Đề tài Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An

Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Nông nghiệp vẫn được coi là ngành kinh tế quan trọng đối với nước ta hiện nay, là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư cả nước, là nơi cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế quốc dân, là thị trường tiêu thụ quan trọng của công nghiệp và nhiều ngành kinh tế khác. Do vậy, công cuộc Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước với mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh" được bắt đầu bằng việc phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn. Từ Đại hội lần thứ V Đảng Cộng sản Việt Nam (1982) nông nghiệp được coi là "Mặt trận hàng đầu". Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 do Đại hội Đảng IX thông qua tiếp tục khẳng định quan điểm này. Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010 của Đại hội Đảng X nêu rõ: Tiếp tục đẩy mạnh và coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa p hương. Tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, các vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với làng nghề, các loại hình sản xuất trang trại, hợp tác xã (HTX), sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao. Nghệ An là một tỉnh lớn nằm ở phía Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu kinh tế - xã hội Bắc Nam, với diện tích đất tự nhiên là 1.648.729,74 ha và có hơn 3,1 triệu người sinh sống. Nông nghiệp vừa là bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, vừa có điều kiện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Vì vậy, nông nghiệp là ngành được đặc biệt chú trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An. Trong nhiều năm qua, mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Nghệ An đã diễn ra nhanh hơn nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng trong nông nghiệp chưa được khai thác. Sản xuất nông nghiệp còn mang tính nhỏ lẻ, sản xuất tự cung, tự cấp là chủ yếu. Sản phẩm nông nghiệp làm ra chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng của hộ gia đình và thị trường nội địa, có hướng tới xuất khẩu nhưng chưa nhiều và hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết lợi thế và tiềm năng của tỉnh. Ngành chăn nuôi chưa phát huy hết lợi thế; tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp thuần còn cao; dịch vụ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh hiện nay chưa phù hợp với quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế Quốc tế, chưa phát huy hết tiềm năng về sản xuất hàng hoá, vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Do đó, đề tài "Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An" là thực tế khách quan và là yêu cầu đặt ra mang tính cấp thiết.

pdf125 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------------- PHẠM NGUYỆT THƯƠNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA CỦA TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2008 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------------- PHẠM NGUYỆT THƯƠNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA CỦA TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 - 31 - 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Quang Thiệu Thái Nguyên, năm 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2008 Tác giả Phạm Nguyệt Thương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii LỜI CẢM ƠN Cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới tất cả các đơn vị, cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới TS. Đoàn Quang Thiệu - giáo viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nhgiên cứu và hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, khoa sau Đại học, cùng toàn thể quý thầy cô giáo. Tôi xin chân thành cảm ơn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, Cục thống kê Nghệ An, Sở Lao động và thương binh xã hội tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An, UBND thành phố Vinh, UBND các huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An và toàn thể các hộ gia đình, cá nhân đã giúp đỡ tôi trong điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An, chân thành cảm ơn tập thể ban chủ nhiệm khoa và giáo viên khoa Kế Toán- Phân tích trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Nghệ An, các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2008 Tác giả Phạm Nguyệt Thương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CNH Công nghiệp hoá GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GTSX Giá trị sản xuất HĐH Hiện đại hoá HTX Hợp tác xã UBND Uỷ ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường WTO Tổ chức thương mại Thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng quỹ đất tỉnh Nghệ An năm 2007 Bảng 2.2. Dân số và lao động của tỉnh Nghệ An năm 2007 Bảng 2.3.Giá trị và cơ cấu giá trị sản phẩm các ngành kinh tế tỉnh Nghệ An Bảng 2.4. Cơ cấu GDP trong các thành phần kinh tế của tỉnh Nghệ An Bảng 2.5. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế các ngành sản xuất nông- lâm - thuỷ sản tỉnh Nghệ An Bảng 2.6. Giá trị sản xuất và cơ cấu các loại cây trồng của tỉnh Nghệ An Bảng 2.7. Diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực, thực phẩm Bảng 2.8. Diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả Bảng 2.9. Diện tích, năng suất, sản lượng cây công nghiệp Bảng 2.10. Tỷ suất nông sản hàng hoá các loại cây lương thực, thực phẩm Bảng 2.11. Tỷ suất nông sản hàng hoá các loại cây ăn quả Bảng 2.12. Tỷ suất nông sản hàng hoá các loại cây công nghiệp Bảng 2.13.Giá trị và cơ cấu GTSX các loại vật nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An Bảng 2.14. Số lượng và sản lượng sản phẩm chăn nuôi tỉnh Nghệ An Bảng 2.15. Tỷ suất nông sản hàng hoá trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bảng 2.16. GTSX và cơ cấu GTSX các thành phần kinh tế của tỉnh Nghệ An năm 2007 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế của tỉnh Nghệ An Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp thuần theo giá thực tế Bảng 3.1. Cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động tỉnh Nghệ An đến năm 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên v MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ....................