Bài viết này nêu tóm tắt hiện trạng nguồn lực (điều kiện tựnhiên, khí hậu, môi trường và cơsở
vật chất) cho nuôi tôm và thông tin chi tiết vềcác hình thức nuôi tôm thương phẩm khác nhau đang
được thực hiện ởnước ta. Bài viết cũng cung cấp các sốliệu vềsựphát triển nhanh chóng của nghề
nuôi tôm ởnước ta trong thập kỷqua, tiến triển và hiện trạng áp dụng các quy phạm Thực hành nuôi
ftrồng thủy sản tốt (GAP) và Thực hành quản lý tốt hơn (BMP) và có đối chiếu với các nước khác
trong khu vực Châu Á. Bài viết cũng bàn vềcác khó khăn, trởngại trong việc triển khai áp dụng GAP
và BMP ởnước ta. Các đềxuất được nêu vềphương hướng chỉ đạo tổchức thực hiện GAP và BMP
và các hoạt động cụthểmà các cơquan chính phủ, các nhà tài trợcũng nhưthành phần tưnhân cần
xúc tiến để đẩy mạnh áp dụng GAP và BMP ởViệt Nam.
20 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài GAP và BMP trong nuôi tôm tại Việt Nam: Chính sách, hiện trạng và phương phướng thực hiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
GAP và BMP trong nuôi tôm tại Việt Nam:
Chính sách, hiện trạng và phương phướng thực hiện
Ts. Vũ Dũng Tiến 1 và ông Don Griffiths2
Tóm tắt:
Bài viết này nêu tóm tắt hiện trạng nguồn lực (điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường và cơ sở
vật chất) cho nuôi tôm và thông tin chi tiết về các hình thức nuôi tôm thương phẩm khác nhau đang
được thực hiện ở nước ta. Bài viết cũng cung cấp các số liệu về sự phát triển nhanh chóng của nghề
nuôi tôm ở nước ta trong thập kỷ qua, tiến triển và hiện trạng áp dụng các quy phạm Thực hành nuôi
ftrồng thủy sản tốt (GAP) và Thực hành quản lý tốt hơn (BMP) và có đối chiếu với các nước khác
trong khu vực Châu Á. Bài viết cũng bàn về các khó khăn, trở ngại trong việc triển khai áp dụng GAP
và BMP ở nước ta. Các đề xuất được nêu về phương hướng chỉ đạo tổ chức thực hiện GAP và BMP
và các hoạt động cụ thể mà các cơ quan chính phủ, các nhà tài trợ cũng như thành phần tư nhân cần
xúc tiến để đẩy mạnh áp dụng GAP và BMP ở Việt Nam.
Mục lục
1. Vai trò của ngành thuỷ sản: ................................................................................................................ 1
2. Các hình thức nuôi tôm ở Việt Nam .................................................................................................. 4
3. Phát triển thực hành nuôi tốt (GAP) và thực hành quản lý tốt hơn (BMP) ở Việt Nam ................... 5
4. Tình hình triển khai áp dụng GAP, BMP và COC............................................................................11
5. Định hướng thực hiện GAP, BMP, COC..........................................................................................12
6. Tài liệu tham khảo............................................................................................................................ 13
Bảng 1 - 7 ........................................................................................................................................15-21
1. Vai trò của ngành Thủy sản
Ngành thuỷ sản đóng góp một phần quan trọng cho việc đảm bảo an ninh lương thực, nguồn
chất dinh dưỡng, sinh kế, tạo thu nhập và việc làm cho người dân nông thôn.
Theo số liệu của các cuộc điều tra về tiêu dùng thực phẩm, ước tính các sản phẩm thuỷ sản
cung cấp 50% lượng protein trong bữa ăn của người Việt Nam. Lượng tiêu dùng các sản phẩm thuỷ
1 Phó Giám đốc thường trực, Hợp phần Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững (SUDA), Chương trình Hỗ trợ
Ngành thủy sản Giai đoạn II (FSPS II). Địa chỉ email vudzungtien@gmail.com và vudzungtien@mard.gov.vn.
