Thế kỷ XXI đã mở ra cho các nước trên thế giới cũng như Việt Nam nhiều cơ hội và tạo ra những bước tiến không ngừng trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến xã hội. Đô thị hóa nông thôn là một quá trình phát triển tất yếu của một quốc gia, đặc biệt quá trình đô thị hóa ở nước ta gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đô thị hóa là quá trình chuyển đổi từ xã hội nông thôn truyền thống sang xã hội hiện đại, nó làm thay đổi cả nông thôn và thành thị trên nhiều khía cạnh. Đô thị hóa đã, đang và sẽ mang lại các mặt tích cực như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội rõ rệt, tuy nhiên quá trình đô thị hoá cũng khiến cho đất nước phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về: vấn đề dân số, việc làm, tình hình rác thải công nghiệp, ô nhiễm môi trường, sự biến đổi về văn hoá, đạo đức lối sống đây là những vấn đề làm biến đổi cuộc sống của người dân trước nhịp sống hối hả của nền kinh tế thị trường. Một trong những vấn đề đáng quan tâm đó là sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao động ở nông thôn.
Những tích cực và hạn chế của quá trình đô thị hóa đòi hỏi chúng ta cần có sự nhìn nhận đánh giá một cách khách quan khoa học. Mục đích của bài tiểu luận: trên cơ sở thực trạng của chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp lao động nông thôn từ đó đưa ra các kiến nghị giải pháp góp phần phát triển nông thôn Việt Nam một cách hiệu quả và bền vững.
Phần nội dung của bài tiểu luận bao gồm ba chương được trình bày theo bố cục sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Lý thuyết liên quan
1.1.1. Lý thuyết biến đổi xã hội
1.2. Các khái niệm công cụ.
1.2.1. Khái niệm lao động
1.2.2. Nông thôn
1.2.3. Nghề nghiệp
1.2.4. Cơ cấu nghề nghiệp
1.2.5. Khái niệm đô thị hóa
1.2.6. Khái niệm chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp
Chương 2: Thực trạng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao động nông thôn dưới tác động của đô thị hóa.
2.1. Khái quát chung tình hình thu hồi đất nông nghiệp hiện nay
2.2. Quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp lao động nông thôn
2.2.1. Tình hình chung
2.2.2. Cơ cấu nghề nghiệp xét theo địa bàn dân cư
2.2.3. Cơ cấu nghề nghiệp xét theo hộ gia đình
2.2.4. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế
2.2.5. Xu hướng vận động chung của quá trình chuyển đổi nghề nghiệp
2.3. Ảnh hưởng của việc chuyển đổi nghề nghiệp tới đời sống người lao động
2.3.1. Ảnh hưởng tới đời sống vật chất
2.3.2. Ảnh hưởng tới đời sống tinh thần
Chương 3: Những tồn tại và hạn chế của quá trình đô thị hóa. Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển nông thôn Việt Nam hiệu quả và bền vững
3.1. Những tồn tại và hạn chế của quá trình đô thị hóa
3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển nông thôn Việt Nam hiệu quả và bền vững
22 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp góp phần phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XXI đã mở ra cho các nước trên thế giới cũng như Việt Nam nhiều cơ hội và tạo ra những bước tiến không ngừng trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến xã hội. Đô thị hóa nông thôn là một quá trình phát triển tất yếu của một quốc gia, đặc biệt quá trình đô thị hóa ở nước ta gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đô thị hóa là quá trình chuyển đổi từ xã hội nông thôn truyền thống sang xã hội hiện đại, nó làm thay đổi cả nông thôn và thành thị trên nhiều khía cạnh. Đô thị hóa đã, đang và sẽ mang lại các mặt tích cực như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội rõ rệt, tuy nhiên quá trình đô thị hoá cũng khiến cho đất nước phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về: vấn đề dân số, việc làm, tình hình rác thải công nghiệp, ô nhiễm môi trường, sự biến đổi về văn hoá, đạo đức lối sống… đây là những vấn đề làm biến đổi cuộc sống của người dân trước nhịp sống hối hả của nền kinh tế thị trường. Một trong những vấn đề đáng quan tâm đó là sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao động ở nông thôn.
