Đề tài Giải pháp đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam

Dầu khí đã được Đảng và Nhà nước ta xách định là một ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng hàng đầu của đất nước. ở nước ta trong lĩnh vực dầu khí có Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã và đang có những đóng góp to lơn cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong năm 2004 Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã đạt được những thành tích to lớn

doc24 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu. Dầu khí đã được Đảng và Nhà nước ta xách định là một ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng hàng đầu của đất nước. ở nước ta trong lĩnh vực dầu khí có Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã và đang có những đóng góp to lơn cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong năm 2004 Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã đạt được những thành tích to lớn. Dầu thô khai thác 20,07 triệu tấn đạt 115% kế hoạch, khai thác khí 6,25 tỉ m3 đạt 109% kế hoạch và xuất khẩu dầu thô 19,5 triệu tấn đạt 114% kế hoạch, đạt kỷ lục kim ngạch xuất khẩu gần 5,7 tyUSD. Công tác thăm dò tìm kiếm đã có những thành tựu to lớn tăng thêm trữ lượng dầu mỏ của nước nhà. Bên cạnh đó là công tác khai thác và chế biến cũng đạt được những kết quả đáng mừng. Đồng thời triển khai các đề án như : Đề án khí điện đạm Cà Mau, nhà máy lọc dầu Dung Quất…Ngoài những thành tựu đã đạt được thì Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết khắc phục để thích ứng với tình hình giá dầu tăng cao như hiện nay. Do đó em chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam” để tìm hiểu về thực trạng công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí và các giải pháp để đẩy mạnh công tác này. Em xin chân thành cảm ơn thày Nguyễn Thành Hiếu đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này. I.Thực trạng của công tác tìm kiến thăm dò khai thác và chế biến dầu khí của petrovietnam. 1.Dầu khí và công nghiệp dầu khí. 1.1.Dầu mỏ và khí đốt. Dầu mỏ và khí đốt là một loại tài nguyên khoáng sản quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Dầu mỏ và khí đốt là hợp chất hyđrocacbon được khai thác lên từ lòng đất, thường ở thể lỏng và thể khí.ở thể khí, chúng bao gồm khí thiên nhiên và khí đồng hành. Khí thiên nhiên là toàn bộ hyđrocácbon ở thể khí khai thác từ giếng khoan bao gồm cả khí ẩm , khí khô. Khí đồng hành là khí tự nhiên nằm trong các vỉa dầu dưới dạng mũi khí hoặc khí hoà tan và đượoc khai thác đồng thời với dầu thô. Dầu mỏ khí đốt thiên nhiên đều là loại khoáng sản năng lượng, có tính “linh động” cao. Sau nữa, chúng có bản chất sinh thành, di cư, tích tụ gần giống nhau. Giống như nhều loại tài nguyên khoáng sản khác, dầu khí được hình thành do kết quả quá trình vận động phức tạp lâu dài hàng triệu năm về vật lý, hoá hoc, địa chất, sinh học… 1.2Ngành công nghiệp dầu khí. Trước hết, ngành công nghiệp dầu khí là một ngành mang tính tổng hợp và đa dạng cao. Chuỗi hoạt động của công nghiệp dầu khí bao gồm: khâu đầu (còn gọi là thượng nguồn), khâu giữa (trung nguồn ) và khâu sau ( hạ nguồn ). -Khâu đầu bao gồm các hoạt động tìm kiến, thăm dò, khai thác dầu khí. Khâu này sử dụng tổng hợp trị thức và công nghệ của một loạt chuyên ngành như địa chất, địa vật lý, địa hoá, khoáng sản, khoan khai thác. -Khâu giữa bao gồm các hoạt động vận chuyển , tàng trữ dầu khí. Khâu này liên quan đến các công nghệ đường ống, tàu chứa, bồn chứa, cầu cảng… -Khâu cuối: gồm các hoạt động xử lý, chế biến kinh doanh và phân phối các sản phẩm