2 Cố vấn cấp cao (phụ trách nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ), Hợp phần SUDA, FSPS II. Địa chỉ
griffiths.don@gmail.com.
2
sản tính trên đầu người đã tăng từ 13,2 kg vào năm 1990 lên 18,7 kg vào năm 2000 và 19,4 kg năm
2020. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của Uỷ ban Sông Mêkông, có sự chênh lệch rất lớn giữa các
vùng địa lý khác nhau như con số này ở Miền Bắc chỉ là 12kg/người/năm trong khi số bình quân ở
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là 30 kg/người/năm và ở tỉnh Long An thì lên tới
60kg/người/năm.
Theo ước tính, nước ta có khoảng 4 triệu người làm việc thường xuyên trong ngành thủy sản,
và ước khoảng 8,5 triệu người (tương đương 10% dân số) có nguồn thu nhập chính trực tiếp hoặc gián
tiếp từ lĩnh vực thuỷ sản. Ngoài ra, ít nhất 10 triệu người tham gia đánh bắt thuỷ sản trên biển, trong
nội địa và từ cả đồng lúa.
Trong nền kinh tế Việt Nam, thủy sản cũng là ngành đang phát triển nhanh chóng. Ngành thủy
sản đã đóng góp 4% cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 8% cho giá trị hàng hoá xuất khẩu và 10%
việc làm trên cả nước
Từ năm 2005 đến năm 2008, sản lượng thủy sản của Việt Nam đã tăng từ 3.456.900 lên
4.574.900 tấn (xem Bảng 1 ở dưới). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã đóng góp 50%
tổng sản lượng thủy sản. Năm 2007, lần đầu tiên sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 2.085.200 tấn,
vượt lên sản lượng khai thác thác thủy sản đang ở mức 2.063.800 tấn. Ngành thủy sản cũng là ngành
đứng thứ 4 về xuất khẩu, sau các ngành dầu khí, may mặc và giầy da. Trong suốt thập kỷ qua, xuất
khẩu thủy sản đã tăng trưởng ở mức 18%/năm. Năm 2008, chúng ta đã xuất khẩu 1.236.289 tấn sản
phẩm thuỷ sản với kim ngạch là 4,509 tỉ USD. Con số này tăng 51% về khối lượng và 61% về giá trị
so với năm 2005, khi tổng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đạt 626.991 tấn đạt giá trị xuất khẩu 2,739 tỉ
USD3.
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2007, tổng diện tích đất được sử dụng cho nuôi trồng thúy
sản đã tăng 5,8%, từ 952.600 lên 1.008.000 ha. Bảng 2 ở dưới cho thấy năm 2008, nuôi thủy sản nước
mặn và nước lợ chiếm diện tích 702.500 ha (70%) còn nuôi nước ngọt chiếm diện tích 305.500 ha
(30%). Trong tổng số 702.500 ha nuôi mặn lợ, có 625.600 (89%) ha dành cho nuôi tôm. Trong khi đó,
trong tổng số 305.500 ha nuôi nước ngọt trong năm 2008, diện tích danh cho nuôi tôm (nước ngọt) chỉ
là 4.700 ha, tương đương với 1,5%.
Từ năm 2004 đến 2008, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đã tăng 102%, từ 1.202.500 lên
2.430.944 tấn, trong đó 381.728 tấn (15,7%) là tôm nuôi (xem Bảng 3). Hiện nay, các tỉnh vùng Đồng
bằng sông Cửu Long đang sản xuất ra 74% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam.
3
HÌNH 1. BẢN ĐỒ VIỆT NAM VỚI 63 TỈNH THÀNH (CHỈ GHI TÊN CÁC TỈNH VEN BIỂN) .
