Với chức năng là trung gian chu chuyển vốn, là cầu nối giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế, các Ngân hàng thương mại nước ta đã đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp đổi mới đất nước hơn 15 năm qua và cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Nhưng các Ngân hàng thương mại gặp rất nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, nhất là hiện nay, khi mà có sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác.Các rủi ro có nhiều hình thức. Một trong những rủi ro là ngân hàng gặp phải các khoản nợ khó đòi hay còn gọi là nợ xấu ( bad debt).
Trong thời gian thức tập tại Sở giao dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, được sợ hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo, sự quan tâm, giúp đỡ của cán bộ, nhân viên tại Sở, đặc biệt là các cán bộ trong phòng kinh doanh, em đã nghiên cứu đề tài: “Giải pháp hạn chế nợ khó đòi tại Sở giao dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam”.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về nợ khó đòi tại Sở giao dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.
Chương II: Nợ khó đòi và việc xử lý nợ khó đòi tại Sở giao dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.
Chương III: Giải pháp hạn chế nợ khó đòi Sở giao dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.
Trong đề tài, hạn chế nợ khó đòi gồm ngăn ngừa và xử lý nợ khó đòi. Riêng đối với việc xử lý nợ khó đòi, đề tài đi sâu, chủ yếu xử lý các khoản nợ khó đòi có tài sản đảm bảo. Bởi vì theo các tài liệu hiện tại của Sở, tuy rằng các khoản vay không có taì sản đảm bảo chiếm tỷ lệ lớn ( hơn 86% dư nợ cho vay) nhưng các khoản vay này phần lớn không có nợ khó đòi.
93 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hạn chế nợ khó đòi tại Sở giao dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Với chức năng là trung gian chu chuyển vốn, là cầu nối giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế, các Ngân hàng thương mại nước ta đã đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp đổi mới đất nước hơn 15 năm qua và cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Nhưng các Ngân hàng thương mại gặp rất nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, nhất là hiện nay, khi mà có sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác.Các rủi ro có nhiều hình thức. Một trong những rủi ro là ngân hàng gặp phải các khoản nợ khó đòi hay còn gọi là nợ xấu ( bad debt).
Trong thời gian thức tập tại Sở giao dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, được sợ hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo, sự quan tâm, giúp đỡ của cán bộ, nhân viên tại Sở, đặc biệt là các cán bộ trong phòng kinh doanh, em đã nghiên cứu đề tài: “Giải pháp hạn chế nợ khó đòi tại Sở giao dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam”.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về nợ khó đòi tại Sở giao dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.
Chương II: Nợ khó đòi và việc xử lý nợ khó đòi tại Sở giao dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.
Chương III: Giải pháp hạn chế nợ khó đòi Sở giao dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.
Trong đề tài, hạn chế nợ khó đòi gồm ngăn ngừa và xử lý nợ khó đòi. Riêng đối với việc xử lý nợ khó đòi, đề tài đi sâu, chủ yếu xử lý các khoản nợ khó đòi có tài sản đảm bảo. Bởi vì theo các tài liệu hiện tại của Sở, tuy rằng các khoản vay không có taì sản đảm bảo chiếm tỷ lệ lớn ( hơn 86% dư nợ cho vay) nhưng các khoản vay này phần lớn không có nợ khó đòi.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỢ KHÓ ĐÒI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.
I.1. Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường.
Đặc trưng của tín dụng ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng và một bên là các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân bằng cách ngân hàng huy động vốn từ các nguồn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cung cấp cho bên kia trong một khoảng thời gian nhất định. Đến thời hạn nào đó do hai bên thoả thuận, ngân hàng sẽ nhận được vốn và một phần tăng thêm gọi là phần lời và được tính theo lãi suất. Tín dụng ngân hàng có ba đặc trưng sau:
1/. Sự tin tưởng, tín nhiệm giữa khách hàng và ngân hàng: Phải có sự tin tưởng này thì quan hệ tín dụng mới được thiết lập. Nghĩa là nguời đi vay – người được ngân hàng cấp vốn phải có uy tín, làm ăn có hiệu quả. Tất nhiên để có sự tin tưởng này, ngân hàng phải thực hiện việc điều tra , phân tích khách hàng, nhất là những khách hàng mới có quan hệ tín dụng lần đầu.
