Lãi suất là cái giá phải trả cho việc sử dụng vốn trên một thị trường bất kỳ, lãi suất vươn tới một mức cân bằng sao cho tổng cầu về vốn bằng tổng cung về vốn. Hay nói cách khác, lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định.Lãi suất cao hay thấp do quan hệ giữa cung và cầu vốn quyết định.
86 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp điều hành chính sách lãi suất với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG1:LÃI SUẤT&CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TRONG NỀN KINH TẾ
1.1 Lý luận cơ bản về lãi suất trong nền kinh tế
1.1.1 Khái niệm và phân loại lãi suất
1.1.1.1 Khái niệm
Lãi suất là cái giá phải trả cho việc sử dụng vốn trên một thị trường bất kỳ, lãi suất vươn tới một mức cân bằng sao cho tổng cầu về vốn bằng tổng cung về vốn. Hay nói cách khác, lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định.Lãi suất cao hay thấp do quan hệ giữa cung và cầu vốn quyết định.
1.1.1.2 Phân loại lãi suất
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài có các cách phân loại như sau :
Phân loại theo tính chất của khoản vay
Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Nó được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá
Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi NHTW cho các ngân hàng trung gian vay dưới hình thức chiết khấu lại các thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng này. Nó cũng được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá.
Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng được hình thành qua quan hệ cung cầu vốn vay trên thị trường liên ngân hàng và chịu sự chi phối bởi lãi suất cho các ngân hàng trung gian vay của NHTW. Mức độ chi phối này phụ thuộc vào sự phát triển của hoạt động thị trường mở và tỷ trọng sử dụng vốn vay NHTW của các ngân hàng trung gian.
Lãi suất cơ bản: là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình. Lãi suất cơ bản được hình thành khác nhau tùy từng nước, nó có thể do NHTW ấn định (như ở Nhật); hoặc có thể do tự bản thân các ngân hàng tự xác định căn cứ vào tình hình hoạt động cụ thể của ngân hàng mình (ở Mỹ, Anh, Úc); hoặc căn cứ vào mức lãi suất cơ bản của một số ngân hàng đứng đầu rồi cộng (+) hoặc trừ (- ) biên độ dao động theo một tỷ lệ % nhất định để hình thành lãi suất cơ bản của mình (Malaysia) vv…Mặt dù khác nhau nhưng lãi suất cơ bản của hầu hết các nước đều hình thành trên cơ sở thị trường và có một mức lợi nhuận bình quân cho phép.
Phân loại theo giá trị thực của tiền lãi
Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát.
Lãi suất thực: là lãi suất điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát, hay nói cách khác, là loại lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. Quan hệ giữa lãi
suất thực và lãi suất danh nghĩa được phản ảnh bằng phương trình Fisher:
Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát
Vì được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát nên lãi suất thực phản ảnh chính xác khoản thu nhập thực tế từ tiền lãi mà người cho vay nhận được hay chí phí thực của việc vay tiền. Sự phân biệt giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có một ý nghĩa quan trọng bởi lẽ chính lãi suất thực chứ không phải lãi suất danh nghĩa ảnh hưởng đến đầu tư.
Phân loại theo loại tiền cho vay
Lãi suất nội tệ: là lãi suất cho vay và đi vay bằng đồng nội tệ
Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất cho vay và đi vay bằng đồng ngoại tệ
Mối liên hệ giữa hai lãi suất này là: iD = iF + ΔE ;Trong đó: iD là lãi suất nội tệ, iF là lãi suất ngoại tệ, ΔE là mức tăng tỷ giá dự tính của đồng ngoại tệ.
1.1.2 Các nhân tố tác động đến lãi suất
1 2.1.1 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu vốn
Lãi suất được xem là giá cả của quyền sử dụng vốn vay do vậy nó sẽ được xác định trên cơ sở quan hệ cung cầu vốn vay trên thị trường.Cung vốn vay là khối lượng vốn dùng để cho vay kiếm lời của các chủ thể khác nhau trong xã hội.Cầu vốn vay là nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các chủ
thể khác nhau trong nền kinh tế.