4
Bảng 4 cho thấy kể từ năm 2000, chiếm ưu thế trong các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của ta
trên thị trường quốc tế là các các đối tượng nuôi, đặc biệt là tôm sú (Penaeus monodon) và tôm chân
trắng (Penaeus vannamei). Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu các là loài nước lợ, kể cả về
khối lượng và giá trị. Năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu tổng số 191.553 tấn tôm, trị giá 1,625 tỉ
USD (số liệu của Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản Việt Nam-VIFEP), đưa tôm trở thành đối
tượng thủy sản xuất khẩu có giá trị nhất của nước ta. Con số này đã tăng 18,8% về khối lượng và
7,7% về giá trị so với năm 2007. Bảng 5 cho thấy, thị trường xuất khẩu chính cho tôm Việt Nam là
Nhật Bản, nơi tiêu thụ 31% khối lượng, và đồng thời 31% giá trị tôm xuất khẩu vào năm 2008. Nước
Mỹ (với 14% về khối lượng và 29% vềgiá trị) và Liên minh Châu Âu –EU (với 17% về khối lượng
và 14% về giá trị) là những khách hàng lớn tiếp theo đối với sản phẩm tôm Việt Nam trong năm qua.
Tuy nhiên, trong khi thị trường Nhật Bản khá ổn định trong những năm gần đây thì EU và Nga lại là
những thị trường quan trọng đang được mở rộng, có tiềm năng phát triển hơn nữa.
2. Các hình thức nuôi tôm ở Việt Nam
Nuôi đơn canh tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ruộng lúa là hình thức nuôi
rất phổ biến tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng năm 2008 được ước tính đạt xấp xỉ
10.000 tấn, trong đó phần lớn được tiêu thụ trong nước.
Từ năm 2004 đến năm 2008, sản lượng các loài tôm he đã tăng từ 281.800 lên 381.728 tấn
(xem Bảng 3 ở dưới). Bảng 6 ở dưới cũng cho thấy 5 tỉnh đứng đầu về nuôi tôm của Việt Nam năm
2008 theo thứ tự là Cà Mau (93.920 tấn), Bạc Liêu (63.984 tấn), Sóc Trăng (54.250 tấn), Kiên Giang
(28.601 tấn) và Bến Tre (23.950 tấn). Cả 5 tỉnh trên đều thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (xem Hình
1 ở trên). Năm 2008, đồng bằng sông Cửu Long chiếm 82% sản lượng tôm nuôi của Việt Nam
Bảng 7 ở dưới cho biết tổng quan đặc điểm địa lý và khí hậu của Việt Nam. Vùng Đồng bằng
sông Cửu Long có nhiệt độ điển hình từ 20 đến 30oC, cho phép người dân nuôi hai vụ tôm trong năm.
Tỉnh Cà Mau, với 250.000 ha ao tôm, là tỉnh sản xuất tôm lớn nhất nước ta, đặc biệt là tôm sú. Tại
khu vực miền Bắc, do có một mùa đông lạnh rõ rệt kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ dao động
từ 9-39oC, nông dân chỉ có thể nuôi một vụ tôm trong năm.
Bộ Thủy sản, (năm 2007 đã hợp nhất vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) , đã phân
loại các hình thức nuôi tôm ở nước ta thành 3 cấp độ khác nhau, tuỳ theo các đầu vào và mức độ thâm
canh:
• Nuôi tôm sú quảng canh, sản lượng tối đa tới 0,5 tấn/ha/năm – không thả tôm giống và không
cung cấp thức ăn cho tôm, chỉ thay nước nhờ thuỷ triều;
• Nuôi bán tâm canh, sản lượng 1-2 tấn/ha/năm;
• Nuôi tôm sú thâm canh, sản lượng 5-6 tấn/ha/năm; và,
• Nuôi tôm chân trắng thâm canh, sản lượng đạt từ 15-20 tấn/ha/năm
Hiện nay, phần lớn sản lượng tôm nuôi, đặc biệt là tôm sú, được sản xuất từ các ao nuôi quảng
canh (90% diện tích ao nuôi vẫn còn ở hình thức nuôi này). Tuy nhiên, xu hướng của các hệ thống
nuôi tôm, mà cả các cơ quan của nhà nước, chính quyền địa phương và đội ngũ cán bộ khuyến ngư
đang tích cực thúc đẩy là ngày càng tăng cường mức độ thâm canh.
