Đề tài Giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng cho vay tín chấp cá nhân của các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân tại TP.HCM

Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, một thực tế không thể tránh khỏi ở bất cứ quốc gia nào là chiều hướng nợ quá hạn gia tăng trong hoạt động tín dụng của ngành NH. Do đó, các NH TMCP tư nhân Việt Nam trên địa bàn TP.HCM cũng đã bộc lộ những mặt hạn chế trong hoạt động tín dụng, thể hiện như sau: + Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), với mục tiêu tăng trưởng tín dụng xấp xỉ 90% trong 2009, thì tăng trưởng tín dụng của ACB chỉ ở mức 10%, nhưng nợ xấuđã tăng 11 lần, ở mức 0,9%. + Nợ xấu của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) trong năm 2008 chiếm 2,87% dư nợ cho vay. + Nợ xấu của Eximbank tính đến cuối năm 2008 chiếm 4,7% tổng d ư nợ và còn nhiều NH khác cũng trong tình cảnh tương tự như các NH trên. Điềunày cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn cao đang gây đau đầu cho các NH TMCP tại TP.HCM. Mặt khác, quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế đã tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các NH 100% vốn nước ngoài được thành lập và được hưởng các chế độ đãi ngộ tại Việt Nam. Từ đó, giải quyết nợ quá hạnlại cànglà vấn đề được mọi NHquan tâm hàng đầu. Đáp ứngnhu cầu cấp thiết đó, đề tài “Giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng cho vay tín chấp cá nhân của các ngân hàng TMCP tư nhân tại TP.HCM” được thực hiện nhằm bảo đảmtăng trưởng lợi nhuậncủa các NH TMCP tư nhân tại TP.HCM theo tốc độ tăng trưởng của thế giớivàđứng vững trong quá trình hội nhập.

pdf86 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng cho vay tín chấp cá nhân của các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân tại TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010” TÊN CÔNG TRÌNH: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ QUÁ HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO VAY TÍN CHẤP CÁ NHÂN CỦA CÁC NH TMCP TƯ NHÂN TẠI TP.HCM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ MỤC LỤC ----------  Trang bìa.  Mục lục.  Danh mục các chữ viết tắt.  Danh mục bảng.  Danh mục biểu đồ.  Tóm tắt đề tài. CHƯƠNG 1: Tổng quan về ngân hàng TMCP và nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP tư nhân TP.HCM ..............................................................................................................1 1.1. Giới thiệu hệ thống ngân hàng TMCP. .....................................................................1 1.1.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng TMCP.................................................................1 1.1.2. Vị trí và vai trò của ngân hàng TMCP. ......................................................................2 1.2. Tổng quan về nợ quá hạn. ........................................................................................4 1.2.1. Định nghĩa nợ quá hạn và nợ xấu. ............................................................................4 1.2.2. Phân loại nợ quá hạn. ...............................................................................................6 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn. ...................................................................11 1.2.4. Tác động của nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP tư nhân ......................................... .15 1.2.4.1. Đối với ngân hàng. ..............................................................................................15 1.2.4.2. Đối với nền kinh tế. ..............................................................................................16 1.2.4.3. Đối với khách hàng. .............................................................................................16 1.3. Kinh nghiệm xử lý nợ quá hạn của các nước trên thế giới và các mô hình phân tích nợ quá hạn..................................................................................................................17 1.3.1. Kinh nghiệm xử lý nợ quá hạn của các nước trên thế giới. .....................................17 1.3.2. Các mô hình phân tích nợ quá hạn..........................................................................21 TÓM TẮT CHƯƠNG I. .................................................................................................29 CHƯƠNG 2: Phân tích tình hình nợ quá hạn