dầu khí. Dầu mỏ và khí thiên nhiên khai thác được mới chỉ là nguyên liệu. Muốn có các sản phẩm trực tiếp sử dụng trong đời sống và trong các ngành công nghiệp cần phải xử lý, chế biến chúng. Thứ hai, công nghiệp dầu khí là ngành đỏi hỏi vốn đầu tư lớn, rủi ro nhiều và lợi nhuận cao. Thông thường khi đầu tư vào một lô tìm kiến thăm dò, các công ty phải bỏ ra hàng trăm triệu đôla Mỹ. Thứ ba, công nghiệp dầu khí là ngành công nghệ cao và là con đẻ của ngành công nghiệp nặng. Thứ tư, công nghiệp dầu khí là một ngành mang tính quốc tế cao, khác với than đã trước đây việc thăm dò, khai thác, chế bién và phân phối dầu khí đã nhanh chóng mang tính toàn cầu. 1.3 Vai trò của ngành công nghiệp dầu khí. Dầu khí được gọi là “Vàng đen”, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế toàn cầu. Dầu khí mang lại lợi nhuận siêu ngạch khổng lồ cho các quốc gia và dân tọc trên thế giới đang sở hữa và tham gia trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên trời cho náy. Hiện nay, trong cán cân năng lương, dầu khí vẫn giữ vai trò quan trọng nhấ so với các dạng năng lượg khác. Cùng với than đá, dầu khí chiếm tới 90% tổn tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Không ít các cuộc chiến tranh, các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị có nguyên nhân sâu xa từ các hoạt động cạnh tranh sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí. Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước châu á đến nay, không một vấn đề nào tác động mạnh đến toàn cầu bằng vấn đề tăng giá nhiên liệu. 2.PetroViệtNam và những chặng đường phát triển. Sau ngày giải phóng miên Nam, thống nhất đất nước, tháng 9/1975 tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam được thành lập, trên cơ sở Liên đoàn Địâ chát 36 thuộc Tổng cục Địa chất và Ban Dầu thuộc Tổng cục Hoá chất, đến năm 1990 chính thức trở thành Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam sau 30 năm đã có những bước tiến vượt bậc , trở thành ngành công nghiệp mũi nhọ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách, đưa nước ta vào danh sách các nước sản xuất dầu khí trên thế giới và đứng thứ 3 ở Đông Nam á về sản lượng khai thác dầu thô. Giai đoạn 2001-2004 và đặc biệt là năm 2004 là năm mà Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đạt kết quả tăng trưởng cao nhất, không chỉ trong hoạt động khai thác dầu khí, mà cả trong các lĩnh vực hoạt động khác. Cụ thể: Đã xác định được trữ lượng tiềm năng về tài nguyên dầu khí của Việt Nam ( chủ yếu khu vực thềm lục địa vào khoảng 3000-4000 triệu m3 qui dầu ( trữ lượng tiềm năng về khí thiên nhiên chiếm khoảng 60%). Trữ lượng dầu khí xác minh đạt khoảng 1 tỉ m3 qui dầu với khoảng 60 cấu tạo phát hiện có chứa dầu khí, nhiều mỏ dầu khí có giá trị thương mại được phát hiện và lần lượt đưa vào khai thác. Hoàn thành mục tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí, đảm bảo cân đối bền vững với hoạt động khai thác, đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước. Hiện nay, cùng với việc tăng cường công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí trong nước, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đang tích cực triển khai các dự án tìm kiếm thăm dò ở nước ngoài. Sản lượng khai thác dầu khí giai đoạn 2001-2004 đạt 85.36 triệu tấn qui dầu (gồm 72.1 triệu tấn dầu thô và 13.26 tỉ m3 khí). Riêng năm 2004, sản lượng khai thác dầu khí đạt 26.403 triệu tấn qui dầu (gồm 20.403 triệu tấn dầu thô và 6 tỉ m3 khí). Với những tấn dầu thô đầu tiên được khai thác từ thềm lục địa miền Nam nước ta trong những năm đầu thập niên 80 của