Khác với các nước Châu Á láng giềng, nơi chủ yếu nuôi tôm chân trắng, tại Việt Nam, tôm sú
vẫn chiếm 80-90% sản lượng tôm nuôi. Nguyên nhân chính là khu vực nuôi tôm chủ yếu là miền
Nam, nơi nhiệt độ nước cho phép nuôi hai vụ trong năm, và vì hình thức nuôi quảng canh vẫn chiếm
5
ưu thế. Nhờ vậy, Việt Nam là một trong số ít các nước vẫn đang sản xuất tôm sú cỡ to, chất lượng cao
và có rất ít đối thủ cạnh tranh trực tiếp ngoài Ấn Độ và Bănglađét. Tuy nhiên, tình hình này sẽ có thể
có thay đổi và điều này sẽ đề cập sau.
Tôm chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được du nhập vào Việt Nam
vào khoảng các năm 1997-2000. Kể từ đó, việc nuôi tôm chân trắng đã phát triển nhanh, chủ yếu là
tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Lý do loài tôm chân trắng trở nên phổ biến là 1)
chúng dễ sinh sản và thuần dưỡng, 2) dễ nuôi ở mật độ cao, 3) đòi hỏi hàm lượng protein trong thức
ăn thấp hơn so với tôm sú, 4) chịu được nhiệt độ thấp và 5) chịu được nước có chất lượng kém hơn so
với tôm sú.
Sau khi du nhập vào Việt Nam, sự phát triển nuôi tôm chân trắng đã được Bộ Thủy sản kiểm
soát chặt chẽ. Tuy nhiên kể từ ngày 25/1/2008, tôm chân trắng được phép nuôi tại các ao thâm canh
trong các vùng nuôi an toàn đã được chính quyền địa phương phê duyệt. Do đó, sản lượng tôm chân
trắng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng lên hết sức nhanh chóng, mặc dù hiện chưa có số liệu
này.
Nghề nuôi tôm của Việt Nam hiện nay đang gặp một số trở ngại, trong đó có tác động tiêu cực
của viếc phát triển nhanh chóng diện tích nuôi tôm vùng nước lợ, thậm chí cách bờ biển tới 10 km,
làm mặn hoá nước ngầm ở một số khu vực, gây nghẽn bùn ở một số khu vực nội địa, và giảm diện
tích rừng ngập mặn. Hiện nay nghề nuôi tôm sú ở nước ta vẫn phụ thuộc vào việc đánh bắt tôm mẹ đã
thành thục ngoài tự nhiên để sản xuất tôm giống. Với nhu cầu ngày càng tăng trong khi số lượng có
thể khai thác lại giảm, giá tôm sú mẹ thành thục có khi đã bị đẩy lên tới chục triệu đồng/con. Ngoài
ra, người ta cũng lo ngại rằng, việc đưa tôm chân trắng vào nuôi ở vùng Đông bằng sông Cửu Long sẽ
làm tăng số lượng tôm chân trắng trong tự nhiên do tôm thoát ra khỏi ao nuôi, và có thể có sự truyền
bệnh từ tôm chân trắng sang tôm sú và ngược lại, đặc biệt là bệnh vi rút đốm trắng (WSSV).