do vay tín chấp cá nhân của các ngân hàng TMCP tư nhân Việt Nam tại TP.HCM. ......................................................30 2.1. Thực trạng nợ quá hạn do vay tín chấp cá nhân tại các ngân hàng TMCP tư nhân TP.HCM. ..........................................................................................................................30 2.1.1. Giai đoạn từ năm 2000 đến khủng hoảng kinh tế năm 2008....................................30 2.1.2. Giai đoạn từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến năm 2010. ............................39 2.2. Các nguyên nhân gây ra tình trạng nợ quá hạn do vay tín chấp cá nhân......................43 2.2.1. Nguyên nhân khách quan. ......................................................................................43 2.2.2. Nguyên nhân chủ quan. ..........................................................................................47 2.3. Đánh giá và dự đoán tình hình nợ quá hạn tại các ngân hàng TMCP tư nhân trên địa bàn TP.HCM.....................................................................................................................51 2.3.1. Mặt ưu thế của các ngân hàng TMCP tư nhân tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập. .................................................................................................................................51 2.3.2. Mặt hạn chế của các ngân hàng TMCP tư nhân tại TP.HCM trong thời kỳ hội nhập. .................................................................................................................................53 2.3.3. Chiều hướng nợ quá hạn từ hoạt động cho vay tín chấp cá nhân tại các ngân hàng TMCP tư nhân TP.HCM trong thời kỳ hội nhập................................................................56 TÓM TẮT CHƯƠNG II.................................................................................................59 CHƯƠNG 3: Giới thiệu các giải pháp thiết thực xử lý nợ quá hạn trong vay tín chấp cá nhân. ..................................................................................................................60 3.1. Các giải pháp phòng ngừa nợ quá hạn do vay tín chấp cá nhân. .................................60 3.1.1. Biện pháp liên quan đến yếu tố con người. ..............................................................60 3.1.2. Biện pháp liên quan đến hoạt động quản trị trong ngân hàng...................................62 3.2. Các giải pháp xử lý nợ quá hạn do vay tín chấp cá nhân.............................................67 3.3. Định hướng quản lý nợ quá hạn giai đoạn 2010 – 2015. .............................................68 3.4. Một số kiến nghị khác. ...............................................................................................71 3.4.1. Đối với hoạt động quản lý của Chính phủ...............................................................72 3.4.2. Đối với hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng. .....................73 TÓM TẮT CHƯƠNG III. ..............................................................................................76 KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................................77 Tài liệu tham khảo DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CIC : Trung tâm thông tin tín dụng. DN : Doanh nghiệp. DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước. DPRR : Dự phòng rủi ro. NH : Ngân hàng. NHNN : Ngân hàng Nhà nước. NHNN VN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NHTM : Ngân hàng thương mại. NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần. PGD : Phòng giao dịch. QĐ : Quyết định. TCTD : Tổ chức tín dụng. TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh. Eximbank : NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam. ACB : NHTMCP Á Châu. Sacombank : NHTMCP Sài Gòn Thương Tín. CTTC : Cho thuê tài chính VN : Việt Nam DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Tiêu chuẩn xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s ........................... 25 Bảng 1.2. Điểm số hạng mục của các ngân hàng ở Mỹ................................................ 27 Bảng 1.3. Khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm............................................ 27 Bảng 2.1: Nợ quá hạn của các ngân hàng. ............................................................................30 Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn / dư nợ của các ngân hàng. .......................................................31 Bảng 2.3: Tình hình dư nợ của Eximbank và ACB trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2005 – 2007......................................................................................................................... 