Hậu quả nặng nề từ khủng hoảng tài chính đã buộc Chính phủ các quốc gia phải có những
biện pháp can thiệp kịp thời và các chương trình kích cầu là ưu tiên hàng đầu trong chuỗi can
thiệp này. Đi đầu là Hoa Kỳ với gói cứu trợ 700 tỷ USD cho ngành tài chính và 800 tỷ USD
cho thị trường tín dụng; Anh kích thích kinh tế bằng 85 tỷ USD cho hệ thống tài chính của
mình; và dù là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, Trung Quốc cũng tung ra gói
kích thích 586 tỷ USD. Việt Nam cũng không là ngoại lệ với gói kích cầu trị giá 6 tỷ USD
(trong đó 1 tỷ USD từ dự trữ quốc gia), một trong năm biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn suy
thoái kinh tế và duy trì tăng trưởng. Tuy nhiên, các gói kích cầu đưa đến nguy cơ thâm hụt
ngân sách và các khoản nợ khổng lồ. Vì vậy, cần có hệ thống tài chính vững mạnh để tăng
cường khả năng phòng ngự của nền kinh tế, trong đó DTNH quốc gia đóng vai trò không
nhỏ. Ngoài ra, các cuộc khủng hoảng trong những năm vừa qua, đặc biệt là cuộc khủng
hoảng tiền tệ Đông Á cũng để lại bài học về tầm quan trọng của DTNH quốc gia.
Duy trì lượng dự trữ ở mức cao hay thấp để giúp một quốc gia có thể đứng vững trước
những ảnh hưởng từ các cú sốc kinh tế bên ngoài luôn là câu hỏi, và chủ đề này được các
nhà hoạch định chính sách quan tâm. Rất nhiều quốc gia đã nghiên cứu về vấn đề này và
cố gắng xác định mức dự trữ hợp lý cho nền kinh tế đất nước để phát huy lợi ích của nó,
đồng thời làm giảm đi cơ hội phí khi phải nắm giữ những tài sản này. Còn ở Việt Nam mức
dự trữ ngoại hối bao nhiêu là hợp lý cho nền kinh tế, hiện chưa có đề tài nào trả lời được
câu hỏi trên, chính điều đó là thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài này.
98 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2449 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự trữ ngoại hối - Bao nhiêu là hợp lý cho nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ - NĂM 2010”
TÊN CÔNG TRÌNH:
DỰ TRỮ NGOẠI HỐI -
BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ CHO
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
THUỘC NHÓM NGÀNH KHOA HỌC KINH TẾ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Hậu quả nặng nề từ khủng hoảng tài chính đã buộc Chính phủ các quốc gia phải có những
biện pháp can thiệp kịp thời và các chương trình kích cầu là ưu tiên hàng đầu trong chuỗi can
thiệp này. Đi đầu là Hoa Kỳ với gói cứu trợ 700 tỷ USD cho ngành tài chính và 800 tỷ USD
cho thị trường tín dụng; Anh kích thích kinh tế bằng 85 tỷ USD cho hệ thống tài chính của
mình; và dù là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, Trung Quốc cũng tung ra gói
kích thích 586 tỷ USD. Việt Nam cũng không là ngoại lệ với gói kích cầu trị giá 6 tỷ USD
(trong đó 1 tỷ USD từ dự trữ quốc gia), một trong năm biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn suy
thoái kinh tế và duy trì tăng trưởng. Tuy nhiên, các gói kích cầu đưa đến nguy cơ thâm hụt
ngân sách và các khoản nợ khổng lồ. Vì vậy, cần có hệ thống tài chính vững mạnh để tăng
cường khả năng phòng ngự của nền kinh tế, trong đó DTNH quốc gia đóng vai trò không
nhỏ. Ngoài ra, các cuộc khủng hoảng trong những năm vừa qua, đặc biệt là cuộc khủng
hoảng tiền tệ Đông Á cũng để lại bài học về tầm quan trọng của DTNH quốc gia.