3. Phát triển thực hành nuôi tốt (GAP) và thực hành quản lý tốt hơn (BMP) ở Việt
Nam
Ngoài những trở ngại nói trên, các nhà nhập khẩu chủ yếu sản phẩm tôm, đặc biệt là EU, Mỹ
và Nhật Bản, đang đưa ra những yêu cầu khắt khe về truy xuất nguồn gốc (theo phương thức “từ ao
nuôi tới bàn ăn”), và chứng nhận tiêu chuẩn, chẳng hạn như GLOBAL GAP, bảo vệ môi trường và
trách nhiệm xã hội. Cả Hiệp hội bán lẻ của Hà Lan và Heiploeg BV, tổ chức nhập khẩu tôm lớn nhất
ở Châu Âu đã tuyên bố sẽ yêu cầu tất cả các nhà cung cấp phải có chứng nhận GLOBAL GAP kể từ
tháng 1/2011. Tại cuộc họp GLOBAL GAP 2008, các thành viên là các tổ chức bán lẻ đã cùng thống
nhất kêu gọi tất cả các nhà cung cấp sản phẩm thủy sản nuôi trồng phải áp dụng chứng nhận
GLOBAL GAP vào năm 2012. Walmart, hãng bán lẻ lớn nhất thế giới, đang hỗ trợ Liên minh Nuôi
thuỷ sản toàn cầu và cũng mong muốn tất cả các nhà cung cấp thuỷ sản của hãng cũng sẽ được chứng
nhận áp dụng quy phạm Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP).
Các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường đã khiến ngành nuôi trồng thủy sản của Việt
Nam phải hướng tới việc áp dụng GAP3/BMP4 trong sản xuất rất nhiều hàng hóa, bao gồm cả tôm và
cá biển. Điều này đặt ra 2 thử thách lớn:
3 Theo khái niệm của quốc tế, Thực hành nụôi trồng thủy sản tốt (GAP) là các thực hành quản lý hoặc hướng dẫn được
soạn thảo nhằm giảm thiểu nguy cơ các sản phẩm thủy sản được nuôi tại cơ sở bị nhiễm mầm bệnh, hoá chất, chất bẩn và
thuốc thú y bị cấm hoặc sử dụng sai quy cách. Quy định GAP có thể hiểu là những thực hành cần thiết để tạo ra sản phẩm
chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
6
1. Làm thế nào để khuyến khích hàng trăm ngàn cơ sở nuôi thuỷ sản áp dụng GAP/BMP; và
2. Làm thế nào để người nuôi nhỏ lẻ ở vùng nông thôn vốn có nguồn lực hạn hẹp cùng tham gia
vào tiến trình này để họ không bị mất đi những lợi ích xã hội từ nuôi trồng thuỷ sản.
Nếu muốn duy trì hoặc thậm chí mở rộng thị trường xuất khẩu tôm thì Việt Nam cần tích cực,
chủ động và đáp ứng các yêu cầu của các nước nhập khẩu.
Cho đến nay, Cục Quản lý chất lượng và Thú ý thủy sản (NAFIQAVED, thuộc Bộ Thuỷ sản)
là đơn vị hoạt động tích cực nhất trong việc thúc đẩy áp dụng GAP ở nước ta thông qua các hoạt động
nghiên cửu thử nghiệm, tập huấn và khuyến ngư. Với hỗ trợ ban đầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm
2003, NAFIQAVED đã khởi xướng dự án áp dụng thử nghiệm GAP (dưới đây được gọi là dự án)
nhằm nâng cao chất lượng tôm của Việt Nam, cũng như là tăng cường tính bền vững về môi trường
và xã hội.
Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước khác trong khu vực về phương pháp triển khai Bộ Quy
tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO, trong đó các hệ thống GAP/COC của Thái Lan và xem
xét điều kiện cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm của Việt Nam hiện nay, NAFIQAVED đã xác định rằng quy
phạm Thực hành Quản lý tốt hơn (BMP) phù hợp hơn với các cơ sở nuôi quy mô nhỏ, có nguồn lực
hạn chế, bao gồm cả đầu tư tài chính, và họ có thể áp dụng tuỳ theo điều kiện của mình, còn quy
phạm Thực hành nuôi tốt (GAP) và Quy tắc Thực hành nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm (COC) thì
phù hợp hơn với các cơ sở nuôi thâm canh vì chúng đòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và chi
phí hoạt động.