Lãi suất
i O LS - lượng cung vốn vay
LD - lượng cầu vốn vay
Cung cầu vốn vay
Hình 1.1: Quan hệ giữa cung cầu vốn và lãi suất
Đường cung cầu vốn vay nói trên cho các nhà kinh tế học một mô hình để xác định lãi suất thị trường, được gọi là mô hình “khuôn mẫu tiền vay”. Điểm cân bằng cung cầu vốn vay tại một thời điểm xác định mức lãi suất thị trường.Các nhân tố ảnh hường đến lãi suất thị trường bao gồm:
Nhóm nhân tố làm lệch chuyển đường cung vốn
Tài sản và thu nhập: trong giai đoạn đang tăng trưởng kinh tế thu nhập tăng và do đó tài sản của các chủ thể kinh tế tăng lên, làm tăng khả năng cung ứng vốn.
Rủi ro: nếu như rủi ro mất vốn khi cho vay tăng lên thì việc cho vay trở nên kém hấp dẫn, cung vốn vay giảm xuống.
Nhóm nhân tố làm lệch chuyển đường cầu vốn
Khả năng sinh lợi dự tính của các cơ hội đầu tư: càng có nhiều cơ hội đầu tư sinh lợi thì càng làm tăng nhu cầu đi vay. Điều này thường thấy trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng. Khi kinh tế tăng trưởng, các cơ hội đầu tư sinh lời tăng lên làm cho nhu cầu vay vốn tăng mạnh. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế phát triển, của cải cũng tăng lên và sẽ kích thích tăng cung vốn vay. Vậy lãi suất sẽ tăng hay giảm? Trong thực tế thì lãi suất cân bằng trong những điều kiện như vậy thường tăng lên do hiệu ứng tăng cung vốn vay từ tăng của cải diễn ra chậm hơn tăng cầu vốn vay do nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
Lạm phát dự tính: chi phí thực của việc vay tiền được xác định chính xác hơn bằng lãi suất thực, nó bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát dự tính. Với một mức lãi suất cho trước, khi lạm phát dự tính tăng lên thì chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống, điều này làm tăng nhu cầu vay vốn.
Khi lạm phát dự tính tăng lên, lợi tức dự tính của việc cho vay so với việc đầu tư vào các tài sản hữu hình giảm xuống tại mọi mức lãi suất làm cho cung vốn vay giảm. Lạm phát dự tính xảy ra cũng làm cho chi phí thực của việc vay tiền giảm dẫn đến nhu cầu vay vốn tăng lên. Kết quả là lãi suất cân bằng tăng. Nhà kinh tế học Irving Fisher là người đầu tiên đã nêu ra sự liên hệ giữa lạm phát dự tính với lãi suất vì vậy mối liên hệ đó còn được gọi là hiệu ứng Fisher.
Tình hình ngân sách chính phủ: vì chính phủ các nước hiện nay có xu hướng tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng đi vay nên tình trạng thâm hụt ngân sách của chính phủ sẽ tác động đến nhu cầu vay vốn của chính phủ và do đó tác động đến nhu cầu vay vốn của nền kinh tế.
1.1.2.2 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu tiền tệ
Ứng với mỗi một mức cung cầu tiền sẽ xác định được một lãi suất cân bằng tương ứng. Cho nên có thể nói những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu tiền tệ trên thị trường cũng sẽ ảnh hưởng đến sự biến động của lãi suất trên thị trường.
Lãi suất MS1 MS2
i1
MD
i2
Cung cầu tiền
Hình 1.2 : Mô hình khuôn mẫu ưa thích tiền mặt
Để phân tích sự ảnh hưởng của cung cầu tiền tệ tới mức lãi suất cân bằng , mô hình “khuôn mẫu ưa thích tiền mặt” ở hình trên được sử dụng. Khuôn mẫu ưa thích tiền mặt cho thấy lãi suất cân bằng thay đổi khi các đường cung, cầu tiền tệ dịch chuyển.
