Trước những biến đổi to lớn của tình hình thế giới, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 CNĐQ hình thành gây chiến tranh xâm lược ở khắp mọi nơi, phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa phát triển mạnh mẽ, thêm vào đó là cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi và Quốc tế cộng sản ra đời càng thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
22 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời cho đến năm 1930, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trước những biến đổi to lớn của tình hình thế giới, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 CNĐQ hình thành gây chiến tranh xâm lược ở khắp mọi nơi, phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa phát triển mạnh mẽ, thêm vào đó là cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi và Quốc tế cộng sản ra đời càng thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Ở Việt Nam. Thực dân Pháp thực hiện chính sách thi hành bóc lột nặng nề, chia rẽ đất nước thành miền ngược miền xuôi, thực hiện chính sách ngu dân để rễ bề cai trị, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Chính sách cai trị của thực dân Pháp dẫn đến biến đổi sâu sắc trong kết cấu giai cấp trong xã hội Việt Nam, giai cấp phong kiến phân hóa thành nhiều bộ phận, bên cạnh đó xuất hiện những tầng lớp giai cấp mới như giai cấp vô sản, tư sản…
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ chính cuộc khai thác thuộc địa của thực dân và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp. Từ khi ra đời giai cấp công nhân Việt Nam từng bước chứng tỏ bản lĩnh và vai trò của mình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và sau này là sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Để làm sáng tỏ và nhận thức lại đúng đắn hơn về giai cấp công nhân là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời cho đến năm 1930” làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Với những gì mà giai cấp công nhân đã làm được trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và đặc biệt là trong thời kỳ quá độ lên CNXH, đã chứng tỏ bản lĩnh, vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy đã thu hút nhiều giới nghiên cứu trong và ngoài nước, các viện nghiên cứu, các tạp chí và đã nhiều công trình được công bố như:
“Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng”- NXB KHXHNV, H.1978.
Trần Văn Giàu, “Giai cấp công nhân Việt Nam. Sự hình thành và phát triển của nó từ giai cấp “tự mình” đến giai cấp “cho mình”, NXB Sự thật, H.1957.
“Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam…” Nguyễn Công Bình (chủ biên), NXB Lao động. 1974.
Bùi Đình Bôn “Một số vấn đề về giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay”, NXB CTQG. H.1997.
Ngoài ra còn các bài viết được đang trên các báo và tạp chí như tạp chí Đảng cộng sản, Chủ nghĩa xã hội khoa học…
3. Mục đích của đề tài
Bài viết này, người viết không đặt ra nhiệm vụ làm sáng tỏ mọi vấn đề về giai cấp công nhân mà chỉ xin nêu ra khái niệm- đặc điểm của giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam trước năm 1930.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài cần làm rõ những vấn đề:
- Hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam
- Khái niệm về giai cấp công nhân và công nhân Việt Nam
- Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam
- Phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời đến năm 1930
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận sử học, chủ yếu sử dụng phương pháp luận sử học, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích tổng hợp…
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài được chia thành 2 phần:
Phần 1: Khái quát về giai cấp công nhân Việt Nam
Phần 2: Phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời đến năm 1930
NỘI DUNG
Phần 1. KHÁI QUÁT VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
1. 1. Về khái niệm giai cấp công nhân
Bàn về khái niệm giai cấp công nhân, cho tới nay, tuỳ thuộc vào lập trường giai cấp, thái độ chính trị, trình độ nhận thức và phương pháp tiếp cận, vẫn còn những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Năm 1888, trong lời chú thích cho lần xuất bản bằng tiếng Anh Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Ph.Ăngghen viết: “Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống”.
Diễn đạt nêu trên về giai cấp vô sản- khái niệm giai cấp công nhân của các nhà kinh điển được đặt trong hoàn cảnh lịch sử từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, trên cơ sở các ông đã đưa vào hai tiêu chí để phân định giai cấp công nhân với các giai tầng xã hội khác:
Thứ nhất, về phương thức lao động, phương thức sản xuất: giai cấp công nhân là những người (tập đoàn người) lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá, quốc tế hoá cao.
Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa (không phải trong các quan hệ sản xuất khác): Giai cấp công nhân - giai cấp những người làm thuê thế kỷ XIX, do không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động, làm thuê cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư.
Căn cứ vào hai tiêu chí trên, trong tác phẩm “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản”, Ph. Ănghen đã đưa ra định nghĩa về giai cấp vô sản: “Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống dựa vào bán sức lao động của mình, tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào sự biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi. Nói tóm lại, giai cấp vô sản hay giai cấp của những người vô sản là giai cấp lao động trong thế kỷ XIX... Giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra”.