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................... ii Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................... iii Danh mục các bảng ............................................................................................................. iv Mục lục ................................................................................................................................. v Mở đầu .................................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá .................................................................................................... 5 1.1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ...................... 5 1.1.2. Sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ..................................................................................... 14 1.1.3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá .............................................................................................................. 21 1.1.4. Tác động của hội nhập kinh tế Quốc tế đến sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ........................ 23 1.1.5. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá một số nước trên thế giới và Việt Nam ....................................... 25 1.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 32 1.2.1. Các phương pháp nghiên cứu .................................................................... 32 1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ................................................................. 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN ......... 35 2.1. Đặc điểm của tỉnh Nghệ An. ........................................................................ 35 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ..................................................................................... 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vi 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..................................................................... 39 2.2. Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Nghệ An trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. ......................................................................... 44 2.3. Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An trong 5 năm qua ............................................................................................................... 47 2.3.1 Thực trạng cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An. ............................................ 47 2.3.2 Thực trạng và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh Nghệ An trong 5 năm qua ..................................................................... 52 2.3.3 Những kết quả đạt được và tồn tại trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An ................................................................... 81 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN ....................... 85 3.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại tỉnh Nghệ An đến năm 2020 .................. 85 3.1.1- Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Nghệ An ....................................................................... 85 3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An ............................................................................ 87 3.1.3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020 .............................................. 89 3.2. Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại tỉnh Nghệ An đến năm 2020 ............................................ 95 3.2.1. Giải pháp chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An ....................................................... 95 3.2.2. Giải pháp cụ thể đối với từng ngành trong nông nghiệp thuần ................ 104 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................................... 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 114 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU I - TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Nông nghiệp vẫn được coi là ngành kinh tế quan trọng đối với nước ta hiện nay, là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư cả nước, là nơi cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế quốc dân, là thị trường tiêu thụ quan trọng của công nghiệp và nhiều ngành kinh tế khác. Do vậy, công cuộc Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước với mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh" được bắt đầu bằng việc phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn. Từ Đại hội lần thứ V Đảng Cộng sản Việt Nam (1982) nông nghiệp được coi là "Mặt trận hàng đầu". Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010 do Đại hội Đảng IX thông qua tiếp tục khẳng định quan điểm này. Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010 của Đại hội Đảng X nêu rõ: Tiếp tục đẩy mạnh và coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương. Tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, các vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với làng nghề, các loại hình sản xuất trang trại, hợp tác xã (HTX), sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao. Nghệ An là một tỉnh lớn nằm ở phía Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu kinh tế - xã hội Bắc Nam, với diện tích đất tự nhiên là 1.648.729,74 ha và có hơn 3,1 triệu người sinh sống. Nông nghiệp vừa là bộ phận quan trọng trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 cơ cấu kinh tế của tỉnh, vừa có điều kiện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Vì vậy, nông nghiệp là ngành được đặc biệt chú trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An. Trong nhiều năm qua, mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Nghệ An đã diễn ra nhanh hơn nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng trong nông nghiệp chưa được khai thác. Sản xuất nông nghiệp còn mang tính nhỏ lẻ, sản xuất tự cung, tự cấp là chủ yếu. Sản phẩm nông nghiệp làm ra chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng của hộ gia đình và thị trường nội địa, có hướng tới xuất khẩu nhưng chưa nhiều và hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết lợi thế và tiềm năng của tỉnh. Ngành chăn nuôi chưa phát huy hết lợi thế; tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp thuần còn cao; dịch vụ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh hiện nay chưa phù hợp với quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế Quốc tế, chưa phát huy hết tiềm năng về sản xuất hàng hoá, vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Do