2/. Tính thời hạn: Thời hạn tín dụng chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm luân chuyển vốn của đối tượng vay, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào thời hạn huy động vốn của ngân hàng. Tính thời hạn đã thúc đẩy người vay có trách nhiệm, lo lắng, quan tâm tới đồng vốn mà họ vay để sao cho có thể trả cả gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn.
3/. Tính hoàn trả: Ngân hàng đặc biệt quan tâm tới tính này. Muốn vậy, trước khi cho vay, ngân hàng cần xem xét, kiểm tra, đánh giá về khách hàng xem có đủ điều kiện để cho vay hay không. Ngoài ra còn có những kiến thức tổng hợp về tình hình xã hội để tham mưu, tư vấn cho khách hàng về hoạt động sản xuất kinh doanh của họ để từ đó giúp ngân àng hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra với đồng vốn cho vay của mình.
Ba nguyên tắc tín dụng cơ bản.
1/. Khoản vay phải được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
Người vay phải có kế hoạch cụ thể, có đơn xin vay gửi tới ngân hàng. Trong đơn xin vay phải nói rõ số lượng vốn vay, thời gian vay và mục đích sử dụng vốn. Mục đích vay có ảnh hưởng lớn tới chất lượng khoản vay. Hầu như bất kỳ ngân hàng nào cũng thích cấp một khoản tín dụng đúng đắn. Ngân hàng luôn luôn thích cho vay để doanh nghiệp mua sắm các thiết bị cho doanh nghiệp hơn là để mau một chiếc ô tô mới, đắt tiền cho lãnh dạo soanh nghiệp.
2/. Phải có tài sản đảm bảo: Khách hàng muốn được ngân hàng cấp một khoản tín dụng trong một thời gian nào đó, anh ta phải có tài sản gì đó có giá trị tương đương với khoản tín dụng làm tài sản đảm bảo. Khách hàng giao quền sở hữu tài sản đó cho ngân hàng để trong trường hợp xấu nhất – trường hợp mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ thanh lý tài sản này để thu hồi vốn. Tài sản đảm bảo có thể gồm bất động sản, động sản, biên nhận ký gửi hàng hoá, các khoản phải thu, nhà máy, trang thiết bị, các vận đơn có thể bán được, các cổ phiếu , trái phiếu. Yêu cầu cơ bản của tài sản đảm bảo là thuộc quyền sở hữu của đối tượng vay và có thể bán được.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, để thu hút khách hàng, không nhất thiết khách hàng phải có tài sản đảm bảo ngân hàng mới cho vay. Một dự án cho vay có cơ sở vững chắc để thực hiện có hiệu quả là điều kiện quan trọng đối với quyết định cho vay của ngân hàng. Ngân hàng sẽ cho vay khi phương án kinh doanh có hiệu quả, có khả năng thu được nợ.
Bất cứ lúc nào thì cho vay có tài sản đảm bảo là nguyên tắc hoàn toàn hợp lý, cần thiết để đảm bảo cho ngân hàng đối phó với những tổn thất khi xuất hiện nợ quá hạn khó đòi hoặc khách hàng không có khả năng thanh toán.
3./ Vốn vay phải được hoàn trả đúng thời hạn.
C.Mác viết: " Đem tiền cho vay với tư cách là một vật có đặc điểm là sé quay trở về điểm xuất phát của nó mà vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị đồng thời lại lớn lên thêm trong quá trình vận động.". Nguyên tắc này đảm bảo thực chất của tín dụng. Quan hệ tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau, có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất dịnh . Tính chất của tín dụng sẽ bị phá vỡ nếu nguyên tắc này không được thực hiện đầy đủ. Doanh nghiệp khi vay vốn phải cam kết trả đủ vốn và lãi sau một thời gian nhất định ghi trong khế ước vay nợ. Hơn nữa , chất xúc tác của hoạt động cho vay là lãi suất. Thông thường, lãi suất tiền gửi nhỏ hơn lãi suất tiền vay, lãi suất tiền vay nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp. Đồng thời lãi suất tiền gửi lớn hơn tỷ lệ lạm phát. Điều này đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, lợi nhuận của ngân hàng và thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Thêm vào đó ngân hàng cũng rất quan tâm đến thời điểm trả nợ của khách hàng vì có ảnh hưởng tới khả năng thanh toán, tình hình cơ cấu nguồn vốn cũng như tài sản của ngân hàng.
