Ngày nay, du lịch đã trởthành nhu cầu không thểthiếu được trong đời sống
xã hội của con người. Xu hướng chung trên thếgiới là sốngười đi du lịch ngày
càng tăng, dựkiến năm 2010, toàn cầu sẽ đạt tới 937 triệu khách, nhiều nước, nhiều
lãnh thổxác định du lịch nhưmột ngành kinh tếmũi nhọn, đem lại hiệu quảkinh tế
- xã hội cao.
Tại Việt Nam, kinh tếdu lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tếquốc dân thông qua việc tạo giá trị đóng góp cho nền kinh tếquốc gia. Mức
sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu vềdu lịch cũng
được tăng theo vềsốlượng cũng nhưchất lượng. Với chính sách mởcửa và hội
nhập kinh tếthếgiới của nhà nước, với nền an ninh chính trị ổn định, Việt Nam đã
thu hút một sốlượng đông đảo du khách quốc tế đến tham quan du lịch.
Theo quy hoạch tổng thểphát triển du lịch Việt Nam thời kỳ1995 đến 2010
của Chính phủ đã xác định thành phốÐà Lạt - Lâm Ðồng là một trong bốn trung
tâm du lịch của cảnước và quốc tế. Đà Lạt nói riêng, tỉnh Lâm Đồng nói chung
hiện có những lợi thếtiềm năng rất lớn vềkhí hậu, tài nguyên thiên nhiên và nhân
văn du lịch.
Tuy vậy, thời gian qua du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng mới chỉtập trung khai thác
dịch vụkhách sạn nhà hàng, dịch vụtham quan các khu danh lam thắng cảnh mà
chưa có sự đầu tưchiều sâu nhằm khai thác, phát triển các loại hình du lịch khác
như: du lịch dã ngoại, du lịch sinh thái, du lịch nghỉdưỡng, du lịch văn hóa, du lịch
hội nghị Nói chung, kinh tếdu lịch của tỉnh Lâm Đồng phát triển còn chậm, hiệu
quảkinh tếthấp, chưa ngang tầm với tiềm năng du lịch của địa phương; Quy mô và
chất lượng của sản phẩm du lịch còn nhỏbé và yếu kém. Trong khi đó du lịch ởmột
sốnước trong khu vực châu Á như: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc.
đang ngày càng phát triển với tốc độkhá nhanh. Mặt khác, thếmạnh vềphát triển
du lịch của các tỉnh lân cận như: Khánh Hòa, Phan Thiết, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành
phốHồChí Minh, đồng bằng Nam Bộ đã, đang và sẽlà những đối thủcạnh tranh
gay gắt đối với du lịch Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Xuất phát từthực tiễn đó, chúng tôi chọn đềtài “ Giải pháp đa dạng hóa sản
phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015”, với mong muốn đềra một sốgiải
pháp nhằm làm phong phú thêm sản phẩm du lịch Lâm Đồng, đáp ứng nhu cầu du
lịch ngày càng cao của du khách, quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng
rộng khắp trong nước cũng nhưtrên thếgiới, góp phần phát triển du lịch tỉnh Lâm
Đồng một cách chủ động, toàn diện và bền vững.
