Đề tài Giá trị văn hoá của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh

Đồng bào Khmer Nam Bộ có nền văn hóa truyền thống mang đậm màu sắc bản địa và tôn giáo. Trong suốt quá trình phát triển của cộng đồng các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long nền văn hóa Khmer đã giao hoà, gắn kết với các nền văn hóa khác, góp phần hình thành nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Trà Vinh là một trong hai tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có đông đồng bào dân tộc Khmer - sau tỉnh Sóc Trăng. Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer nên rất thích hợp để phát triển theo định hướng du lịch văn hoá. Nhận định từ thực tế như vậy, qua đề cương này, tôi chọn đề tài “Giá trị văn hoá của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh” nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu với mong muốn trang bị thêm kiến thức nghề nghiệp tương lai của sinh viên ngành Văn hoá du lịch, song song với mong muốn đưa bản sắc dân tộc Khmer vào định hướng phát triển du lịch ở tỉnh Trà Vinh cũng như loại hình du lịch văn hoá cho Việt Nam.

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 4594 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giá trị văn hoá của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Đồng bào Khmer Nam Bộ có nền văn hóa truyền thống mang đậm màu sắc bản địa và tôn giáo. Trong suốt quá trình phát triển của cộng đồng các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long nền văn hóa Khmer đã giao hoà, gắn kết với các nền văn hóa khác, góp phần hình thành nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Trà Vinh là một trong hai tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có đông đồng bào dân tộc Khmer - sau tỉnh Sóc Trăng. Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer nên rất thích hợp để phát triển theo định hướng du lịch văn hoá. Nhận định từ thực tế như vậy, qua đề cương này, tôi chọn đề tài “Giá trị văn hoá của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh” nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu với mong muốn trang bị thêm kiến thức nghề nghiệp tương lai của sinh viên ngành Văn hoá du lịch, song song với mong muốn đưa bản sắc dân tộc Khmer vào định hướng phát triển du lịch ở tỉnh Trà Vinh cũng như loại hình du lịch văn hoá cho Việt Nam. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nhiên cứu Qua nghiên cứu, chúng ta có thể phần nào góp công trong hoạt động duy trì và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của người Khmer tạo sản phẩm đa dạng để đưa vào phát triển loại hình du lịch văn hoá và từ đó có thể giới thiệu văn hoá Khmer đến người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế. Cụ thể trong đề cương này là khai thác điểm riêng biệt tiềm năng để đưa vào định hướng phát triển du lịch cho tỉnh Trà Vinh. Nhiệm vụ nghiên cứu Nêu được những giá trị văn hoá tiêu biểu của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh. Tình hình khai thác các giá trị văn hoá tiêu biểu của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh. Đưa ra những đề xuất, kiến nghị. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: nét văn hoá của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh. Phạm vi không gian: tại tỉnh Trà Vinh. Phạm vi thời gian: từ năm 2005 đến nay. Phương pháp và quan điểm nghiên cứu Phương pháp: Phân tích và tổng hợp lý thuyết Quan sát, tham dự Chụp ảnh Phân tích và tổng hợp từ kinh nghiệm, từ thực tế kết hợp lý thuyết Quan điểm: phát triển du lịch bền vững Lược sử nghiên cứu vấn đề: Sách “Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ” của tác giả Trần Văn Bổn. Sách “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch” của tác giả Dương Văn Sáu (2004), Đại học Văn Hóa Hà Nội Bố cục: gồm 3 chương CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ VĂN HOÁ Chương này tập hợp các khái niệm về du