Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
19 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài FDI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ FDI
1. Định nghĩa
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
2. Các hình thức FDI
2.1. Phân theo bản chất đầu tư
2.1.1. Đầu tư phương tiện hoạt động
Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
2.1.2 Mua lại và sáp nhập
Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.
2.2. Phân theo tính chất dòng vốn
2.2.1. Vốn chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.
2.2.2. Vốn tái đầu tư
Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
2.2.3. Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ
Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
2.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tư
2.3.1. Vốn tìm kiếm tài nguyên
Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
2.3.2. Vốn tìm kiếm hiệu quả
Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v...
2.3.3. Vốn tìm kiếm thị trường
Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.
3. Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
3.1. Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên (số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được do dùng thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất) của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
3.2. Chu kỳ sản phẩm
Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường nội địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.
Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.
3.3. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981), Rugman A. A. (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai, chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng... ta dễ dàng nhận ra lợi ích của việc này!
3.4. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương.
(Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.)
3.5. Khai thác chuyên gia và công nghệ
Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa.
(Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy.
Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs, việc National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy.)
3.6.Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú.
Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự.
II. TÁC ĐỘNG CỦA FDI
1. Tích cực
1.1. Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn fdi.
1.2. Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
1.3. Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
1.4. Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1.5. Nguồn thu ngân sách lớn
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng.
Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.
Ta cũng có thể hình dung theo quy trình từ khi FDI vào để triển khai dự án cho đến khi đưa dự án vào hoạt động và tạo ra sản phẩm:
Vốn từ nước ngoài vào: làm tăng tổng vốn đầu tư tại nước tiếp nhận (VN là nước đang phát triển, rất cần vốn cho đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế)
Xây dựng trụ sở, đầu tư cơ sở hạ tầng: cần lao động, nguyên vật liệu để xây dựng trụ sở, xí nghiệp; cần các trang thiết bị; cải thiện cơ sở hạ tầng…
Đưa công nghệ sang: Tiếp thu công nghệ, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại cho DN nước tiếp nhận
Đưa chuyên gia sang: Lưu chuyển lao động từ DN FDI đến các DN nước tiếp nhận, chuyển giao bí quyết quản lý
Thuê lao động: tạo công ăn, việc làm cho người lao động và đào tạo đội ngũ kỹ thuật.
Sử dụng yếu tố đầu vào cho sản xuất từ nước tiếp nhận đầu tư: tạo sự liên kết giữa DN FDI và DN trong nước để sản xuất sản phẩm
Sản xuất ra sản phẩm: góp phần đa dạng hóa sản phẩm và tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần thu ngân sách nhà nước và ổn định kinh tế vĩ mô.
Cạnh tranh với các doanh nghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư: tạo sức ép cạnh tranh trên thị trường, từ đó buộc các doanh nghiệp (DN) trong nước phải đầu tư đổi mới công nghệ để vươn lên đứng vững trên thị trường, từ đó năng suất sản xuất được cải thiện.
Lợi nhuận từ DN FDI: có thể được tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất.
2. Hạn chế
Nhiều người quan niệm phiến diện rằng, cần phải thu hút FDI bằng mọi cách, mọi giá, và mọi loại hình FDI đều là tốt cho nền kinh tế. Một chiến lược thu hút FDI dựa trên một quan điểm sai lầm như vậy sẽ có hại cho sự phát triển của nền kinh tế trong dài hạn vì FDI không phải luôn là một liều thuốc mầu nhiệm cho phát triển kinh tế. Đôi khi, trong một số điều kiện và ở một số lĩnh vực, FDI có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế và giảm phúc lợi xã hội, và chỉ làm lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể hơn, ta hãy xét đến những kênh tác động của FDI lên nền kinh tế như sau:
a. Chuyển giao công nghệ
Mặt tích cực của FDI ở kênh này là điều hiển nhiên nhưng cũng chính thông qua kênh này, FDI có thể làm thui chột sự phát triển của ngành nghiên cứu và triển khai trong nước.
Nếu Chính phủ không có biện pháp khuyến khích hợp lý đối với hệ thống nghiên cứu khoa học và triển khai trong nước thì sự có mặt của công nghệ nước ngoài thông qua FDI sẽ làm giảm nhu cầu về công nghệ phát triển ở trong nước, đẩy ngành nghiên cứu vào thế phá sản, lụi tàn, và kết cục chỉ là một sự phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào công nghệ nước ngoài với chi phí nhiều lần đắt đỏ hơn các công nghệ trong nước.
b. Hình thành vốn đầu tư và việc làm
FDI cũng chính là một nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm. Tuy nhiên, nguồn vốn này có thật sự là một dấu cộng bổ sung cho tổng vốn đầu tư và tạo việc làm ở trong nước hay không lại là một vấn đề khác bởi vì luôn có rủi ro là FDI chảy vào nền kinh tế sẽ “cào bớt” nguồn vốn đầu tư trong nước, kết cục là làm cho tổng vốn đầu tư không thay đổi hoặc thậm chí giảm đi, góp phần làm giảm tốc độ tăng việc làm trong nước. Có 2 lý do chính cho tình trạng này.