104 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***
NGUYỄN VĂN VÕ
GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH
TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh
Mã số : 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI
TP. Hồ Chí Minh, năm 2007
2
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA SPDL
CHO MỘT ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch............................................................................. ..01
1.1.1. Sản phẩm du lịch chính .................................................................................. 01
1.1.2. Sản phẩm du lịch hình thức ........................................................................... 01
1.1.3. Sản phẩm du lịch mở rộng............................................................................. 02
1.2. Những đặc tính của sản phẩm du lịch.................................................................... 02
1.2.1. Tính nhìn thấy được và không nhìn thấy được .............................................. 02
1.2.2. Tính đa dạng của các thành viên tham dự ..................................................... 03
1.2.3. Những đặc tính đặc thù của sản phẩm du lịch .............................................. 03
1.3. Những yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch .......................................................... 04
1.3.1. Những yếu tố cấu thành cơ bản...................................................................... 04
1.3.2. Môi trường kế cận ......................................................................................... 04
1.3.3. Dân cư địa phương......................................................................................... 04
1.3.4. Các dịch vụ công cộng phục vụ du lịch.......................................................... 05
1.3.5. Cơ sở lưu trú, nhà hàng và các dịch vụ thương mại ................................... 05
1.3.6. Kết cấu hạ tầng giao thông ............................................................................ 05
1.4. Các sản phẩm du lịch chính ................................................................................... 05
1.4.1. Sản phẩm du lịch của một quần thể địa lý .................................................... 06
1.4.2. Sản phẩm du lịch trọn gói ............................................................................. 06
1.4.3. Sản phẩm du lịch dạng trung tâm ................................................................. 06
1.4.4. Sản phẩm du lịch dạng biến cố ..................................................................... 06
1.4.5. Những sản phẩm du lịch đặc biệt .................................................................. 07
1.5. Vòng đời sản phẩm du lịch ..................................................................................... 07
1.6. Chất lượng sản phẩm du lịch .................................................................................. 07
3
1.7. Quan niệm về lợi thế cạnh tranh ........................................................................... 08
1.8. Quan niệm về thương hiệu du lịch ....................................................................... 08
1.9. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội..................................... 09
1.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm du lịch ................... 10
1.11. Kinh nghiệm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của một số nước ......................... 11
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG
ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1. Vị trí của ngành du lịch trong quá trình phát triển kinh tế Lâm Đồng ............. 14
2.2. Thực trạng kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ................................................ 14
2.2.1. Kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông.................................................................. 14
2.2.2. Hệ thống cấp điện.......................................................................................... 15
2.2.3. Hệ thống cấp nước ........................................................................................ 16
2.2.4. Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường ................................................... 16
2.2.5. Hệ thống bưu chính viễn thông ...................................................................... 16
2.2.6. Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe..................................................................... 16
2.3. Qui mô và chất lượng các sản phẩm du lịch địa phương ..................................... 17
2.3.1. Dịch vụ lưu trú................................................................................................ 17
2.3.2. Khu, điểm tham quan, vui chơi giải trí........................................................... 18
2.3.3. Dịch vụ lữ hành – vận chuyển ........................................................................ 18
2.3.4. Loại hình du lịch sinh thái.............................................................................. 19
2.3.5. Loại hình du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe .......................................... 19
2.3.6. Loại hình du lịch hội thảo - hội nghị.............................................................. 19
2.4. Hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Lâm Đồng ..................................................... 20
2.4.1. Khách du lịch.................................................................................................. 20
2.4.2. Khách du lịch quốc tế ..................................................................................... 20
2.4.3. Khách du lịch nội địa ..................................................................................... 21
2.5. Về đầu tư phát triển du lịch .................................................................................... 21
2.6. Xúc tiến, quảng bá du lịch....................................................................................... 22
2.7. Tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng .................................. 22
4
2.7.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................................................ 22
2.7.2. Tài nguyên du lịch nhân văn .......................................................................... 25
2.7.3. Tiềm năng về nguồn nhân lực ....................................................................... 27
2.8. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của du lịch Lâm Đồng ..... 28
2.8.1. Tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu của du lịch tỉnh Lâm Đồng............................. 28
2.8.2. Tóm tắt cơ hội, nguy cơ của du lịch tỉnh Lâm Đồng ...................................... 29
2.9. Khảo sát đánh giá của du khách về đa dạng hóa SPDL tỉnh Lâm Đồng............ 30
2.9.1. Thiết kế bảng câu hỏi ..................................................................................... 30
2.9.2. Phương pháp thu thập thông tin..................................................................... 31
2.9.3. Phân tích dữ liệu ............................................................................................ 31
2.9.4. Kết quả thu được từ những thông tin cá nhân................................................ 32
2.9.5. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các yếu tố SPDL ........... 34
2.9.6. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các SPDL ...................... 35
2.9.7. Đánh giá của du khách về thực trạng các yếu tố SPDL Lâm Đồng ............. 36
2.9.8 . Đánh giá của du khách về thực trạng SPDL Lâm Đồng ............................... 37
2.9.9 . So sánh sự chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và
thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch ......................................................... 38
2.9.10 . So sánh sự chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và
thực trạng sản phẩm du lịch ......................................................................... 39
2.9.11 . Đánh giá độ tin cậy của thang đo .............................................................. 40
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA
SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015
3.1. Quan điểm, mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm du lịch Lâm Đồng ........................ 42
3.1.1. Quan điểm ...................................................................................................... 42
3.1.2. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 42
3.1.3. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 43
3.2. Thiết lập ma trận SWOT........................................................................................ 44
3.3. Khái quát chiến lược phát triển các SPDL đến năm 2015 ................................... 46
3.4. Giải pháp củng cố và đa dạng hóa SPDL đến năm 2015...................................... 48
3.4.1. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch ................................................... 48
3.4.2. Giải pháp đối với các tour du lịch.................................................................. 50
5
3.4.3. Giải pháp đối với dịch vụ nhà hàng khách sạn ............................................. 51
3.4.4. Giải pháp phát triển du lịch nghỉ dưỡng........................................................ 51
3.4.5. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ............................................................ 52
3.4.6. Giải pháp phát triển du lịch hội nghị ............................................................. 53
3.4.7. Khí hậu, cảnh quan và môi trường là yếu tố SPDL chủ yếu ......................... 54
3.4.8. Giải pháp đối với du lịch văn hóa .................................................................. 55
3.4.9. Khôi phục và phát triển hình thức du lịch miệt vườn..................................... 56
3.4.10. Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống ................................ 56
3.4.11. Sản phẩm văn hóa ẩm thực đặc trưng ......................................................... 57
3.5. Giải pháp thu hút và phát triển nguồn nhân lực .................................................. 57
3.6. Giải pháp đối với kết cấu hạ tầng kỹ thuật ........................................................... 58
