Đề tài Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng đầu tư công nghiệp Đông Dương

Nguồn nhân lực là tài nguyên quí giá nhất so với tất cả các tài nguyên khác của doanh nghiệp, là nhân tố cơ bản quyết định đến sự phát triển và thành bại của doanh nghiệp. Làm thế nào để giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà cụ thể là việc tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả, đang là vấn đề được các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Thành Phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả nước

doc63 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng đầu tư công nghiệp Đông Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP ĐÔNG DƯƠNG GVHD: TH.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH SVTH : HUỲNH Ý NHƯ LỚP : 09HQT1 MSSV :09B4010015 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2011 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập và làm luận văn tốt nghiệp, em đã bổ sung được nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế, em xin gởi lời cảm ơn đến: Quý thầy cô Trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM đã giảng dạy tận tình, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm, những bài học bổ ích trong nghiệp vụ chuyên môn. Đặc biệt em cảm ơn cô Huỳnh Đinh Thái Linh đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian qua. Các anh chị trong văn phòng tại Công ty Đông Dương nhất là chị Lê Thị Hữu Danh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành đề tài. Xin kính chúc quý thầy cô Trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. HCM, ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên Công ty Đông Dương lời chúc sức khỏe và thành đạt. Sinh viên thực hiện Huỳnh Ý Như LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của luận văn này được hình thành và phát triển hoàn toàn từ những quan điểm của chính cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Ths. Huỳnh Đinh Thái Linh. Các số liệu và kết quả có được trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực. Tác giả luận văn Huỳnh Ý Như NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Giáo viên hướng dẫn Th.s Huỳnh Đinh Thái Linh MỤC LỤC Trang Danh mục các từ viết tắt 1 Danh mục các bảng 1 Danh mục biểu đồ, đồ thị, sơ đồ 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4 1.1.1.1. Nguồn nhân lực 4 1.1.1.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 4 1.1.2. Nguyên tắc của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 5 1.1.3. Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 6 1.2. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH MỘT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển 6 1.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo 8 1.2.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo 8 1.2.4. Xây dựng và lựa chọn phương pháp đào tạo 9 1.2.5. Dự tính về kinh phí đào tạo 9 1.2.6. Lựa chọn nhà đào tạo 10 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 10 1.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 11 1.4. KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.4.1. Các công ty nước ngoài 13 1.4.1.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ 13 1.4.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản 14 1.4.2. Các công ty ở trong nước 16 1.4.3. Đánh giá chung việc đào tạo và phát triển nhân lực 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY ĐÔNG DƯƠNG 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐÔNG DƯƠNG 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 19 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 21 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận trong công ty 21 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 23 2.1.5. Phương hướng phát triển của công ty trong tương lai 24 2.2. THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY ĐÔNG DƯƠNG 2.2.1. Tình hình nhân sự 25 2.2.2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty Đông Dương 26 2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY ĐÔNG DƯƠNG 2.3.1. Những ưu điểm 32 2.3.2. Những nhược điểm 33 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY ĐÔNG DƯƠNG 3.1. GIẢI PHÁP CẢI TIẾN PHƯƠNG THỨC HUẤN LUYỆN NGUỒN NHÂN LỰC 34 3.1.1. Đối với nhân viên quản lý 37 3.1.2. Đối với nhân viên văn phòng 40 3.1.3. Đối với công nhân làm việc tại công trình, phân xưởng 41 3.2. GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 3.2.1.Thu hút nhân viên giỏi và giữ người tài cho doanh nghiệp 42 3.2.2. Một số giải pháp khác 43 3.3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 48 KẾT LUẬN CHUNG 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC 56 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNTT: Công nghệ thông tin NCKH: Nghiên cứu khoa học TNHH: Trách nhiệm hữu hạn ĐT & PTNNL: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ĐT/KT: Đào tạo/ kiểm tra HĐQT: Hội đồng quản trị QĐ: Quyết định NHCT: Ngân hàng Công Thương DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Bảng tình hình phân bổ nhân sự 25 Bảng 2.2. Bảng câu hỏi thăm dò về nhu cầu đào tạo 29 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1. Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận 23 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 21 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ xây dựng kế hoạch đào tạo/ kiểm tra kỹ năng 26 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ thực hiện đào tạo/ kiểm tra kỹ năng 27 LỜI NÓI ĐẦU Đặt vấn đề Nguồn nhân lực là tài nguyên quí giá nhất so với tất cả các tài nguyên khác của doanh nghiệp, là nhân tố cơ bản quyết định đến sự phát triển và thành bại của doanh nghiệp. Làm thế nào để giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà cụ thể là việc tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả, đang là vấn đề được các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Thành Phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả nước. Mỗi ngày, có nhiều công ty ra đời nhưng cũng có nhiều công ty phải đóng cửa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả trên nhưng có một nhân tố đóng vai trò rất quan trọng, đó chính là nhân tố con người. Xuất phát từ tầm quan trọng của nhân tố con người trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp nên tôi chọn đề tài: “ Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đầu tư Công nghiệp Đông Dương” để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu và vận dụng những cơ sở lý luận cơ bản về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phân tích và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn tại công ty Đông Dương, từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài phân tích, đánh giá dựa trên ý kiến của các nhà quản lí trực tiếp hoặc liên quan quan đến việc phát triển nguồn nhân lực mà cụ thể là công tác tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân sự trong doanh nghiệp. Đối tượng được quan tâm trong nội dung bài là những người lao động trong doanh nghiệp có độ tuổi từ 20 - 45 tuổi vì độ tuổi này rất năng động, sáng tạo và có nhiều tiềm năng để phát triển. Đồng thời, độ tuổi này dễ luân chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác. Phương pháp nghiên cứu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực: tuyển dụng và sử dụng lao động. Đề tài được thực hiện nhờ quá trình thực tập tại công ty và qua trao đổi trực tiếp với trưởng phòng nhân sự và những người có liên quan tại công ty. Bên cạnh đó tôi cũng tham khảo thêm những tư liệu bên ngoài. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm 3 chương, trong đó: Chương 1: Cơ sở lý luận về ĐT & PTNNL trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng ĐT & PTNNL ở công ty Đông Dương. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện việc ĐT & PTNNL ở công ty Đông Dương. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐT & PTNNL TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát chung về ĐT & PTNNL 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Nguồn nhân lực Theo tác giả Văn Đình Tấn – Giảng viên Khoa Kinh tế :  Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động . Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.  Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô, tốc độ tăng và sự phân bố nguồn nhân lực theo khu vực, vùng lãnh thổ... Chất lượng nguồn nhân lực được nghiên cứu trên các khía cạnh về trí lực, thể lực và nhân cách, thẩm mỹ của người lao động. Tóm lại, trí tuệ, thể lực và đạo đức là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định chất lượng và sức mạnh của nguồn nhân lực. 1.1.1.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ( Trích từ báo 365ngay.com, tác giả: Long Thiên ) Đào tạo nhân lực là quá trình nâng cao năng lực của con người về mặt thể lực, trí lực, tâm lực đồng thời phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực của nguồn nhân lực để phát triển đất nước. Đào tạo: Là quá trình học tập làm cho người lao động có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ. Giáo dục: Là quá trình học tập để chuẩn bị con người cho tương lai; Có thể cho người đó chuyển tới công việc mới trong một thời gian thích hợp. Phát triển: Là quá trình học tập nhằm mở ra cho các cá nhân những công việc mới dựa trên những định hướng tương lai của tổ chức. Ba bộ phận hợp thành của Giáo dục – đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là cần thiết cho sự thành công của tổ chức và sự phát triển tiềm năng của con người. Vì vậy, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực bao gồm không chỉ đào tạo, giáo dục và phát triển đã được thực hiện bên trong một tổ chức, mà còn bao gồm một loạt những hoạt động khác của phát triển và đào tạo nguồn nhân lực được thực hiện từ bên ngoài: học việc, học nghề, các hoạt động dạy nghề. 1.1.2. Nguyên tắc của ĐT & PTNNL Nguyên tắc đào tạo và phát triển nhân lực gồm các nguyên tắc: con người hoàn toàn có năng lực để phát triển, mỗi người đều có giá trị riêng, lợi ích của người lao động và lợi ích của tổ chức có thể kết hợp được với nhau, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo người lao động là một sự đầu tư sinh lợi đáng kể ... Con người hoàn toàn có năng lực để phát triển. Do đó, mọi người trong một tổ chức đều có khả năng phát triển và sẽ cố gắng thường xuyên phát triển như sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Mỗi người đều có giá trị riêng. Vì vậy, mỗi người là một con người cụ thể, khác với những người khác và đều có khả năng đóng góp những sáng kiến. Lợi ích của người lao động và lợi ích của tổ chức có thể kết hợp được với nhau. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực phải bao gồm: Động viên, khuyến khích mọi thành viên cố gắng tăng cường sự đóng góp của họ cho tổ chức. Thu hút và sử dụng tốt những người có đủ năng lực và trình độ. Đạt được những giá trị lớn nhất, thông qua những sản phẩm của người lao động làm ra để bù lại những chi phí bỏ ra cho đào tạo và phát triển họ. Mặt khác, những mong đợi của người lao động qua đào tạo và phát triển là: Ổn định để phát triển. Có những cơ hội thăng tiến. Có những vị trí làm việc thuận lợi để đóng góp, cống hiến được nhiều nhất. Được cung cấp những thông tin về đào tạo có liên quan đến họ. Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo người lao động là một sự đầu tư sinh lợi đáng kể, vì đó là những phương tiện để đạt được sự phát triển tổ chức có hiệu quả nhất. 1.1.3. Vai trò của ĐT & PTNNL Nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn nghề nghiệp và thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình tự giác và hiệu quả hơn. Đáp ứng nhu cầu công việc của tổ chức. Đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của người lao động. Đào tạo phát triển là giải pháp chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Các doanh nghiệp tiến hành đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vì những lý do và tác dụng sau đây: Để chuẩn bị và bù đắp vào những chỗ bị thiếu, bị bỏ trống. Sự bù đắp và bổ sung này diễn ra thường xuyên nhằm làm cho doanh nghiệp hoạt động trôi chảy. Để chuẩn bị cho những người lao động thực hiện được những trách nhiệm và nhiệm vụ mới do có sự thay đổi trong mục tiêu: cơ cấu, thay đổi về luật pháp, chính sách và kỹ thuật công nghệ mới tạo ra. Để hoàn thiện khả năng người lao động (nhiệm vụ hiện tại cũng như nhiệm vụ tương lai một cách có hiệu quả). Tác dụng của phát triển và đào tạo nguồn nhân lực còn là: Giảm bớt được sự giám sát, vì đối với người lao động được đào tạo, họ là người có thể tự giám sát. Giảm bớt những tai nạn, do những hạn chế của con người hơn là do những hạn chế của trang bị. Sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên, chúng được bảo đảm có hiệu quả ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn đào tạo dự trữ để thay thế. Nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng thực hiện công việc. 1.2. Trình tự tiến hành một chương trình ĐT & PTNNL 1.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển Nhu cầu đào tạo là khoảng cách giữa những gì hiện có và những gì mong muốn trong tương lai xét về khía cạnh thái độ của người quản lý và người lao động trong doanh nghiệp. Xác định nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập và phân tích thông tin nhằm làm rõ nhu cầu cần cải thiện kết quả thực hiện công việc và xác định đào tạo hiện có phải là giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc, khả năng phát triển với từng cán bộ, nhân viên cụ thể. Phân tích nhu cầu đào tạo là một quá trình mang tính hệ thống nhằm xác định và xếp thứ tự các mục tiêu, định lượng các nhu cầu và quyết định các mức độ ưu tiên cho các quyết định trong lĩnh vực đào tạo. Công tác đào tạo và huấn luyện phải giúp ích cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, hay nói một cách khác là không có sự khác biệt giữa mục tiêu của doanh nghiệp với mục tiêu của việc đào tạo nhân viên. Chính vì vậy nhu cầu đào tạo nhân viên được xem xét bắt đầu từ nhu cầu của chính bản thân doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp phải tự trả lời các câu hỏi: Thách thức của môi trường kinh doanh đặt ra cho doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn là gì? Nhân viên của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng đến đâu các đòi hỏi của thị trường? Nhân viên của doanh nghiệp còn thiếu gì để thực hiện chiến lược của doanh nghiệp? Nhu cầu đào tạo của mỗi nhân viên là có những điểm khác biệt do kiến thúc cơ bản, tiềm năng và hoài bão phát triển của họ không giống nhau. Do vậy các hoạt động đào tạo phải hướng tới việc thiết kế chương trình sao cho đáp ứng được yêu cầu của từng đối tượng. Nhu cầu đào tạo quyết định phương pháp đào tạo. Không có bất kỳ chương trình hay phương thức nào phù hợp với mọi nhu cầu. Các chương trình đào tạo được chọn lựa trên cơ sở dung hoà mong muốn của các cá nhân với mục tiêu của doanh nghiệp, trong đó hiệu quả kinh doanh được đưa ra làm tiêu chí ảnh hưởng có tính quyết định. Nhiều thất bại trong công tác phát triển nhân sự là nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến hiệu quả đào tạo, không đánh giá được tác động của việc đào tạo tới quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhân viên. Cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo: Phân tích mục tiêu, kế hoạch, chiến lược, chỉ số hiệu quả về mặt tổ chức của doanh nghiệp: Phân tích chỉ số hiệu quả về mặt tổ chức bao gồm việc phân tích các tiêu thức tổ chức như: Năng suất, chất lượng thực hiện công việc, tỷ lệ thuyên chuyển, kỷ luật lao động…Mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp cho biết định hướng phát triển của doanh nghiệp. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực là quá trình xác định các nhu cầu về nhân lực của tổ chức một cách có hệ thống để phục vụ các mục tiêu của tổ chức,… Phân tích công việc: Phân tích công việc là nghiên cứu công việc một cách chi tiết nhằm làm rõ các nhiệm vụ, trách nhiệm và các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đối với người thực hiện công việc. Từ đó tiến hành các chương trình đào tạo phù hợp. Trong trường hợp này, sử dụng bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện là rất hữu ích. Sử dụng biểu mẫu phân tích công việc: Liệt kê các nhiệm vụ công việc chính. Xác định mức độ thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ, công việc. Tiêu chuẩn mẫu thực hiện công việc. Điều kiện thực hiện công việc. Các kỹ năng và kiến thức cần thiết giảng dạy cho nhân viên. Nhiệm vụ sẽ được học cách thực hiện tốt nhất “tại” hay “ngoài” nơi làm việc. 1.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo Là xác định các kết quả cần đạt được của hoạt động đào tạo, bao gồm: Những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo và trình độ kỹ năng có được sau đào tạo. Số lượng và cơ cấu học viên. Thời gian đào tạo. Việc xác định mục tiêu đào tạo sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và là cơ sở để đánh giá trình độ chuyên môn của người lao động trong mỗi công ty, tổ chức. Các mục tiêu đào tạo phải rõ ràng, cụ thể và có thể đánh giá được. 1.2.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo Là lựa chọn người cụ thể để đào tạo, dựa trên: Nghiên cứu nhu cầu và động cơ đào tạo của người lao động. Tác dụng của đào tạo đối với người lao động. Triển vọng nghề nghiệp của từng người. Việc lựa chọn người để đào tạo đảm bảo phải đào tạo đúng người cần đào tạo, tức là phải lựa chọn người đúng khả năng, nguyện vọng học tập…để tránh tình trạng đào tạo nhầm đối tượng, làm tổn thất về thời gian và chi phí không cần thiết. 1.2.4. Xây dựng và lựa chọn phương pháp đào tạo Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học và các bài học cần được dạy, cho thấy những kiến thức, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu. Trên cơ sở đó lựa chọn các phương pháp đào tạo phù hợp. Chương trình đào tạo phải được xây dựng thật cụ thể về: số môn học, các môn học sẽ cung cấp trong chương trình, số giờ học, tiết học của từng môn, chi phí cho mỗi môn, mỗi tiết, các phương tiện cần thiết cho chương trình như: giáo trình, tài liệu, trang thiết bị,… Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở nhu cầu đào tạo và mục tiêu đào tạo đã xác định. Sau đó doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể về năng lực tài chính, cơ sở vật chất…để chọn phương pháp đào tạo cho phù hợp. Có nhiều phương pháp đào tạo khác nhau để lựa chọn và mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng của nó. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp đào tạo. Phương pháp đào tạo phải phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, chi phí phải thấp và là phương pháp đem lại hiệu quả lớn nhất. 1.2.5. Dự tính về kinh phí đào tạo Chi phí đào tạo quyết định việc lựa chọn các phương án đào tạo, bao gồm các chi phí cho việc học, chi phí cho việc đào tạo. Những chi phí về học tập: là những chi phí phải trả trong quá trình người lao động học việc, bao gồm: Những khoản tiền cho người lao động trong khi học việc, chi phí nguyên vật liệu dùng cho học tập, giá trị hàng hoá bán do gia công không đúng khi thực tập, giá trị sản lượng bị giảm xuống do hiệu quả làm việc thấp của học sinh học nghề… Những chi phí về đào tạo bao gồm: Tiền lương của những người quản lý trong thời gian họ quản lý bộ phận học việc, tiền thù lao cho giáo viên hay những nhân viên đào tạo và bộ phận giúp việc của họ, những dụng cụ giảng dạy như: máy chiếu phim, tài liệu, sách báo, bài kiểm tra, chương trình học tập… 1.2.6. Lựa chọn nhà đào tạo Doanh nghiệp có thể lựa chọn giáo viên theo 2 phương án sau: Lựa chọn những công nhân lành nghề, những người quản lý có kinh nghiệm trong doanh nghiệp tham gia giảng dạy. Phương án này vừa tiết kiệm chi phí vừa cung cấp cho học viên những kỹ năng thực hiện công việc có tính sát với thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng còn những hạn chế như: khó cập nhật những thông tin, kiến thức mới đồng thời có thể ảnh hưởng đến công việc mà người được chọn làm giáo viên đảm nhiệm. Lựa chọn giáo viên từ cơ sở đào tạo bên ngoài (giảng viên của các trường đại học, công ty đào tạo, trung tâm đào tạo…). Theo phương án này có thể cung cấp những kiến thức, những thông tin cập nhật theo kịp được sự tiến bộ của ngành nghề. Tuy nhiên phương án này có nhược điểm là khả năng thực hiện thấp, không sát thực với doanh nghiệp, chi phí thường cao. Giáo viên phải được tập huấn để nắm vững mục tiêu và cơ cấu của chương trình đào tạo nói chung. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐT & PTNNL 1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Các nhân tố nằm bên ngoài doanh nghiệp tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp. Đối với phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, các nhân tố ch