Duy trì lượng dự trữ ở mức cao hay thấp để giúp một quốc gia có thể đứng vững trước
những ảnh hưởng từ các cú sốc kinh tế bên ngoài luôn là câu hỏi, và chủ đề này được các
nhà hoạch định chính sách quan tâm. Rất nhiều quốc gia đã nghiên cứu về vấn đề này và
cố gắng xác định mức dự trữ hợp lý cho nền kinh tế đất nước để phát huy lợi ích của nó,
đồng thời làm giảm đi cơ hội phí khi phải nắm giữ những tài sản này. Còn ở Việt Nam mức
dự trữ ngoại hối bao nhiêu là hợp lý cho nền kinh tế, hiện chưa có đề tài nào trả lời được
câu hỏi trên, chính điều đó là thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài này.
2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan về dự trữ ngoại
hối, định lượng những nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối cũng như tác động của nó
đến các nhân tố vĩ mô và các khoản nợ của Việt Nam tầm trung và dài hạn. Dựa trên
những phân tích trên cùng những kỹ thuật tính toán, chúng tôi xây dựng mô hình xác định
mức dự trữ tối ưu cho Việt nam và cuối cùng đề xuất một số khuyến nghị giúp Việt Nam
hình thành nền tảng vững chắc khi bước vào hội nhập trên diện rộng để có thể vượt qua
những biến động lớn như cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.
3. CÂU HỎI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Dự trữ ngoại hối là gì và tầm quan trọng của nó như thế nào? Mối tương quan giữa chi
phí và lợi ích của việc nắm giữ chúng?
Thực trạng và xu hướng của dự trữ ngoại hối trên thế giới và Việt Nam trong thời gian
qua có những gì nổi bật?
Sự biến đổi của dự trữ ngoại hối có những tác động nào đến các biến vĩ mô trong nền
kinh tế?
Các mô hình xác định mức dự trữ ngoại hối hợp lý trên thế giới hiện này đang được sử
dụng? Và mô hình nào phù hợp với điều kiện của Việt Nam?
Những lưu ý gì về chính sách quản lý nguồn dự trữ này?
Trong quá trình đi tìm lời giải cho những câu hỏi nghiên cứu vừa nêu để giải quyết vấn đề
đặt ra, đề tài này nhằm vào các đối tượng nghiên cứu cụ thể sau đây:
Phân tích các nghiên cứu của của các học giả trên thế giới về dự trữ ngoại hối cũng như
tầm quan trọng và lợi ích của nó mang lại.
Thực hiện hồi quy các phương trình ước lượng để đánh giác tác động của dự trữ ngoại
hối tới các biến vĩ mô trong nền kinh tế.
Tính toán mức dự trữ ngoại hối hợp lý cho nến kinh tế Việt Nam thông qua hai mô
hình: một theo tiêu chuẩn W-K và một theo mô hình Buffer Stock.
Xem xét sự phù hợp của mô hình và đưa ra các khuyến nghị về mô hình để nâng cao
hiệu quả, đồng thời đề xuất những khuyến nghị về mặt chính sách giúp cho thị trường
tài chính Việt Nam bền vững.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp định tính, định lượng, thống kê, so sánh và
tổng hợp nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu số liệu thứ cấp được sử dụng ở đây để làm sáng tỏ thực trạng dự
trữ ngoại hối trên thế giới và Việt Nam. Đối với nghiên cứu định lượng, chúng tôi sử dụng
phương pháp ước lượng theo bình phương nhỏ nhất, đồng thời kiểm định thêm các phần
mở rộng để làm tăng tính hiệu quả của mô hình. Nguồn số liệu được lấy từ các nguồn IFS,
WB, ADB, EIUs và Tổng cục thống kê nên rất đáng tin cậy.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Các nghiên cứu về dự trữ ngoại hối trên thế giới bao gồm tầm quan trọng, lợi ích
cũng như chi phí. Phân tích mối tương quan của dự trữ ngoại hối với cán cân thanh toán và
bộ ba bất khả thi trong thời kỳ khủng hoảng.