Năm 2004, với nguồn kinh phí của Bộ Thủy sản, dự án đã được mở rộng với sự tham gia của 5
tỉnh duyên hải (Thanh Hoá, Khánh Hoà, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau). Các hoạt động cũng diễn ra
tại các tỉnh khác nhưng ở mức độ thấp hơn. Cũng tương tự như việc chứng nhận đã tiến hành ở Thái
Lan, kế hoạch của Việt Nam ban đầu sẽ dựa trên hai cấp độ: (1) cấp độ GAP, tập trung vào nội dung
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; và (2) cấp độ COC, chú trọng đến chất
lượng đầu vào của các hệ thống nuôi và trách nhiệm xã hội. NAFIQUAVED đã tham vấn các chuyên
gia trong nước và quốc tế và là đại diện của ngành thủy sản đã xây dựng nên các tài liệu và bài giảng
về Tiêu chuẩn GAP.
Năm 2004, với sự hỗ trợ của Hợp phần SUMA, NAFIQAVED đã tiến hành các hoạt động
xúc tiến áp dụng BMP/GAP/COC tại nhiều tỉnh:
• Tại các tỉnh Thanh Hoá và Khánh Hoà, dự án đã tiến hành tại một cơ sở nuôi quy mô trung
bình có tổng diện tích là 18 ha và một hợp tác xã có tổng diện tích 106 ha.
• Tại Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, có 3 doanh nghiệp tham gia hoạt động dự án. Bến Tre có
20 cơ sở nuôi tôm sú thâm canh quy mô nhỏ tại hai vùng nuôi với diện tích 23 ha, và 37 ha và
một vùng nuôi tôm có diện tích 74 ha đã áp dụng GAP và bước đầu đã được chứng nhận.
• Trong năm 2005, SUMA cũng thúc đẩy việc áp dụng GAP tại các cơ sở nuôi quy mô nhỏ tại
các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và các trại giống tại các tỉnh Cà Mau và Khánh Hoà.
Các hoạt động xúc tiến được tiến hành trong các dự án khác nhau bao gồm:
4 Theo khái niệm của quốc tế, Thực hành quản lý tốt hơn (BMP) là các nguyên tắc quản lý trong phát triển nuôi trồng thủy
sản có thể sử dụng như là cơ sở cho Quy tắc ứng xử nuôi có trách nhiệm (COC). Từ “tốt hơn” phù hợp hơn từ “tốt nhất” vì
thực hành nuôi trồng thủy sản luôn không ngừng được cải tiến.
7
• Tập huấn về GAP/COC cho nông dân và cán bộ địa phương về kiểm tra và giám sát.
• Hỗ trợ trang thiết bị cho các đơn vị như cung cấp thiết bị PCR và Elisa cho Sở Thủy sản Bến
Tre (nay là Sở NNPTNT).
• Thử nghiệm áp dụng chứng nhận GAP năm 2006 cho 8 doanh nghiệp và vùng nuôi ở tỉnh Bến
Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
Năm 2006, với sự hỗ trợ của NORAD và Dự án Luật thủy sản, NAFIQAVED đã bắt đầu triển
khai dự án thử nghiệm áp dụng quy phạm Thực hành nuôi tốt với sự hợp tác của các nhóm nông dân ở
tỉnh Trà Vinh (tổ chức nhóm nông dân) và các trại giống tôm ở tỉnh Bình Thuận (sản xuất tôm giống).
Mục đích của dự án “Áp dụng quy phạm Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) vào nuôi tôm” là
để kiểm nghiệm phương thức làm việc với các nhóm nông dân để triển khai GAP và cấp chứng nhận.
Các số liệu của NAFIQAVED từ năm 2006 cho thấy sản lượng của các cơ sở áp dụng GAP cao hơn
các cơ sở không áp dụng GAP từ 20- 30%.
