Đề tài Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá tại Việt Nam hiện nay

Sau khi gia nhập vào Tổchức Thương Mại ThếGiới (WTO) năm 2007, nền kinh tếViệt Nam nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng đón nhận nhiều cơhội nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức. Đó là tình trạng thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng, cán cân vốn đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn bịbiến động mạnh. Thực trạng cán cân thanh toán toán tổng thểcộng với tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính 2008 đã ảnh hưởng đến nền tài chính tiền tệcủa Việt Nam. Trong lãnh vực tiền tệ, Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) đã liên tục điều chỉnh chính sách tiền tệ, vừa thắt chặt tiền tệnhằm kiềm chếlạm phát vào đầu năm 2008 thì đến cuối năm 2008 lại nới lỏng đểchống suy thoái kinh tế. Các công cụlãi suất, dựtrữbắt buộc, tín dụng, quản lý ngoại hối v.v được điều chỉnh một cách linh hoạt. Chính sách tiền tệ đã góp phần đáng kểtrong thực hiện mục tiêu kinh tếvĩmô, ổn định thểchếchính trịtrong những năm vừa qua. Bên cạnh thành tựu đáng ghi nhận nhưtrên, trong giai đoạn nền kinh tếcó nhiều biến động, việc điều hành chính sách tiền tệcũng tồn tại nhiều khiếm khuyết. Đó là lạm phát, tỷlệnợxấu tại các ngân hàng thương mại (NHTM), hiện tượng dollar hóa nền kinh tếvà vấn đềtỷgiá.

pdf121 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2542 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá tại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH oOo BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY MÃ SỐ: CT-0912-3 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO TP. Hồ Chí Minh - 2011 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH oOo BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY MÃ SỐ: CT-0912-3 Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo Thành viên đề tài: PGS.TS Nguyễn Thị Nhung TS. Hạ Thị Thiều Dao ThS. Nguyễn Xuân Trường CN.Nguyễn Thị Hồng Vinh CN. Phạm Thị Tuyết Trinh LỜI CAM ĐOAN oOo Chúng tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Đại diện nhóm nghiên cứu Chủ nhiệm đề tài TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ----- Sau khi gia nhập vào Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) năm 2007, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng đón nhận nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức. Đó là tình trạng thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng, cán cân vốn đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn bị biến động mạnh. Thực trạng cán cân thanh toán toán tổng thể cộng với tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính 2008 đã ảnh hưởng đến nền tài chính tiền tệ của Việt Nam. Trong lãnh vực tiền tệ, Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) đã liên tục điều chỉnh chính sách tiền tệ, vừa thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát vào đầu năm 2008 thì đến cuối năm 2008 lại nới lỏng để chống suy thoái kinh tế. Các công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc, tín dụng, quản lý ngoại hối v.v… được điều chỉnh một cách linh hoạt. Chính sách tiền tệ đã góp phần đáng kể trong thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô, ổn định thể chế chính trị trong những năm vừa qua. Bên cạnh thành tựu đáng ghi nhận như trên, trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động, việc điều hành chính sách tiền tệ cũng tồn tại nhiều khiếm khuyết. Đó là lạm phát, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại (NHTM), hiện tượng dollar hóa nền kinh tế và vấn đề tỷ giá. Về chính sách tỷ giá, trong những năm qua, NHNN đã chuyển đổi điều hành tỷ giá theo cơ chế cố định sang thả nổi có kiểm soát (2/1999). Mặc dù đã được điều chỉnh linh hoạt hơn nhưng dưới tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh hiện nay tỷ giá VND/USD chưa phản ảnh đúng cung –cầu ngoại tệ trên thị trường, tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường chợ đen vẫn có độ lệch lớn, hiện tượng găm giữ ngoại tệ vẫn gia tăng v.v.. Tỷ giá vẫn còn là nỗi lo ngại của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, của các nhà đầu tư nước ngoài, của chính NHTM và của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ. Mong muốn góp phần đưa tỷ giá trở thành công cụ hỗ trợ họat động kinh tế đối ngoại, ổn định giá trị VND góp phần tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay đó là mục đích của nhóm nghiên cứu khi chọn đề tài “Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá tại Việt Nam hiện nay”. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Tỷ giá chi phối đến tất cả các lãnh vực, các hoạt động trong nền kinh tế. Trong phạm vi giới hạn nhất định, đề tài không nghiên cứu sâu sắc toàn bộ các vấn đề trên mà chỉ tiếp cận việc điều hành tỷ giá hướng quan sát, phân tích, đánh giá thực trạng thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, vay nợ nước ngoài và kinh doanh tiền tệ của các NHTM từ 1999 đến 2010. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bằng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, logic học, chứng minh, phân tích hệ thống, thống kê, chọn mẫu, so sánh, tổng hợp, kết hợp với sự suy luận khoa học v..v, đề tài hy vọng đóng góp một số hiểu biết nhất định cho việc nâng cao chất lượng điều hành tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng số liệu, thông tin từ các nguồn: NHNN, các NHTM, Qũy Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Viện Nghiên cứu kinh tế trung ương, các công trình nghiên cứu cấp ngành, tạp chí v.v.. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Về mặt khoa học, đề tài làm rõ được những lý luận cơ bản về tỷ giá và chính sách tỷ giá như: tỷ giá hối đoái, các nhân tố tác động đến tỷ giá, các loại tỷ giá, các hoạc thuyết về tỷ giá; chính sách tỷ giá bao gồm khái niệm, phân loại, các công cụ của chính sách tỷ giá và mối quan hệ giữa chính sách tỷ giá với các yếu tố khác trong nền kinh tế; đồng thời, đề tài cũng rút được bài học về điều hành tỷ giá thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của Thaland, Trung Quốc từ đó rút ra những bài học thực tiễn cho Việt Nam. Về mặt thực tiễn, đề tài đã khái quát được thực trạng điều hành tỷ giá của Việt Nam từ năm 1999 đến nay được chia thành 2 giai đoạn từ 1999 đến 2006 và từ 2006 đến 2010- giai đoạn trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong từng giai đoạn, đề tài đã giới thiệu sơ lược về bối cảnh kinh tế Việt Nam, phân tích thực trạng điều hành tỷ giá, đánh giá tác động của tỷ giá đến nền kinh tế như: tác động đến cán cân vãng lai, cán cân vốn và hoạt động quản lý ngoại hối. Qua phân tích, đề tài đã hệ thống được những thành tựu trong điều hành tỷ giá. Đó là:Tỷ giá đã được điều chỉnh linh hoạt hơn, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng năng động và đa dạng hơn, NHNN đã sử dụng nhiều công cụ trong điều hành tỷ giá. Bên cạnh đó, đề tài cũng chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân trong điều hành tỷ giá như: tỷ giá chưa phản ảnh đúng thực trạng cung – cầu ngoại tệ trong nền kinh tế, sự kết hợp giữa chính sách tỷ giá với các chính sách quản lý vĩ mô khác đã có nhưng chưa hài hòa, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả, NHNN chưa kiểm soát tốt hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do, hoạt động kinh daonh ngoại tệ chưa thật sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, hoạt động quản lý ngoại hối chưa hiệu quả. Kết hợp giữa khảo sát thực tiễn và nghiên cứu lý luận về tỷ giá, đề tài đã gợi ý cho một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách tỷ giá trong ngắn và dài hạn. Đó là, Nhóm giải pháp điều chỉnh tỷ giá trong ngắn hạn: 9 Điều hành linh hoạt tỷ giá cơ bản do NHNN công bố 9 Cần có sự phối hợp hài hòa giữa chính sách tỷ giá với chính sách lãi suất 9 Sử dựng nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ một cách thận trọng 9 Phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, cụ thể, NHNN cần gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, NHNN cần thực hiện đúng chức năng là người mua bán cuối cùng và các giải pháp đối với các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ 9 Kiểm soát và tiến tới loại bỏ thị trường ngoại tệ chợ đen Nhóm giải pháp điều hành tỷ giá trong dài hạn: 9 Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn tiến dần đến thả nổi tỷ giá bằng cách: loại bỏ dần các công cụ kiểm soát tỷ giá mang tính hành chính, áp dụng tỷ giá trung bình để xác định giá trị bản tệ 9 Gia tăng tính độc lập trong điều hnh chính sách tiền tệ của NHNN 9 Giám sát chặt chẽ nợ công 9 Ổn định hoạt động kinh tế đối ngoại, bao gồm: tiếp tục đẩy mạnh hoạt động XK hàng hóa dịch vụ, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nước ngoài 9 Tham gia tích