Những tích cực và hạn chế của quá trình đô thị hóa đòi hỏi chúng ta cần có sự nhìn nhận đánh giá một cách khách quan khoa học. Mục đích của bài tiểu luận: trên cơ sở thực trạng của chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp lao động nông thôn từ đó đưa ra các kiến nghị giải pháp góp phần phát triển nông thôn Việt Nam một cách hiệu quả và bền vững.
Phần nội dung của bài tiểu luận bao gồm ba chương được trình bày theo bố cục sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Lý thuyết liên quan
1.1.1. Lý thuyết biến đổi xã hội
1.2. Các khái niệm công cụ.
1.2.1. Khái niệm lao động
1.2.2. Nông thôn
1.2.3. Nghề nghiệp
1.2.4. Cơ cấu nghề nghiệp
1.2.5. Khái niệm đô thị hóa
1.2.6. Khái niệm chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp
Chương 2: Thực trạng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao động nông thôn dưới tác động của đô thị hóa.
2.1. Khái quát chung tình hình thu hồi đất nông nghiệp hiện nay
2.2. Quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp lao động nông thôn
2.2.1. Tình hình chung
2.2.2. Cơ cấu nghề nghiệp xét theo địa bàn dân cư
2.2.3. Cơ cấu nghề nghiệp xét theo hộ gia đình
2.2.4. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế
2.2.5. Xu hướng vận động chung của quá trình chuyển đổi nghề nghiệp
2.3. Ảnh hưởng của việc chuyển đổi nghề nghiệp tới đời sống người lao động
2.3.1. Ảnh hưởng tới đời sống vật chất
2.3.2. Ảnh hưởng tới đời sống tinh thần
Chương 3: Những tồn tại và hạn chế của quá trình đô thị hóa. Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển nông thôn Việt Nam hiệu quả và bền vững
3.1. Những tồn tại và hạn chế của quá trình đô thị hóa
3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển nông thôn Việt Nam hiệu quả và bền vững
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lý thuyết liên quan
1.1.1. Lý thuyết biến đổi xã hội
Mọi xã hội đều không ngừng biến đổi, sự ổn định chỉ là bề ngoài mang tính tạm thời. Ở xã hội hiện đại sự biến đổi càng rõ rệt và nhanh hơn. Ở nước ta trong những năm gần đây cùng với sự mở rộng giao lưu với các quốc gia và vùng lãnh thổ của các nước khác nhau trên thế giới nền kinh tế có những bước khởi sắc từng ngày. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại. Cùng với những chính sách đó là quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh ở từng địa phương. Sự tác động của quá trình đô thị hóa góp phần vào việc chuyển đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn. Có nhiều quan điểm chỉ cho rằng biến đổi xã hội chỉ là những thay đổi của đông đảo cá nhân trong xã hội hay sự biến đổi, chuyển đổi của các tổ chức, tầng lớp xã hội thì đây mới được coi là sự biến đổi xã hội. Theo Từ điển xã hội học “Biến đổi xã hội là sự thay đổi có ý nghĩa về mặt cơ cấu xã hội (đó là hành động xã hội và tương tác xã hội) kể cả hậu quả và biểu thị của những cơ cấu biểu hiện ở các chuẩn mực giá trị của các sản phẩm và các biểu trưng văn hóa. Hay có thể nói biến đổi xã hội là một quá trình qua đó các khuôn mẫu của hành vi xã hội, quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và phân tầng xã hội cũng biến đổi theo thời gian.
1.2. Các khái niệm công cụ.
1.2.1. Khái niệm lao động
Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất,lao động giữ vai trò quan trọng làm môi giới cho sự trao đổi.
Lao động chính là việc sử dụng sức lao động của các đối tượng lao động.Sức lao động là toàn bộ trí lực và sức lực của con nguời được sử dụng trong quá trình lao động .Sức lao động là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhiều nhất để tạo ra sản phẩm. Nếu coi sản xuất là một hệ thống bao gồm ba bộ phận tạo thành (các nguồn lực, quá trình sản xuất, sản phẩm hàng hoá) thì sức lao động là một trong các nguồn lực khởi đầu của một quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hoá.
1.2.2. Nông thôn
Nông thôn là địa bàn rộng lớn là nơi tập trung đông dân cư sinh sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp là chính.
Nông thôn là vùng địa lý cư trú gắn với thiên nhiên, khác hẳn thành thị, với dân cư chủ yếu là nông dân, ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp và có lối sống riêng, văn hóa riêng.