Năm 2007, NAFIQAVED đã mở rộng các hoạt động xúc tiến áp dụng GAP tại 15 tỉnh, đặc
biệt là các tỉnh lân cận với năm tỉnh đã được thử nghiệm ban đầu. Các tỉnh này bao gồm Ninh Bình,
Thanh Hoá mở rộng, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang,
Long An, Đồng Tháp, An Giang, tỉnh Cà Mau mở rộng, Bạc Liêu mở rộng, Sóc Trăng mở rộng, Điện
Biên, Bắc Giang. Hoạt động xúc tiến được thực hiện chủ yếu thông qua tổ chức tập huấn và phổ biến
các tài liệu khuyến ngư về GAP. Theo báo cáo của NAFIQAD, năm 2007 đã có 160 hộ với tổng số
650 người được tập huấn tại các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
NAFIQAVED đã tổ chức các khoá tập huấn về GAP cho 175 nông dân từ 3 vùng nuôi tôm và
sau đó có thêm 120 nông dân nữa được tập huấn về GAP để nhân rộng GAP ở các vùng nuôi tôm
khác tại tỉnh Bến Tre và Kiên Giang.
Vào tháng 10 năm 2006, NAFIQAVED và các trung tâm vùng 4, 5 và 6 đã kiểm nghiệm trên
thực tế và xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật về Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt cho nuôi tôm
sú thâm canh và bán thâm canh và bản dự thảo lần 2 về Quy chế kiểm tra, chứng nhận cơ sở nuôi tôm
an toàn và các sản phẩm tôm an toàn về hoá chất và dư lượng kháng sinh. Kết quả là 3 cơ sở nuôi đã
đạt tiêu chuẩn để chứng nhận là cơ sở nuôi tôm an toàn, song đã không được chứng nhận do thiếu cơ
sở pháp lý. NAFIQAVED và sau này NAFIQAD đã dự thảo Quy chế chứng nhận và văn bản này đã
được Bộ NNPTNT thông qua vào tháng 4 năm 2008 tại Quyết định số 56.
Trong hoạt động của Hợp phần Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn (SUMA) thuộc
Chương trình Hỗ trợ ngành Thuỷ sản Giai đoạn I, tháng 11 năm 2003, SUMA và Mạng lưới các trung
tâm Nuôi trồng thuỷ sản Châu Á - Thái Bình Dương (NACA) đã ký một thoả thuận hợp tác. Với sự
phối hợp với NAFIQAVED, công tác đã được triển khai tại các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hoà, Nghệ
An, Hà Tĩnh và Cà Mau. Công tác thú y mà SUMA và NACA cùng hợp tác thực hiện bao gồm xây
dựng và phổ biến tài liệu khuyến ngư về GAP và BMP cho tất cả các khâu trong cả chuỗi sản xuất
tôm như người buôn tôm bố mẹ, trại sản xuất giống, người buôn tôm giống và nông dân nuôi thương
phẩm. Các chủ đề của tài liệu bao gồm chất lượng tôm giống, chuẩn bị ao, quản lý ao và quản lý sức
khoẻ động vật thủy sản. Với sự hợp tác của NAFIQAVED, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1,
Trường đại học Thủy sản Nha Trang (nay là Trường Đại học Nha Trang) và các Sở Thuỷ sản, các tài
liệu khuyến ngư về BMP và một cuốn sách mỏng về nuôi tôm áp dụng BMP đã được xây dựng và
phổ biến. Các quy định về BMP do SUMA và NACA phối hợp xây dựng đã được đưa vào dự thảo
tiêu chuẩn sản xuất tôm giống sinh thái của Chương trình Xúc tiến Nhập khẩu của Thụy sĩ (SIPPO).
8
SUMA và NACA đã hỗ trợ thực hiện BMP tại 6 trại giống và kết quả là sản lượng và giá bán
tôm giống của các trại này cao hơn các trại giống không áp dụng BMP.
Ngoài ra SUMA và NACA còn hỗ trợ thử nghiệm triển khai áp dụng BMP tại 7 cộng đồng
nuôi tôm (với 655 người hưởng lợi trực tiếp)