cực hoạt động tài chính, tiền tệ trong khu vực KẾT LUẬN Tỷ giá hối đoái là một công cụ hữu hiệu, linh hoạt trong quản lý và điều hành chính sách tiền tệ. Đây là nhân tố vô cùng nhạy cảm, có tác động sâu rộng đến các mặt đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia, tỷ giá cũng được xem là chiếc cầu nối quan trọng giữa kinh tế trong nước với nền kinh tế khu vực và trên thế giới thông qua các hoạt động thương mại, đầu tư và tài chính quốc tế. Vì vậy, đi sâu nghiên cứu để có cơ sở vững chắc nhằm định hướng chính sách và các đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái là vấn đề quan trọng hiện nay. Tuy nhiên, vì thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, nên đề tài chưa thể sử dụng các mô hình để lượng hóa các nhân tố tác động đến tỷ gí từ đó có thể đề ra các nhóm giải pháp mang tính kỹ thuật giúp việc điều hành tỷ giá hiệu quả hơn. Đây chính là hạn chế của đề tài và chính nó cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo của nhóm tác giả trong tương lai. oOo MỤC LỤC Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU Chương 1: Tỷ giá và chính sách tỷ giá 1 1.1 Tỷ giá .......................................................................................................................…1 1.1.1 Khái niệm................................................................................................................1 1.1.2 . Các nhân tố tác động đến tỷ giá ........................................................................... ...1 1.1.3 . Các loại tỷ giá .....................................................……………………………….. 4 1.1.3.1 Tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa............................................................................4 1.1.3.2 Tỷ giá song phương và tỷ giá trung bình. .......................................................... …5 1.1.4 Các học thuyết về tỷ giá...................................................................................... …7 1.1.4.1 Học thuyết ngang giá lãi suất (Interest Rate Parity - IRP) ............................... …7 1.1.4.2 Học thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity- PPP) ......................….7 1.2 Chính sách tỷ giá ................................................................................................... …9 1.2.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá ..................................................... …9 1.2.2 Phân loại chính sách tỷ giá................................................................................... 10 1.2.2.1 Chính sách tỷ giá cố định . ................................................................................. 10 1.2.2.2 Chính sách tỷ giá linh hoạt ……………………………………………………. 13 1.2.3 Các công cụ của chính sách tỷ giá ...................................................................... 14 1.2.4 Mối quan hệ giữa chính sách tỷ giá với các yếu tố khác trong nền kinh tế .......….16 1.3 Khảo sát chính sách tỷ giá của một số quốc gia ...............................................… 20 1.3.1 Phân loại chính sách tỷ giá của IMF .............................................................……..20 1.3.2 Chính sách tỷ giá của Thailand ..................................................…………………22 1.3.3 Chính sách tỷ giá của Trung Quốc......................................................................... 24 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..................................................................... 27 Kết luận chương 1 ........................................................................................................... 28 Chương 2: Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong những năm qua ………………………………………………………………………………………….. 2.1 Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam từ 1999- 2006………… 29 2.1.1 Khái quát về bối cảnh kinh tế Việt Nam 1999 -2006 ……………………………29 2.1.2 Phân tích thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của NHNN .............................30 2.1.3 Tác động của tỷ giá đến nền kinh tế ...................................................................33 2.1.3.1 Chính sách tỷ giá và cán cân vãng lai …………………………………... 33 2.1.3.2 Chính sách tỷ giá và cán cân vốn ……………………………………………....39 2.1.3.3 Chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối………………………………….. 43 2.2 Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá từ 2006 đến nay ………………..