Chương 2: Phân tích thực trạng dự trữ ngoại hối trên thế giới và Việt Nam. Sau đó là phân
tích định lượng tác động của dự trữ ngoại hối tới các biến vĩ mô trong nền kinh tế. Và cuối
cùng là mô hình xác định mức dự trữ hợp lý cho Việt nam.
Chương 3: Dựa trên mô hình trong chương 2, đề tài tiến hành xác định mức hợp lý cho giai
đoạn 2010 – 2013 và qua đó đưa ra những đề xuất kiến nghị.
6. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CÔNG TRÌNH
Về lý luận, đề tài này giúp cho chúng ta có cái nhìn sâu hơn về dự trữ ngoại hối thông qua
các lý thuyết và nghiên cứu trên thế giới về dự trữ ngoại hối. Bên cạnh đó, dựa vào mô hình
Buffer Stock đã được áp dụng khá thành công tại nhiều nước, đề tài này còn đóng góp được
các biến phù hợp cho nền kinh tế Việt Nam khi đưa vào áp dụng mô hình.
Về mặt thực tiễn, đề tài này có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế
toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Đề tài cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện về thực trạng của dự trữ ngoại hối trên thế
giới và Việt Nam, trên cơ sở phân tích định lượng tác động của dự trữ ngoại hối tới các biến
vĩ mô trong nền kinh tế, đề tài xác định được tầm quan trọng của dự trữ ngoại hối trong bối
cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng như hiện nay. Từ đó, đề tài sử dụng mô
hình định lượng theo tiêu chuẩn W-K và Buffer Stock để xác định mức dự trữ ngoại hối hợp
lý cho Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013, và nêu ra các gợi ý về mặt chính sách trong việc
quản lý nguồn dự trữ này.
7. HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
Do giới hạn về mặt thời gian và số trang viết của đề tài nghiên cứu nên đề tài chưa phân tích
sâu một số vấn đề kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như chưa có những phân tích
thực sự đầy đủ về tương tác giữa các biến trong mô hình. Nếu có điều kiện phát triển, tôi hy
vọng đề tài sẽ được phát triển theo hướng đi sâu hơn, cụ thể hơn nhằm đưa ra những giải
pháp mang tính toàn diện cao hơn cho quá trình hội nhập và tự do hóa kinh tế ở nước ta.
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC PHỤ LỤC
CHƢƠNG 1
CÁC TRƢỜNG PHÁI NGHIÊN CỨU
DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TRÊN THẾ GIỚI
1.1 TỔNG QUAN VỀ DTNH ....................................................................................... 1
1.1.1 DTNH là gì ? ....................................................................................................... 1
1.1.2 Tầm quan trọng DTNH trong phát triển kinh tế .................................................. 1
1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá DTNH. .............................................................................. 3
1.1.4 Chi phí của việc nắm giữ ..................................................................................... 4
1.2 QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN THANH TOÁN VÀ DTNH. ................................... 6
1.2.1 Tài khoản vãng lai ............................................................................................... 6
1.2.2 Tài khoản vốn ...................................................................................................... 7
1.2.3 Cán cân thanh toán .............................................................................................. 8
1.3 QUAN HỆ GIỮA DỰ TRỮ NGOẠI HỐI VÀ BỘ BA BẤT KHẢ THI TRONG
THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG ............................................................................................. 9
CHƢƠNG 2
XÁC ĐỊNH MỨC DỮ TRỮ NGOẠI HỐI HỢP HỢP LÝ
2.1 XU HƯỚNG DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TRONG THỜI GIAN QUA ....................... 13
2.1.1 Xu hướng chung của thế giới ............................................................................ 13
2.1.1.1 Xu hướng của các đồng tiền dự trữ ............................................................ 14
2.1.1.2 Xu hướng di chuyển của DTNH từ các nước phát triển sang những nước
mới nổi .................................................................................................................... 14