Nhóm nhân tố làm dịch chuyển đường cầu tiền
Thu nhập: thu nhập tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu nắm giữ tiền để giao dịch và là nơi cất giữ giá trị, do đó làm cho lượng cầu tiền tăng lên và ngược lại.
Mức giá: những thay đổi của mức giá sẽ làm cầu về tiền thực tế thay đổi nếu cầu tiền danh nghĩa chưa thay đổi.Do nền kinh tế có xu hướng cầu một lượng tiền thực tế không đổi ứng với một mức lãi suất và thu nhập nhất định nên cầu tiền danh nghĩa sẽ phải thay đổi theo mức giá để đảm bảo ổn định cầu tiền thực tế. Kết quả là là một sự gia tăng lên của mức giá sẽ làm lượng cầu tiền tăng lên.
Nhóm nhân tố làm dịch chuyển đường cung tiền
Cung tiền trong nền kinh tế hiện nay phần lớn chịu sự tác động của CSTT của các NHTW. Cung tiền thay đổi, ngoài những hoạt động nhằm thực thi mục tiêu của CSTT ra, còn chịu ảnh hưởng bởi mức độ phụ thuộc của NHTW vào chính phủ và chế độ tỷ giá hối đoái của nước đó. Nếu sự phụ thuộc của NHTW vào chính phủ cao thì tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài có thể sẽ tạo sức ép khiến NHTW phải in thêm tiền mua các chứng khoán chính phủ vào để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, dẫn đến tăng cung tiền. Thêm vào đó, một chế độ tỷ giá hối đoái cố định đòi hỏi sự can thiệp của NHTW vào thị trường ngoại hối thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ, và do vậy cũng sẽ ảnh hướng đến cung tiền.
1.1.2.3 Các nhân tố khác
Tỷ lệ lạm phát: nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của lãi suất. Bởi lẽ sự tăng hay giảm tỷ lệ lạm phát kéo theo sự biến động của giá trị tiền tệ, từ đó ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người cho vay. Nếu tỷ lệ lạm phát tăng thì lãi suất phải tăng theo. Lúc đó, các TCTD mới thu hút được nguồn vốn tiền gửi. Khi tỷ lệ lạm phát giảm thì lãi suất tín dụng cũng giảm. Để đảm bảo hạch toán kinh doanh cho các TCTD.Ngược lại, NHTW sử dụng lãi suất tín dụng làm công cụ kiềm chế lạm phát. Khi lạm phát tăng cao, NHTW điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi để làm hạ cơn sốt lạm phát.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế: hoạt động của các doanh nghiệp là nền tảng của hoạt động tín dụng. Do đó tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế là cơ sở để xác định lãi suất tín dụng hợp lý. Thông thường mức lãi suất tín dụng nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân. Đó là hài hòa lợi ích người đi vay và người cho vay.
Chính sách kinh tế của Nhà nước: bằng các chính sách kinh tế, Nhà nước can thiệp vào thị trường tín dụng, nhằm duy trì sự vận động của lãi suất phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách ưu đãi cho vay tác động trực tiếp đến lãi suất, chính sách thuế, ưu đãi đầu tư, cho vay trọng điểm vv…
1.1.3 Cấu trúc lãi suất tín dụng
Cấu trúc của lãi suất tín dụng được chia thành hai loại :
- Cấu trúc rủi ro: là những khoản vay có cùng kỳ hạn, nhưng có mức lãi suất khác nhau.Các nhân tố quan trọng trong việc xác định cấu trúc rủi ro là rủi ro vỡ nợ, tính lỏng của giấy nhận nợ và chính sách thuế thu nhập của người cho vay.