Phát triển học thuyết của Mác và Ph. Ănghen trong Thời đại Đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, đặc biệt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, trên cơ sở quan niệm đúng và mới về giai cấp, Lênin đã bổ sung thêm những thuộc tính mới của giai cấp công nhân. Theo Lênin giai cấp công nhân: “là giai cấp thống trị về chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp. Xu hướng phát triển của giai cấp vô sản là đi tới chỗ tự thủ tiêu mình với tư cách là giai cấp vô sản”.
Hiện nay, ở các nước xã hội chủ nghĩa, hoặc ở các nước đang trên con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khi giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền và là chủ sở hữu đích thực các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, thì khái niệm giai cấp vô sản theo đúng nghĩa đen của từ cũng hoàn toàn không còn nữa. Tất nhiên, giai cấp công nhân ở các nước này vẫn là một bộ phận của giai cấp vô sản (giai cấp công nhân) toàn thế giới. Nó xoá bỏ tình cảnh vô sản, nô lệ trước đây và trở thành giai cấp có địa vị của người làm chủ. Và do đó, ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng như các nước đang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa hiện nay, trên thực tế cũng không còn giai cấp vô sản theo nguyên nghĩa ở thế kỷ XIX nữa, cả về tài sản, mức sống, điều kiện sống, trình độ học vấn và trình độ văn hoá nói chung. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, của kinh tế tri thức, giai cấp công nhân có xu hướng “trí thức hoá” để trở thành giai cấp công nhân trí thức.
Ở nước ta, khi bàn về khái niệm giai cấp công nhân, các trung tâm nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau:
Theo các tác giả trong công trình “Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay”, Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn Bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb, CTQG, H, 1996, định nghĩa: “Giai cấp công nhân là giai cấp những người lao động hoạt động sản xuất trong các ngành công nghiệp thuộc các trình độ kỹ thuật khác nhau, mà địa vị kinh tế - xã hội thì tùy thuộc vào chế độ xã hội đương thời: ở các nước tư bản, họ là những người không có hoặc về cơ bản không tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ là những người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động cho mình” .
Theo tập thể các tác giả trong cuốn giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn Bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb, CTQG, H, 2002, định nghĩa: “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. ở các nước tư bản, giai cấp công ngân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ”[12]
Hiện nay, thế giới đã bước vào nền văn minh tin học, văn minh trí tuệ, nền văn minh tin học. Và, trong điều kiện ấy, sứ mệnh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng triệt để con người tất yếu vẫn thuộc về giai cấp công nhân hiện đại, tuyệt nhiên không phải vì là giai cấp nghèo khổ, thất học, không có của mà chính là ở chỗ giai cấp này mang bản chất cách mạng triệt để, tiêu biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại.
Xuất phát từ sự phân tích trên, GS, TS Dương Xuân Ngọc- Học viện Báo chí- Tuyên Truyền đưa ra định nghĩa về giai cấp công nhân hiện nay như sau: Giai cấp công nhân là một tập đoàn những người lao động ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất công nghiệp hiện đại, ngày càng xã hội hoá, quốc tế hoá cao và phát cùng với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức; là lực lượng sản xuất cơ bản và tiên tiến của thời đại hiện nay; là giai cấp thống trị về chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp
Như vậy, định nghĩa về giai cấp công nhân bao hàm những nội dung sau:
Thứ nhất, giai cấp công nhân là tập đoàn những người lao động hình thành gắn liền với nền sản xuất công nghiệp hiện đại ngày càng xã hội hoá, quốc tế hoá cao. Là con đẻ của nền đại công nghiệp, cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, giai cấp công nhân luôn có biến động cả về số lương, chất lượng và cơ cấu.
Thứ hai, giai cấp công nhân hiện nay phát triển gắn liền đồng thời với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức. Nghĩa là, trong thời đại mới, thời đại của khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển của giai cấp công nhân không chỉ gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp mà còn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế trí thức.
Thứ ba, giai cấp công nhân trong nền kinh tế công nghiệp cũng như trong nền kinh tế tri thức luôn là lực lượng sản xuất cơ bản và tiên tiến, thấm trí, ngày nay, giai cấp công nhân còn là lực lượng đi đầu, là lực lượng lãnh đạo sự nghiệp phát triển nền kinh tế tri thức. Sẽ không thể có nền kinh tế tri thức phát triển nếu không có giai cấp công nhân trí thức phát triển. và ngược lại, không thể có giai cấp công nhân trí thức nếu không có nền kinh tế tri thức phát triển.
