Đề tài Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng tại Tòa án

Trong những năm trở lại đây, xã hội nước ta ngày càng phát triển kéo theo những quan hệ xã hội nảy sinh và ngày càng phức tạp. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp, các mâu thuẫn, các sự việc xảy ra trong xã hội gia tăng dẫn đến vi phạm pháp luật ngày càng phổ biến. Trong đó phải kể đến các tranh chấp trong lĩnh vực dân sự. Sự phức tạp của các vụ án dân sự thể hiện ở chỗ các tranh chấp dân sự không chỉ đơn thuần trong một lĩnh vực nhất định mà ở trong các lĩnh vực khác nhau như tranh chấp về kinh doanh, thương mại; tranh chấp về lao động; tranh chấp về đất đai; tranh chấp về hôn nhân gia đình, đã gây ra không ít khó khăn, vướng mắc cho cơ quan có chức năng trong quá trình giải quyết. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, sau Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 ra đời đã góp phần giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự trong những năm gần đây. Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định rõ thẩm quyền, cách thức giải quyết các vụ án dân sự thuộc tất cả các lĩnh vực dân sự khác nhau, khắc phục được một phần lớn những vướng mắc đã gặp phải khi giải quyết các vụ án dân sự.

doc75 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4534 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng tại Tòa án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài. Trong những năm trở lại đây, xã hội nước ta ngày càng phát triển kéo theo những quan hệ xã hội nảy sinh và ngày càng phức tạp. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp, các mâu thuẫn, các sự việc xảy ra trong xã hội gia tăng dẫn đến vi phạm pháp luật ngày càng phổ biến. Trong đó phải kể đến các tranh chấp trong lĩnh vực dân sự. Sự phức tạp của các vụ án dân sự thể hiện ở chỗ các tranh chấp dân sự không chỉ đơn thuần trong một lĩnh vực nhất định mà ở trong các lĩnh vực khác nhau như tranh chấp về kinh doanh, thương mại; tranh chấp về lao động; tranh chấp về đất đai; tranh chấp về hôn nhân gia đình,…đã gây ra không ít khó khăn, vướng mắc cho cơ quan có chức năng trong quá trình giải quyết. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, sau Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 ra đời đã góp phần giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự trong những năm gần đây. Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định rõ thẩm quyền, cách thức giải quyết các vụ án dân sự thuộc tất cả các lĩnh vực dân sự khác nhau, khắc phục được một phần lớn những vướng mắc đã gặp phải khi giải quyết các vụ án dân sự. Như đã đề cập ở trên, các vụ án dân sự ngày càng có chiều hướng gia tăng, chính vì vậy cần phải áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án này. Một trong những giai đoạn giải quyết đó thì giai đoạn xét xử là giai đoạn rất quan trọng trong thủ tục giả quyết án dân sự. Giải quyết đúng pháp luật là đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự. Trong hoạt động tư pháp thì Tòa án giữ vai trò trung tâm và là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh Nhà nước tiến hành xét xử các vụ án nói chung và sơ thẩm các vụ án dân sự theo pháp luật nói riêng. Trong những năm qua việc xét xử của Tòa án đã góp phần giải quyết được những tranh chấp về các lĩnh vực dân sự tránh được những tranh chấp nghiêm trọng xảy ra và đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự trong các vụ án. Bên cạnh những mặt đạt được trong xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thì còn một số hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình xét xử dẫn đến tình trạng một số án dân sự sơ thẩm không thi hành được trên thực tế, tồn đọng án chưa xử, một số vụ còn dây dưa kéo dài,... làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự. Ở địa bàn huyện Nghĩa Đàn trong những năm gần đây, số vụ án dân sự tăng lên đáng kể. Đặc thù của vụ án dân sự là đa dạng về cả nội dung lẫn hình thức. Chính vì vậy, việc áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử những vụ án này gặp không ít khó khăn. Hàng năm, Tòa án huyện Nghĩa Đàn đã thụ lý và giải quyết hang chục vụ về lĩnh vực dân sự, góp phần giải quyết được một phần rất lớn các tranh chấp thuộc các lĩnh vực dân sự trên địa bàn, mang lại quyền lợi và lấy lại lợi ích cho những đương sự đã bị mất đi và quan trọng nhất là đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần xây dựng chế độ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình xét xử vụ án dân sự thì Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn vẫn còn mắc phải một số thiếu sót dẫn đến một số án còn tồn đọng chưa xét xử kịp thời ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân và ảnh hưởng tới tính nghiêm minh của pháp luật. Chính vì những lẽ trên tôi chọn đề tài “Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn” làm khóa luận tốt nghiệp. Qua đề tài này tôi mong muốn làm rõ thêm về trình tự tiến hành trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, tìm ra những bất cập và vướng mắc trong pháp luật cũng như trên thực tiễn và từ đó tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án dân sự của pháp luật nói chung và thực tiễn tại Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn nói riêng. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: + Nghiên cứu lý luận về giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam. +Xem xét và đánh giá thực tiễn xét xử các vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn. + Tìm ra những vướng mắc và bất cập trong quá trình vận dụng pháp luật vào thực tiễn xét xử để từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn nói riêng, đáp ứng nhu cầu cải cách tư pháp của nước nhà. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được những mục đích nêu trên, khóa luận cần phải thực hiện một số nhiệm vụ sau: + Đưa ra khái niệm giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, nêu đặc diểm, nội dung và các giai đoạn khác nhau của cả quá trình xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành. + Đánh giá kết quả đạt được, những ưu điểm, hạn chế của hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo pháp luật của Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn và chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của hạn chế nêu trên. + Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án dân sự đối với Tòa án nói chung và Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: + Là việc xét xử các vụ án dân sự theo pháp luật và thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nghiên cứu của đề tài là giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn. + Thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2011. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Cơ sở lý luận: Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, trong đó có vấn đề xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo pháp luật. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu của triết học Mác – Lênin về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgic; phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận - Khóa luận là đề tài nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn của giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật do đó sẽ góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận về giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo pháp luật, làm phong phú thêm những vấn đề lý luận trong lĩnh vực này. - Khóa luận giúp làm rõ thêm những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật vào giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và góp phần tìm ra những giải pháp nhằm ngày càng hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật tố tụng dân sự trong lĩnh vực xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. - Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần cung cấp cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho những người trực tiếp làm công tác xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo pháp luật tại các Tòa án nói chung và Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn nói riêng. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo khóa luận gồm 2 chương. Chương 1: Pháp luật Việt Nam về xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Chương 2: Thực tiễn xét xư sơ thẩm vụ án dân sự tại TAND huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2011. PHẦN HAI TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vụ án dân sự. Vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có tranh chấp và yêu cầu Tòa án là có căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Vụ án dân sự có những đặc điểm sau đây: Một là, chỉ là vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu được giải quyết. Nghĩa là, khi các bên phát sinh tranh chấp sau đó gửi đơn lên Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ xem xét đơn kiện đó và chỉ khi Tòa án thụ lý thì tranh chấp đó mới được coi là một vụ án dân sự. Hai là, khi có tranh chấp xảy ra mà các bên không thể tự thỏa thuận được và đều có mong muốn khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi ích của mình. Khi các bên phát sinh tranh chấp về một vấn đề nào đó mà không thể tự thỏa thuận được và đều có mong muốn được Tòa án giải quyết. Ba là, vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nghĩa là vụ án này phải thuộc thẩm quyền của Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Bởi vì có một số vụ án trước khi đưa ra Tòa án giải quyết thì phải qua cấp giải quyết trung gian, nếu không giải quyết được thì Tòa án mới giải quyết nếu có yêu cầu của đương sự. Bốn là, được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, được quyết định bằng một bản án và bắt buộc các bên phải thực hiện. Khi vụ án đã được Tòa án thụ lý thì có nghĩa là việc giải quyết tranh chấp đó phải tuân theo trình tự giải quyết mà pháp luật đã quy định và bản án, quyết định mà Tòa án đã tuyên có giá trị pháp lý và buộc các bên phải thực hiện theo bản án, quyết định đó. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là việc Tòa án tiến hành xem xét các tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã cung cấp và tiến hành phiên tòa xét xử sơ thẩm để từ đó đưa ra quyết định giải quyết vụ án đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các bên đương sự. Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có những đặc điểm sau đây: Một là, đây là vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp cơ sở. Hai là, đây là phiên tòa đầu tiên giải quyết đơn khởi kiện tranh chấp của các bên đương sự; Ba là, đây không phải là phán quyết cuối cùng, đương sự có quyền khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án trong vòng 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra bản án hay quyết định. 1.2. Các giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành. 1.2.1. Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự 1.2.1.1. Khởi kiện vụ án dân sự. Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác. Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, tại chương V đã quy định rằng: “ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” [1]. Trong các quyền con người đã được Hiến pháp ghi nhận, quyền dân sự của công dân có ý nghĩa rất quan trọng. Theo đó, công dân được phép xử sự theo một cách nhất định hoặc được yêu cầu người khác thực hiện những hành vi nhất định để thỏa mãn lợi ích của mình. Quyền năng này được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. Sử dụng quyền dân sự, cá nhân và các chủ thể khác được thực hiện quyền tự do kinh doanh và các hoạt động hợp pháp khác làm ra của cải, tài sản và các thu nhập hợp pháp khác để đáp ứng tốt hơn các lợi ích vật chất và văn hóa tinh thần ngày càng cao của mỗi người. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền dân sự chính đáng ấy. Vì vậy, BLDS 2005 chính thức ghi nhận quyền này và cho phép cá nhân và các chủ thể khác được chủ động thực hiện biện pháp để tự bảo vệ mình. Để bảo hộ cho các quyền dân sự của các chủ thể, Nhà nước quy định nhiều biện pháp, cách bảo vệ khác nhau như bảo vệ bằng các biện pháp hình sự, bảo vệ bằng biện pháp hành chính... Đặc biệt hơn trong số các biện pháp bảo vệ quyền dân sự là biện pháp khởi kiện vụ án dân sự theo trình tự tố tụng dân sự. Thực hiện phương thức này, cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác có quyền dân sự bị xâm phạm có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền dân sự phải chấm dứt hành vi trái pháp luật hoặc phải bồi thường thiệt hại hoặc phải chịu chế tài phạt vi phạm... Như vậy, trong các biện pháp bảo hộ của Nhà nước đối với quyền dân sự thì quyền khởi kiện vụ án dân sự là một biện pháp hữu hiệu quan trọng có tính khả thi cao. Tại Điều 161 chương VII Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định về quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức như sau: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Để đảm bảo hơn nữa quyền khởi kiện của cá nhân thì pháp luật nước ta còn quy định cho một số cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện trong một số lĩnh vực nhất định để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể. Điều này đã được cụ thể hóa trong Điều 162 Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Theo quy định tại điều này thì cơ quan dân số, gia đình và trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện về vụ án hôn nhân và gia đình trong trường hợp do luật Hôn nhân và gia đình quy định. Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Ý nghĩa của việc khởi kiện vụ án dân sự Khởi kiện vụ án dân sự là hành vi đầu tiên của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Không có hoạt động khởi kiện thì cũng không có quá trình tố tụng dân sự cho các giai đoạn tiếp theo. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện của các chủ thể. Đặc trưng của phương thức khởi kiện là trao cho đương sự quyền tự do hành động cùng với quyền tự định đoạt của các chủ thể khởi kiện làm cơ sở tố tụng. Theo đó, khởi kiện là phương thức để các chủ thể có thể hành động ngay tức khắc để tự bảo vệ các quyền dân sự của mình tránh nguy cơ xâm phạm xảy ra, như khởi kiện đòi lại tài sản... Với hành vi khởi kiện kịp thời như vậy, các cơ quan tố tụng sẽ có hành động can thiệp kịp thời, các quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ, thiệt hại sớm được khắc phục, ngăn chặn và chấm dứt hành vi trái pháp luật và sớm khôi phục lại mối quan hệ thiện chí, cởi mở giao hòa giữa các bên trong đời sống dân sự. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự Một là, về chủ thể khởi kiện. Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là các chủ thể theo quy định của pháp luật được tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Các chủ thể này bao gồm cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức đáp ứng được những điều kiện do pháp luật quy định. Đối với những cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng mà có quyền lợi cần phải được bảo vệ thì họ không thể tự mình khởi kiện vụ án được mà phải do người đại diện thay mặt để thực hiện việc khởi kiện vụ án. Theo Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự thì pháp luật cũng đòi hỏi cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt trong tố tụng dân sự, nó không cho phép người không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật lợi dụng quyền khởi kiện để rồi lại xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Cá nhân khi đã có năng lực chủ thể đầy đủ thì có thể tự mình khởi kiện hoặc làm giấy ủy quyền cho một người khác có năng lực hành vi thay mặt mình khởi kiện, trừ việc li hôn. Các cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị xâm phạm hoặc tranh chấp. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức còn khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của pháp luật. Ngoài những trường hợp các cá nhân, cơ quan tổ chức khác được khởi kiện những vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định tại các điều 55, 56 Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật tố tụng dân sự còn quy định các cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Hai là, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Luật sửa đổi bổ sung BLTTDS quy định các tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được bổ sung 02 loại là: Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Vụ việc chưa được Tòa án giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật. Nếu một vụ án đã được Tòa án của Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa. Ba là, vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện. Việc pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện vừa có ý nghĩa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, pháp nhân không bị xâm phạm vừa bảo đảm giải quyết vụ án dân sự được thuận lợi. Vì vậy, việc khởi kiện vụ án phải được tiến hành trong thời hiệu khởi kiện. Việc xác định đúng thời hiệu khởi kiện có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động giải quyết tranh chấp của cơ quan Tòa án. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự còn nhiều điểm bất cập, tạo nên nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho thực tiễn áp dụng, ảnh hưởng không ít đến quyền lợi của đương sự. Điều 159 BLTTDS quy định thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà đương sự được quyền yêu cầu cơ quan Tòa án giải quyết vụ việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Quy định về thời hiệu khởi kiện buộc các đương sự phải ý thức được việc bảo vệ quyền lợi của mình và sớm có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tránh tình trạng khởi kiện tuỳ hứng. Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm. Như vậy, để xác định đúng thời hiệu khởi kiện, phải xác định được quan hệ tranh chấp đó có được văn bản pháp luật nào khác quy định về thời hiệu khởi kiện hay không. Điều quan trọng thứ hai là phải xác định đúng ngày nào được coi là ngày có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm để bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện.Tuy nhiên việc xác định thời hiệu khởi kiện của một vụ án trên thực tế không phải dễ dàng. Mỗi vụ án thuộc những lĩnh vực khác nhau lại mang những đặc thù riêng của thời hiệu khởi kiện vụ án. Chính vì vậy mà gặp rất nhiều bất cập khi xác định thời hiệu khởi kiện của từng loại tranh chấp. Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự là giới hạn những vấn đề khởi kiện trong một vụ án dân sự Để đảm bảo việc giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhanh chóng và đúng đắn, Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định phạm vi khởi kiện vụ án dân sự, cụ thể được quy định tại điều 163 BLTTDS. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định tại điều 162 BLTTDS có thể khởi kiện đối với một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án. Các yêu cầu liên quan đến nhau là những yêu cầu phát sinh từ một quan hệ pháp luật hoặc các quan hệ pháp luật có liên quan đến nhau. Trong trường hợp đương sự khởi kiện về những yêu cầu không liên quan đến nhau thì Tòa án phải thụ lý giải quyết các yêu cầu của họ trong từng vụ án riêng. Hình thức khởi kiện và việc gửi đơn khởi kiện vụ án dân sự. - Hình thức khởi kiện vụ án dân sự Vụ án dân sự phát sinh chủ yếu là do cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền khởi kiện của mình bằng việc nộp đơn khởi kiện tại Tòa án. Để các đương sự nắm rõ về hình thức và nội dung của đơn khởi kiện thì pháp luật đã quy định rõ hình thức và nội dung của đơn khởi kiện căn cứ theo điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó thì cá nhân, cơ quan tổ chức muốn khởi kiện thì phải làm đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án ph
Tài liệu liên quan