- Cấu trúc kỳ hạn: kỳ hạn thanh toán của một khoản cho vay có tác động đến lãi suất của nó. Mối tương quan của lãi suất những khoản cho vay có kỳ hạn thanh toán khác nhau được gọi là cấu trúc kỳ hạn của lãi suất. Đối với những khoản cho vay có kỳ hạn ngắn thì có mức lãi suất thấp và những khoản cho vay có kỳ hạn dài thì có mức lãi suất cao. Mức chênh lệch lãi suất của hai khoản vay đó là để bù đắp rủi ro trong thời gian cho vay.
Mối liên hệ giữa thời gian và lợi suất của một khoản vay khi được thể hiện dưới dạng đồ thị có hình dạng là một đường cong, còn gọi là đường cong lãi suất.
Lợi suất
Đáo hạn
(YTM) Đường cong lãi suất
Lãi suất ngắn hạn thấp hơn lãi suất dài hạn Nói cách khác, đi vay ngắn hạn rẻ hơn vay dài hạn
Thời gian đáo hạn
Hình 1.3 : Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất (đường cong lãi suất)
- Các lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất giải thích sự đa dạng của các đường lãi suất như :
Lý thuyết môi trường ưu tiên và phí thanh khoản giải thích đường cong lãi suất thường có hình dạng dốc lên do các nhà đầu tư ưa thích trái phiếu ngắn hạn hơn trái phiếu dài hạn, nên sẵn sàng trả thêm khoản phí thời hạn K>0. Vì vậy, ngay cả khi lãi suất ngắn hạn dự tính, tính bình quân, không tăng thì lãi suất dài hạn vẫn cao hơn lãi suất ngắn hạn và làm cho đường cong lãi suất thường dốc lên.
Lý thuyết dự tính giải thích lãi suất khi lãi suất ngắn hạn thấp, đường lãi suất có hình dạng dốc lên trên. Khi lãi suất ngắn hạn cao, đường lãi suất có hình dạng dốc xuống. Vì khi lãi suất ngắn hạn thấp, mọi người thường dự tính rằng lãi suất ngắn hạn sẽ tăng lên một mức tương đối hợp lý trong tương lai và trung bình các lãi suất ngắn hạn trong tương lai sẽ cao hơn lãi suất ngắn hạn hiện tại . Vì vậy lãi suất dài hạn (là trung bình các lãi suất ngắn hạn) sẽ cao hơn lãi suất ngắn hạn hiện tại và làm cho đường lãi suất dốc lên. Ngược lại, khi lãi suất ngắn hạn khá cao, mọi người thường dự báo là lãi suất này sẽ trở về một mức bình thường nào đó trong tương lai. Khi này lãi suất dài hạn sẽ thấp hơn lãi suất ngắn hạn hiện tại do lãi suất dài hạn là trung bình các lãi suất ngắn hạn.
1.1.4 Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế
1.1.4.1 Kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiền tiết kiệm
Thông thường khi có một khoản tiền tiết kiệm, dân chúng thường nghĩ đến việc sinh lời trên khoản tiền đó như: đầu tư chứng khoán, bất động sản, mua vàng, gửi tiền vào tài khoản ở ngân hàng và các TCTD khác vv…Một trong những hình thức đầu tư có tính an toàn khá cao đối với người dân là gửi tiền vào ngân hàng. Để thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, lãi suất là một trong những biện pháp hấp dẫn mà các ngân hàng thường sử dụng.
1.1.4.2 Lãi suất là công cụ phân phối vốn, kích thích sử dụng vốn có hiệu quả và điều chỉnh các hoạt động đầu tư.
Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất tín dụng được coi là công cụ quan trọng để phân phối vốn hợp lý và phù hợp với đường lối phát triển kinh tế từng thời kỳ. chính sách lãi suất, nếu tạo ra được mức lãi suất cho vay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ có tác dụng thúc đẩy các doanh nghiệp tăng nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, trang bị công nghệ sản xuất hiện đại bằng nguồn vốn vay ngân hàng. Hiệu quả cuối cùng làm tổng thu nhập quốc dân tăng lên .