32 Bảng 2.4: Dư nợ cho vay của ACB giai đoạn 2000 – 2007.......................................... 33 Bảng 2.5: Tỷ lệ dư nợ không có tài sản đảm bảo ở Eximbank trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2005-2008 .......................................................................................................... 34 Bảng 2.6: Dư nợ cho vay tín chấp của ACB năm 2006 – 2007 .................................... 35 Bảng 2.7: Lợi nhuận hoạt động tín dụng của Eximbank trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2005-2008................................................................................................................... 36 Bảng 2.8: Lợi nhuận thu về trước thuế của ngân hàng TMCP Á CHÂU giai đoạn 2002 – 2007......................................................................................................................... 36 Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008 .......................................................................................................... 37 Bảng 2.10: Tỷ lệ độ tuổi vay tín chấp ở ACB năm 2007 ............................................. 39 Bảng 2.11: Dư nợ phân theo nhóm ở Vietcombank năm 2008..................................... 40 Bảng 2.12: Dư nợ phân theo nhóm ở ACB năm 2008 và 2009 .................................... 41 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang BIỂU ĐỒ 1: Nợ quá hạn của các ngân hàng giai đoạn 200 - 2002 .................................. 31 BIỂU ĐỒ 2: Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ của các ngân hàng giai đoạn 2000 – 2002.......... 31 BIỂU ĐỒ 3: Tình hình dư nợ của Eximbank và ACB trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2005- 2007.................................................................................................................. 32 BIỂU ĐỒ 4: Dư nợ cho vay của ACB giai đoạn 2000 - 2007...................................... 33 BIỂU ĐỒ 5:Tỷ lệ dư nợ không có tài sản đảm bảo ở Eximbank trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2005 – 2008................................................................................................. 34 BIỂU ĐỒ 6: Dư nợ cho vay tín chấp cá nhân của ACB năm 2006 – 2007................... 35 BIỂU ĐỒ 7: Lợi nhuận hoạt động tín dụng của Eximbank trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2005 – 2008........................................................................................................ 36 BIỂU ĐỒ 8: Lợi nhuận thu về trước thuế của ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn 2002 – 2007......................................................................................................................... 37 BIỂU ĐỒ 9: Tỷ lệ độ tuổi vay tín chấp ở ACB năm 2007 ........................................... 39 BIỂU ĐỒ 10:Dư nợ phân theo nhóm ở Vietcombank năm 2008 ................................. 40 BIỂU ĐỒ 11: Dư nợ phân theo nhóm ở ACB năm 2008 – 2009 ................................. 41 TÓM TẮT ĐỀ TÀI o Lý do chọn đề tài Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, một thực tế không thể tránh khỏi ở bất cứ quốc gia nào là chiều hướng nợ quá hạn gia tăng trong hoạt động tín dụng của ngành NH. Do đó, các NH TMCP tư nhân Việt Nam trên địa bàn TP.HCM cũng đã bộc lộ những mặt hạn chế trong hoạt động tín dụng, thể hiện như sau: + Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), với mục tiêu tăng trưởng tín dụng xấp xỉ 90% trong 2009, thì tăng trưởng tín dụng của ACB chỉ ở mức 10%, nhưng nợ xấu đã tăng 11 lần, ở mức 0,9%. + Nợ xấu của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) trong năm 2008 chiếm 2,87% dư nợ cho vay. + Nợ xấu của Eximbank tính đến cuối năm 2008 chiếm 4,7% tổng dư nợ và còn nhiều NH khác cũng trong tình cảnh tương tự như các NH trên. Điều này cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn cao đang gây đau đầu cho các NH TMCP tại TP.HCM. Mặt khác, quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế đã tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các NH 100% vốn nước ngoài được thành lập và được