Đề tài Giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của công ty tài chính Bưu điện trong Tổng công ty theo hướng tập đoàn kinh tế

Công ty Tài chính trực thuộc Tổng Công ty Nhà nước là một trung gian tài chính đặc biệt và là một mô hình quản lý kinh doanh mới trong hoạt động kinh tế - tài chính tại Việt Nam. Sự ra đời và phát triển của loại hình doanh nghiệp này đã mang lại một luồng sinh khí mới cho thị trường vốn nước ta, đóng vai trò to lớn trong việc khai thác các nguồn lực trong nội bộ ngành, các nguồn vốn trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, thực hiện chuyên môn hoá trong quản lý kinh tế-tài chính của Tổng công ty nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng tiềm lực tài chính của Tổng công ty.

doc83 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của công ty tài chính Bưu điện trong Tổng công ty theo hướng tập đoàn kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn: Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn chu đáo của cô giáo - Tiến sĩ Lưu Thị Hương và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong công ty tài chính Bưu điện. Thông qua bài viết này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo và các cô chú trong công ty. Lời mở đầu Công ty Tài chính trực thuộc Tổng Công ty Nhà nước là một trung gian tài chính đặc biệt và là một mô hình quản lý kinh doanh mới trong hoạt động kinh tế - tài chính tại Việt Nam. Sự ra đời và phát triển của loại hình doanh nghiệp này đã mang lại một luồng sinh khí mới cho thị trường vốn nước ta, đóng vai trò to lớn trong việc khai thác các nguồn lực trong nội bộ ngành, các nguồn vốn trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, thực hiện chuyên môn hoá trong quản lý kinh tế-tài chính của Tổng công ty nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng tiềm lực tài chính của Tổng công ty. Với chủ trương xây dựng các Tổng công ty phát triển thành tập đoàn kinh tế mạnh do đó điều tất yếu các Tổng công ty phải gắn mình vào hệ thống thị trường tài chính tiền tệ. Chính vì vậy cần thiết phải có các giải pháp hữu hiệu để từng bước hoàn thiện hoạt động của công ty tài chính trong các Tổng công ty. Bưu chính -Viễn thông là một ngành kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh tế của quốc gia, đòi hỏi phát triển nhanh, đi trước, phục vụ cho quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, thúc đẩy các ngành kinh tế-xã hội phát triển. Bưu chính-Viễn thông được đánh giá là một trong những ngành kinh tế phát triển nhất của nước ta và cũng là ngành có nhiều cơ hội và không ít thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trong thế kỷ mới. Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn viết chuyên đề với đề tài "Giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của công ty tài chính Bưu điện trong Tổng công ty theo hướng tập đoàn kinh tế". Chuyên đề được cấu trúc thành 3 chương với nội dung như sau: Chương 1: Vai trò của công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế Chương 2: Thực trạng hoạt động của công ty tài chính Bưu điện trong Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Chương 3: Giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của công ty tài chính Bưu điện trong Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Mục lục Chương 1: Vai trò của công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế 5 1.1.Tổng quan về mô hình tập đoàn 5 1.1.1.Khái niệm tập đoàn kinh tế 5 1.1.2.Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế 7 1.1.3.