đó, đề tài "Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An" là thực tế khách quan và là yêu cầu đặt ra mang tính cấp thiết. II - MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU * Mục tiêu chung: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xác định rõ sự bất hợp lý và những nguyên nhân, từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời kỳ CNH, HĐH và xu thế hội nhập Quốc tế hiện nay. * Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT nông nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 - Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại tỉnh Nghệ An trong những năm qua, chỉ ra kết quả, tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng. - Đề xuất giải pháp chủ yếu mang tính khả thi nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. III - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1- Đối tƣợng nghiên cứu Là những vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhất là cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2008- 2020. 3.2- Phạm vi nghiên cứu * Về không gian Nghiên cứu, đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nghệ An * Về thời gian - Phần tổng quan thu thập từ các tài liệu đã công bố từ năm 1996 đến nay. - Các số liệu, tài liệu phục vụ đánh giá thực trạng địa bàn nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ 2003 - 2007 - Phần định hướng tham khảo các tài liệu về mục tiêu, phương hướng phát triển đến năm 2010 và 2020. * Về nội dung Đề tài chỉ tập trung đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nghệ An trong những năm qua dựa trên định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tìm ra những căn cứ, đề xuất giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho giai đoạn tiếp theo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 IV - BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Nghệ An Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Nghệ An Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ 1.1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.1.1.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp * Khái niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp Nền kinh tế của mỗi nước là một tổ hợp phức tạp, bao gồm các bộ phận và phân hệ hợp thành. Việc phân tích, đánh giá cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải xem xét cấu trúc bên trong của nền kinh tế, biểu hiện ở những mối quan hệ kinh tế giữa các bộ phận và giữa các phân hệ của các bộ phận đó trong hệ thống kinh tế. Những mối quan hệ kinh tế đó ràng buộc lẫn nhau và được biểu hiện ở những quan hệ về mặt lượng cũng như quan hệ về mặt chất. C.Mác đã chỉ ra rằng: “Cơ cấu kinh tế là sự phân chia về chất lượng và tỉ lệ về số lượng của quá trình sản xuất xã hội" [6]. Khi có sự thay đổi của một số bộ phận và phân hệ nào đó trong hệ thống kinh tế sẽ làm thay đổi các bộ phận và phân hệ còn lại, hoặc ngược lại. Trong khi phân tích và đánh giá một cơ cấu kinh tế trên quan điểm hệ thống nhất thiết phải chỉ ra được định lượng và định tính của các quan hệ kinh tế. Là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội, cơ cấu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất của nền kinh tế. Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải có các bộ phận, các phân hệ được kết hợp với nhau một cách hài hoà, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên của đất nước, làm cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, có nhịp độ tăng trưởng và phát triển ổn định, nâng cao mức sống của dân cư và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc có hiệu quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Cơ cấu kinh tế của một nước xét trên tổng thể bao gồm những mối liên hệ tổng thể giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế của nước đó, bao gồm các yếu tố kinh tế, các lĩnh vực kinh tế (sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng), các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ …), các khu vực kinh tế (nông thôn, thành thị), các thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, cá thể, hộ gia đình). Ở mỗi vùng, mỗi ngành, mỗi thành phần kinh tế lại có cơ cấu riêng của mình tuỳ thuộc vào những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể. Để có một nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tất yếu phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý. Cơ cấu kinh tế đó phản ánh được các yêu cầu của quy luật khách quan: Quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội. Trong việc hình thành và vận động của cơ cấu kinh tế, nhân tố chủ quan của con người cũng có vai trò rất quan trọng. Việc nhận thức đầy đủ và ngày càng sâu sắc các quy luật khách quan, người ta phân tích, đánh giá hiện trạng của cơ cấu kinh tế, biết được xu hướng biến đổi của cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đó tìm ra các phương án xác lập cơ cấu kinh tế cụ thể và lựa chọn phương án tối ưu có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trong những điều kiện cụ thể của đất nước. Đồng thời qua đó tìm ra và thực hiện các giải pháp hữu hiệu để đảm bảo cơ cấu kinh tế đó đi vào cuộc sống. Lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại đã cho thấy cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh, bất biến mà luôn ở trạng thái vận động, không ngừng biến đổi, phát triển và có sự chuyển dịch cần thiết phù hợp với những thay đổi biến động của các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. Do tác động của tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới, do sự phát triển của khoa học quản lý và ứng dụng nó trong thực tiễn hoạt động kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế cũng theo sự phát triển đó mà ngày càng hoàn thiện hơn. Theo đà phát triển của xã hội, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động xã hội ngày càng sâu rộng, cơ cấu kinh tế cũng ngày càng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 tiến bộ. Muốn xác lập cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với những mục tiêu, chiến lược kinh tế - xã hội của các thời kỳ lịch sử nhất định, con người phải nghiên cứu các quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội. Đó là sự đòi hỏi bức thiết. Nghiên cứu hoạch định và dự báo cơ cấu kinh tế hiện tại và trong tương lai là việc làm cần thiết của các nhà lý luận và những người quản lý. Từ đó yêu cầu trước hết phải đặt ra là nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn các chính s
Tài liệu liên quan