Các khoản vay của ngân hàng có thể được hoàn trả một lần hay trả góp. Những khoản cho vay trả một lần thường được quan niệm như những khoản cho vay: nghĩa là hợp đồng yêu cầu hoàn trả toàn bộ một lần vào thời gian gia hạn cuối cùng. Cho vay trả góp thì việc hoàn trả theo định kỳ. Việc trả nợ như vâỵ sẽ không trở thành một gánh nặng cho doanh nghiệp.
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
Cũng như các doanh ngiệp khác , trong cơ chế thị trường, hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) phải chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan, trong đó có quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường luôn dẫn đến kết quả một vài người thắng và nhiều kẻ bại. Cạnh tranh là quá trình diễn ra liên tục, các doanh nghiệp luôn phải cố gắng để là người chiến thắng, ngược lại, điều đó cũng thể hiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro, thất bại. NHTM trong nền kinh tế luôn phải đương đầu với áp lực của cạnh tranh và hoạt động của nó luôn chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro. Rủi ro có thể xảy ra với bất cứ loại hình hoạt động nào của NHTM như rủi ro về tín dụng, thanh toán, chuyển hoán vốn, lãi suất, hối đoái...Trong đó, rủi ro kinh doanh tín dụng là rủi ro mà hậu quả có thể tác động lớn đến các hoạt động kinh doanh khác, thậm chí đe doạ sự tồn tại của NHTM. Rủi ro trong hoạt động tín dụng NHTM xảy ra khi xuất hiện các biến cố làm cho bên đối tác không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình đối với ngân hàng vào thời điểm đáo hạn. Nói cách khác, rủi ro tín dụng là rủ ro mà gắn liền với khả năng không thu được nợ đến hạn từ khách hàng của NHTM. Các khoản nợ đến hạn nhưng khách hàng không có khả năng trả ngay hay hết khả năng trả, thì ngân hàng sẽ gặp một trong ba rủi ro là đọng vốn, khó đòi vốn hoặc xấu nhất là mất vốn.
Từ phân tích trên, ta nhận thấy, rủi ro trong kinh doanh tín dụng xuất phát từ các khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn. Vì vậy, muốn giảm rủi ro tín dụng, trước hết phải phòng ngừa, hạn chế khả năng xuất hiện nợ quá hạn, nợ khó đòi. Vấn đề này sẽ được trình bày ở phần sau.
Nợ khó đòi trong hoạt động tín dụng.
Nợ khó đòi là gì?.
Mối quan hệ tín dụng được gọi là hoàn hảo nếu được thực hiện với việc người đi vay hoàn trả được đầy đủ gốc vá lãi đúng thời hạn. Tuy nhiên, trong thực tế không phải mọi việc lúc nào cũng diễn ra một cách trôi chảy mà có nhiều trường hợp người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình đối với chủ nợ do các nguyên nhân khách quan hay chủ quan gây ra. Đó là các trường hợp khi đến hạn hoàn trả vốn vay, người đi vay không thể thực hiện được việc trả nợ cho ngân hàng, dẫn đến các khoản nợ quá hạn. Sau đó, ngân hàng có thể tiến hành gia hạn cho khoản nợ đó tuỳ vào mỗi trường hợp .
Theo luật ngân hàng hiện nay, tất cả các khoản nợ đã quá hạn trên 360 ngày đều được coi là nợ khó đòi hay còn gọi là nợ xấu (bad dept), kể cả một số trường hợp " dễ đòi" mà sở dĩ khách hàng chậm trả một năm chỉ vì đồng vốn đang phát huy tác dụng sinh lời mà anh ta chưa muốn thu hồi đẻ trả nợ; dư nợ tiền cho vay tuy chưa quá hạn nhưng đã xác định được là bị mất vì người vay chết, mất tích, doanh nghiệp phá sản, giải thể, bị khách hàng lừa đảo… hay một bộ phận của khoản nợ quá hạn mà ngân hàng phải trả thay cho khách hàng trong các khoản bảo lãnh mở thế chấp hàng hoá trả chậm, đều được coi là nợ khó đòi.
Nợ khó đòi là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo. Trước hết, nó vi phạm đặc trưng thứ nhất là tính thời hạn, hai là tính hoàn trả đầy đủ, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của ngân hàng đối với người nhận tín dụng.