1.2.3. Nghề nghiệp
“Nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động trong xã hội”. Theo khái niệm này nghề là một công việc thỏa mãn hai điều kiện:
Là công việc chuyên làm, công việc đó được xác định bởi công lao động trong xã hội, khi nói tới yếu tố chuyên làm người ta muốn nói tới hai khía cạnh là tính lâu dài về mặt thời gian và tính chuyên trách. Còn khi nói về điều kiện phân công lao động trong xã hội người ta muốn nhắc tới sự đánh giá xã hội về công việc này.
“Nghiệp là nghề làm ăn sinh sống hay đó là cách viết tắt của sự nghiệp”.
Nếu như khái niệm nghề nhấn mạnh tới sự phân công lao động từ bên ngoài thì khái niệm nghiệp nhấn mạnh tới ý thức chủ quan của chủ thể. Khi nói tới nghề người ta chú ý đến hai yếu tố thời gian hành nghề và trình độ chuyên môn nhưng chưa chú ý tới mục tiêu của sự hành nghề. Còn từ nghiệp thì bao hàm ý thức mục tiêu của chủ thể, mà cụ thể là mục tiêu kiếm sống. Vì vậy không phải từ nghề nào cũng trở thành “nghiệp”. “Nghề” chỉ trở thành nghiệp khi nào nghề đó chỉ trở thành một phương tiện làm ăn kiếm sống, sự hành nghề đó là mục tiêu kiếm sống.
1.2.4. Cơ cấu nghề nghiệp.
Cơ cấu nghề nghiệp: là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất lượng và số lượng tương đối ổn định của các nghề nghiệp trong một hệ thống kinh tế - xã hội và trong một khoảng thời gian nhất định.
Cơ cấu nghề nghiệp luôn gắn với sự phân công lao động xã hội, là sự chuyên môn hóa theo ngành của các tập đoàn xã hội, thực hiện các chức năng của mình trong khuôn khổ của tổ chức sản xuất xã hội chung của tổ chức sản xuất của một ngành nghề nào đó trong nền kinh tế xã hội.
Đặc điểm chủ yếu của sự phân công lao động theo ngành nghề là sự phân công dựa vào hai tiêu chí: trình độ tay nghề và điều kiện lao động.
1.2.5. Khái niệm đô thị hóa
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị tính theo tỷ lệ phần trăm giữa dân số đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay một khu vực”. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách thứ nhất thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa còn theo cách thứ hai gọi là tốc độ đô thị hóa.
Đô thị hóa được hiểu theo hai chiều:
- Chiều hướng 1: là sự chuyển đô thị vào nông thôn nội thị xã, thị trấn tăng trưởng thị dân của một thành phố tăng dân số cơ học, mở rộng các quy hoạch đô thị ra vùng ven, xây dựng và thiết lập các đô thị mới.
- Chiều hướng 2: Nông thôn hóa đô thị tức là đô thị sẽ khôi phục lại kiểu mẫu xã hội truyền thống của xã hội nông thôn. Do đặc điểm của nền văn hóa chung, ngôn ngữ chung của một xã hội như nhà ở, tôn giáo.
1.2.6. Khái niệm chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp
Là sự thay đổi từng bước từ nghề nghiệp này sang nghề nghiệp khác mà không gây xáo trộn.
Chuyển đổi nghề nghiệp dưới tác động của quá trình đô thị hóa là quá trình biến đổi nghề nghiệp của lao động từ lao động chủ yếu từ làm nông nghiệp sang chuyển sang các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp
Trong quá chuyển đổi nghề nghiệp không chỉ đơn thuần chuyển từ ngành nghề này sang ngành khác của người dân mà còn làm thay đổi cơ cấu của trong từng ngành, giúp cho các ngành phù hợp với cơ chế hiện nay.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NGHỀ NGHIỆP LAO ĐỘNG NÔNG THÔN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA
2.1. Khái quát chung về tình hình thu hồi đất nông nghiệp hiện nay
Tính đến ngày 1-1-2008 (hiện trạng năm 2007), diện tích đất nông nghiệp của cả nước là 24.997.000 ha, trong đó diện tích đất đã giao cho các đối tượng sử dụng là 21.455.931 ha. Đối tượng đang sử dụng phần lớn diện tích đất nông nghiệp là các hộ gia đình, cá nhân (khoảng 58,88%); tiếp đến là tổ chức trong nước (40,26%); tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ sử dụng 0,1% diện tích đất nông nghiệp đã giao cho các đối tượng sử dụng. Tổng số diện tích đất trên chia làm 3 loại chính: đất sản xuất nông nghiệp (khoảng 9,4 triệu ha), đất lâm nghiệp (14,8 triệu ha) và đất nuôi trồng thủy sản (728.577 ha)
Đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, hay nói cách khác là việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư ở nước ta tất yếu diễn ra mạnh mẽ. Theo báo cáo không đầy đủ của 49 tỉnh, thành phố, từ ngày 1-7-2004 đến nay, đã thu hồi gần 750.000 ha đất để thực hiện hơn 29.000 dự án đầu tư. Trong tổng số đất thu hồi trên có hơn 80% là đất nông nghiệp. Hiện có khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm, nơi đất đai màu mỡ cho 2 vụ lúa/năm.
