Thị trường chứng khoán ảm đạm trongsuốtthời gian qua với thanh khoản
rất thấpvà nhà đầu tưkhông sẵn sàng mua vào, bất chấp hàng loạt cổ phiếu đã giảm
khá mạnh. Thanh khoản thấp phản ánh dòng tiền đang vào thị trường với mức độ
yếu. Không thể quy kết cho sự suy giảm của lượng vốn sẵn có vì lịch sử cho thấy kể
cả thời điểm thắt chặt tiền tệ, dòng vốn không sử dụng đòn bẩy cũng vẫn đủ để tạo
một mức thanh khoản tốt hơn hiện tại. Nguy ên nhân chính vẫn là mức độ ngại rủi ro
quá cao khiến nhà đầu tư nghiêng về trạng thái tiền mặt lớn, chấp nhận đứng ngoài
th ị trường, bỏ qua các cơ hội ngắn hạn để chờ đợi một sự cải thiện rõ ràng hơn của
tình trạng vĩ mô. Có thể nóithị trường chứng khoán Việt Nam đầy rủi ro. Do đó,
điều thực sự cấp thiết là cần phải có giải pháp hạn chể rủi ro trong đầu tư ch ứng
khoán.
116 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
z
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
HỒ NGUYỄN THỦY TIÊN
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG
ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh- Năm 2011
HỒ NGUYỄN THỦY TIÊN
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU
TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S. TRẦN HOÀNG NGÂN
TP. Hồ Chí Minh- Năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, dưới
sự hướng dẫn khoa học của T.S. Trần Hoàng Ngân. Các số liệu và kết quả nêu trong
luận văn là hoàn toàn trung thực.
Tác giả luận văn
Hồ Nguyễn Thủy Tiên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ RỦI RO TRONG ĐẦU
TƯ CHỨNG KHOÁN .....................................................................................................3
1.1.Tổng quan về TTCK ..............................................................................................3
1.1.1.Khái niệm. .......................................................................................................3
1.1.2.Phân loại TTCK. .............................................................................................3
1.1.3.Vai trò của TTCK:..........................................................................................4
1.1.3.1.Huy động vốn cho nền kinh tế: ................................................................4
1.1.3.2.Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: ........................................4
1.1.3.3.Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: ..........................................4
1.1.3.4.Đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. ..............................5
1.1.3.5.Tạo môi trường cho chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. ......5
1.1.4.Nguyên tắc hoạt động của thị trường. ............................................................5
1.1.4.1.Nguyên tắc đấu giá: ..................................................................................5
1.1.4.2.Nguyên tắc công bằng: .............................................................................5
1.1.4.3.Nguyên tắc công khai: ..............................................................................5
1.1.4.4.Nguyên tắc trung gian:.............................................................................5
1.1.4.5.Nguyên tắc tập trung: ..............................................................................5
1.1.5. Các chủ thể tham gia TTCK..........................................................................6
1.1.5.1.Nhà phát hành:.........................................................................................6
1.1.5.2.Nhà đầu tư ................................................................................................6
1.1.5.3.Các tổ chức kinh doanh trên TTCK:.......................................................6
1.1.5.4.Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán ...........................6
1.2.Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán. ...........................................................7
1.2.1.Khái niệm ........................................................................................................7
1.2.2.Sự cần thiết hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán..................................7
1.2.3.Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán .....................................................7
1.2.3.1.Rủi ro hệ thống. ........................................................................................7
1.2.3.2.Rủi ro không hệ thống..............................................................................9
1.3.Bài học kinh nghiệm. ...........................................................................................10
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................12
THỰC TRẠNG VÀ CÁC RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ TRÊN TTCKVN ...................12
2.1.Tổng quan về TTCK Việt Nam ...........................................................................12
2.1.1.Khái quát chung về TTCK Việt Nam...........................................................12
2.1.2. Thực trạng hoạt động của SGDCK TPHCM thời gian qua .......................27