Các đối tượng mắc nợ khó đòi thường là các đơn vị vay vốn làm ăn bị thua lỗ nặng, có nguy cơ bị phá sản hay đã phá sản, đối tượng được coi là mất tích…
Các nguyên nhân dẫn đến nợ khó đòi.
I.2.2.1. Các dấu hiệu của khoản vay có thể dẫn đến nợ khó đòi.
Khi tiến hành cấp tín dụng, các NHTM đều mong muốn khoản tín dụng được hoàn trả lại đúng thời hạn và đầy đủ như đã thoả thận. Chính vì thế, sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, NHTM thực hiện việc theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay của họ. Nếu phát hiện thấy có biểu hiện sử dụng vốn sai mục đích hoặc có sự cố khác thường có thể dẫn tới việc không hoàn trả được vốn vay của khách hàng. Trước hết để đánh giá khoản vay có thể bị quá hạn không , sau đó xem liệu có thể trở thành khó đòi không , để từ đó, ngân hàng tìm cách ngăn ngừa , can thiệp kịp thời. Muốn vậy, phải nhận biết được đâu là dấu hiệu của nợ quá hạn khó đòi.
Trong thực tế có nhiều dấu hiệu biểu hiện khoản vay sẽ gặp bất trắc. Tuy nhiên, chúng ta không có một mô hình nào để nhận biết. Tuy vậy, trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, một số dấu hiệu sau đây có thể đáng tin cậy để dự đoán một khoản nợ sẽ trở thành khó đòi.
- Khoản nợ đã gia hạn nhiều lần.
- Khách hàng không những đã mắc nợ quá hạn (nợ quá hạn thông thường, nợ quá hạn có vấn đề) mà còn có đặc điểm sau đây:
+ Đề án kinh tế để làm cơ sở vay có dấu hiệu đến ngõ cụt, sản phẩm đã bão hoà.
+ Thu nhập chững lại hay giảm sút mạnh.
+ Trì hoãn nộp các báo cáo tài chính cho ngân hàng, có biểu hiện thiếu thiện chí trong mối quan hệ với ngân hàng.
+ Sử dụng vốn sai mục đích, phung phí hay mức độ rủi ro cao (theo kiểu " năm ăn, năm thua").
+ Vốn bị trì trệ, số vong quay đồng vốn giảm rõ rệt so với đề án đã lập để vay tiền.
+ Số dư tiền gửi giảm nghiêm trong thậm chí âm.
+ Bị bạn hàng lừa đảo, hay bạn hàng bị phá sản không thể giải quyết được khoản phải thu.
+ Bị kiện tụng trong lĩnh vực kinh tế.
+ Bị truy tố vì làm ăn phi pháp có nguy cơ hải bồi thường một số tiền lớn.
+Hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn to lớn do ngành nghề không còn được xã hội chấp nhận nữa hoặc do bị báo chí tung tin xấu về tình hình tài chính…khiến cổ phiếu bị giảm giá nghiêm trọng.
+ Ban lãnh đạo bị thay đổi bất thương một cách tiêu cực.
- Khách hàng tuy chưa mắc nợ quá hạn song vì những lý do sau đây cũng có thể là dấu hiệu của nợ khó đòi.
+ Do thiên tai gây ra như bị bão lụt, hoả hoạn khiến tài sản bị thiệt hại nặng nề.
+ Do địch hoạ gây ra như trộm cướp, tham ô, phá hoại…
+ Đứng trước tình thế bị phá sản không thể cưỡng nổi.
+ Các dấu hiệu trên đây là biểu hiện những khó khăn to lớn về mặt tài chính từ phái người đi vay. Trong thực tế còn rất nhiều những dấu hiệu khác của một khoản nợ có thể trở thành khó đòi mà mỗi một khách hàng là một trường hợp. Tuy nhiên, các dấu hiệu trên là cơ bản nhất, chúng là cơ sở để ngân hàng tìm biện pháp điều chỉnh, ngăn ngừa kịp thời hay xử lý các khoản nợ quá hạn, khó đòi.
I.2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ khó đòi.
* Từ phía khách hàng.
Nghuyên nhân từ phía người đi vay là một trong những nguyên nhân chính và cổ điển nhất gây ra rủi ro tín dụng. Nhìn chung, nguyên nhân này có thể được nắm bắt và các nhân hàng có thể có nhiều kinh nghiệm đối phó bằng cách tìm hiểu, nắm vững khách hàng trước, trong và sau khi cho vay, độ tin cậy trong quá trình quan hệ, mục đích sử dụng tiền vay, hiệu quả của đề án vay vốn…
- Rủi ro trong công việc kinh doanh của người đi vay.