Những địa phương có tốc độ phát triển nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh, cũng là nơi có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều, như: Tiền Giang (20.300 ha), Đồng Nai (19.700 ha), Bình Dương (16.600 ha), Hà Nội (7.700ha), Vĩnh Phúc (5.500ha).
Hiện nay, cả nước có 12 triệu hộ gia đình, nhưng chỉ có 9,4 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp, bình quân mỗi hộ chỉ có 0,7 - 0,8 ha, mỗi lao động có 0,3 ha và mỗi nhân khẩu có 0,15 ha. Ở đồng bằng Bắc Bộ con số này còn thấp hơn. Càng ít đất người nông dân càng khó có điều kiện tích lũy để đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động... Cái vòng luẩn quẩn đó đang đeo đẳng phần đông nông dân nước ta.
(Trích nguồn: Tổng cục thống kê)
2.2. Quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp lao động nông thôn
2.2.1. Tình hình chung.
Quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ, nó có ảnh hưởng rộng khắp trong phạm vi cả nước. Đô thị hóa tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội như có đất xây dựng các khu công nghiệp, phát triển nhanh các ngành nghề dịch vụ. Nhưng bên cạnh đó đất nước cũng phải giải quyết tình trạng mất đất sản xuất nông nghiệp của phần lớn các hộ gia đình mà với đặc trưng của nước ta là một nước thuần nông. Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là giải quyết việc làm cho phần lớn hộ gia đình bị đất sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó là tạo những điều kiện tốt nhất để người nông dân thích nghi với tình hình mới của quá trình đô thị hóa. Đi liền với điều này là thay đổi tư tưởng làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính kỷ luật. Đào tạo và nâng cao trình độ, chất lượng nguồn lao động để có thể đáp ứng được nhu cầu lao động của quá trình đô thị hóa. Vì vậy việc chuyển đổi nghề nghiệp lao động nông thôn là một xu thế tất yếu trong thời gian tới. Đây là một việc không hề đơn giản và cần có thời gian nghiên cứu hoạch định và đưa ra các chính sách phù hợp nhất. Vì có rất nhiều vấn để phức tạp đã nảy sinh trong quá trình triển khai như lao động thiếu trình độ, thiếu vốn.
2.2.2. Cơ cấu nghề nghiệp xét theo địa bàn dân cư
Có ba loại chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp lao động ở nông thôn như sau:
- Loại 1: Nhóm có sự giảm mạnh hoạt động thuần nông, tăng cường hoạt động phi nông nghiệp.
- Loại 2: Nhóm lấy nông nghiệp là chính song đang chuyển mạnh sang sản xuất kinh doanh hỗn hợp.
- Loại 3: Nhóm lấy nông nghiệp là chính tuy có chuyển đổi ít nhiều lao động sang các dạng khác song nhóm hộ thuần nông vẫn còn khá phổ biến.
Với loại 1: Có sự giảm mạnh hoạt động thuần nông, tăng cường hoạt động phi nông nghiệp, đặc biệt là tăng mạnh hoạt động kết hợp nghề nghiệp chính và một hoặc nhiều nghề nghiệp khác. Đây là loại có cơ cấu nghề nghiệp rất đa dạng vì ngoài sản xuất nông nghiệp, người lao động còn làm các nghề khác. Chính điều này đã tạo ra sự khác biệt giữa các nhóm với nhau về cơ cấu nghề nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây là nhóm phát triển năng động hơn cả ngoài phát triển thế mạnh truyền thống thì còn phát huy các nguồn lực khác để đưa kinh tế đi lên.