Mặt khác, lãi suất là căn cứ để các chủ thể kinh tế lựa chọn cơ hội đầu tư. Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi suất tín dụng. Cá nhân chỉ gửi tiết kiệm khi lãi suất đem lại cao hơn món đầu tư khác và cao hơn tỷ lệ lạm phát. Như vậy, lãi suất tín dụng làm thay đổi tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng của doanh nghiệp và cá nhân, đồng nghĩa với việc là họ mở rộng hay thu hẹp đầu tư.
1.1.4.3 Lãi suất là công cụ đo lường tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế
Mỗi một sự biến động, dù là nhỏ nhất cũng ảnh hưởng đến hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức và của cả nền kinh tế. Ở các nước kinh tế phát triển, giá trái khoán và lãi suất được yết giá hàng ngày. Người ta có thể căn cứ vào sự biến động của lãi suất để dự báo các yếu tố khác của nền kinh tế như: tính sinh lời của các cơ hội đầu tư, mức lạm phát dự tính, mức thiếu hụt ngân sách.Các yếu tố này hợp thành chỉ tiêu “sức khỏe” của nền kinh tế. Người ta có thể dựa vào lãi suất trong một thời kỳ để dự báo tình hình kinh tế trong tương lai. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp lập kế hoạch chỉ tiêu trong tương lai của họ, trong khi đó ngân hàng và các nhà đầu tư cần dự báo lãi suất để quyết định xem chon mua tài sản nào.
1.1.4.4 Lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của NHTW
Lãi suất tín dụng là một công cụ thực hiện CSTT, thể hiện trên các mặt:
- Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, NHTW có thể tăng lãi suất tiền gửi để rút tiền từ lưu thông về làm giảm tỷ lệ lạm phát, tạo điều kiện để sức mua của ổn định, đảm bảo cho sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. Ngược lại, khi nền kinh tế đã suy thoái, NHTW thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ để chống suy thoái và lãi suất giảm xuống.
- Thông qua lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh khối lượng cho vay đối với các NHTM, nghĩa là điều chỉnh khối lượng cung ứng tiền vào lưu thông. Từ đó mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm công ăn việc làm.
- Tăng hay giảm lãi suất tín dụng, sẽ ảnh hưởng đến tăng hay giảm số lượng ngoại tệ trong nước. Vì vậy ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu ngoại tệ, dẫn đến sự thay đổi tỷ giá do đó ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu hàng hóa trong từng thời kỳ.
1.2 Lãi suất, đầu tư và tăng trưởng kinh tế
Lãi suất tác động đến tăng trưởng thông qua hai hiệu ứng đó là lãi suất tác động đến tiêu dùng và đầu tư.
Tác động của lãi suất đến tiêu dùng
Mức lãi suất thấp sẽ khuyến khích tiêu dùng nhiều hơn là tiết kiệm từ đó làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế, và ngược lại khi lãi suất tăng dân chúng sẽ có xu hướng dành phần lớn thu nhập để gửi tiết kiệm vào ngân hàng, từ đó làm giảm tổng cầu. Do xu hướng cân bằng cung cầu trong nền kinh tế, tổng cung sẽ giảm một lượng tương ứng. Lúc đó GDP thực sẽ giảm dưới mức năng lực sản xuất tối ưu và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức tự nhiên, nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng suy thoái.
Tác động của lãi suất đến đầu tư
Khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất.Chi tiêu cho đầu tư là chi tiêu của khu vực sản xuất để mua nhà xưởng, thiết bị, máy móc mới và gia tăng lượng hàng tồn kho nhằm gia tăng qui mô sản xuất. Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho đầu tư, song có ba nguyên nhân chính đó là: lãi suất, lạm phát dự tính, lợi nhuận dự tính.