2.1.2 Xu hướng của các nước mới nổi và các nước đang phát triển .......................... 16
2.1.2.1 Sự gia tăng DTNH thay đổi tuỳ theo từng khu vực ................................... 16
2.1.2.2 Nguyên nhân của sự gia tăng DTNH trong các nước mới nổi ................... 17
2.1.3 Thực trạng DTNH tại Việt Nam thời gian qua .................................................. 21
2.1.3.1 Một số chỉ số quan trọng ............................................................................ 22
2.1.3.2 Đánh giá các nhân tố đóng góp vào Dự trữ ngoại hối ................................ 25
2.1.3.3 Đánh giá chi phí khi nắm giữ dự trữ ngoại hối .......................................... 27
2.1.3.4 Tình hình sử dụng ngoại tệ của NHTW ..................................................... 28
2.2 TÁC ĐỘNG CỦA DỰ TRỮ NGOẠI HỐI LÊN CÁC BIẾN VĨ MÔ .................... 30
2.2.1 Tác động lên nợ nước ngoài .............................................................................. 30
2.2.2 Tác động lên các biến vĩ mô .............................................................................. 32
2.2.3 Tác động lên lạm phát ....................................................................................... 33
2.3 MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH MỨC DỰ TRỮ NGOẠI HỐI HỢP LÝ ........................... 35
2.3.1 Theo tiêu chuẩn W - K ...................................................................................... 35
2.3.1.1 Cơ sở lý luận của mô hình.......................................................................... 35
2.3.1.2 Tính toán cho Việt Nam ............................................................................. 37
2.3.2 Tính toán DTNH theo mô hình Buffer Stock ................................................... 38
2.3.2.1 Cơ sở lý luận của mô hình.......................................................................... 38
2.3.2.2 Áp dụng tính toán tại Việt Nam ................................................................. 40
CHƢƠNG 3
DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CHO GIAI ĐOẠN 2010 – 2013
VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH
3.1 TRIỂN VỌNG KINH TẾ ...................................................................................... 46
3.1.1 Triển vọng kinh tế thế giới ................................................................................ 46
3.1.1.1 Kinh tế Mỹ: ................................................................................................ 46
3.1.1.2 Khu vực sử dụng đồng Euro ...................................................................... 47
3.1.1.3 Châu Á (trừ Nhật Bản) ............................................................................... 47
3.1.1.4 Nhật Bản ..................................................................................................... 48
3.1.1.5 Trung Quốc ................................................................................................ 48
3.1.2 Triển vọng kinh tế Việt Nam ............................................................................. 48
3.1.2.1 Triển vọng GDP ......................................................................................... 49
3.1.2.2 Triển vọng lạm phát ................................................................................... 50
3.1.2.3 Triển vọng xuất khẩu ................................................................................. 50
3.1.2.4 Triển vọng FDI ........................................................................................... 50
3.2 DỰ BÁO KHOẢN DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CHO GIAI ĐOẠN 2010 – 2013 ....... 51
3.2.1 Theo tiêu chuẩn W-K ........................................................................................ 51
3.2.1.1 Dự báo tổng nợ Việt Nam .......................................................................... 51
3.2.1.2 Dự báo nợ ngắn hạn Việt Nam. .................................................................. 52