Với loại 2: Lấy nông nghiệp là chính song đang định hướng mạnh hoạt động kinh doanh tổng hợp. Điều này có thể lý giải bằng những thuận lợi của nó là có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa phát triển mạnh. Trong cơ cấu nghề nghiệp thì nông nghiệp vẫn là nghề gốc song các hộ có xu hướng chuyển sang hỗn hợp là chính mặc dù ngành nghề nông nghiệp chiếm 70,2%. Đây là xu thế phù hợp với xu thế chung của quá trình phát triển đất nước.
Với loại 3: vốn lấy nông nghiệp làm chính song có sự chuyển dịch ít nhiều lao động sang các dạng khác, nhóm hộ thuần nông vẫn còn rất lớn. Trong khi đó các nhóm hộ phi nông nghiệp và nhóm kết hợp còn nhỏ bé, năng lực yếu kém và chưa hoàn thành nhóm phi nông nghiệp. Đây là nhóm có cơ cấu nghề nghiệp chuyển đổi chậm hơn cả một phần do tư tưởng nông nghiệp đã ăn sâu khó thay đổi và hòa nhập. Nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao 85.3%.
Sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp ở ba nhóm như đã phân tích ở trên là điều tất yếu. Khi mà xã hội có những biến đổi trên nhiều bình diện như trong các ngành kinh tế thì công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng lên, chính sách nhà nước cũng khuyến khích các ngành phát triển vì vậy mà cơ cấu nghề nghiệp phải có sự thay đổi sao cho phù hợp. Như vậy có thể nói sự biến đổi của xã hội đã tác động đến sự chuyển đổi về cơ cấu nghề nghiệp phân theo địa bàn dân cư. Tuy mỗi nhóm có những thay đổi khác nhau, nhưng điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có những chính sách phát triển kinh tế, sự nhạy bén của các gia đình hay người lao động…
2.2.3. Cơ cấu nghề nghiệp xét theo hộ gia đình
“Hộ gia đình bao gồm những người có quan hệ hôn nhân hay ruột thịt hoặc nuôi dưỡng có quỹ thu chi chung. Mỗi hộ gia đình có đăng ký hộ khẩu ghi rõ số hộ khẩu người chủ hộ và quan hệ những thành viên của chủ hộ”
Như vậy, cơ cấu hộ gia đình được hiểu là quan hệ tỷ lệ cũng như xu hướng vận động và phát triển giữa lực lượng lao động trong các hộ gia đình đang làm việc trong các ngành nghề khác nhau. Có thể nói, nghiên cứu cơ cấu hộ gia đình hiện nay cho ta thấy tính đa dạng và phong phú ngành nghề trong một gia đình và trên cơ sở đó thấy được sự vận động biến đổi của nó dưới tác động của đô thị hóa. Theo nghiên cứu, cơ cấu nghề nghiệp của hộ gia đình tập trung vào ba nhóm sau:
Hộ thuần nông: bao gồm các hoạt động trong các nghề trồng trọt, chăn nuôi.
Hộ hỗn hợp: bao gồm những hộ đang hoạt động trong các ngành nghề như nông nghiệp, nông nghiệp kết hợp với một số nghề nghiệp khác.
Hộ phi nông nghiệp: bao gồm các hộ đang hoạt động trong các ngành nghề ngoài nghề trồng trọt và chăn nuôi.
Theo thống kê của tổng cục thống kê, Cơ cấu hộ nông dân theo ngành nghề đang chuyển dịch theo hướng tăng dần số lượng và tỷ trọng nhóm các hộ tham gia sản xuất phi nông nghiệp, như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; số hộ làm nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 80,9% năm 2001 xuống còn 70,9% năm 2006. Các nghiên cứu đều cho thấy, giai đoạn 2001 - 2006 tốc độ chuyển dịch ấy đã diễn ra nhanh hơn trước. Nếu thời gian này GDP nông nghiệp đóng góp 20,23% vào cơ cấu kinh tế, nhưng là nền tảng của sự ổn định chính trị - xã hội vì chúng ta có tới trên 70% dân số sống tại nông thôn, thì trong số đó, đã có tới 40% dân số nông thôn có nguồn thu từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Trong bản thân lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, số hộ sản xuất thuần túy nông nghiệp giảm dần, trong lúc số hộ tham gia sản xuất lâm nghiệp, thủy sản tăng lên. Tuy vậy, tính đến năm 2006, số lượng và tỷ trọng các hộ trong lĩnh vực thủy sản (chiếm 6,2%), lâm nghiệp (chiếm 0,3%) vẫn bị đánh giá là còn quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng thực tế.