Về mối quan hệ giữa lãi suất và đầu tư, mức lãi suất càng thấp thì mức đầu tư càng cao và ngược lại. Điều này có thể giải thích là khi đầu tư, nguồn vốn có thể được tài trợ bằng vốn tự có hay đi vay mượn. Bất luận dự án đầu tư được tài trợ bằng phương thức nào, mức lãi suất cũng là một phần chi phí cơ hội của dự án đó. Tiền trả lãi cho khoản tiền vay để đầu tư cho sản xuất là chi phí trực tiếp. Nhưng nguồn vốn tự có của một doanh nghiệp có thể dùng để cho vay với một mức lãi suất nào đó. Tiền lãi mà doanh nghiệp bị mất khi sử dụng nguồn vốn tự có để tài trợ cho dự án riêng của chính mình, thay vì dùng để cho vay được gọi là chi phí cơ hội. Mức lãi suất càng thấp thì chi phí cơ hội của dự án càng thấp, càng có nhiều dự án đầu tư mang lại lợi nhuận và vì vậy mức đầu tư sẽ gia tăng.
Trong khi mức lãi suất cao không khuyến khích đầu tư thì ngược lại, mức lạm phát dự đoán cao có tác dụng khuyến khích đầu tư vì chi phí đầu tư thường bỏ ra hầu hết ở năm đầu nên không bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Mức lạm tăng sẽ làm cho thu nhập ròng của dự án đầu tư trong những năm sau gia tăng.Do đó có một kết luận rất quan trọng của những tác động ngược chiều này đối với quyết định đầu tư của các doanh nghiệp. Đó là đầu tư phụ thuộc vào lãi suất thực. Mức lãi suất thực càng thấp thì mức đầu tư càng cao.
Lãi suất thực
i1
i2
I1 I2 Đầu tư
Hình 1.4: Mối quan hệ giữa lãi suất và đầu tư
GDP là giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng nội địa mà nền kinh tế đạt được trong một thời kỳ nhất định. Bao gồm sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình, đầu tư của khu vực doanh nghiệp, tiêu dùng của khu vực Chính phủ và xuất khẩu ròng. Tổng chi tiêu trong nền kinh tế luôn bằng với GDP thực để nền kinh tế đạt ở trạng thái cân bằng.
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Hiện nay, người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải xã hội bằng các đại lượng như tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tăng trưởng kinh tế xét ở đầu vào do tác động của ba yếu tố: số lượng vốn đầu tư, số lượng lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp. Để tăng trưởng một cách bền vững thì một trong những điều kiện cực kỳ quan trọng đối với mọi quốc gia là phải mở rộng đầu tư. Người ta hay nói đến một trong những nguyên nhân chính làm cho kinh tế của năm con rồng Châu Á tăng trưởng nhanh trong một thời gian dài là do vốn đầu tư phát triển tăng liên tục (chiếm khoảng 30% trong GDP).
Như vậy, một bộ phận của chi tiêu trong nền kinh tế là đầu tư lại phụ thuộc vào lãi suất. Giả sử các nhân tố khác không đổi, lãi suất càng cao thì đầu tư càng thấp. Điều này dẫn chi tiêu cân bằng giảm. Ngược lại khi lãi suất thực giảm thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng đầu tư theo kế hoạch. Lãi suất được quyết định bởi sự cân bằng trên TTTT. Bằng cách gia tăng hoặc giảm mức cung tiền, NHTW có thể làm giảm hoặc tăng lãi suất. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến đầu tư và sản lượng. Để thấy được kênh truyền dẫn lãi suất của CSTT hoạt động như thế nào, chúng ta sẽ liên kết TTTT (ở đó lãi suất được quyết định) với thị trường hàng hóa (ở đó chi tiêu cần bằng được quyết định). Trước hết, phân tích nền kinh tế tại một mốc thời gian để xem chi tiêu cân bằng và lãi suất được quyết định như thế nào.
MS
Lãi Lãi
suất suất
thực i thực i
MD
Tổng (a) Cung cầu tiền I (b) Đầu tư
chi
tiêu
(c)
I
GDP GDP thực
Hình 1.5 : Mối quan hệ lãi suất, đầu tư và GDP thực
Nền kinh tế đang trong tình trạng cân bằng như đã chỉ ra trong hình trên