thế ký trứơc, dầu khí Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới gcủa đất nước. Dầu thô đã góp phần chống lạm phát, phục vụ các chương trình kinh tế lớn của nước nhà, góp phần ổn định tình hình kinh tế – xã hội suốt thời gian bị bao vây cấm vận kinh tế. Dầu khí đã được ghi nhận là ngành công nghiệp mới đạt hiệu quả kinh tế cao, là cánh cửa mở để đi đến tương lai… Để có được những lời đánh giá tốt đẹp đó, trong những năm qua cán bộ, công nhân dầu khí Việt Na đã chung lưng đấu cật lao động sáng tạo, vượt qua muôn vàn khó khăn , thách thức, liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch năm sau cao hơn năm trước. Chỉ tính 4 năm 6 tháng đầu thế kỷ mới này, toàn ngành đã khai thác 98,852 triệu tấn dầu thô qui đổi, xuất khẩu 79, 324 triệu tấn dầu thô, đạt kim ngạch 19,313 tỷ USD, nộp ngân sách Nhà nước 169,539 tỷ đồng, cung cấp khí cho các nhà máy điện Phú Mỹ, Bà Rịa… hiện đang sản xuất an toàn liên tục 40% sản lượng điện của cả nước. Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro, con chim đầu đàn của ngành dầu khí nước ta kể từ khi khai thác tấn dầu đầu tiên đến hết tháng 8 năm 2004 đã khai thác được 147,213 triệu tấn dầu thô; thu gom và vận chuyển vào bờ hàng chục tỷ m3 khí đồng hành cung cấp cho các nhà máy điện PHú Mý, Bìa Rịa và Nhà máy chế biến khí Dinh Cố. Riêng 8 tháng năm 2004, công ty đã khai thác trên 7,035 triệu tấn dầu thô từ 2 mỏ Bạch Hổ và Rồng Đen, thu gom và vận chuyển vào bở trên 1,245 tỷ m3 khí. Hay Công ty liên doanh dầu khí Cửu Long tính đến tháng 6 năm 2005 đã khai thác được 5,6 triệu tấn dầu thô, mang lại doanh thu gần 1,6 tỷ USD. 2. Thực trạng của công tác tìm kiếm thăm dò. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đặc biệt chú trọng tới công tác tìm kiếm thăm dò, đề ra nhiều biện pháp để thực hiện kế hoạhc gia tăng trữ lương, đạt mức 150 triệu tấn dầu qui đổi cho cả giai đoạn 2001- 2005. Một số dự án tìm kiém thăm dò dầu khí ở trong nước cũng đã được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam triển khai, như Dự án tìm kiếm thăm dò dầu khí tổng thể ở Miền Võng như Hà Nội; Đề án khảo sát địa chấn 3D lô 103/107 vịnh Bắc Bộ; Đề án khảo sát địa chấn 2D các lô từ 113 tới 121; giếng Đông Quan S_1X thuộc vùng trũng Hà Nội, giếng Rồng Tre và giếng Cá Ngừ Vang. Mỏ Đại Hùng đã được đưa trở lại khai thác từ ngày 30/11/2004. Dự kiến, năm 2005 sản lượng khai thác dầu khí đạt 24,4 triệu tấn, trong đó 18 triệu tấn là dầu thô. Việc liên doanh, liên kết và kêu gọi vốn đầu tư với các đối tác kinh doanh trong nước và quốc tế, cũng được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đẩy mạnh và tiếp tục triển khai thực hiện các hợp đồng đã ký ở nước ngoài; Tích cực triển khai công việc ở các dự án thăm dò khai thác dầu khí ở các khu vực trên thế giới như Hợp đồng Lô 433a và 416b ở Angiêri; Hợp đồng lô SK 305 ở Malaysia; Hợp đồng Madura I và II, Đông Jawa Indonesia; Hợp đồng phát triển khai thác mở Amara Iraq…Đến nay, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã ký hợp đồng tìm kiếm , thăm dò khai thác dầu khí với nước ngoài tại Việt Nam với tổng số vốn dăng ký trên 7 tỷ USD. Hiện tại, các công ty đang tích cực chuẩn bị và triển khai chương trình công tác đã thống nhất ở Petro Việt Nam ngay từ những ngày đầu năm 2005. Ngoài ra, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã tổ chức hội nghị mở vồng đấu thầu lô 122- 130 bể Phú Khánh, kêu gọi đầu tư với gần 30 công ty đăng ký tham dự; Ký hợp đồng lô 05-1b/1c với Công ty IDEMITSU; Hoàn thành việc xem xét trữ lượng các lô của Unocal (Kim Long, ác quỷ, Cá Voi)…. Ngoài ra một thành viên của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là công ty liên doanh điều hành Cửu Long cũng đã có những thành tích đáng kể trong việc thăm dò tìm kiếm dầu khí : công tyđã thăm dò, khảo sát 15 giếng khoan, đến tháng 8/2000 thì phát hiện dầu tại mở Sư Tử Đen; tháng 10/2001 phát hiện tiếp dầu tại mỏ Sư Tử Vàng và tháng 11/2003 công ty phát hiện được dầu khí –condensat tại mở Sư Tử Trắng thuộc lô 15. 