……43 2.2.1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam ……………………………………………………..43 2.2.2 Phân tích thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của NHNN………………… 44 2.2.2.1 Mục tiêu của chính sách tỷ giá …………………………………………….…...44 2.2.2.2 Các công cụ điều hành chính sách tỷ giá …………………………………….…46 2.2.2.3 Diễn biến tỷ giá giai đoạn 2007 đến nay …………………………………..50 2.2.3 Tác động của tỷ giá đến nền kinh tế ……………………………….……………53 2.2.3.1 Chính sách tỷ giá và cán cân vãng lai ……………………………….….………53 2.2.3.2 Chính sách tỷ giá và cán cân vốn ………………………………………………56 2.2.3.3 Chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối …………………………………………60 2.3 Đánh giá thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của NHNN …………………62 2.3.1 Những thành tựu………………………………………………………………62 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân………………………………………………….65 Kết luận chương 2 ………………………………………………………………………69 Chương 3: Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam hiện nay 3.1 Chiến lược phát triển của Việt Nam……………………………………………70 3.1.1 Cơ hội và thách thức ……………………………………………………………70 3.1.2 Định hướng của chính sách tiền tệ ………………………………………………..72 3.2 Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá trong ngắn hạn ……………………….74 3.2.1 Điều hành linh hoạt tỷ giá cơ bản do NHNN công bố …………………………74 3.2.2 Cần có sự phối hợp hài hoà giữa chính sách tỷ giá với chính sách lãi suất……….75 3.2.3 Sử dựng nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ một cách thận trọng …………………76 3.2.4 Phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ……………………………………..78 3.2.4.1 Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia ……………………………………….78 3.2.4.2 NHNN cần thực hiện đúng chức năng là người mua bán cuối cùng ………….80 3.2.4.3 Đối với các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ ……………………………………….81 3.2.5 Kiểm soát và tiến tới loại bỏ thị trường ngoại tệ chợ đen ………………………84 3.3 Giải pháp điều hành tỷ giá trong dài hạn ……………………………………84 3.3.1 Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn tiến dần đến thả nổi tỷ giá ………………………85 3.3.1.1 Loại bỏ dần các công cụ kiểm soát tỷ giá mang tính hành chính………………..85 3.3.1.2 Áp dụng tỷ giá trung bình để xác định giá trị bản tệ…………………………….86 3.3.2 Gia tăng tính độc lập trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN …………….87 3.3.3 Giám sát chặt chẽ nợ công ………………………………………………………..88 3.3.4 Ổn định hoạt động kinh tế đối ngoại ……………………………………………91 3.3.4.1 Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động XK hàng hoá, dịch vụ ………………………….91 3.3.4.2 Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nước ngoài …………………………92 3.3.5 Tham gia tích cực vào hoạt động tài chính, tiền tệ trong khu vực ……………….96 Kết luận chương 3……………………………………………………………………….96 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á BOT Ngân hàng trung ương Thái lan BQLNH Bình quân liên ngân hàng CCTM Cán cân thương mại CCVL Cán cân vãng lai CPI Chỉ số giá tiêu dùng GDP Tổng sản phẩm quốc nội EU Liên minh Châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FPI Đầu tư gián tiếp nước ngoài ICOR Hệ số tiêu chuẩn phản ánh hiệu quả vốn đầu tư IMF Quỹ tiền tệ quốc tế IRP Ngang giá lãi suất MPC Ủy ban chính sách tiền tệ NEER Tỷ giá danh nghĩa đa phương NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTW Ngân hàng trung ương NSNN Ngân sách Nhà nước ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức OI Đầu tư khác PPP Ngang giá sức mua REER Tỷ giá thực đa phương SDR Quyền rút vốn đặc biệt TCTD Tổ chức tín dụng WB Ngân hàng thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP và CPI từ 2007-2010 Trang 43 Bảng 2.2 Tóm lược chính sách tỷ giá Việt Nam 2006-2010 45 Bảng 2.3 Cán cân thanh toán của Việt Nam giai đoạn 2006 -2009 56 Bảng 2.4 Cơ cấu nợ Chính phủ theo loại ngoại tệ 2006-2009 59 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP và CPI giai đoạn 1996-2006 Trang 30 Biểu đồ 2.2 Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do 1999-2002 31 Biểu đồ 2.3 Biến động tỷ giá VND/USD 2003-2006 32 Biểu đồ 2.4 Cán cân vãng lai của Việt Nam 1999-2006 34 Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ X/M, chỉ số xuất khẩu, nhập khẩu 1999-2006 35 Biểu đồ 2.6 Tỷ giá thực song phương, REER, tỷ lệ X/M 1999-2006 36 Biểu đồ 2.7 Biến động cán cân dịch vụ, thu nhập ròng, chuyển giao 1 chiều ròng và tỷ giá VND/USD 1999-2006 38 