Thứ tư, giai cấp công nhân là giai cấp thống trị về chính trị qui định chiều hướng phát triển của xã hội loài người - giai cấp công nhân luôn là giai cấp tiên phong, đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện cho xu hướng tiến bộ, có vai trò quyết định chiều hướng phát triển hợp qui luật, hợp xu thế của thời đại.
Thứ năm, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp.
Đã là giai cấp công nhân thì dù trong điều kiện hoàn cảnh nào vẫn là giai cấp có sứ mệnh lịch sử toàn thế giới: lật đổ ách áp bức tư bản chủ nghĩa, ách áp bức cuối cùng trong lịch sử, lãnh đạo nhân dân sáng tạo ra xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa, giải phóng triệt để con người.
Từ cách tiếp cận như vậy có thể định nghĩa giai cấp công nhân Việt Nam như sau: Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp những người lao động hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp hiện đại; là lực lượng sản xuất chủ yếu, là lực lượng đi đầu và lực lượng lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển kinh tế tri thức vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.2. Hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam
Ðọc lại Luận cương Chính trị của đảng Cộng sản Ðông Dương năm 1930 ta gặp những dòng này: "Trong lúc đầu, cuộc cách mạng Ðông Dương sẽ là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền... Tư sản dân quyền cách mạng được thắng lợi, chính phủ công nông đã dựng lên rồi, thì công nghiệp trong nước được phát triển, các tổ chức vô sản sẽ thêm kiên cố, sức mạnh giai cấp tương đương sẽ nặng về phía vô sản. Lúc đó sự tranh đấu sẽ thêm sâu, thêm rộng, làm cho cách mạng tư sản dân quyền tiến lên con đường cách mạng vô sản ".
Tuy nhận thức được rằng chỉ đến khi công nghiệp trong nước phát triển thì sức mạnh giai cấp tương đương mới sẽ nặng về phía vô sản.
Vậy, giai cấp công nhân là gi? Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành từ bao giờ ? Có đúng là đã có một giai cấp công nhân ở Việt Nam theo định nghĩa của Mác - Lênin không ? Nếu có thì đến nay nó có còn tồn tại không?... Ðây là những câu hỏi lẽ ra phải được bàn thảo nghiêm túc.
Giáo sư Phan Huy Lê cho rằng ngay từ thời phong kiến ở Việt Nam đã tồn tại các "cố công nhân", họ là những người làm công phục vụ trong các gia đình. Những người làm thuê này còn có loại gọi là "dung nhẫm", "đinh phu" mà Quốc Triều Hình Luật ghi là "đinh phu thợ thuyền" cùng với "dung phu" là những lao động trong hầm mỏ. Thời Lê mạt, năm 1831, mỏ vàng Chiên Ðàn (Quảng Nam) đã được khai thác với khoảng gần 1000 lao động. Năm 1833, mỏ vàng Tiên Kiều (Tuyên Quang) tập trung tới 3122 công nhân. Tính đến đầu đời Tự Ðức, từ Quảng Nam trở ra đã có 124 mỏ được khai thác trong đó có 3 mỏ vàng, 29 mỏ sắt, 14 mỏ bạc, 9 mỏ đồng, 7 mỏ kẽm, 4 mỏ chì, 1 mỏ thiếc... Lao động công nghiệp và thủ công nghiệp từ Lý - Trần trở đi ngày càng tinh xảo. Từ khi Lý Thái Tổ đời đô ra Thăng Long, kinh tế - văn hóa phát triển mạnh mẽ. Nhiều lao động công nghiệp, thủ công nghiệp đã được huy động vào các công việc xây dựng chùa quán, tô tượng, đúc chuông, làm cầu, đóng thuyền... Công nghệ đóng thuyền tàu đi sông đi biển bấy giờ từng đã được các thương nhân Hà Lan, Bồ Ðào Nha... đánh giá cao. Năm 1820, Ðại tá hải quân Hoa Kỳ J. White sang Việt Nam đã nhận xét: Người Việt Nam quả là những nhà đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành những công trình của họ rất mực chính xác.
Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng "Dù số lượng chỉ mới là trên dưới 100.000 người hoàn toàn sống vào nghề bán công nuôi miệng, chúng tôi nhận định rằng trước khi đại chiến thế giới 1914 - 1918 bùng nổ, giai cấp vô sản Việt Nam đã thành giai cấp... đó là "giai cấp tự mình", chưa phải " giai cấp cho mình ".
Giáo sư Văn Tạo lại cho rằng "Khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước là lúc giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu hình thành "giai cấp tự nó". Nhưng Ănghen khẳng định : "Giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sinh ra". Trước Mác và Ănghen, người ta chưa ý niệm về giai cấp vô sản nên thường cho rằng vô sản là những người lười biếng, hèn kém nên nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột trong các công trường thủ công và trong nền công nghiệp đang phát triển, bao gồm cả tầng lớp lưu manh, du thủ du thực.