2.1.2.1. Quy mô niêm yết....................................................................................27
2.1.2.2.Giá trị vốn hóa thị trường ......................................................................28
2.1.2.3.Quy mô giao dịch....................................................................................30
2.1.2.4.Chỉ số giá chứng khoán ..........................................................................31
2.1.3. Thực trạng hoạt động của SGDCK Hà Nội thời gian qua..........................34
2.1.3.1.Quy mô niêm yết.....................................................................................35
2.1.3.2. Giá trị vốn hóa thị trường .....................................................................36
2.1.3.3.Quy mô giao dịch....................................................................................37
2.1.3.4. Chỉ số giá chứng khoán .........................................................................38
2.1.4. Đánh giá TTCKVN sau 10 năm hoạt động .................................................40
2.1.4.1. Những thành tựu ...................................................................................40
2.1.4.2. Những vấn đề còn tồn tại ......................................................................42
2.2.Rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN.....................................................................44
2.2.1. Nguyên nhân rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN .......................................44
2.2.2. Các rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN.......................................................45
2.2.2.1. Rủi ro hệ thống ......................................................................................45
2.2.2.2. Rủi ro không hệ thống -Rủi ro từ tổ chức phát hành...........................56
2.2.3. Các rủi ro khác.............................................................................................58
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................60
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ TRÊN TTCKVN
HIỆN NAY.....................................................................................................................60
3.1. Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán. ............................60
3.1.1. Đối với Công ty niêm yết: ............................................................................60
3.1.2. Đối với các công ty chứng khoán .................................................................65
3.1.3. Đối với nhà đầu tư........................................................................................66
3.2. Kiến nghị đối với cơ quan QLNN, UBCKNN và các cơ quan chức năng. ........70
3.2.1. Đối với cơ quan QLNN ................................................................................70
3.2.2. Đối với UBCKNN .........................................................................................70
3.2.3. Đối với các cơ quan chức năng ....................................................................71
KẾT LUẬN....................................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................74
Phụ lục 1 ........................................................................................................................77
DANH SÁCH CỔ PHIẾU NIÊM YẾT SGDCK TPHCM ( 2000- 2011).....................77
Phụ lục 2 ........................................................................................................................87
DANH SÁCH CỔ PHIẾU NIÊM YẾT SGDCK HÀ NỘI (2005- 2011).....................87
Phụ lục 3 ...................................................................................................................... 102
Hướng dẫn về giao dịch chứng khoán ........................................................................ 102
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
CSTK: Chính sách tài khóa
CSTT: Chính sách tiền tệ
CTCK: Công ty chứng khoán
CTCP: Công ty cổ phần
DN: Doanh nghiệp
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
EPS: Thu nhập trên cổ phần
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
HĐQT: Hội đồng quản trị
HN-Index: Chỉ số giá cổ phiếu tại SGDCK Hà Nội
LSCK: Lãi suất chiết khấu
P/E: Chỉ số giá trên thu nhập
OTC: Thị trường chứng khoán phi tập trung
NĐT: Nhà đầu tư
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
QLNN: Quản lý nhà nước
QTDN: Quản trị doanh nghiệp
SCIC: Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán
SGDCKHN- HNX: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
SGDCK TPHCM: Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
TTCK: Thị trường chứng khoán
TTCKVN: Thị trường chứng khoán Việt Nam
TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán
TTLKCK: Trung tâm lưu ký chứng khoán
UBCKNN: Ủy ban chứng khoán nhà nước
UPCoM:Thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết
VN-Index: Chỉ số giá cổ phiếu tại SGDCK TPHCM
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BảNG 2.1 QUY MÔ NIÊM YẾT TẠI SGDCK TPHCM ....................................................................... 27
