Đề tài Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam

Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với một tốc độ nhanh chóng, dần trở thành quốc gia có vị thế quan trọng trong đời sống kinh tế thế giới. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu luôn là vấn đề mang tính sống còn đối với mỗi quốc gia. Trong đó, một trong những mục tiêu hàng đầu là tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu được coi là “một trong ba chương trình lớn, trọng điểm” đã được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng, đã, đang và sẽ là mũi nhọn trong chiến lược hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nước ta.

doc67 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Kí hiệu Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Association of South East Asia Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á EU European Union Liên minh châu Âu SNG Sodruzhestvo Nezavisimykh Gosudarstv (Tiếng La tinh) Commonwealth of Independent States Cộng đồng các Quốc gia Độc lập R&D Reseach & Development Nghiên cứu và phát triển WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới KNXK Kim ngạch xuất khẩu TBD Thái Bình Dương XNK Xuất nhập khẩu XTTM Xúc tiến thương mại TT Tỷ trọng DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu nhóm hàng giai đoạn 2005 – 2009………………………………………………………………………….15 Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, tre cuốn giai đoạn 2005 – 2009………………………………………………………………………….16 Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường giai đoạn 2005 – 2009…….23 Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu giai đoạn 2005 – 2009………………………………………………………………………….30 Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009………………………………………………………………………….15 Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre, tre cuốn giai đoạn 2005 – 2009………………………………………………………………………….16 Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng cói, buông, đay, bèo tây giai đoạn 2005 – 2009 …………………………………………………………………18 Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng sơn mài, gỗ mỹ nghệ giai đoạn 2005 – 2009………………………………………………………………………..19 Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sư, đất nung giai đoạn 2005 – 2009………………………………………………………………………….21 Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường năm 2009……………...22 Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu sang Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2005 – 2009………………………………………………………………….24 Biểu đồ 2.8: Kim ngạch xuất khẩu sang Tây Bắc Âu giai đoạn 2005 – 2009………………………………………………………………………….26 Biểu đồ 2.9: Kim ngạch xuất khẩu sang Đông Âu giai đoạn 2005 – 2009……………………………………………………………………….....27 Biểu đồ 2.10 : Kim ngạch xuất khẩu sang Châu Mỹ giai đoạn 2005 – 2009………………………………………………………………………….28 LỜI MỞ ĐẦU Tính tất yếu của đề tài Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với một tốc độ nhanh chóng, dần trở thành quốc gia có vị thế quan trọng trong đời sống kinh tế thế giới. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu luôn là vấn đề mang tính sống còn đối với mỗi quốc gia. Trong đó, một trong những mục tiêu hàng đầu là tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu được coi là “một trong ba chương trình lớn, trọng điểm” đã được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng, đã, đang và sẽ là mũi nhọn trong chiến lược hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nước ta. Bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay của Việt Nam như dệt may, da giày, nông sản…, thì hàng thủ công mỹ nghệ đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các khách hàng nước ngoài, điều đó được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và đạt mức 1 tỷ USD vào năm 2008 đem lại nhiều lợi ích cho đất nước. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam hiện là một đơn vị tiêu biểu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Thị trường xuất khẩu của công ty không ngừng mở rộng từ chỗ chỉ xuất khẩu theo Nghị định thư thì ngày nay hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất hiện tại hầu hết các thị trường lớn có yêu cầu cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU… Việc thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ làm tăng doanh thu cho công ty mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc quảng bá và giới thiệu nét văn hóa truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên, hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty trên thị trường thế giới đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines… Vì vậy cần có những nghiên cứu cụ thể về những lợi thế, hạn chế trong cạnh tranh mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty trên từng thị trường xuất khẩu chính. Tìm ra những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ. Từ đó đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty trong thời gian tới. Chính vì lý do trên mà em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam” Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu của chuyên đề nhằm đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Barotex Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Barotex Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu tại Công ty Barotex Việt Nam và hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty trong giai đoạn 2005-2009 Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng các biện pháp duy vật biện chứng, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu và nghiên cứu lấy từ sách báo, tạp chí liên quan tới đề tài này để thực hiện nghiên cứu. Kết cấu của chuyên đề Ngoài lời mở đầu, bảng chữ cái viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam và sự cần thiết của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam. Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Do trình độ có hạn nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cũng như các cán bộ của Công ty để bài viết được hoàn thiện tốt hơn. Qua bài viết này em muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ của Phòng Kinh doanh 2 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam và ThS. Tô Xuân Cường đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập, nghiên cứu để hoàn thành bài viết này. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU MÂY TRE VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty Tháng 4/1971 Tổng công ty xuất nhập khẩu (XNK) mây tre được thành lập, tách ra từ Tổng công ty XNK thủ công mỹ nghệ. Tổ chức bộ máy lúc đó còn hết sức nhỏ bé, văn phòng của công ty chỉ có 4 phòng ban và 1 chi nhánh giao nhận dưới Hải Phòng. Sản xuất hàng xuất khẩu thời kỳ đó phân tán và manh mún, cơ cấu hàng hóa, số lượng và chất lượng còn quá nhỏ bé và không ổn định. Trong những năm đầu, Tổng công ty mới chỉ đặt quan hệ với một vài tổ chức ngoại thương của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa mà chủ yếu là Liên Xô. Trong thời kỳ 5 năm đầu tiên,Tổng công ty chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức sản xuất, củng cố bộ máy tổ chức. Đến cuối năm 1975 thì kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 2,2 lần so với năm đầu thành lập. Để nhanh chóng phát triển ngành hàng mở rộng trong toàn quốc, Tổng công ty đã lần lượt thành lập các chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để khôi phục và phát triển mặt hàng mây tre xuất khẩu truyền thống trước đây. Nhờ đó đã khai thác thêm được nguồn hàng, mặt hàng cho xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu đến năm 1980 đã tăng gấp 8,73 lần so với năm 1971 và giai đoạn 1976 – 1980 đã tăng gấp 3,85 lần so với 5 năm thời kỳ đầu mới thành lập (1971 – 1975) .Thời kỳ 1980 – 1985 cùng với khó khăn chung của đất nước, xuất khẩu của Tổng công ty có phần giảm sút nhưng tổng kim ngạch XNK vẫn tăng 2,31 lần so với giai đoạn 1976 – 1980. Sau đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 cơ chế kinh tế đã được thay đổi. Chế độ quan liêu bao cấp đã dần dần được xóa bỏ, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Quyền XNK trực tiếp mà Nhà nước dành cho các doanh nghiệp được mở rộng hơn. Trong 5 năm 1986 – 1990 kim ngạch xuất khẩu đã tăng 1,5 lần so với thời kỳ 1981 – 1985. Bên cạnh đó, Tổng công ty còn chú ý đến việc hợp tác liên doanh liên kết với nước ngoài. Đến năm 1992 đã có 3 xí nghiệp liên doanh được cấp giấy phép và đi vào hoạt động, đó là liên doanh VICO với Hàn Quốc tại Sầm Sơn – Thanh Hóa, liên doanh CABAROSA với hiệp hội đánh bắt cá của Cộng hòa liên bang Nga, liên doanh Đại Thương với Đài Loan trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm mây tre xuất khẩu. Ngoài ra Tổng công ty còn ký một số hợp đồng với các công ty nước ngoài để thành lập các công ty liên doanh phục vụ cho hoạt động XNK. Tháng 9/1997 theo sắp xếp lại doanh nghiệp, Tổng công ty XNK mây tre đã trở thành Công ty XNK mây tre Việt Nam. Sau khi được đổi tên công ty vẫn tiếp tục các hoạt động XNK như trước đây. Ngoài ra, Công ty còn nhận ủy thác XNK và thực hiện các dịch vụ có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước; tổ chức sản xuất và liên doanh, liên kết với các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế trong nước và các tổ chức kinh tế ở nước ngoài để đẩy mạnh XNK; kinh doanh khách sạn, du lịch và dịch vụ thương mại, kinh doanh XNK chuyển khẩu, quá cảnh theo quy định của Nhà nước. Năm 2004, Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần XNK mây tre Việt Nam theo quyết định 1189/QĐ-BTM ngày 23/08/2004 của Bộ Thương mại. Hoạt động theo mô hình cổ phần buộc Công ty phải tự vươn lên để khẳng định vị trí và thương hiệu của mình trên con đường hội nhập và phát triển. Do đó Barotex cam kết xây dựng một thương hiệu vững chắc, khẳng định bước tiến của Công ty trên con đường hội nhập và trở thành địa chỉ tin cậy cho các bạn hàng trong nước và quốc tế. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty hiện nay Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc Phó giám đốc PhòngThị trường PhòngKế toán PhòngKế hoạch PhòngHành chính Phòng Kinh doanh 1 Phòng Kinh doanh 2 Phòng Kinh doanh 3 Phòng XNK tổng hợp 1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của Công ty 1.1.3.1 Chức năng Kinh doanh XNK: Kinh doanh XNK hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác mà Nhà nước không cấm. Kinh doanh dịch vụ các lĩnh vực: - Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, nhà ở - Kinh doanh cho thuê kho bãi, nhà xưởng sản xuất 1.1.3.2 Nhiệm vụ Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện các mục đích và nội dung hoạt động của Công ty. Nghiên cứu khả năng sản xuất và nhu cầu thị trường từ đó đề ra các giải pháp để thúc đẩy hoạt động của Công ty trong giai đoạn mới. Tuân thủ luật pháp của Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý XNK và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương. 1.1.3.3 Lĩnh vực hoạt động Xuất khẩu các mặt hàng mây tre, hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác do Công ty sản xuất, thu mua hoặc thông qua liên doanh, liên kết tạo ra. Nhập khẩu các loại vật tư, nguyên liệu, tư liệu sản xuất, thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải và hàng tiêu dùng phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty và tiêu dùng trong nước. Nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các dịch vụ có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Đối tác và đối thủ cạnh tranh Khi mới thành lập Công ty hầu như chỉ quan hệ thương mại với các nước XHCN mà chủ yếu là Liên Xô và Đông Âu. Giữa lúc tình hình kinh doanh và thị trường của Công ty đang có nhiều thuận lợi thì năm 1991 Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã làm cho thị trường bị thu hẹp đồng thời thị trường truyền thống cũng không còn nữa, Công ty gặp rất nhiều khó khăn cho vấn đề tìm đầu ra. Trước tình hình đó, Công ty đã chuyển hướng xuất khẩu sang các nước tư bản, khôi phục lại thị trường và thương nhân đã quen biết, mở rộng thị trường mới. Nhờ sự cố gắng, nỗ lực đến năm 1992 – 1993 Công ty đã khôi phục được 18 thị trường tư bản với 39 khách hàng để xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Đến nay, thị trường của Công ty ngày càng được mở rộng, Công ty đã có quan hệ với trên 200 hãng kinh doanh và tổ chức thương gia quốc tế thuộc 51 nước khác nhau trên thế giới. Trong đó Đức là thị trường xuất khẩu chủ yếu, đứng thứ hai là Nhật Bản và Hoa Kỳ là thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ ba. Bên cạnh đó thị trường Anh, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha,… cũng được khai thác một cách triệt để. Với mục tiêu mở rộng thị trường, Công ty đang tìm cách thâm nhập vào thị trường ở các nước Hungary, Cộng hòa Séc, Đan Mạch và Ba Lan, nhận thấy đây đều là những nước có nhu cầu tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ lớn. Hội nhập kinh tế quốc tế làm cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn. Trên thế giới, các nước có nguồn nguyên liệu và sản xuất tương đối lớn về hàng thủ công mỹ nghệ có Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan… Đây đều là những nước có ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ lâu đời, sản phẩm của họ có những nét đẹp mang truyền thống văn hóa dân tộc. Trung Quốc là một quốc gia nổi tiếng về truyền thống sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đến nay mặt hàng này vẫn là thế mạnh của Trung Quốc trong hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Sức cạnh tranh lớn nhất của hàng Trung Quốc chính là sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, có tính đến sự thay đổi của môi trường và giá thành thấp. Bên cạnh đó, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines… cũng được các thị trường Châu Âu và Hoa kỳ ưa chộng nhờ giá rẻ, chất lượng cao, đồng đều… và giao hàng một cách nhanh chóng, đúng hạn nhờ áp dụng các phương thức sản xuất tiên tiến. Sự cạnh tranh để chiếm lĩnh khu vực thị trường ngày càng diễn ra mạnh mẽ và gay gắt. Bên cạnh những công ty đã có kinh nghiệm kinh doanh và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ như Công ty Artexport Việt Nam, Công ty MITEXCO, Công ty mây tre Trúc Sơn, Công ty Á Châu Thăng Long… thì ngày càng có nhiều các công ty kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ ra đời, cạnh tranh diễn ra trên một bình diện sâu và rộng. Những công ty này thực sự là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và quan trọng đối với Công ty Barotex trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ra thị trường thế giới. Sự cần thiết của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty Barotex Việt Nam 1.2.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong hoạt động sản xuất tại Barotex Việt Nam Xuất khẩu là hoạt động tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển đất nước. Muốn phát triển nhanh chóng bền vững ngoài việc phải khai thác tối đa tiềm năng trong nước thì phải biết phát huy những lợi thế thông qua xuất khẩu. Trong điều kiện hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế của các nước trên thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao, khiến cho các quốc gia trong khu vực và thế giới vận động trong mối tương quan chặt chẽ. Không một quốc gia nào muốn phát triển mà lại cho phép mình đứng ngoài cuộc chơi chung. Chính vì vậy, xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động kinh tế đối ngoại rất cơ bản, là phương tiện để phát triển kinh tế. Do đó, Công ty Barotex coi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là hoạt động trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là cơ sở để Công ty mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Ngoài ra, xuất khẩu làm nâng cao vị thế của Công ty trên trường quốc tế. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tạo nguồn vốn cho nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ mới và tiên tiến cho Công ty. Trên thực tế, nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn khác nhau như: vay nợ, viện trợ, thu từ các hoạt động xuất khẩu… Trong các nguồn vốn trên mặc dù các nguồn vốn bên ngoài có tác dụng hỗ trợ rất lớn nhưng rồi cũng phải trả nợ bằng cách này hay cách khác ở các thời kỳ sau. Như vậy, nguồn vốn quan trọng nhất chính là xuất khẩu. Thông qua xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, Công ty sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thế giới về giá cả và chất lượng, qua đó buộc phải tổ chức lại sản xuất, liên tục đổi mới và hoàn thiện khâu quản lý sản xuất kinh doanh, tìm ra những phương thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất để thích nghi với thị trường. Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho Công ty, giúp cân bằng cán cân thanh toán, gia tăng nhu cầu về sản xuất, tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất. Hoạt động xuất khẩu bảo đảm sự phát triển nhanh chóng, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên. Nhờ có xuất khẩu mà Công ty tạo ra được công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống dân cư. Hoạt động xuất khẩu đã khai thác triệt để lợi thế so sánh của Công ty, đạt quy mô tối đa cho sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy các nhân tố phát triển theo chiều sâu, trao đổi và ứng dụng nhanh chóng các công nghệ mới. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Barotex Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thuận lợi Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Thị trường xuất khẩu của Công ty cũng đã đa dạng hơn. Bên cạnh thị trường truyền thống, Công ty đã thâm nhập được vào các thị trường trọng yếu trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản. Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy các cơ hội phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, việc chuyển giao công nghệ theo chu kỳ nhanh hơn phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường, gia tăng các luồng chuyển giao vốn, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy giao lưu văn hóa. Việc gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) tạo điều kiện cho Công ty trao đổi hàng hóa thông suốt trong thị trường khu vực. Khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, kèm theo đó là được đối xử tối huệ quốc, được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập vì là nước đang phát triển. Đó là một cơ hội tốt cho hàng thủ công mỹ nghệ thâm nhập vào các nước thành viên. Gia nhập WTO tạo cơ hội thuận lợi giúp Công ty có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng cao và giá rẻ (do cắt giảm thuế quan nhập khẩu) để sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty trên thị trường thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho Công ty gặp nhiều thuận lợi hơn trong thủ tục xuất khẩu từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Cuối cùng, hội nhập chính là yếu tố tạo điều kiện cho Công ty thực hiện tốt việc phát triển thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh. Khó khăn Hội nhập kinh tế quốc tế làm cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn. Cạnh tranh không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp các nước trên thị trường nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa mà còn cạnh tranh gay gắt ngay trên thị trường trong nước. Đặc biệt là cạnh tranhvới hàng hóa củaTrung Quốc vốn đang tràn ngập thị trường thế giới với giá rẻ. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc có nhiều ưu thế hơn do trình độ công nghệ của Trung Quốc tiên tiến hơn, mẫu mã đẹp và đa dạng hơn. Điều đó gây sức ép không nhỏ đối với Công ty Barotex. Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hóa, tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đến xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty là không nhỏ, một phần do hàng thủ công mỹ nghệ thuộc nhóm hàng phục vụ tiêu dùng không thiết yếu, đây là mặt hàng có cầu nhạy cảm đối với thu nhập người tiêu dùng, do đó khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi lượng cầu về mặt hàng này cũng thay đổi đáng kể. Tóm lại, chương 1 đã giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam, vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty Barotex, nêu được những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty trong
Tài liệu liên quan