3.7. Đẩy mạnh liên doanh liên kết trong và ngoài nước .............................................. 59
3.8. Đẩy mạnh các hình thức quảng bá, xúc tiến du lịch ............................................. 60
3.9. Giải pháp về thu hút nguồn vốn đầu tư ................................................................. 60
3.10. Một số kiến nghị ..................................................................................................... 61
3.10.1. Kiến nghị với chính phủ, ban ngành trung ương............................................ 61
3.10.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương, nhân dân tỉnh Lâm Đồng ................ 62
KẾT LUẬN
6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BQ Bình quân
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
ITDR Viện Nghiên cứu phát triển du lịch
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA Vốn viện trợ không hoàn lại
SPDL Sản phẩm du lịch
TP Thành phố
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban Nhân dân
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc
WTO Tổ chức Du lịch thế giới
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Doanh thu xã hội từ du lịch Lâm Đồng thời kỳ 2001 - 2006 ...................... 14
Bảng 2.2: Cơ sở lưu trú của Lâm Đồng giai đoạn 2001 - 2006 ................................... 17
Bảng 2.3: Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng thời kỳ 2001 – 2006.......................... 20
Bảng 2.4: So sánh lượng khách du lịch đến Lâm Đồng với các tỉnh phụ cận ............. 21
Bảng 2.5: Lao động trong ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng ............................................ 28
Bảng 2.6: Các thông tin về cá nhân của du khách ....................................................... 33
Bảng 2.7: Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng các yếu tố SPDL ................ 34
Bảng 2.8: Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng các SPDL ......................... 35
Bảng 2.9: Đánh giá của du khách về thực trạng các yếu tố SPDL Lâm Đồng ............ 36
Bảng 2.10: Đánh giá của du khách về thực trạng SPDL Lâm Đồng ........................... 37
Bảng 2.11: So sánh sự chênh lệch giữa mức độ quan trọng và thực trạng các yếu
tố sản phẩm du lịch ...................................................................................................... 38
Bảng 2.12: So sánh sự chênh lệch giữa mức độ quan trọng và thực trạng các sản
phẩm du lịch ................................................................................................................. 39
Bảng 3.1: Ma trận SWOT ............................................................................................ 45
8
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Mẫu phiếu khảo sát dành cho du khách trong nước
Phụ lục 2 : Mẫu phiếu khảo sát dành cho du khách nước ngoài
Phụ lục 3 : Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của sản phẩm du lịch
Phụ lục 4 : Đánh giá của du khách về thực trạng của sản phẩm du lịch Lâm Đồng
Phụ lục 5: Một số tài nguyên thiên nhiên
Phụ lục 6: Một số tài nguyên nhân văn
Phụ lục 7: Danh sách các khách sạn được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Phụ lục 8: Danh mục các dự án đầu tư du lịch từ năm 2003 đến nay trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng
Phụ lục 9: Bản đồ du lịch tỉnh Lâm Đồng
9
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống
xã hội của con người. Xu hướng chung trên thế giới là số người đi du lịch ngày
càng tăng, dự kiến năm 2010, toàn cầu sẽ đạt tới 937 triệu khách, nhiều nước, nhiều
lãnh thổ xác định du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế
- xã hội cao.
Tại Việt Nam, kinh tế du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân thông qua việc tạo giá trị đóng góp cho nền kinh tế quốc gia. Mức
sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu về du lịch cũng
được tăng theo về số lượng cũng như chất lượng. Với chính sách mở cửa và hội
nhập kinh tế thế giới của nhà nước, với nền an ninh chính trị ổn định, Việt Nam đã
thu hút một số lượng đông đảo du khách quốc tế đến tham quan du lịch.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 đến 2010
của Chính phủ đã xác định thành phố Ðà Lạt - Lâm Ðồng là một trong bốn trung
tâm du lịch của cả nước và quốc tế. Đà Lạt nói riêng, tỉnh Lâm Đồng nói chung
hiện có những lợi thế tiềm năng rất lớn về khí hậu, tài nguyên thiên nhiên và nhân
văn du lịch.
Tuy vậy, thời gian qua du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng mới chỉ tập trung khai thác
dịch vụ khách sạn nhà hàng, dịch vụ tham quan các khu danh lam thắng cảnh mà
chưa có sự đầu tư chiều sâu nhằm khai thác, phát triển các loại hình du lịch khác
như: du lịch dã ngoại, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch
hội nghị… Nói chung, kinh tế du lịch của tỉnh Lâm Đồng phát triển còn chậm, hiệu
quả kinh tế thấp, chưa ngang tầm với tiềm năng du lịch của địa phương; Quy mô và
chất lượng của sản phẩm du lịch còn nhỏ bé và yếu kém. Trong khi đó du lịch ở một
số nước trong khu vực châu Á như: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc...