2.2.4. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế
Ta có thể chia lao động thành các nhóm sau:
+ Lao động trong ngành nông nghiệp.
+ Lao động trong ngành công nghiệp.
+ Lao động trong ngành dịch vụ.
Các nhóm lao động này có sự chuyển dịch tương đối qua các năm và theo một xu thế chung. Nghiên cứu về phân bố lao đông theo ngành kinh tế, cho ta thấy một cái nhìn tổng quát nhất về tác động của đô thị hóa tới chuyển dịch cơ cấu ngành nghề. Đây là một bước chuyển biến tích cực. Để thấy rõ hơn, ta có thể phân tích các bảng số liệu sau:
Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê qua các năm 2004- 2009, ta có các bảng số liệu sau:
Bảng 1: Phân bố lao động xét theo ngành kinh tế giai đoạn 2004- 2009
Đơn vị: nghìn người
Ngành kinh tế
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Nông nghiệp
24508.5
24424
24349.9
24369.4
24447.7
24788.5
Công nghiệp
7365.3
7785.2
8459.1
9032.3
9677.8
10284
Dịch vụ
10455.3
10565.8
11171.3
11806.3
12335.3
12671.1
Tổng cộng
42329.1
42775
43980
45208
46460.8
47743.6
Bảng 2: Dịch chuyển cơ cấu lao động theo ngành giai đoạn 2004- 2009
Đơn vị: %
Ngành kinh tế
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Nông nghiệp
57.90
57.10
55,37
53.91
52.68
51.92
Công nghiệp
17.40
18,20
19.23
19.98
20.83
21.54
Dịch vụ
24.70
24.70
25.40
26.12
26.55
26.54
Tổng cộng
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
Qua 2 bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy có sự chuyển dịch chung theo hướng tích cực: tăng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động trong ngành nông nghiệp. Sự chuyển dịch này phù hợp với quá trình phát triển của đất nước. Từ đây, cơ cấu nghề nghiệp của lao động ở nông thôn- vùng nông nghiệp cũng có những chuyển biến tích cực.
2.2.5. Xu hướng vận động chung của quá trình chuyển đổi nghề nghiệp
Phát triển nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa là chủ trương lớn của Nhà nước, nhằm nhấn mạnh đến việc sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Do vậy cần nắm bắt được xu hướng biến đổi của nó trong tình hình mới. Sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan. Xu hướng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao động nông thôn đi theo xu hướng chung của sự phát triển đất nước. Cùng với sự vận động của quy luật kinh tế trong quá trình đô thị hóa đã tạo ra nhiều sự thay đổi trong cơ cấu nghề nghiệp.
Nông thôn ngày càng xuất hiện nhiều ngành nghề phi nông nghiệp hơn và sản phẩm sẽ phong phú hơn do nhu cầu thị trường ngày càng cao. Theo đó thị trường vốn, thị trường lao động nông thôn sẽ sôi động hơn. Số hộ thuần nông sẽ giảm đi thay vào đó là các dạng kiếm nghề hoặc chuyển hẳn sang các ngành phi nông nghiệp. Bên cạnh đó số lao động làm công ăn lương tăng mạnh. Tuy nhiên mức thu nhập, tiền lương ở khu vực nông thôn vẫn có chiều hướng thấp hơn khu vực đô thị.
Trước những đòi hỏi của tình hình mới, do nắm bắt được yêu cầu của nghề nghiệp người lao động muốn có một công việc thì phải đáp ứng được đòi hỏi của công việc đặt ra. Vì vậy nhu cầu người lao động là nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp ngày càng gia tăng.
2.3. Những ảnh hưởng của việc chuyển đổi nghề nghiệp tới đời sống người lao động
2.3.1. Ảnh hưởng tới đời sống vật chất
Mọi chính sách của Nhà nước đều nhằm tạo ra những bước biến đổi trong cơ cấu nghề nghiệp không nằm ngoài mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống của ngườ