm trừ gia cảnh sẽ không còn chuẩn xác, không phản ánh đúng thu nhập cũng như chi phí của đối tượng nộp thuế.
- Một vấn đề mà đa số không tán thành như trong dự thảo là: miễn thuế cổ tức cho người lao động là cổ đông được mua cổ phần ưu đãi trong doanh nghiệp nhà nước. Một câu hỏi đặt ra là: Trong thực tế có bao nhiêu người lao động đủ tiền để mua hết số cổ phần ưu đãi? Do thiếu tiền nên người lao động thường bán ngay số cổ phần ưu đãi lấy tiền chênh lệch, như vậy vô hình chung nếu đưa vào Luật quy định này thì lại miễn thuế cho những người có tiền mua gom cổ phần ưu đãi...
- Mức khởi điểm chịu thuế thu nhập 4-5 triệu đồng/tháng, nếu xét vào thời điểm này thì có thể phù hợp vì mức lương và thu nhập của người VN hiện vẫn thấp hơn nhiều so với mức này.
Tuy nhiên, nếu xét vào thời điểm năm 2009, khi Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) dự kiến có hiệu lực, tôi nghĩ cần tính toán kỹ hơn. Chỉ cần nhìn vào diễn biến giá cả trên thị trường trong nước và thế giới hai năm trở lại đây cũng có thể thấy phần chi tiêu cho những nhu cầu tối thiểu sẽ tăng lên nhiều.
Bên cạnh đó, mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng đối với người lao động ở các đô thị chỉ có thể đủ để đảm bảo cuộc sống, khoản còn lại để tích lũy là không đáng kể. Do vậy, nếu giữ mức 4-5 triệu đồng làm mức khởi điểm, thuế TNCN có thể sẽ đánh thẳng vào phần tiền chi tiêu cho cuộc sống và tiền tích lũy của người dân.
C. KẾT LUẬN:
Dự thảo luật thuế này đang còn gây ra rất nhiều tranh cãi đối với các đại biểu quốc hội cũng như toàn bộ dân chúng. Tuy nhiên Chính Phủ đang cố gắng gấp rút thống nhất dự thảo để đem vào áp dụng trong thực tế, đáp ứng được tính cấp bách và thu được những kết quả hữu ích nhất trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên đối với người dân Việt Nam, chưa quen với các hình thức thuế đánh vào thu nhập cá nhân của mình, thường gặp khó khăn trong việc chấp nhận. Và việc mỗi người dân nhận thức rõ tính tất yếu của sắc thuế này là xu hướng tất yếu và dần nhìn nhận tính ưu việt của nó, xét về mặt xã hội là điều cần được quán triệt sâu sắc. Và chính vì điều đó nên tuyên truyền cho loại thuế này cần được đẩy mạnh.