đang ngày càng phát triển với tốc độ khá nhanh. Mặt khác, thế mạnh về phát triển
du lịch của các tỉnh lân cận như: Khánh Hòa, Phan Thiết, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành
phố Hồ Chí Minh, đồng bằng Nam Bộ… đã, đang và sẽ là những đối thủ cạnh tranh
gay gắt đối với du lịch Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “ Giải pháp đa dạng hóa sản
phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015”, với mong muốn đề ra một số giải
pháp nhằm làm phong phú thêm sản phẩm du lịch Lâm Đồng, đáp ứng nhu cầu du
10
lịch ngày càng cao của du khách, quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng
rộng khắp trong nước cũng như trên thế giới, góp phần phát triển du lịch tỉnh Lâm
Đồng một cách chủ động, toàn diện và bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở khái quát hệ thống lý luận về sản phẩm du lịch, đánh giá thực
trạng và tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch Lâm Đồng; nhận định được những
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch Lâm Đồng; từ đó thiết
lập nên bảng ma trận SWOT. Đồng thời, đề tài tiến hành khảo sát đánh giá của du
khách về sản phẩm du lịch Lâm Đồng bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Trên cơ sở đó đưa ra những chiến lược, giải pháp và các kiến nghị cho quá trình đa
dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, góp phần phát triển
kinh tế du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng một cách bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung phân tích khía cạnh sản phẩm du lịch của tỉnh Lâm
Đồng trong mối quan hệ với du lịch của một số tỉnh phụ cận và trong cả nước.
Luận văn sử dụng số liệu thống kê của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng từ năm
2001 đến năm 2006.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể là điều
tra khảo sát (Survey) du khách và sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để phân tích dữ
liệu.
5. Kết cấu của luận văn:
Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho một địa
phương
Chương 2: Thực trạng và tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh
Lâm Đồng
Chương 3: Định hướng và giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm
Đồng đến năm 2015.
11
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA
SẢN PHẨM DU LỊCH CHO MỘT ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch
Việc nghiên cứu vấn đề đa dạng hóa sản phẩm du lịch, trước hết chúng ta
cần làm rõ khái niệm sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là tổng thể những yếu tố
có thể trông thấy hoặc không trông thấy được, làm thỏa mãn nhu cầu cho du khách
trong hoạt động du lịch.
Những tài nguyên thiên nhiên (bãi biển, núi rừng, sông suối, khí hậu, không
gian thiên nhiên...) cũng như các cơ sở vật chất (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi
giải trí...) bản thân chúng không phải là sản phẩm du lịch, nhưng chúng lại trở thành
sản phẩm du lịch khi mà các sản phẩm đó được sử dụng phục vụ cho nhu cầu của
du khách.
Thông thường người ta phân biệt ba mức độ trong khái niệm của một sản
phẩm du lịch.
1.1.1. Sản phẩm du lịch chính
Sản phẩm du lịch chính trả lời cho câu hỏi: du khách thực sự muốn gì? Sản
phẩm chính không phải là xác định theo thành phần chính của sản phẩm mà là dựa
vào nhu cầu cần thỏa mãn chính của du khách hoặc là phần lợi ích của sản phẩm
này khác với các sản phẩm cạnh tranh khác, chẳng hạn, một sân golf, một điểm
tham quan, một chỗ nghỉ dưỡng, một bãi biển …
1.1.2. Sản phẩm du lịch hình thức
Sản phẩm du lịch hình thức tương ứng với sản phẩm mà nó có mặt lúc mua
hoặc chọn lựa. Nó là sản phẩm cốt yếu được cụ thể hóa bằng những yếu tố hoặc
những dịch vụ rõ ràng như khách sạn, nhà hàng, trang thiết bị. Nó không còn là một
sản phẩm ở trong khái niệm mà là một thành phẩm được thương mại hóa và được
12
du khách tiêu thụ. Chẳng hạn, nếu sản phẩm cốt yếu là một sân golf, thì sản phẩm
hình thức là toàn bộ khách sạn và dịch vụ thương mại phục vụ cho chơi golf cũng
như những đặc tính kỹ thuật liên quan đến chơi golf.
1.1.3. Sản phẩm du lịch mở rộng
Sản phẩm du lịch mở rộng là toàn bộ những yếu tố liên quan đến du khách,
là tổng thể các yếu tố nhìn thấy cũng như không nhìn thấy được cung cấp cho du
khách. Sản phẩm du lịch mở rộng đó là hình ảnh hay đặc tính của sản phẩm mà du
khách cảm nhận được. Hình ảnh đó bao gồm những yếu tố vật lý như kiến trúc,
cảnh quan,