1 ngoài khởi tỉnh Bình Thuận. Tổ hợp mỏ Sư Tử Đên- Sư Tử Vàng- Sư Tử Trắng được mệnh danh là “tam giác vàng”, có trữ lượng ước tính lớn thứ hai Việt Nam sau mỏ Bạch Hổ. Cụ thể mỏ Sư Tử Đen có độ sâu 52 mét nước, cùng với mỏ Sư Tử Vàng và Sư Tử trắng là một cụm mỏ dầu khí giàu tiềm năng mà điều hết sức thuận lợi là cả 3 mỏ chỉ cách mũi Khe Gà- Bình Thuận 60 km, trong khi các mỏ dầu đang khai thác của Liên doanh Dầu khí Việt Xô cách bờ biển Vũng Tàu tới hơn 100km. Hiện nay, kinh phí xây dựng đường ống dẫn dầu trong lòng biển lên tới 1,2 triệu USD/ km, nên nếu đưa dầu khí vào Bình Thuận sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, cũng như cung ứng các dịch vụ và thiết bị cho giàn khoan cúng nhanh hơn. Khi dịch vụ dầu khí phát triển, bình Thuận sẽ trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển toàn diện trong vùng, đặc biệt là về công nghiệp Dầu khí. Cái mà Bình Thuận đang cần là hệ thống sân bày, cảng biển, đường ống dẫn dầu, dấn khí, kho tàng và nhất là đào tạo nguồn nhân lực để sẵn sàng tiếp cận ngành dầu khí mới mẻ đang phát triển. Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro là đơn vị đầu tiên phát hiện mỏ dầu trong móng ở bồn trũng Cửu Long, cúng là đơn vị đầu tiên phát hiện vỉa khí- dầu trong từng móng bồn trũng Nam Côn Sơn- ở mỏ Đại Hùng năm 2003 và mở Thiên ưng thuộc lô 02-3 năm 2005. Xí ngiệp đã khoan thành công giếng khoan Đại Bàng 2X là khu vực có điều kiện địa chất hết sức phức tạp, vừa mất dung dịch vừa tồn tại dị thường áp suất cao, nơi mà trước đây nhiều công ty dầu khí nước ngoài đã phải bỏ dở. Năm nay, Xí nghiệp sẽ kết thục khoan 6 giếng thăm dò với 21,6 km khoan, gia tăng thêm 35 triệu tấn trữ lượng địa chất, trong đó có 11 triệu tấn dầu thu hồi. Có thể nói việc đầu tư cho công tác tìm kiếm thăm dò là việc hết sức quan trọng giúp cho chúng ta gia tăng trữ lượng dầu khí, mà trong bối cảnh giá dầu trên thế giới tăng cao như hiện nay thì điều đó lại càng quan trong hơn. Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều khó khăn đang tồn tại trong vấn đề tìm kiếm thăm dò hiện nay, thứ nhất là điều kiện vật chất kĩ thuật của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trong lĩnh vực thăm dò là chưa thực sự phát triển, chúng ta vẫn phải mua thiết bị từ nước ngoài, đồng thời các cán bộ công nhân viên chưa có trình độ đủ để đáp ứng yêu cầu do vậy phải thường xuyên đào tạo mới và đào tạo lại. 3. Thực trạng của công tác khai thác . Trong năm 2004 Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiện vụ sản xuấtkinh doanh đã đề ra, đặc biệt tronglĩnh vực khai thác. xuất khẩu dầu thô, vận chuyển , quản lý và phân phối khí thiên nhiên, sản xuất phân đạm… Cụ thể về phần khai thác thì Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã khai thác được trên 20 triệu tấn dầu thô, trên 6 tỷ m3 khí trong năm 2004. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2004, sản lượng ước đạt 9 triệu tấn dầu, bằng 55% tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2003, tăng trên 1,2 triệu tấn dầu thô và 1,3 tỷ m3 khí so với cùng ký 2003. Hoạt động khai thác dầu khí hiện đang được triển khai tại 7 mỏ: Rạng Đông, Sư Tử Đen- lô 15.5, mỏ khí Lan Tây- Lan Đỏ. Sản lượng khai thác trung bình của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đạt mức 50 nghìn tấn dầu thô/ ngày và 16 triệu 3 khí/ngày. Mỏ Đại Hùng dự kiến cuối quý 3 /2004 sẽ khai thác trở lại sau thời gian sửa chữa. Trong đó, hệ thống Bạch Hổ, hệ thống Nam Côn Sơn vận hành ổn định, an toàn phát huy hiệu quả. Hai đường tuyến ống hiện nay dang đảm bảo vận chuyển khí đồng hành từ các mở thuộc mỏ Cửu Long và khí thiên nhiên lô 02 bể Nam Côn Sơn đáp ứng nhu cầu khí cho sản xuất điện, sản xuất công nghiệp khu vực miền Đông nam bộ và trên 60% nhu cầu khí hoá lỏng trong nước. Để hiểu thêm ta có thể xem xét về tình hình khai thác của một liên doanh trong Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đó là liên doanh dầu khí Viêtsovpetro 29/12/1988 khai thác tấn dầu thứ 1 triệu, tấn dầu thứ 10 triệu vào 3/2/1992. Sau ngày 27/5/1993 hiệp định về việc Liên bang Nga thừa kế quyền và nghĩa vụ của bên Liên Xô trước đây được ký kết, tấn dầu thứ 20 triệu được khai thác vào ngày 12/11/1993. Ngày 16/4/1995 liên doanh bắt Bảng tham khảo về lượng dầu khai thác của Việt Nam so với 1 số nước trong khu vực. Đơn vị:tấn/ ngàyđêm. Năm Brunây Việt Nam Malayxia Indônêxia 1994 21.56 18.7 83.12 190.39 1995 23.25 23.37 88.96 191.69 2000 23.38 38.96 87.01 170.13 đầu dẫn khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ vào bờ cung cấp cho Nhà máy Nhiệt diện Bà Rịa. Ngày 23/4/1995 khai thác tấn dầu thứ 30 triệu và 19/10/1997 tấn dầu thứ 50 triệu. Tấn dầu thứ 90 triệu được khai thác vào 22/2/2001 và khai Liên doanh tròn 20 tuổi thì tấn dầu thứ 100 triệu đã được khai thác vào tháng 11/2001/ Liên doanh phấn đấu hoàn thành khai thác tấn dầu thứ 150 triệu vào tháng 11/2005. Để đạt được sản lượng khai thác dầu khí như trên, liên doanh đã khoan vào lòng đất trên 250 giếng khoan các loại với hơn 1 triệu mét khoan. Cùng với việc nâng cao sản lượng dầu. Liên doanh đã tập trung nhiều trí tuệ, công sức để giải quyết vấn đề cng cấp khí đồng hành vào bờ, hỗ trợ tích cực cho việt phát triển cụm khí điện, đạm Bà Rịa –Vũng Tàu. Ngoài ra còn có công ty liên doanh dầu khí Cửu Long cũng đẩy mạnh việc khai thác dầu khí cụ thể : song song với việc khai thác dầu từ mở Sư Tử Đen giai đoạn 1, liên doanh còn đang triển khai kế hoạch phát triển mỏ dầu Sư Tử Vàng, kế hoạch thẩm lượng mỏ dầu khí condensat Sư Tử Trắng. 29/10/2003 dòng dầu thương mại đầu tiên đã được khai thác từ mỏ Sư Tử Điên và chỉ trong 1 năm , Công ty đã khai thác được 27,1 triệu thùng dầu thô ( tương dương với 3,6 triệu tấn ). Dầu thô khai thác lên được bơm vào tàu Cửu Long MV9 với sức chứa 1 triệu thùng để xử lý. Công ty thăm dò và khai thác dầu khí trực thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã hựp tác chặt chẽ với các đối tách thúc đẩy khai thác để tăng nhanh sản lượng dầu khí tại hầu hết các mỏ như Rạng Đông, Ruby, Sư Tử Đen, Lan Tây. Công ty đã khai thác được trên 8 triệu tấn dầu thô và 4, 639 tỷ m3 khí thiên nhiên. Trong đó, riêng mỏ Sư Tử Đên đã khai thác được 3,47 triệu tấn dầu thô, vượot 43,26% kế hoạch cả năm ; mỏ Lan Tây có tiềm năng các giếng tốt, khai thác ổn đinh, đạt sản lượng 2, 55 tỷ m3 khí thiên nhiên vượt kế hoạch 9,44% đáp ứng thoả mãn nhu cầu khí cho các nhà máy nhiệt điện và các ngành kinh tế. Trên đây ta đã thấy được thực trạng của công tác khai thác dầu mỏ của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Đó thực sự là những con số đáng mừng, tuy nhiên chung ta khai thác dầu thô chủ yếu để xuất khẩu mà vẫn chưa thể chế biến dầu thô được và chỉ có khí đồng hành là chúng ta mới có thể xử