3.2.1.3 Dự báo M2 ................................................................................................. 52
3.2.1.4 Tính toán khoảng dự trữ hợp lý.................................................................. 52
3.2.2 Theo mô hình Buffer Stock ............................................................................... 53
3.2.2.1 Dự báo lãi suất của Việt Nam. ................................................................... 54
3.2.2.2 Dự báo lãi suất Mỹ. .................................................................................... 55
3.2.2.3 Tính toán khoảng mức DTNH hợp lý ........................................................ 55
3.3 NHỮNG ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ ..................................................................... 56
3.3.1 Đánh giá kết quả của mô hình xác định mức dự trữ .......................................... 56
3.3.2 Khắc phục nhược điểm của mô hình ................................................................. 57
3.3.3 Những khuyến nghị ........................................................................................... 57
3.3.3.1 Về mặt tổng quát - Khuyến nghị về chính sách vĩ mô ............................... 57
3.3.3.2 Những kiến nghị cụ thể .............................................................................. 59
THAY LỜI KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
BĐS Bất động sản
BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế
BMI Bussiness Monitor International
CPI Lạm phát
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
ĐPT (Các nước) đang phát triển
DTNH Dự trữ ngoại hối
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FPI Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GNI Tổng thu nhập quốc dân
IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế
NHTW Ngân hàng trung ương
OLS Hồi quy theo bình phương nhỏ nhất
TKV Tài khoản vốn
TKVL Tài khoản vãng lai
TTCK Thị trường chứng khoán
WB Ngân hàng thế giới
WEO Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa tài khoản vãng lai và dự trữ ngoại hối
Hình 1.2
Mối quan hệ giữa các thành phần cán cân thanh toán và dự trữ
ngoại hối
Hình 2.1 Xu hướng dự trữ ngoại hối thế giới qua các năm
Hình 2.2 Thay đổi cơ cấu dự trữ ngoại hối trên thế giới
Hình 2.3 Xu hướng di chuyển dự trữ ngoại hối
Hình 2.4 Xu hướng dự trữ ngoại hối ở các nước đang phát triển
Hình 2.5 Xu hướng biến động TKVL
Hình 2.6 Tỷ trọng TKVL/DTNH
Hình 2.7 FDI vào các nước đang phát triển
Hình 2.8 Vay nợ ở các nước ĐPT
Hình 2.9 Thực trạng vay nợ ở các nước mới nổi và đang phát triển
Hình 2.10 Xu hướng dự trữ ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian vừa qua
Hình 2.11 Biểu đồ thể hiện DTNH/Nợ ngắn hạn
Hình 2.12 Xu hướng của M2
Hình 2.13 Dự trữ ngoại hối thể hiện theo tháng nhập khẩu
Hình 2.14 Thực trạng cán cân thương mại và tài khoản vãng lai
Hình 2.15 Tình hình thu hút FDI và FP
Hình 2.16 Chi phí cơ hội của việc nắm giữ ngoại hối
Hình 2.17 Dự trữ ngoại hối, nợ và kỳ hạn thanh toán
Hình 2.18 Dự trữ ngoại hối và các biến vĩ mô
Hình 2.19 Dự trữ ngoại hối và lạm phát
Hình 3.1 GDP dự báo của Việt Nam
Hình 3.2 Dự báo lạm phát
Hình 3.3 Mức dự trữ ngoại hối hợp lý cho Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Dự trữ ngoại hối một số nước năm 2009
Bảng 2.2 Kết quả ước lượng tác động của dự trữ ngoại hối
Bảng 2.3 Mối tương quan giữa dự trữ ngoại hối và lạm phát
Bảng 2.4 Tính toán theo tiêu chuẩn W-K
Bảng 2.5 Số liệu cho mô hình Buffer Stock
Bảng 2.6 Kiểm định đơn vị các biến mô hình Buffer Stock
Bảng 2.7 Kết quả ước lượng theo mô hình Buffer Stock
Bảng 2.8 Kết quả kiểm định thừa biến trong mô hình hồi quy
Bảng 3.1 Triển vọng kinh tế thế giới 2010 - 2011
Bảng 3.2 Tổng nợ trên GDP
Bảng 3.3 Kết quả dự báo tổng nợ
Bảng 3.4 Dự báo nợ ngắn hạn
Bảng 3.5 Dự báo M2
Bảng 3.6 Kết quả dự báo DTNH theo tiêu chuẩn W-K
Bảng 3.7 Dự báo các biến cho mô hình Buffer Stock
Bảng 3.8 Dự báo lãi suất
Bảng 3.9 Các biến tính toán cho mô hình Buffer Stock
Bảng 3.10 Kết quả dự báo Dự trữ ngoại hối 2009 -2013
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Giá trị các đồng tiền dự trữ trên thế giới