Biểu đồ 2.8 Vốn FDI vào Việt Nam 2000-2006 39 Biểu đồ 2.9 Biến động vốn FPI vào Việt Nam 2001-2009 40 Biểu đồ 2.10 Biến động cán cân vốn và tỷ giá VND/USD 1999-2006 41 Biểu đồ 2.11 Biến động cán cân tổng thể và VND/USD 1999-2006 42 Biểu đồ 2.12 Diễn biến tỷ giá VND/USD 2007-2010 50 Biểu đồ 2.13 REER và tỷ lệ X/M 1999-2009 54 Biểu đồ 2.14 Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam 2007-2010 54 Biểu đồ 2.15 Kiều hối của Việt Nam từ 2005-2010 56 Biểu đồ 2.16 Nợ nước ngoài và dự trữ ngoại hối Việt Nam 2006-2009 57 Biểu đồ 2.17 Cơ cấu nợ nước ngoài của Chính phủ phân theo loại tiền 60 Biểu đồ 2.18 Tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên M2 của Việt Nam 2006-2010 62 Biểu đồ 3.1 Quỹ dự trữ ngoại hối Việt Nam 2006-2010 79 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Phân loại chính sách tỷ giá của IMF Trang 20 Hình 1.2 Biến động tỷ giá THB/USD giai đoạn 1997-2004 23 Hình 1.3 Tỷ giá NEER và REER của THB giai đoạn 1996 - 2004 24 Hình 1.4 Tỷ giá thực đa phương của CNY giai đoạn 1980-1995 25 Hình 1.5 Tỷ giá REER của CNY giai đoạn 1994-2004 26 Hình 1.6 Phá giá của CNY trong giai đoạn 1995-2008 26 Hình 1.7 Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giai đoạn 2001-2008 27 LỜI MỞ ĐẦU ----- 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau khi gia nhập vào Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) năm 2007, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng đón nhận nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức. Đó là tình trạng thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng, cán cân vốn đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn bị biến động mạnh. Thực trạng cán cân thanh toán toán tổng thể cộng với tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính 2008 đã ảnh hưởng đến nền tài chính tiền tệ của Việt Nam. Trong lãnh vực tiền tệ, Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) đã liên tục điều chỉnh chính sách tiền tệ, vừa thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát vào đầu năm 2008 thì đến cuối năm 2008 lại nới lỏng để chống suy thoái kinh tế. Các công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc, tín dụng, quản lý ngoại hối v.v… được điều chỉnh một cách linh hoạt. Chính sách tiền tệ đã góp phần đáng kể trong thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô, ổn định thể chế chính trị trong những năm vừa qua. Bên cạnh thành tựu đáng ghi nhận như trên, trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động, việc điều hành chính sách tiền tệ cũng tồn tại nhiều khiếm khuyết. Đó là lạm phát, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại (NHTM), hiện tượng dollar hóa nền kinh tế và vấn đề tỷ giá. Về chính sách tỷ giá, trong những năm qua, NHNN đã chuyển đổi điều hành tỷ giá theo cơ chế cố định sang thả nổi có kiểm soát (2/1999). Mặc dù đã được điều chỉnh linh hoạt hơn nhưng dưới tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh hiện nay tỷ giá VND/USD chưa phản ảnh đúng cung –cầu ngoại tệ trên thị trường, tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường chợ đen vẫn có độ lệch lớn, hiện tượng găm giữ ngoại tệ vẫn gia tăng v.v.. Tỷ giá vẫn còn là nỗi lo ngại của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, của các nhà đầu tư nước ngoài, của chính NHTM và của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ. Mong muốn góp phần đưa tỷ giá trở thành công cụ hỗ trợ họat động kinh tế đối ngoại, ổn định giá trị VND góp phần tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay đó là mục đích của nhóm nghiên cứu khi chọn đề tài “Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá tại Việt Nam hiện nay”. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ những lý luận cơ bản về tỷ giá và chính sách tỷ giá; khảo sát kinh nghiệm điều hành tỷ giá của một số quốc gia nhằm tìm ra bài học cho Việt nam; phân tích thực trạng điều hành tỷ giá của Việt Nam trong những năm qua; nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu góp phần hoàn thiện chính sách tỷ giá tại Việt Nam trong tương lai 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Về mặt khoa học, trong quá trình nghiên cứu, đề tài làm rõ được những lý luận cơ bản về tỷ giá và chính sách tỷ giá như: tỷ giá hối đoái, các nhân tố tác động đến tỷ giá, các loại tỷ giá, các hoạc thuyết về tỷ giá; chính sách tỷ giá bao gồm khái niệm, phân loại, các công cụ
Tài liệu liên quan