lý và sử dụng được.Chính vì vậy chúng ta sẽ đề cập tới việc chế biến dầu trong phần tiếp theo. 4. Thực trạng của việc chế biến dầu khí. 4.1.Thực trạng của việc chế biến dầu. Dầu mỏ chúng ta khai thác hiện nay chủ yếu là dầu thô và phục vụ trực tiếp cho việc xuất khẩu. Năm 2004 ngành dầu khí đạt kim ngạch xuất khẩu gần 5,7 tỷ USD, tương đương 19,5 triệu tấn dầu thô, vượt 93% kế hoạch năm về doanh thu ngoại tệ, chiếm ngót 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của các ngành kinh tế trong nước. Tuy nhiên mục tiêu của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam không chỉ dừng lại ở xuất khẩu dầu thô mà còn là việc lọc dầu để phục vụ trực tiếp cho nhu cầu trong nước hạn chế nhập khẩu xăng dầu. Các công trình trọng điểm dầu khí, đặc biệt nhà máy lọc dầu Dung Quất đã và đang được triển khai một cách khẩn trương, dự án lọc dầu Dung Quất do đích thân Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, cứ 10 ngày Tổng công ty Dầu khí Việt Nam phải báo cáo tiến độ 1 lần. Hiện dự ấn đã hoàn thành cơ bản công tác chuẩn bị mặt bằng và hạng mục hạ tầng cơ sở phục vụ công tách xây dựng nhà máy, một số hạng mục đã được đưa vào xử dụng. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đang cùng nhà thầu Technip triển khai hợp đông phát triển thiết kế tổng thể của gói 1 với việc bổ sung hai phân xưởng xử lý LCO băng hydro và đồng phân hoá naptha nhẹ vào sơ đồ công nghệc ủa nhà máy như đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các đề án như : Khí Nam Côn Sơn, Đề án Liên hợp hóa dầu Nghi Sơn Thanh Hoá, dự án Đường ống dẫn khí Phú Mỹ –TP Hồ Chí Minh, Dự án Đạm Phú Mỹ đang được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cùng các nhà thầu triển khai, trình Chính phủ. 4.2.Thực trạng của công tác chế biến khí. Khí đồng hành thu được cùng khai thác dầu mỏ ở nước ta hiện nay được chế biến rất hiệu quả. Các đường ống dẫn khí trong lòng biển đã được xây dựng để dẫn khí vào trong đất liền phục vụ cho việc sản xuất điện, đạm, hoá lỏng, hoá Gas… ở Việt Nam hiện nay có một công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm về khí PetroVietNam Gas,được thành lập 20-9-1990. Chức năng và nhiệm vụ chính là thu gom, vận chuyển, chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí, cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ công nghiệp trong khu công nghiệp liên hiệp khí điện đạm Phũ Mỹ thuộc huyện Tân thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có tầm cỡ lớn nhất Đông Nam á với số vốn đầu tư hơn 4,5 tỷ USD. Công ty đã bắt tay vào việc triển khai dự án thu gom và sử dụng khí đồng hành Bạch Hổ. Đây là dự án lớn, phức tạp, bao gồm hệ thống đường ống thu gom và vận chuyển khí, giàn nén khí, nhà máy xử lý khí, kho chứa và cảng xuất sản phẩm lỏng, các trạm phân phối khí với tổng vốn đầu tư 450 triệu USD. Giai đoạn 1, đưa khí vào bờ hoàn thành đầu quý 2 /1995. Ngày 26/4/1995, dòng khí đầu tiên mà trước đầy phải đốt bỏ ngoài khơi đã được đưa vào bờ cấp cho nhà máy Điện Bà Rịa với lưu lượng 1 triệu m3 / ngày đêm, góp phần giảm giá thành sản xuất điện năng. Đây là bước ngoặt đánh dấu một ký nguyên mới, kỷ nguyên của ngành công nghiệp khí Việt Nam. Giai đoạn 2, cùng với việc hoàn thành giàn nén nhỏ, giàn nén lớn và mở rộng hệ thống đường ống dẫn khí trên bờ, công suất đưa khí vào bờ đã được nâng lên 2 triệu m3 / ngày đêm vào ngày 14/12/1997. Giai đoạn3 phần nhà máy xử lý Dinh Cố, kho chứa và cảng xuất Thị Vải đã hoàn thành vào cuối năm 1998. Đây là 2 công trình có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế và công nghệ. Ngoài
Tài liệu liên quan