BảNG 2.2: GIÁ TRỊ VỐN HÓA CỦA 10 CÔNG TY NIÊM YẾT LỚN NHẤT TẠI SGDCK TPHCM
........................................................................................................................................................ 29
BảNG 2.3: QUY MÔ GIAO DỊCH TẠI SGDCK TPHCM QUA CÁC NĂM ....................................... 30
BảNG 2.4: QUY MÔ NIÊM YẾT TẠI SGDCK HÀ NỘI ...................................................................... 35
BảNG 2.5: GIÁ TRỊ VỐN HÓA CỦA 10 CÔNG TY NIÊM YẾT LỚN NHẤT TẠI SGDCKHN........ 36
BảNG 2.6: QUY MÔ GIAO DỊCH TẠI SGDCK HÀ NỘI QUA CÁC NĂM........................................ 37
BảNG 2.7: MỘT SỐ CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN CỦA 10 DN CÓ GTVH LỚN NHẤT TTCKVN.......... 57
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
BIểU Đồ 2.1: SỐ LƯỢNG CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TẠI SGDCK TPHCM QUA CÁC NĂM.............. 28
BIểU Đồ 2.2: VN-INDEX QUA CÁC NĂM ( 2002-2011)...................................................................... 31
BIểU Đồ 2.3:DIỄN BIẾN CỦA VN-INDEX TRONG NĂM 2011 .......................................................... 34
BIểU Đồ 2.4: SỐ LƯỢNG CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TẠI SGDCKHN QUA CÁC NĂM ....................... 35
BIểU Đồ 2.5: HNX-INDEX QUA CÁC NĂM 2007-2011 ....................................................................... 38
BIểU Đồ 2.6: DIỄN BIẾN CỦA HNX-INDEX TRONG NĂM 2011 ...................................................... 39
BIểU Đồ 2.7: CÁC LÃI SUẤT CỦA NHNN........................................................................................... 52
BIểU Đồ 2.8: CÁC LÃI SUẤT CỦA NHNN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 ............................................. 53
BIểU Đồ 2.9: LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM TỪ 2001 ĐẾN 2010 .......................................................... 54
BIểU Đồ 2.10: DIỄN BIẾN CỦA VN-INDEX QUA 4 GIAI ĐOẠN LẠM PHÁT ................................. 54
BIểU Đồ 2.11: TỶ SỐ P/E,P/B CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI ................ 58
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
1
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán ảm đạm trong suốt thời gian qua với thanh khoản
rất thấp và nhà đầu tư không sẵn sàng mua vào, bất chấp hàng loạt cổ phiếu đã giảm
khá mạnh. Thanh khoản thấp phản ánh dòng tiền đang vào thị trường với mức độ
yếu. Không thể quy kết cho sự suy giảm của lượng vốn sẵn có vì lịch sử cho thấy kể
cả thời điểm thắt chặt tiền tệ, dòng vốn không sử dụng đòn bẩy cũng vẫn đủ để tạo
một mức thanh khoản tốt hơn hiện tại. Nguyên nhân chính vẫn là mức độ ngại rủi ro
quá cao khiến nhà đầu tư nghiêng về trạng thái tiền mặt lớn, chấp nhận đứng ngoài
thị trường, bỏ qua các cơ hội ngắn hạn để chờ đợi một sự cải thiện rõ ràng hơn của
tình trạng vĩ mô. Có thể nói thị trường chứng khoán Việt Nam đầy rủi ro. Do đó,
điều thực sự cấp thiết là cần phải có giải pháp hạn chể rủi ro trong đầu tư chứng
khoán.
2.Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu là phân tích các rủi ro tác động đến hoạt động kinh doanh chứng
khoán của các nhà đầu tư nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư
chứng khoán.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Các rủi ro trong đầu tư chứng khoán đối với các nhà đầu tư cá nhân và tổ
chức trên thị trường chứng khoán tập trung Việt Nam.
Số liệu nghiên cứu từ năm 2000 đến tháng 7 năm 2011.
4.Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích ,thống kê mô tả.
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn nêu ra các nội dung về:
-Lý luận cơ bản và rủi ro trong đầu tư trên TTCK.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
2
-Tổng quan về tình hình TTCKVN, các rủi ro mà các nhà đầu tư gặp phải
trên TTCKVN.
-Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán trên TTCKVN.
6.Kết cấu luận văn :
Lời mở đầu
Chương 1: Cơ sở lí luận về TTCK và rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Chương 2: Thực trạng và các rủi ro trong đầu tư trên TTCK Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCK Việt
Nam.
Kết luận
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ RỦI RO
TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
1.1.Tổng quan về TTCK
1.1.1.Khái niệm.
Trong nền kinh tế hiện đại, TTCK được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt
động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn, được tiến hành ở thị trường
sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và
ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát
hành ở thị trường sơ cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao
đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm
giữ chứng khoán.
1.1.2.Phân loại TTCK.
Căn cứ vào tính chất pháp lý: TTCK bao gồm 2 loại:
-Thị trường tập trung ( Thị trường chính thức): là nơi mua bán
các loại chứng khoán đã được niêm yết hay được biệt lệ, có địa điểm
và thời gian biểu giao dịch rõ rệt, giá cả xác định theo thể thức đấu
giá công khai, hoặc khớp lệnh có sự kiểm soát của hội đồng chứng
khoán, được thể hiện chủ yếu bằng các SGDCK.