Một quy trình tín dụng luôn bao gồm giai đoạn sử dụng tiền vay của người đi vay, rủi ro nào trong quá trình kinh doanh( có sự tham gia của vốn ngân hàng cấp) của doanh nghiệp cũng đều có ảnh hưởn đến việc trả nợ ngân hàng. Rủi ro này sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp không thực hiện một cách khoa học trong việc tính toán, triển khai dự án đầu tư sản xuất; không tính toán chính xác các số liệu về thị trường. Tuy nhiên, mặc dù không mắc các lỗi trên nhưng công việc đầu tư vẫn chứa đựng khả nảng xảy ra rủi ro do những thay đổi bất ngờ, bất khả kháng mà nó gây tác động xấu đến công việc làm ăn, gây tổn thất lớn lao cho doanh nghiệp. Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng ở các mức độ khác nhau.
Trên thị trường đầu vào, doanh nghiệp chịu rủi ro về vấn đề nguyên vật liệu: Ví như giá cả NVL tăng mạnh, tăng liên tục, tăng lâu dài sẽ ảnh hưởng to lớn tới giá thành công xưởng của sản phẩm. Nếu gí bán sản phẩm không đổi, nó sẽ làm cho thu nhập tạo ra trên một sản phẩm giảm mạnh hoặc âm, ảnh hưởng tới tổng lợi nhuận thu đựoc của dự án và do đó tác động tiêu cực đến khả năng thanh toán. Nếu để đảm bảo thu nhập của mình mà doanh nghiệp nâng giá bán sản phẩm lên thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, thậm chí không thể tiêu thụ được, thế là doanh nghiệp bị thua trên thị trường. Ví như NVL phù hợp với dây chuyền công nghệ sẵn có của doanh nghiệp bị thiếu nghiêm trọng , doanh nghiệp phải sử dụng NVL khác để thay thế mà thực ra nó không thích nghi với dây chuyền công nghệ. Để khắc phục, doanh nghiệp phải thực hiện gia công, chhế biến lại NVL hoặc thay thế, sửa đổi dây chuyền công nghệ, điều đó làm cho chi phí sản xuất tăng vọt dẫn đến kết quả tương tự như trên. Nếu các hiện tượng này diễn ra một cách thường xuyên, liên tục hay không liên tục, lâu dài thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn vô cùng to lớn mà hậu quả nhẹ thì thua lỗ, nặng thì đình trệ, đóng cửa sản xuất, thậm chí bị phá sản. Đó là nguyên nhân dẫn đến nợ khó đòi.
Trên thị trường tiêu thụ doanh nghiệp chịu rủi ro về vấn đề tiêu thụ hàng hoá: ví như kông nắm được nhu cầu thị trường mà sản xuất ồ ạt sản phẩm dẫn đến việc ế ẩm hay sản xuất ra hàng hoá mà chất lượng không được thị trường chấp nhận. Đối phó với hai trường hợp này thì doanh nghiệp hoặc phải hạ giá hoặc phải tốn kém thêm chi phí quảng cáo, bảo hành , quà tặng , bảo quản hay những chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong hai trường hợp này nếu doanh nghiệp giải quyết trong một sớm một chiều thì không sao nhưng nếu nó cứ diễn ra thường xuyên, lâu dài thì doanh nghiệp phải chuốc lấy nhiều hậu quả đáng kể trong kinh doanh. Hơn nữa, còn đổ vỡ lòng tin như vậy. Doanh nghiệp bị thua lỗ là không tránh khỏi và việc chậm trả nợ một năm là hoàn toàn có thể xảy ra đó là nguyên nhân dẫn đến nợ khó đòi
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh, khả năng thanh toán yếu kém.