lịch và văn hoá để làm cơ sở lý luận cho bài tiểu luận CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI KHMER Ở TỈNH TRÀ VINH TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Chương 2 nêu tổng quan về tỉnh Trà Vinh và người Khmer; đề cập đến những giá trị văn hoá của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh, những kết quả và hạn chế của các giá trị văn hoá Khmer tiêu biểu đã được khai thác du lịch ở tỉnh. CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN Chương 3 nêu ra những định hướng và những kiến nghị, đề xuất đối với việc đưa giá trị văn hoá của người Khmer vào phát triển du lịch ở tỉnh Trà Vinh. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ VĂN HOÁ Các khái niệm, định nghĩa Du lịch Du lịch: Theo IUOTO (International Union of Official Travel Organization): Du lịch là một hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải làm ăn, sinh sống. Theo Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch tại Ý (21/08 – 05/09/1963): Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Theo kinh tế học: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Theo Bộ luật Du lịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2006: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, tìm hiểu, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định. Du lịch văn hoá Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 tại Khoản 1, Điều 4, Chương I có ghi: “Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống”. Du lịch văn hoá là một trong những lại hình du lịch bền vững, hấp dẫn du khách, có nhiều điều kiện, nguồn lực để phát triển, được quan tâm đầu tư phát triển ở nhiều nước cũng như ở Việt Nam. Du lịch văn hoá là một sản phẩm du lịch sử dụng những giá trị văn hoá dậm đà bản sắc của địa phương, thông qua các vật dẫn hoặc phương thức biểu đạt, cung cấp cho du khách cơ hội để chiêm ngưỡng, thử nghiệm và cảm thụ văn hoá của các địa phương. Vật hấp dẫn bao gồm các công trình kiến trúc mỹ thuật, các di tích lịch sử, hoạt động tôn giáo, nghi thức xã hội đặc thù, đồ ăn, thức uống, biểu diễn âm nhạc kịch, vũ điệu địa phương, nghệ thuật sản xuất thủ công truyền thống và làng nghề, lễ hội, phong tục tập quán. Phát triển du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia du lịch. Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đưa lại. Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo và thỏa mãn 3 yếu tố sau : Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế, xã hội, văn hóa Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tiếp theo. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch. Khách du lịch (Tourist) là khách thăm viếng, lưu trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 tiếng đồng hồ và nghỉ qua đêm tại đó với các mục đích như nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tôn giáo, thể thao. Khách tham quan (Excursionist), còn gọi là khách thăm viếng 1 ngày (Day visitor), là loại du khách thăm viếng lưu lại ở một nơi nào đó dưới 24 tiếng đồng hồ và không lưu trú qua đêm. Du khách quốc tế (International Tourist): Ở Việt Nam, theo Điều 20 Chương IV pháp lệnh du lịch, những người được thống kê là du khách quốc tế phải có các đặc trưng cơ bản sau đây: Là người nước ngoài hoặc cư dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vài Việt Nam du lịch. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi ra nước ngoài du lịch. Mục đích chuyến đi của họ là tham quan, thăm thân nhân, tham dự hội nghị, kháo sát thị trường, đi công tác, chữa bệnh, thể thao, hành hương, nghỉ ngơi. Du khách nội địa (Domestic Tourist) là công dân của một nước đi du lịch (dưới bất kỳ hình thức nào) trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia dó. Văn hoá Lễ hội: là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định, nhằm nhắc lại sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại, đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên thần thánh và con người trong xã hội . Lễ hội cổ truyền hay hiện đại, dân tộc hay quốc tế đều gồm có 2 phần: phần lễ và phần hội: Phần lễ có tính nghiêm trang, bắt buộc với những quy định cụ thể về các nghi lễ; lễ tiết chặt chẽ để mọi người tuân thủ và cũng có thể cách tân làm cho phù hợp theo từng năm được mùa hay mất mùa theo kiểu “tùy biện hiện” (có gì cúng nấy). Phần hội với các trò vui, trò diễn, ca hát, nhảy múa, thi đấu thể thao, lạc khoán (ăn uống có cộng cảm), có tính khoán đặt tạo sự ngẫu hứng cho người tham gia lễ hội. Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ vào một sự vật, hiện tượng hoặc một đấng siêu nhiên. Các quan điểm về văn hoá và bảo tồn giá trị văn hoá Quan điểm của Đảng về văn hóa Hội nghị Trung ương 10 (Khóa IX) có chỉ rõ cần tiếp tục thực hiện đầy đủ 5 quan điểm chỉ đạo đã được Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) đề ra đó là: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ (tinh hoa nhân loại), đó chính là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH theo chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng động, giữa xã hội và tự nhiên. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử mấy ngàn năm đấu tranh dựng nước giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, sự tinh tế ứng xử, tính giản dị trong lối sống... Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo , trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng. Các nguyên tắc và quan điểm phát triển du lịch bền vững Nguyên tắc: Sử dụng nguồn lực một cách bền vững : Việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn là tối cần thiết, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển lâu dài. Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực phát triển du lịch được xem là vấn đề sống còn đối với việc quản lý hợp lí mang tính chất toàn cầu và quốc gia. Giảm sự tiêu thụ quà mức và giảm chất thải : Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc hồi phục tổn hại về môi trường và tăng chất lượng dịch vụ du lịch Một số biện pháp để giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm rác thải : Các doanh nghiệp du lịch và ngành du lịch phải giảm tiêu thụ các nguồn lực du lịch Ưu tiên các nguồn lực hiện có ở địa phương hơn là nhập khẩu theo xu hướng thích hợp và bền vững Giảm nguồn rác thải và đảm bảo việc xử lý rác thải do du lịch thải ra một cách an toàn Sử dụng công nghệ xử lí rác thải, tái chế rác thải Có trách nhiệm phục hồi những tổn thất nảy sinh từ các dự án du lịch Trách tổn thất thông qua công tác tiền hoạch định đúng đắn và theo dõi, giám sát liên tục Duy trì tính đa dạng : Trân trọng giữ gìn tính đa dạng của thiên nhiên và nhân văn Đảm bảo nhịp độ quy mô và loại hình phát triển để bảo vệ tính đa dạng của văn hóa bản địa Ngăn ngừa sự phá hủy đa dạng sinh thái tự nhiên bằng cách tôn trọng sức chứa của mỗi vùng, áp dụng công thức sức chứa và nguyên tắc phòng ngừa trước Giám sát tác động của du lịch đối với hệ sinh thái đặc biệt đối với các loài động vật Khuyến khích đa dạng kinh tế, xã hội bằng cách lồng ghép du lịch vào các hoạt động của cộng đồng địa phương Ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng chuyên môn phục vụ du lịch Khai thác tốt các đặc trưng, đặc thù của vùng hơn là áp đặt các chuẩn mực đồng nhất Đảm bảo quy mô, nhịp độ và loại hình du lịch nhằm khích lệ lòng mến khách và sự hiểu biết lẫn nhau Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi và nhu cầu phát triển Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch như : du lịch và hoạch định chiến lược phát triển, du lịch và đánh giá tác động môi trường Hỗ trợ kinh tế địa phương : Đảm bảo các chi phí về môi trường được tính đến trong tất cả các dự án du lịch Hợp nhất những cân nhắc về môi trường và tất cả các quyết định kinh tế Hoạt động du lịch trong giới hạn cho phép của sức chứa và hạ tầng cơ sở sẵn có của địa