Định hướng xây dựng các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam 9 1.1.3.1.Thực trạng mô hình Tổng công ty 91- Mô hình thí điểm thành lập các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam. 9 1.1.3.2.Định hướng chung về mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam 14 1.2.Vai trò của công ty tài chính trong các Tổng công ty theo mô hình tập đoàn ở Việt Nam hiện nay. 17 1.2.1.Công ty tài chính trong tập đoàn- Một mô hình mới. 17 1.2.2.Vai trò của công ty tài chính trong tập đoàn 20 1.2.2.1. Vai trò Huy động vốn 22 1.2.2.2.Vai trò đầu tư tài chính 23 1.2.2.3.Vai trò điều hoà vốn 24 1.3.Điều kiện phát triển các công ty tài chính trong Tổng công ty. 25 1.3.1.Điều kiện về môi trường vĩ mô 25 1.3.2.Điều kiện về môi trường vi mô 27 Chương 2: Thực trạng hoạt động của công ty tài chính Bưu điện trong Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). 31 2.1.Giới thiệu về Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. 31 2.1.1.Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của VNPT 31 2.1.2.Những thành tựu đạt được 33 2.1.3.Cơ hội và thách thức 36 2.2.Thực trạng hoạt động của công ty tài chính Bưu điện(PTF) 37 2.2.1.Giới thiệu tổng quan về PTF 37 2.2.2.Các hoạt động của PTF 41 2.2.2.1.Hoạt động huy động vốn 41 2.2.2.2.Hoạt động tín dụng 45 2.2.2.3.Đầu tư tài chính. 47 2.2.2.4.Hoạt động trên thị trường vốn 51 2.2.2.5.Hoạt động tư vấn 51 2.3.Đánh giá 54 2.3.1. Đánh giá về hoạt động của công ty 54 2.3.1.1.Những kết quả đạt được 54 2.3.1.2.Những khó khăn 56 2.3.2.Đánh giá về vai trò của PTF trong VNPT hiện nay. 64 2.3.2.1.Thành công 64 2.3.2.2.Hạn chế 65 Chương 3: Giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của công ty tài chính Bưu điện trong Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.(VNPT) 67 3.1.Định hướng phát triển của VNPT 67 3.1.1.Sự cần thiết đổi mới tổ chức của VNPT 67 3.1.2.VNPT có đủ điều kiện để tiến tới thành lập tập đoàn kinh tế 69 3.1.3.Mô hình tập đoàn Viễn thông Việt Nam 70 3.2.Định hướng phát triển của công ty tài chính Bưu điện(PTF) 72 3.2.1.Vị trí của PTF trong mô hình mới 72 3.2.2.Mục tiêu chiến lược trong thời gian tới của PTF 73 3.3. Giải pháp nâng cao vai trò của PTF trong VNPT 74 3.3.1.Giải pháp nâng cao vai trò huy động vốn 75 3.3.2.Giải pháp nâng cao vai trò đầu tư tài chính 75 3.3.3.Giải pháp nâng cao vai trò điều hoà vốn 76 3.3.4.Các Giải pháp khác 76 3.4.Một số kiến nghị 77 3.4.1.Kiến nghị về cơ chế chính sách của Nhà nước 77 3.4.2.Kiến nghị về quy chế quản lý tài chính trong tập đoàn Bưu điện 80 3.4.3.Kiến nghị khác về mở rộng hoạt động cho PTF 82 Kết luận 83 Chương 1: Vai trò của công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế. 1.1.Tổng quan về mô hình tập đoàn 1.1.1.Khái niệm tập đoàn kinh tế Trong nền kinh tế ngày nay, cả thế giới đều biết đến những cái tên như General Motors, IBM, Mobil & Exxon của Hoa kỳ; LG, Sam sung, Daewoo của Hàn Quốc; Honda, Missubisi của Nhật Bản...Các tập đoàn khổng lồ (hay còn gọi là Giant, Blue chip, Cheabol, hay là Zaibatsu, Keiretsu) này đã trở thành biểu tượng sức mạnh kinh tế của các quốc gia. Tập đoàn kinh doanh đã trở thành một hình thức phổ biến, đóng vai trò chi phối và tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế ở nhiều nước. Thực tế đã chứng minh sức mạnh của tập đoàn trong xu hướng hội nhập và canh tranh gay gắt trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên do có sự khác nhau về phương thức hình thành, nguyên tắc tổ chức, tư cách pháp nhân của tập đoàn mà cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về tập đoàn kinh doanh.Tuỳ theo giác độ nghiên cứu, phân tích khác nhau, người ta đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về tập đoàn. Với thuật ngữ "Group"(tức là tập đoàn) hiện có nhiều cách giải thích khác nhau rất phong phú. Có một học giả giải nghĩa rằng:"Một nhóm là một tập đoàn kinh tế và tài chính gồm một công ty mẹ và các công ty con mà nó kiểm soát hay trong đó nó có tham gia. Mỗi công ty bản thân nó cũng có thể kiểm soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác". Trong cuốn từ điển kinh doanh thế giới, khái niệm "group company" được hiểu là ' Tập đoàn công ty bao gồm một công ty mẹ và các công ty con là các công ty mà công ty mẹ nắm giữ trên một nửa mệnh giá vốn cổ phần của nó hoặc nắm được một số cổ phần chi phối và điều khiển ban giám đốc. Nếu một công ty có các công ty con mà các công ty con này lại có các công ty con khác thì tất cả các công ty gộp lại là những thành viên của tập đoàn trên" ở nước ta, hiện cũng có nhiều quan niệm khác nhau về tập đoàn kinh doanh. Có tác giả đưa ra định nghĩa về tập đoàn như sau:"Một thực thể kinh tế thể hiện sự liên kết kinh tế giữa các thành viên là các doanh nghiệp có quan hệ với nhau về công nghệ, lợi ích được gọi bằng các tên khác nhau như: hiệp hội, liên hiệp xí nghiệp, Tổng công ty theo mô hình tập đoàn, tập đoàn kinh doanh" Cũng có tác giả lại quan niệm rằng:"Tập đoàn là một pháp nhân bao gồm nhiều công ty khác nhau có mối quan hệ sở hữu và khế ước với nhau, hoạt động trong cùng một ngành hay nhiều ngành trên một nước hoặc trên nhiều nước khác nhau trên thế giới." Tổng công ty Nhà nước ở nước ta đựơc thành lập thí điểm theo mô hình tập đoàn kinh doanh trên thế giới.Trong nhiều văn bản pháp luật hiện nay cũng đã đề cập đến khái niệm này. Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Nhà nước (ban hành kèm theo Nghị định 39/CP ngày 27/6/1995 của Chính phủ) đã ghi rõ:"Tổng công ty Nhà nước (sau đây gọi tắt là Tổng công ty) là doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiêu thụ hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế kỹ thuật chính, do Nhà nước thành lập nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công, chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất để thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế". Như vậy, một cách tổng quát có thể hiểu tập đoàn kinh doanh là một thực thể kinh tế có quy mô lớn, có cấu trúc tổ chức nhất định, gồm một số đơn vị thành viên có mối liên kết với nhau về kinh tê, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu... được kiểm soát và điều hành bởi một bộ máy thống nhất. Tập đoàn kinh tế hình thành và phát triền một cách tất yếu theo các quy luật khách quan: quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuât, quy luật tích tụ và tập trung vốn và sản xuất, quy luật cạnh tranh, liên liên kết, tối đa hoá lợi nhận, thích ứng với sự phát triển khoa học công nghệ, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế. Tập đoàn được thành lập theo nhiều phương thức khác nhau như mở rộng chia nhỏ công ty hoặc thôn tính lẫn nhau, hay liên kết, sát nhập tự nhiên và có nhiều hình thức biểu hiện. Để làm rõ hơn về tập đoàn kinh doanh, chúng ta cần nghiên cứu và phân tích các đặc điểm cũng như xu hướng phát triển của các tập đoàn ngày nay. 1.1.2.Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế Ngày nay, tập đoàn kinh tế đã trở thành một hình thức phổ biến, với quy mô ngày càng mở rộng, cấu trúc ngày càng phức tạp, hình thức biểu hiện ngày càng đa dạng, phong phú. Tuy vậy, khi nghiên cứu các tập đoàn kinh tế trên thế giới, chúng ta có thể nhận thấy các tập đoàn kinh tế có một số đặc điểm chung như sau: -Về cấu trúc-tổ chức: Hầu hết các tập đoàn kinh tế là một tổ hợp gồm nhiều công ty thành viên. Các công ty thành viên chịu sự kiểm soát của một công ty có tiềm lực lớn nhất gọi là công ty mẹ. Công ty mẹ sở hữu một lượng vốn cổ phần lớn trong các công ty con, nó chi phối các công ty con về tài chính và chiến lược phát triển. Do vậy, sở hữu vốn của tập đoàn kinh tế là sở hữu hỗn hợp trong đó công ty mẹ đóng vai trò khống chế và tạo thành một cấu trúc thống nhất -Về quy mô : Hầu hết các tập đoàn đều có quy mô lớn về vốn, lao động, doanh thu, thị trường và phạm vi hoạt động. Quy mô của các tập đoàn tiếp tục được mở rộng để tăng cường sức cạnh tranh. Nhiều tập đoàn lớn có các công ty chi nhánh và văn phòng đại diện ở hàng trăm nước- đó là các tập đoàn đa quốc gia(xuyên quốc gia). -Về ngành và lĩnh vực hoạt động: Các tập đoàn kinh tế phát triển theo hai xu hướng:xu hướng phát triển đa ngành và xu hướng phát triển chuyên môn hoá. Tuy nhiên chúng ta cũng dễ nhận thấy các tập đoàn đa ngành thường có một ngành, lĩnh vực trung tâm, mũi nhọn. Bên cạnh các ngành đặc trưng, chủ đạo đó, các tập đoàn tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh ra các ngành khác có liên quan hoặc ít liên quan với ngành, lĩnh vực chủ đạo. Ngoài ra, các tập đoàn còn thực hiện đa dạng hoá danh mục đầu tư để đa dạng hoá rủi ro, tối đa hoá lợi nhuận. -Xu hướng hiện nay của các tập đoàn là tăng cường liên kết và thống nhất về chiến lược, tăng cường mức độ tập trung hoá về vốn, tăng cường vai trò trung tâm và sự chi phối của công ty tài chính. Nhiều tập đoàn đã mở rộng quy mô vốn cho Ngân hàng hoặc công ty tài chính. Các tổ chức tài chính- ngân hàng ngày càng được coi trọng hơn vì nó là đòn bẩy cho sự phát triển của tập đoàn. Tập đoàn kinh tế thông qua tổ chức tài chính- ngân hàng để tiến hành hoạt động và quản lý tập trung một số mặt như huy động vốn, quản lý vốn, điều hoà vốn. Qua phân tích các đặc điểm của tập đoàn kinh tế cho thấy các Tổng công ty Nhà nước được thành lập theo quyết định 91/TTG (sau đây gọi là Tổng công ty 91) chưa phải là tập đoàn kinh tế mà chỉ là hình thức quá độ để chuyển lên tập đoàn kinh tế khi có điều kiện. Nó có những đặc điểm khác biệt cơ bản so với tập đoàn như sau: -Tổng công ty 91 là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành lập, đặt dưới sự chỉ đạo, kiểm soát, quản lý của Nhà nước về vốn,chiến lược, ...nhằm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao. Còn các tập đoàn không chịu sự quản lý hành chính của Nhà nước mà được đặt dưới sự chỉ đạo của một trung tâm là công ty mẹ. -Tổng công ty là một pháp nhân kinh tế, các đơn vị thành viên có mức độ độc lập khác nhau. Trong khi đó còn có nhiều quan điểm trái ngược về việc tập đoàn có phải là một pháp nhân kinh tế hay không.Điều này còn đang được bàn cãi. -Tổng công ty 91 là tập hợp các doanh nghiệp thuộc một chủ sở hữu là Nhà nước, Nhà nước toàn quyền quyết định cấu trúc tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Còn các tập đoàn đều mang tính chất đa sở hữu.Trong các tập đoàn, Nhà nước có thể là một chủ sở hữu và quyền kiểm soát bị giới hạn bằng số cổ phần mà Nhà nước nắm giữ như các cổ đông khác. -Theo quyết định 91/Ttg các Tổng công ty có thể hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực song nhất thiết phải có định hướng ngành chủ đạo.Thực tế, các Tổng công ty lớn ở nước ta hiện nay đều hoạt động đơn ngành khép kín. Điều này khác với các tập đoàn là hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực. Tóm lại, tập đoàn kinh doanh là tổ chức có tiềm lực lớn có ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia và có thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra các nước trên toàn cầu. Đảng và Nhà nước ta cũng đã có chủ trương xây dựng các tập đoàn mà bước đầu là hình thành các Tổng công ty theo mô hình tập đoàn. Thực tế hoạt động của các Tổng công ty này ra sao và con đường tiến tới thành lập tập đoàn ở Việt Nam như thế nào. ở phần tiếp theo của bài viết sẽ nghiên cứu vấn đề này. 1.1.3.