+ Thứ nhất, FDI không phải chỉ hoàn toàn là vốn tự có của nhà đầu tư nước ngoài. Trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và huy động vốn vào nước khác thông qua một số hình thức như phát hành cổ phiếu, trái phiếu v.v... Việc này không những làm giảm đi một phần đáng kể khối lượng vốn FDI danh nghĩa đăng ký, mà còn cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nội địa trong việc thu hút vốn trong nước. Nếu chiến thắng thì đương nhiên nhà đầu tư nước ngoài làm giảm khối lượng vốn đầu tư mà lẽ ra nằm trong tay nhà đầu tư nội địa, và tức là làm giảm mức đầu tư và tiết kiệm trong nước, cũng chính là giảm số lượng việc làm tạo ra từ đây.
+ Thứ hai, thông thường doanh nghiệp FDI hiệu quả hơn doanh nghiệp trong nước với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn. Vì vậy, trong cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI sẽ thường là người thắng cuộc, đẩy các doanh nghiệp nội địa vào phá sản, và tức là giảm thêm mức đầu tư, tiết kiệm, và tạo việc làm trong nước.
c. Tác động lên thương mại quốc tế
FDI có thể tăng thêm hay làm giảm khối lượng trao đổi thương mại quốc tế tùy thuộc vào bản chất của một dự án FDI là tuân theo hay đi ngược lại lợi thế so sánh của nước đó trên trường quốc tế. Nếu mục đích của dự án FDI đó là khai thác lợi thế so sánh của một nước (địa lý, nhân công) thì FDI này sẽ có xu hướng sản sinh thêm trao đổi thương mại quốc tế của nước đó (tăng nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm) và thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế nước đó theo lợi thế so sánh. Ngược lại, nếu dự án đó nhằm khai thác thị trường nội địa được bảo hộ ở nước đó thì nó thường làm giảm thương mại (xuất khẩu) và đẩy các doanh nghiệp trong nước vào khó khăn do không cạnh tranh nổi, và không khuyến khích tái cơ cấu nền kinh tế theo lợi thế so sánh.
d. Tác động lên tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước
Mặt tích cực của FDI là nhờ nó mà nhiều doanh nghiệp trong nước phải không ngừng đổi mới để nâng cao tính cạnh tranh nhằm trụ lại trong cuộc đua với doanh nghiệp FDI. Nhưng doanh nghiệp FDI còn có thể dùng đến những chiến lược kinh doanh xấu như phá giá, chèn ép, và chuyển giá ngầm trong nội bộ để đẩy các doanh nghiệp trong nước ra khỏi thị trường, nhằm giành độc quyền.
Như vậy, chúng ta thấy rằng chỉ khi quản lý tốt để tránh được những tác động tiêu cực mang đến từ FDI như nói ở trên thì đây mới thực sự là một liều thuốc bổ cho tăng trưởng kinh tế.
III. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐầU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1. Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam
Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được ban hành vào ngày 29/12/1987. Từ năm 1988 đến cuối năm 2008 Việt Nam đã thu hút được khoảng 11.881 dự án với 95 tỷ USD, trong đó 77,6% là hình thức 100% vốn nước ngoài, 18,8% theo hình thức liên doanh, số còn lại theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT, công ty cổ phần và công ty quản lý vốn. Trong các dự án FDI đầu tư vào Việt Nam thì vốn đầu tư vào ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 67%, dịch vụ là 22,3%, còn lại là nông lâm, ngư nghiệp.
Tuy nhiên, tỷ lệ vốn thực hiện có phần thấp chiếm khoảng 45% (khoảng hơn 42 tỷ đồng) do những dự án mới được cấp phép trong một vài năm gần đây mới được giải ngân một phần.Việc vốn FDI đưa vào Việt Nam để thực hiện dự án bằng khoảng một nửa vốn đăng ký là bình thường, có thể lý giải được.
Ghi chú: Vốn đăng ký là tổng vốn đầu tư mà các bên (cả nước ngoài và Việt Nam) cam kết, hay hứa sẽ bỏ ra để thực hiện dự án được cấp phép.