hưởng các chế độ đãi ngộ tại Việt Nam. Từ đó, giải quyết nợ quá hạn lại càng là vấn đề được mọi NH quan tâm hàng đầu. Đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó, đề tài “Giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng cho vay tín chấp cá nhân của các ngân hàng TMCP tư nhân tại TP.HCM” được thực hiện nhằm bảo đảm tăng trưởng lợi nhuận của các NH TMCP tư nhân tại TP.HCM theo tốc độ tăng trưởng của thế giới và đứng vững trong quá trình hội nhập. o Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu gồm 3 mục tiêu: + Nghiên cứu lý luận cơ bản về vấn đề nợ quá hạn và nợ xấu, các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ quá hạn và kinh nghiệm của các nước trong hoạt động tín dụng của NHTM. + Phân tích và nhận thức đúng được về thực trạng nợ quá hạn cũng như tính hình hoạt động của các ngân hàng TMCP tư nhân Việt Nam trên địa bàn TP.HCM. + Kiến nghị các giải pháp xử lý nợ quá hạn, nâng cao hiệu quả hoạt động, tiến tới chuẩn mực quốc tế đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng. o Phương pháp nghiên cứu – Dữ liệu sử dụng trong đề tài: Dữ liệu thống kê, các báo cáo của NHNN và báo cáo tài chính của các NH TMCP tư nhân Việt Nam, các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng. − Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, dự báo kết hợp với phương pháp quy nạp và diễn dịch để làm sáng tỏ vấn đề của đề tài, đưa ra một số mô hình áp dụng. − Kết hợp lý luận và thực tiễn để đưa ra các giải pháp hạn chế và xử lý nợ quá hạn tại các ngân hàng TMCP tư nhân tại TP.HCM. o Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung theo kết cấu như sau: Tóm tắt đề tài. Chương I: Tổng quan về nợ quá hạn và thực trạng nợ quá hạn ở Việt Nam. Chương II: Phân tích tình hình nợ quá hạn do vay tín chấp cá nhân của các ngân hàng TMCP tư nhân Việt Nam tại TP.HCM. Chương III: Giới thiệu các giải pháp thiết thực xử lý nợ quá hạn trong vay tín chấp cá nhân. Kết luận. o Đóng góp của đề tài Giúp các ngân hàng TMCP tư nhân tại TP.HCM tìm ra giải pháp thiết thực, hợp lý giảm thiểu nguy cơ của nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn. Từ đó, các ngân hàng có thể vững vàng vượt qua cuộc khủng hoảng và phát triển mạnh hơn trong tương lai. o Hướng phát triển của đề tài Đề tài có thể được phát triển theo hướng nghiên cứu các hình thức cho vay mới, đặc biệt là vay tín chấp, các dịch vụ tín dụng hiện đại cụ thể theo chuẩn mực quốc tế, quy trình và các điều kiện vay mới để các ngân hàng TMCP có thể tận dụng được tối đa các thế mạnh cũng như khắc phục điểm hạn chế trong quá trình hội nhập, hạn chế rủi ro tín dụng mà cụ thể là hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn. Trang 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP VÀ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TƯ NHÂN TP.HCM. 1.1. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP. 1.1.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng TMCP. Trong thời đại ngày nay, hệ thống NHTM là bộ phận không thể tách rời, tồn tại tất yếu trong đời sống kinh tế xã hội. Trình độ phát triển của một hệ thống NH của một quốc gia phản ánh trình độ phát triển kinh tế của đất nước đó. Đối với VN, nổi bật hơn cả đó là hệ thống ngân hàng TMCP tư nhân VN. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm1986), Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng chính phủ) đã ký quyết định số 218/CT ngày 3.7.1987 cho làm thử việc chuyển hoạt động NH sang hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN (làm thử đầu tiên tại TP.HCM từ tháng 7.1987, Hà Nội, Gia Lai...), sau đó tổng kết và Chủ tịch HĐBT đã ban hành Nghị định 53/HĐBT ngày 26.3.1988 đổi mới mô hình tổ chức bộ máy NH VN, với sự ra đời của hệ thống NH chuyên doanh. Đến năm 1990, cơ chế đổi mới NH được hoàn thiện thông qua việc công bố hai Pháp lệnh NH vào ngày 24.5.1990 (Pháp lệnh NHNN VN và Pháp lệnh NH, HTX TD và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống NH VN từ “một cấp” sang “hai cấp”. Theo đó, NHNN thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng, là NH duy nhất được phát hành, là ngân hàng của các ngân hàng, là ngân hàng của Nhà nước…, còn hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ NH do các TCTD thực hiện. Các tổ chức tín dụng bao gồm: NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài, HTX TD, công ty tài chính. Tháng 12.1997 trước yêu cầu cao của thực tiễn, hai Pháp lệnh NH đã được