Các nguồn thu của doanh nghiệp rất hạn chế nhưng đã mắc nhiều khoản nợ có hạn, hoặc khoản nợ đến hạn có khối lượng quá lớn như nợ ngân sách nợ công nhân viên chức, nợ người bán nợ ngân hàng nợ các đối tượng khác. Cơ cấu về vốn đầu tư của doanh nghiệp hoàn toàn không hợp lý : quy mô của doanh nghiệp hoàn toàn không thay đổi, thậm chí bị thu hẹp mà giá trị tài sản cố định tăng lên rất nhanh. Tất cả nguyên nhân trên gây khó khăn rất lớn cho công tác trả nợ cho doanh nghiệp tạo ra các khoản nợ quá hạn. Tình hình này ngày càng có xu hướng xấu đi thì phát sinh nợ khó đòi cũng là điều không thể tránh khỏi . Đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến nợ khó đòi .
- Do ý muốn chủ quan của người đi vay không muốn trả nợ cho ngân hàng.
Nợ khó đòi sảy ra khi mà thời hạn đáo hạn đã quá 1 năm mà người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Việc chầy bửa này có thể xuất phát từ khả năng chi trả yếu kém, cũng có thể xuất phát từ ý định chủ quan của người đi vay không muốn trả nợ (dù có khả năng). Loại nguyên nhân này được xếp vào loại nguyên nhân rủi ro về tư cách đạo đức của ngưòi đi vay . Tư cách đạo đức của ngưòi lãnh đạo doanh nghiệp tưởng chừng ít có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và việc tài trợ vốn của ngân hàng, nhưng thực tế đây là nguyên nhân khá quan trọng gây nợ quá hạn, nợ khó đòi, rủi ro tín dụng. Đã có nhiều vụ đổ bể do lừa đảo gây ra .
- Một số nguyên nhân khác gây ra nợ khó đòi mà thuộc về phía khách hàng như việc khách hàng gặp ruỉ ro như thiên tai, địch hoạ, gây ra khiến khách hàng bị thiệt hại kinh tế lớn.
* Từ phía ngân hàng.
- Nguyên nhân bao trùm từ phía ngân hàng chính là nhân tố chính sách cho vay của ngân hàng. Đó là việc mà chính sách cho vay không phù hợp với đặc điểm thực trạng nền kinh tế. Trải qua thực tế, kinh nghiệp cho thấy, Nếu ngân hàng có một chính sách cho vay đúng đắn được soạn thảo bởi hội đồng quản trị thì có hiêụ quả hơn nhiều so với việc trao quyền quyết định cho giám đốc chi nhánh. Chính sách cho vay ở đây phải được hiểu theo nghĩa đầy đủ bao gồm định hướng cho vay, chính sách về tín dụng ngắn, trung thực, dài hạn; các quy định về đảm bảo cho vay, về nhóm đối tượng khách hàng mà ngâng hàng quan tâm, về ngành nghề được ưu tiên… Chính sách cho vay của một ngân hàng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đó .Chính sách cho vay đúng đắn sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho cán bộ tín dụng khi thực hiện nghĩa vụ của mình, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngược lại, một chính sách không đúng sẽ tạo định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo kẽ hở cho ngưòi sử dụng vốn. Đó là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi
- Ngân hàng không chú trọng vào mục tiêu của các khoản vay, tính toán sai lệch hiệu quả đầu tư của dự án xin vay, dẫn đến các quyết định sai lầm trong việc cho vay.
- Ngân hàng đánh giá chưa đúng mức về khoản vay, về người đi vay hoặc chủ quan , tin tưởng vào khách quen mà coi nhẹ khâu kiểm tra nhất là kiểm tra tài chính .
- Cán bộ tín dụng được đào tạo chưa đầy đủ không am hiểu về ngành kinh doanh mà mình đang thực hiện, trong khi ngân hàng không có đủ các số liệu thống kê, các chỉ tiêu để phân tích .
- Ngân hàng thiếu hạn mức tín dụng cho từng khách hang, từng nhóm, từng đối tượng khách hàng.
* Các nguyên nhân khác.
Một số nguyên nhân khác như rủi ro hoàn cảnh kinh tế xã hội trong nước, nhân tố chính sách của nhà nước, nhân tố quốc gia, nhân tố môi trường, các nhân tố khác .
Phân loại nợ khó đòi.
Chúng ta bàn về nợ khó đòi với mục đích để xử lý nó thì cách phân loại nợ khó đòi tốt nhất là theo mức độ khó thu hồi của khoản nợ đó. Theo mức độ khó đòi tăng dần, có thể phân thành:
1/. Nợ khó đòi mà đơn thuần chỉ là đã quá hạn quá một năm.
Doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả nợ trong tương lai không xa. Sở dĩ doanh nghiệp phải nợ quá