Không biết ở Việt Nam cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra bao giờ ?Có được bao nhiêu công nhân làm thuê hiện đại và họ đã tập họp thành giai cấp như thế nào ? Họ có vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân nên buộc phải đi bán sức lao động để kiếm ăn hay hầu hết đều là những người rời bỏ quê hương ruộng đồng để đi tìm cuộc sống khả dĩ hơn ở nơi chốn thị thành?
Ở Việt Nam, cho đến 1896, Toàn quyền Paul Doumer - một nhà kinh tế - chính trị - mới được chính phủ Pháp cử sang Ðông Dương triển khai kế hoạch khai thác thuộc địa. Số lao động được sử dụng để xây cầu Long Biên (1902), cầu Sông Hương (1900), mở tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn (1902), Ðà Nẵng - Huế (1906), Sài Gòn - Nha Trang và Hải Phòng- Vân Nam (1910), ... ước tới hàng chục vạn người. Phần lớn là nông dân bị trưng tập hay bắt phu theo thời vụ. Trong số 3500 lao động làm đường xe lửa chỉ có khoảng 100 thợ nề chuyên nghiệp. Ðến năm 1906, cả nước có khoảng 90 nhà máy. Nam kỳ có các xưởng sửa chữa ôtô, làm xà phòng, chế biến đồ hộp, đóng tàu, xay sát gạo, nhà in... Bắc kỳ có các nhà máy rượu, nhà máy điện, nhà máy dệt, nhà máy xi măng, nhà máy giấy, nhà máy thuộc da... Năm 1929, toàn cõi Ðông Dương, mà chủ yếu là ở Việt Nam, có 220.000 công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư bản thực dân Pháp (53.000 công nhân mỏ, 86.000 công nhân công thương nghiệp, 81.000 công nhân đồn điền). Trong số này, đa số là công nhân áo nâu, tức là lao động tạp dịch đơn giản, lao động thủ công, văn hóa hết sức thấp, phần đông mù chữ. Công nhân áo xanh, tức công nhân kỹ thuật rất hiếm. Ðộ tập trung công nhân đã thấp lại luôn luôn bị phá vỡ do số công nhân lao khổ bị chết nhiều : một số mãn hạn được về quê, số khác bỏ trốn nên luôn phải bổ sung người mới. Riêng năm 1929 có 4.302 công nhân phá giao kèo, bỏ trốn, 6.907 người được mãn hạn. Số lượng công nhân ít ỏi, sống và làm việc phân tán rải rác, chất lượng lại kém nên người ta đã phải bàn đến chuyện ghép cả các công chức và giáo viên vào hàng ngũ công nhân.
Tóm lại: Giai cấp công nhân Việt Nam là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, lớp công nhân đầu tiên xuất hiện gắn liền với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897) và thực sự trở thành giai cấp công nhân Việt nam từ thời kỳ khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ hai (1924-1929). Cùng với quá trình phảt triển của cách mạng, quá trình đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành bộ phận của đội ngũ giai cấp công nhân quốc tế và giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng phát triển cả về lượng và chất sau năm 1930.
1.3. Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam
Giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành bộ phận của đội ngũ giai cấp công nhân quốc tế. Cho nên ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế như:
Giai cấp công nhân có vai trò quyết định nhất sự tồn tại và phát triển xã hội.
Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để.
Có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình.
Tính tổ chức, kỷ luật cao.
Tính tiên phong (về phương thức sản xuất, về tư tưởng, về Đảng của nó).
Ngoài những đặc điểm chung giai cấp công nhân Việt Nam còn có đặc điểm riêng:
Thứ nhất, phần lớn xuất thân từ nông dân bần cùng hoá nên họ có quan hệ chặt chẽ gần gũi với giai cấp nông dân về nhiều mặt.
Thứ hai, phải chịu ba tầng lớp áp bức bóc lột: Đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ.
Thứ ba, giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp có truyền thống yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc.
Sinh ra và lớn lên trong lòng dân tộc vốn có truyền thống yêu nước và tư tôn dân tộc, giai cấp công nhân sớm tiếp thu và được thừa hưởng truyền thống qui báu đó. Mặc dù mới ra đời, còn non trẻ, nhỏ bé, song giai cấp công nhân đã sớm trở thành giai cấp duy nhất được lịch sử, dân tộc thừa nhận và giao phó sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam ngay từ sau các phong trào cứu nước