Định hướng xây dựng các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam 1.1.3.1.Thực trạng mô hình Tổng công ty 91- Mô hình thí điểm thành lập các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam. DNNN được khẳng định là giữ vai trò chủ đạo ở nước ta, nhưng trên thực tế, trong suốt quá trình hình thành và hoạt động, nhìn chung các DNNN lại là loại hình doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Chính vì vậy vấn đề đổi mới DNNN, tìm ra mô hình tổ chức mới nhằm phát huy được vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước thay thế các mô hình kiều cũ như Liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh, Tổng công ty được coi là nhiệm vụ cấp thiết. Trong bối cảnh như vậy, Đảng và Nhà nước đã xác định chủ trương thành lập các tập đoàn kinh doanh thông qua việc thí điểm thành lập các Tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh. Chủ trương này đựơc ghi nhận một cách chính thức lần đầu tiên tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII(1991). Đại hội đã xác định nhiệm vụ:"Sắp xếp lại các Liên hiệp Xí nghiệp, Tổng công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường...xây dựng một số công ty hoặc Liên hiệp xí nghiệp lớn, uy tín và có khả năng cạnh tranh trong quan hệ kinh tế với nước ngoài...". Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VIII của Đảng tiếp tục khẳng định:"Đổi mới các Liên hiệp Xí nghiệp, các Tổng công ty theo hướng tổ chức các Tập đoàn kinh doanh, khắc phục tính chất hành chính trung gian...Xoá bỏ dần (qua làm thí điểm) chế độ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt xí nghiệp Trung ương và địa phương".Chủ trương này tiếp tục được khẳng định và làm rõ thêm tại các Hội nghị quan trọng tiếp theo của Đảng. , Nhằm quán triệt và từng bước thực hiện chủ trương trên của Đảng, Chính phủ đã có những bước đi cụ thể. Ngày 7/3/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 90-TTg và quyết định số 91-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp lại DNNN và thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế.Cho đến tháng 6/2000, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập 17 Tổng công ty theo quyết định 91/TTG (gọi tắt là TCT 91) gồm: 7 TCT trong lĩnh vực công nghiệp 4 TCT trong lĩnh vực nông nghiệp 3 TCT trong lĩnh vực vận tải 1 TCT trong lĩnh vực xây dựng 1TCT trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông 1 TCT trong lĩnh vực dầu khí. Các Tổng công ty trên thu hút 566 doanh nghiệp thành viên, chiếm hơn 10% số DNNN, với 44% tổng vốn Ngân sách, và 563.000 lao động, chiếm 33% tổng số lao động trong các DNNN, giá trị xuất khẩu chiếm 39% tổng gía trị xuất khẩu cả nước(năm 2000) Biểu số : Một số chỉ tiêu của các Tổng công ty 91(năm 2000) STT Tổng công ty Số DNTV Vốn (Triệu đồng) Tổng doanh thu Tổng nộp Ngân sách 1 Hàng Hải VN 21 3.650.000 2.391.500 205.000 2 Thép VN 14 1.410.000 6.000.000 210.000 3 Điện lực VN 35 25.342.513 15.339.000 2.062.016 4 CN Tàu Thuỷ VN 27 336.614 992.000 60.818 5 GiấyVN 19 1.030.000 2.238.040 130.833 6 Cao su VN 36 4.264.662 