Phụ lục 2 Các chỉ số liên quan đến DTNH tính trên toàn thế giới
Phụ lục 3 Các chỉ số liên quan đến DTNH tại các nước mới nổi
Phụ lục 4 Số liệu kinh tế vĩ mô Việt Nam
Phụ lục 5 Số liệu theo tiêu chuẩn W-K
Phụ lục 6 Số liệu mô hình Buffer Stock
Phụ lục 7 Tiến trình Weiner
Phụ lục 8 Kiểm định đơn vị
Phụ lục 9 Kiểm định thừa biến trong mô hình
1
CHƢƠNG 1
CÁC TRƢỜNG PHÁI NGHIÊN CỨU
DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TRÊN THẾ GIỚI
1.1 Tổng quan về DTNH
1.1.1 DTNH là gì ?
Dự trữ ngoại hối, hay còn gọi là dự trữ ngoại tệ, là lượng ngoại tệ mà NHTW hoặc cơ quan
chịu trách nhiệm về tiền tệ của một quốc gia nắm giữ. Đây là một loại tài sản của Nhà
nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh như : USD, EURO,
YEN, v.v…) nhằm mục đích thanh toán quốc tế hay hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia.
Các hình thức ngoại hối có thể được dự trữ dưới các hình thức sau : (i) Tiền mặt ; (ii) Số
dư của tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài ; (iii) Hối phiếu, trái phiếu hoặc các
giấy tờ ghi nợ khác của Chính phủ nước ngoài, ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài
chính tiền tệ quốc tế; (iv) Vàng ; (v) Các loại ngoại hối khác.
1.1.2 Tầm quan trọng DTNH trong phát triển kinh tế
Giữ vai trò ngày càng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, hầu hết các quốc gia đều
duy trì và quản lý DTNH nhằm phục vụ các mục tiêu cơ bản:
Thực hiện chính sách tiền tệ và tỷ giá.
Duy trì tính thanh khoản của thị trường ngoại hối để hạn chế tác động tiêu cực khi
khủng hoảng tài chính xảy ra, ổn định tỷ giá, từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động
xuất – nhập khẩu, đảm bảo cho tính cân đối của cán cân thanh toán.
Duy trì lòng tin về khả năng đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ nước ngoài của nền
kinh tế, khả năng hỗ trợ giá trị của đồng nội tệ, thể hiện khả năng đảm bảo tài chính
của quốc gia, góp phần thu hút FDI và FPI, giúp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế,
phát triển kinh tế.
Dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp và thảm họa mang tính quốc gia.
Điểm đặc biệt đối với các nước đang phát triển:
Cần lượng DTNH lớn như tấm đệm giảm sốc1.
Ở các nước mới nổi, ban đầu, DTNH chỉ đơn thuần là để đảm bảo khỏi nguy cơ và tác động
của khủng hoảng, trong bối cảnh ngày càng nhiều đồng tiền neo vào đồng USD. Bài học từ
khủng hoàng Tài chính 1997 đã thức tỉnh các nước đang phát triển, buộc họ xây dựng DTNH
để vô hiệu hoá, chặn trước tấn công từ các nhà đầu cơ và có thể giải quyết tốt hơn những cú
sốc vĩ mô do dòng vốn đảo chiều đột ngột. Xie Taifeng, trong tác phẩm “Mức DTNH cao:
Lợi nhiều hơn hại” đã củng cố cho niềm tin này của các nước:
1
Mr. Christian Noyer, Foreign Reseves Accumulation: Some systemic Implications, October 1
st
, 2007
2
“Nếu Thái Lan dự trữ đủ ngoại tệ, khủng hoảng 1997 đã không tồi tệ và lan rộng ra
nhiều nước như vậy. Nếu Hàn Quốc có một kho DTNH lớn, họ sẽ không bị đẩy vào
tình thế huy động vốn trong dân cư để vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Hồng Kông có
thể tồn tại trong năm 1997 vì họ nắm giữ lượng lớn ngoại tệ.”2
Việc tự bảo hiểm cho mình bằng DTNH cũng giúp các quốc gia giảm mức độ phụ thuộc