phương Thực hiện sự đa dạng kinh tế bằng cáh phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, mang lợi ích đến cho nhiều thành phần hơn Đảm bảo các loại hình và quy mô hoạt động du lịch phù hợp với điều kiện của địa phương Tránh khai thác quá mức các điểm du lịch Hổ trợ tạo thu nhập cho địa phương và các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời trích một tỉ lệ thỏa đáng từ thu nhập du lịch cho nền kinh tế địa phương, nơi diễn ra các hoạt động du lịch Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch : khi cộng đồng địa phương được tham gia vào phát triển du lịch thì họ trở thành đối tác cực, có vị trí đặc biệt trong khu vực và vùng. Khả năng bền vững của du lịch phụ thuộc rất lớn vào sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng địa phương. Thông qua việc khuyến khích làm chủ các ngành thủ công nghiệp và nhà tranh, dịch vụ hướng dẫn, nhà hàng, tiệm ăn, sự tham gia của địa phương sẽ tạo điều kiện ngăn chặn sự thất thoát ngoại tệ và có lợi cho cộng đồng địa phương và du khách Các biện pháp để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch : Tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng của cư dân địa phương Tạo điều kiện cho cư dân địa phương phải quyết định sự phát triển của họ Khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương vào các dự án du lịch Ủng hộ các xí nghiệp và hợp tác xã địa phương cung cấp dịch vụ, hàng hóa và hàng thủ công Ủng hộ các cửa hiệu quán ăn và hướng dẫn do địa phương làm chủ Ngăn ngừa sự chia rẽ và di dân địa phương Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan : Tham khảo ý kiến và thông báo rộng rãi cho cư dân địa phương về những biến động, thay đổi trong phát triển du lịch Tham khảo và thông báo cho họ về các lợi ích do du lịch mang lại Giới thiệu các giải pháp từ khi lập sơ đồ quy hoạch để xin ý kiến đóng góp của quần chúng Tổ chức hội thảo để tham khảo ý kiến Thông báo và tham khảo ý kiến đầy đủ với chính quyền địa phương và cơ quan chính phủ trước và trong quá trình tiến hành các dự án du lịch Đào tạo nhân viên : Đưa các vấn đề về môi trường, văn hóa, xã hội vào chương trình đào tạo Nâng cao vị trí của cán bộ địa phương các cấp Đề cao ý thức tự hào trong công việc và sự chăm lo đến cộng đồng địa phương Đào tạo nhân viên hiểu biết bản chất phức tạp của du lịch hiện đại Khuyến khích việc giáo dục đa văn hóa và các chương trình giao lưu văn hóa Đào tạo cán bộ quản lý và lãnh đạo người địa phương Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm : Giáo dục du khách trước khi đến điểm du lịch và hướng dẫn cho họ những điều cần làm và những điều không nên làm về phương diện môi trường Sử dụng chiến lược tiếp thị tôn trong các dân tộc, cộng đồng và môi trường các đại phương Làm cho du khách nhận thức được trách nhiệm của họ đối với địa phương du lịch Tiếp thị du lịch phải trung thực, tương ứng với sản phẩm và chất lượng tour du lịch đã chào bán Cung cấp thông tin cho du khách về việc tôn trọng các di sản văn hóa và thiên nhiên của địa phương Khuyên bảo những cách cư xử đúng đắn như : ăn mặc, tập quán tôn giáo, thức ăn, đồ uống, đi lại lịch sử và chính trị Tiến hành nghiên cứu : Khuyến khích và hỗ trợ việc nghiên cứu đánh giá trước khi thực hiện dự án và các biện pháp giám sát đánh giá tác động kinh tế, xã hội, môi trường Phổ biến các kết quả nghiên cứu và điều tra đến các cơ quan trung ương, đội ngũ nhân viên du lịch và công chúng Quan điểm: Phát triển du lịch bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. Phát triển du lịch bền vững trở thành xu hướng và mục tiêu phát triển ngành kinh tế du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, quan diểm phát triển này cần được soi sáng, vận dụng trong việc tổ chức quản lý triển khai đánh giá các hoạt động du lịch và trong việc nghiên cứu tiến hành quy hoạch du lịch. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện cần vận dụng lý luận cũng như thực tiễn phát triển du lịch bền vững ở trong nước và trên thế giới để soi sáng, kiểm chứng, đánh giá. Và phát triển du lịch bền vững phải được coi là mục tiêu thực hiện; các nguyên tắc cũng như các loại hình du lịch bền vững phải được xem xét, vận dụng trong suốt quá trình thực hiện. Theo Hội Đồng Thế giới về môi trường và phát triển (WCED): “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. Theo Khoản 21, Điều 4, Chương I - Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”. Như vậy, các kế hoạch, dự án được xây dựng để thực hiện phải xem xét tính toán các vấn đề cần giải quyết, các chiến lược,…không chỉ đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà còn phải đáp ứng nhu cầu du lịch của các thế hệ tương lai. CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI KHMER Ở TỈNH TRÀ VINH TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Tổng quan về tỉnh Trà Vinh Vị trí địa lý: Trà Vinh là tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam; vị trí địa lý giới hạn từ 9°31'46" đến 10°4'5" vĩ độ Bắc và từ 105°57'16" đến 106°36'04" kinh độ Đông. Phía bắc Trà Vinh giáp với Bến Tre, phía nam giáp Sóc Trăng, phía tây giáp Vĩnh Long, phía đông giáp biển với chiều dài bờ biển 65 km. Hành chính: Hiện nay Trà Vinh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thị xã Trà Vinh và 7 huyện với 94 xã, phường và thị trấn. Bảy huyện là: • Càng Long • Châu Thành • Cầu Kè • Tiểu Cần • Cầu Ngang • Trà Cú • Duyên Hải Dân cư: Dân số: • 1971: 411.190 • 2000: 973.065 • Điều tra dân dố 01/04/2009: 1.000.933 người Trên địa bàn Trà Vinh có 29 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh (69%) và người Khmer (29%). Dân số Trà Vinh chiếm 5,99% Đồng bằng sông Cửu Long (theo điều tra dân số năm 2000), trong đó hơn 87% sống ở khu nông thôn. Mật độ dân số 414 người/km², tỷ lệ tăng dân số năm 2000 là 1,65. Theo tài liệu tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1999, trên địa bàn Trà Vinh có trên 290,9 nghìn người Khmer, chiếm 30,1% dân số toàn tỉnh và chiếm 27,6% số người Khmer của cả nước. Đây là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng dân tộc người Khmer có nền văn hóa dân tộc đặc trưng: tiếng nói, chữ viết, món ăn và đặc biệt là hệ thống chùa rất đặc thù. Khí hậu Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh cũng có những thuận lợi chung như: có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định, Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí tượng như: gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít. Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,6°C, biên độ nhiệt giữa tối cao: 35,8°C, nhiệt độ tối thấp: 18,5°C biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp: 6,4°C. Nhìn chung nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia 4 mùa trong năm không rõ chủ yếu 2 mùa mưa, nắng. Ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80-85%, biến thiên ẩm độ có xu thế biến đổi theo mùa; mùa khô đạt: 79%, mùa mưa đạt 88%. Tổng lượng mưa từ trung bình đến thấp (1588-1227 mm), phân bố không ổn định và phân hóa mạnh theo thời gian và không gian. Lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất ở Càng Long, Trà Vinh; thấp nhất ở Cầu Ngang và Duyên Hải. Về thời gian mưa, có 90% lượng mưa năm tập trung vào mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Càng về phía biển, thời gian mưa càng ngắn dần tức là mùa mưa bắt đầu muộn nhưng kết thúc sớm. Huyện có số ngày mưa cao nhất là Càng Long (118 ngày), Trà Vinh (98 ngày); thấp nhất là Duyên Hải (77 ngày) và Cầu Ngang (79 ngày). Hạn hàng năm thường xảy ra gây khó khăn cho sản xuất với số ngày không mưa liên tục 10-18 ngày. Cầu Kè, Càng Long, Trà Cú là các huyện ít bị hạn. Huyện Tiểu Cần hạn đầu vụ (tháng 6, 7) là quan trọng trong khi các huyện còn lại: Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải hạn giữa vụ (tháng 7, 8) t
Tài liệu liên quan