1.980.000 315.480 7 Cà phê VN 58 685.000 1.950.000 50.000 8 Than VN 41 2.451.089 4.126.277 364.081 9 Lương thực MN 34 989.298 9.294.654 105.558 10 Xi măng VN 13 8.903.161 6.576.758 613.658 11 Dầu khí VN 16 14.792.000 42.623.000 16.725.000 12 Lương thực MB 35 449.000 3.501.025 68.600 13 Hàng không VN 14 3.335.500 7.129.412 510.696 14 Thuốc lá VN 12 759.941 5.966.276 1.230.000 15 Hoá chất VN 47 1.568.000 6.697.000 281.000 16 Dệt-may VN 56 5.322.820 7.230.000 303.345 17 BC-VT VN 86 15.392.711 12.070.440 2.187.275 Tổng số 564 90.682.309 136.105.382 25.423.360 Qua hơn 8 năm hoạt động thí điểm, nhìn chung, các Tổng công ty 91 đã đạt được những kết quả rõ rệt. Theo báo cáo ngày 20/7/2000 của Ban đổi mới Quản lý doanh nghiệp Trung ương về "việc củng cố, hoàn thiện và phát triển mô hìnhTổng công ty Nhà nước" thì từ khi thành lập đến nay, các Tổng công ty đã đạt được những kết quả như sau: Các Tổng công ty bước đầu huy động được nguồn nội lực bên trong và bên ngoài, đẩy nhanh việc tích tụ và tập trung vốn mở rộng quy mô, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ nâng cao khả năng cạnh tranh. Các Tổng công ty là lực lượng chủ lực trong việc đảm bảo các các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân. Hầu hết các Tổng công ty 91 đều giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, là công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước thực hiện và hướng dẫn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế mấy năm qua đã khẳng định vai trò của các Tổng công ty. Các Tổng công ty có ý nghĩa quyết định trong đảm bảo các cân đối lớn, cung cấp các sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân như điện, xi măng, than, phân bón, xăng dầu, giấy viết, thép...Năm 1999, các Tổng công ty đã cung cấp cho nền kinh tế quốc dân 94% sản lượng điện, 97% sản lượng than, 59% sản lượng xi măng, 50% sản lượng giấy...Các Tổng công ty 91 là đầu mối xuất khẩu trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao như dầu khí, dệt may, lương thực, cao su, cà phê, than. Tổng kim ngạch xuất khẩu của 17 Tổng công ty 91 năm 1999 là 3,45 tỷ USD, bằng 30% tổng giá trị xuất khẩu toàn quốc. Nhìn chung, các Tổng công ty 91 hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, ổn định việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Năm 1999, trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các Tổng công ty vẫn duy trì được mức sản xuất, doanh thu tăng 12%, lợi nhuận tăng 23%, nộp ngân sách Nhà nước tăng 29% so với mức thực hiện năm 1998. Các Tổng công ty 91 đã chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong và ngoài nước. Thị phần trong thị trường nội địa của các Tổng công ty 91 nhìn chung đều chíêm tỷ trọng lớn và đang có xu hướng nâng cao. Hầu hết các Tổng công ty đã chủ động xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển đến năm 2010, có tính đến năm 2020. Đây là chương trình phát triển cơ bản, chiến lược của Tổng công ty, trên cơ sở dự báo kinh tế khu vực và thế giới xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, điều kiện thương mại quốc tế, yêu cầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tiến trình tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế, kinh tế quốc tế, lợi thế của Việt Nam các Tổng công ty đã xác định những hướng phát triển ưu tiên, chuyên ngành và sản phẩm mũi nhọn , có những biện pháp đồng bộ, đảm bảo phát triển nhanh, vững chắc. Từ đó, nhiều Tổng công ty đã lựa chọn kinh doanh đa ngành với một ngành chuyên sâu. Bước đầu các Tổng công ty đã sắp xếp lại tổ chức bộ
Tài liệu liên quan