1.1. Về tình hình thu hút FDI
Từ năm 1988-1990: Đây là giai đoạn khởi đầu của đầu tư nước ngoài. Hoạt động đầu tư nước ngoài chưa có tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế -xã hội nước ta. Khi đó, ngoài việc có được một luật đầu tư nước ngoài khá hấp dẫn và môi trường kinh doanh tự do thì các cơ quan nhà nước còn rất hạn chế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Trong 3 năm này chỉ có 214 dự án được cấp phép với vốn đăng ký là 1,58 tỷ USD. Vốn thực hiện hầu như không đáng kể (vì các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sau khi được cấp phép còn phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đưa được vốn vào nước ta).
Giai đoạn 1991-1997: Đây là giai đoạn đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh và góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Giai đoạn 1991-1995 có 16,244 tỷ USD vốn đăng ký với mức tăng trưởng hàng năm rất ngoạn mục. Năm 1991 là 1,275 tỷ USD thì năm 1995 là 6,6 tỷ USD, gấp 5,3 lần năm 1991. Vốn thực hiện trong cả 5 năm là 7,175 tỷ USD trong đó vốn nước ngoài là 6,08 tỷ USD, bằng 32% tổng vốn đầu tư của cả nước. Hai năm tiếp theo đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng, thêm 13,29 tỷ USD vốn đăng ký và 6,129tỷ USD vốn thực hiện.
…Đây là giai đoạn đầu tư nước ngoài sôi động với hàng trăm dự án được cấp mới. Bản đồ đầu tư nước ngoài thay đổi từng ngày trên đất nước ta. Tuy nhiên, có không ít dự án do đầu tư theo phong trào nên khi găp khủng hoảng trong khu vực đã không thể triển khai được. Do đó, số lượng dự án bị rút giấy phép trong giai đoạn này khá cao.
Giai đoạn 1997-2000: Đây là giai đoạn suy thoái đầu tư nước ngoài. Vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1998 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo. Nếu năm 1998 vốn đăng ký là 3,89tỷ USD thì năm 1999 chỉ còn bằng 40%, và năm 2000 là 2,018 tỷ USD. Sau khi đã đạt mức kỷ lục vào năm 1997 là 3,215 tỷ USD thì ba năm tiếp theo đã giảm sút rõ rệt.
Nguyên nhân chính của sự giảm sút FDI là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực làm suy giảm dòng đầu tư mới vào khu vực và các nhà đầu tư có một cách nhìn thực tế hơn và làm cho nhiều dự án đã cấp phép nhưng không thể triển khai được.
Từ năm 2001-2006: Từ năm 2001 dòng vốn FDI có xu hướng phục hồi chậm và bắt đầu từ năm 2004 đến nay dòng vốn FDI lại bắt đầu tăng trở lại.
Vốn đăng ký năm 2001 là 2,592 tỷ USD, bằng 128% năm 2000.
Hai năm tiếp theo vốn đăng ký giảm sút,
năm 2002 là 1,621 tỷ USD, bằng 62,5% năm 2001,
năm 2003 là 1,914 tỷ USD, xấp xỉ năm 2000.
Vốn đăng ký năm 2005 là 6,8 tỷ USD, bằng 261% năm 2001.
Đến năm 2006, vốn FDI đã tăng ngoạn mục và đạt 10 tỷ USD, tức tăng 149,1% so với năm 2005.
Nguyên nhân của dòng vốn FDI tăng mạnh tại Việt Nam là do Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO với những điều kiện thuận lợi cho thu hút FDI như: cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, giảm thuế suất thuế nhập khẩu, giảm bảo hộ và xoá bỏ phân biệt đối xử quốc gia.
Năm 2007 vốn FDI tăng đến 93,2% với mức đăng ký đạt 21,3 tỷ USD.
Vốn FDI thực hiện năm 2007 là 8 tỷ USD, chiếm 24,8% tổng đầu tư toàn xã hội.
Năm 2008, mặc dù lạm phát tăng cao nhưng vốn FDI vẫn tăng gấp hơn ba lần với số vốn đăng ký, đạt mức kỷ lục từ trước đến nay.
(Số cũ: đạt 60,3 tỷ USD, nếu tính cả số vốn tăng thêm trong các dự án đã thực hiện thì vốn FDI năm 2008 là 64 tỷ USD)
Con số chính thức về thực hiện FDI trong năm 2008 vừa được Cục ĐTNN đưa ra; đó là 71,7 tỷ USD; trong đó:
- cấp