Quốc hội nâng lên thành hai luật về NH (có hiệu lực từ ngày 1.10.1998) và sau đó Luật NHNN và Luật các TCTD được sửa đổi và bổ sung vào năm 2003, 2004. Trang 2 Như vậy, hệ thống NHTM VN đã chính thức đánh dấu sự ra đời và phát triển khoảng trên 15 năm (từ 1990 đến nay). Trải qua chặng đường trên, hệ thống NHTM VN đã không ngừng phát triển về quy mô (vốn điều lệ không ngừng gia tăng, mạng lưới chi nhánh…), chất lượng hoạt động và hiệu quả trong kinh doanh. Theo số liệu của NHNN, tính đến tháng 8 năm 2008, cả nước có 47 NH, trong đó có 37 ngân hàng là NH TMCP. Một số NH TMCP đã được thành lập từ rất sớm và đi vào hoạt động như: Vietcombank (30/4/1975), Eximbank (24/05/1989), DongA Bank (01/07/1992), ACB (4/6/1993), Dai A Bank (30/07/1993), SeABank (1994)….với mạng lưới rộng khắp, điển hình như đến năm 2009 Vietcombank có 16 PGD, 3 quầy GD tại TP.HCM; ACB có 29 chi nhánh, 2 công ty chứng khoán, 1 hội sở, 95 PGD, 1 siêu thị địa ốc, 1 sở GD, 1 trung tâm thẻ tại TP.HCM; Eximbank có 124 chi nhánh, phòng giao dịch trên khắp cả nước, thiết lập quan hệ đại lý với hơn 750 Ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới. 1.1.2. Vị trí và vai trò của ngân hàng TMCP. Ngân hàng TMCP là DN kinh doanh tiền tệ, có vị trí và vai trò ngày càng to lớn trong nền kinh tế VN. Hoạt động của NH TMCP có liên quan đến hầu hết các mặt, các lĩnh vực hoạt động và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, tình hình tài chính của ngân hàng TMCP có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tâm lý của người dân, cũng như của cả nền kinh tế. Cụ thể như sau: NH TMCP huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong tất cả các thành phần kinh tế để cho các DN, cá nhân vay, góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Vốn là yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động của mỗi tổ chức kinh tế. Khi có đủ vốn DN có thể dễ dàng thực hiện các kế hoạch đầu tư sản xuất của mình; ngược lại, khi thiếu vốn họ luôn gặp khó khăn trong các quyết định sản xuất. Đồng thời, các đối tượng khi có vốn tạm thời nhàn rỗi cũng mất chi phí cơ hội của vốn. Trước tình hình trên, sự có mặt của NH TMCP là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bật nhất của nền kinh tế thị trường. Nhờ có hệ thống định chế tài này mà vốn tiền tệ được vận động một cách liên tục, điều đó vừa làm tăng khả năng tích luỹ tư bản của các NH, tạo đòn bẫy kinh tế phục vụ sản xuất kinh Trang 3 doanh quy mô lớn, vừa thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế nhờ vào nguồn thu từ việc cấp tín dụng của ngân hàng TMCP. NHTM là đối tượng và là trung gian chuyển tải chính sách tiền tệ từ NHTW đến toàn bộ nền kinh tế, góp phần điều hoà lưu thông tiền tệ: NHTM là nơi chủ yếu nhất và tốt nhất để lĩnh tiền vào lưu thông. Bằng con đường tín dụng, NHTM đã thúc đẩy nhanh việc thanh toán trong nền kinh tế, làm giảm luợng tiền mặt trong lưu thông, làm tăng hiệu quả việc áp dụng các chính sách tiền tệ của nhà nước, thúc đẩy sản xuất của cải vật chất làm cơ sở cho ổn định tiền tệ. NHTM là một trong những công cụ giúp chính phủ quản lý kinh tế - xã hội, thực hiện chính sách tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn hoặc cần khuyến khích phát triển: NH TMCP thúc đẩy sự ra đời của các thành phần kinh tế theo mục tiêu phát triển của đất nước. Thông qua hoạt động của NHTM, nhà nước có thể kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế để đề ra các biện pháp, chính sách quản lý và pháp lý phù hợp. Nhà nước có thể thông qua các NHTM cung cấp các chính sách ưu đãi về lãi xuất và điều kiện cho vay cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Các NH TMCP cung cấp cho các ngành thực hiện đầu tư theo cả chiều rộng và chiều sâu, hình thành các ngành sản xuất mũi nhọn, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và khai thác triệt để các nguồn lực, điều này thể hiện qua việc NHTM cấp tín dụng cho các dự án, chương trình phát triển để khuyến khích đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, NH TMCP là công cụ tài trợ cho các dự án tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo và các chương trình, dự án mang tính xã hội khác. Ngân hàng TMCP thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, NH đáp ứng yêu cầu về vốn cho các DN với điều kiện DN phải hoàn trả cả vốn vay và lãi; nếu vi phạm hợp đồng tín dụng, DN phải chịu phạt như chịu lãi suất nợ quá hạn cao. Do vậy, DN l
Tài liệu liên quan