-Thị trường phi tập trung ( OTC- Over the counter markets): là
thị trường mua bán chứng khoán qua quầy của các CTCK thông qua
hình thức thương lượng với NĐT trực tiếp, qua hệ thống điện thoại,
hoặc qua hệ thống máy tính và chịu sự quản lý của UBCKNN và hiệp
hội chứng khoán.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
4
Căn cứ vào quá trình luân chuyển chứng khoán: TTCK bao gồm:
-Thị trường sơ cấp ( Primary markets): là thị trường mua bán
lần đầu những chứng khoán mới phát hành, kéo theo sự tăng thêm
quy mô vốn đầu tư, là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành.
-Thị trường thứ cấp ( secondary markets):là thị trường mua đi
bán lại các chứng khoán đã được phát hành qua thị trường sơ cấp.
Căn cứ theo đối tượng giao dịch: TTCK bao gồm:
-Thị trường cổ phiếu (Stock market): là thị trường mà đối
tượng giao dịch là các loại cổ phiếu của các CTCP và là bộ phận cơ
bản, giữ vị trí quan trọng nhất của hệ thống TTCK.
-Thị trường trái phiếu (Bond Market): còn gọi là thị trường nợ,
là nơi giao dịch các loại trái phiếu.
-Thị trường chứng chỉ quỹ đầu tư (Fund Certificate Market/
Fund Stock Market): là nơi giao dịch các loại chứng chỉ quỹ.
-Thị trường chứng khoán phái sinh (Derivatives Market): là
nơi giao dịch các loại chứng khoán phái sinh như quyền mua cổ phần,
chứng quyền, quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai,….
1.1.3.Vai trò của TTCK:
1.1.3.1.Huy động vốn cho nền kinh tế:
Thông qua TTCK, chính phủ, chính quyền địa phương cũng như các công ty
huy động được nguồn vốn từ tiền nhàn rỗi của công chúng qua việc công chúng
mua chứng khoán do các đơn vị phát hành.
1.1.3.2.Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng:
TTCK cung cấp một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn
phong phú và góp phần làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.
1.1.3.3.Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán:
Thông qua TTCK, NĐT có thể chuyển đổi chứng khoán sở hữu thành tiền
mặt hoặc các loại chứng khoán khác. Như vậy, TTCK hoạt động càng hiệu quả và
năng động thì tính thanh khoản của chứng khoán càng cao.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
5
1.1.3.4.Đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Thông qua giá chứng khoán , hoạt động của các doanh nghiệp được phản
ánh tổng hợp, chính xác, giúp việc so sánh, đánh giá hoạt động của các doanh
nghiệp nhanh chóng, thuận lợi, tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.1.3.5.Tạo môi trường cho chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô.
Thông qua TTCK, chứng phủ có thể mua và bán trái phiếu chính phủ để tạo
nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát….Thêm vào đó, chính
phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm
định hướng đầu tư đảm bảo nền kinh tế phát triển cân đối và bền vững.
1.1.4.Nguyên tắc hoạt động của thị trường.
1.1.4.1.Nguyên tắc đấu giá:
Giá hình thành qua đấu giá, không có sự áp đặt về giá.
1.1.4.2.Nguyên tắc công bằng:
Được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin, trong việc gánh chịu các hình
thức xử phạt nếu vi phạm quy định, nhằm đảm bảo lợi ích cho những ai tham gia thị
trường này.
1.1.4.3.Nguyên tắc công khai:
Công khai hoạt động của công ty niêm yết chứng khoán, tình hình giao dịch
trên thị trường, thông tin phải đủ, chính xác, kịp thời và bình đẳng.
1.1.4.4.Nguyên tắc trung gian:
Thông qua người môi giới và nhà buôn chứng khoán.
1.1.4.5.Nguyên tắc tập trung:
Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên SGDCK và thị trường OTC, có
sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
6
1.1.5. Các chủ thể tham gia TTCK.
1.1.5.1.Nhà phát hành:
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK,là
người cung cấp các chứng khoán, bao gồm: Chính phủ và chính quyền địa phương,
các công ty, các tổ chức tài chính.
1.1.5.2.Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK, bao
gồm: các nhà đầu tư cá nhân và các nhà đầu tư tổ chức
1.1.5.3.Các tổ chức kinh doanh trên TTCK:
Bao gồm:
Công ty chứng khoán: là tổ chức với tư cách pháp nhân kinh doanh chứng
khoán, thực hiện một hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát
hành, tư vấn đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận.
Công ty quản lý quỹ đầu tư: là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động cung
cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng
khoán.
Các trung gian tài chính
1.1.5.4.Các tổ c