Đề tài Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý ở nhà máy nhiệt điện Uông bí

Bất kỳ một tổ chức, một doanh nghiệp nào đều có những mục tiêu riêng của mình. Để mục tiêu đó được thực hiện đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất của bộ máy quản lý nhằm kế hoạch hoá, tổ chức, phối hợp, kiểm tra và điều chỉnh việc kết hợp tối ưu các nguồn lực. Tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy là khâu đầu tiên và rất quan trọng của nhà máy, giúp nhà máy đạt được mục tiêu của mình.

doc83 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý ở nhà máy nhiệt điện Uông bí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Bất kỳ một tổ chức, một doanh nghiệp nào đều có những mục tiêu riêng của mình. Để mục tiêu đó được thực hiện đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất của bộ máy quản lý nhằm kế hoạch hoá, tổ chức, phối hợp, kiểm tra và điều chỉnh việc kết hợp tối ưu các nguồn lực. Tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy là khâu đầu tiên và rất quan trọng của nhà máy, giúp nhà máy đạt được mục tiêu của mình. Trong hoạt động quản lý, phần lớn nguyên nhân về quản lý không tốt đều xuất phát từ công tác tổ chức bộ máy thiếu hoàn hảo. Việc tổ chức bộ máy ảnh hưởng lớn đến kết quả đạt được của công tác quản lý, qua đó có tác động đến toàn bộ quá trình hoạt động của nhà máy, bởi vì bộ máy quản lý là bộ phận đầu não cho ra những chủ trương, chiến lược, sách lược phát triển nhà máy. Vì vậy, xem xét đánh giá hiệu năng bộ máy quản lý và tìm biện pháp cải tiến cho phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của nhà máy là rất cần thiết. Là một nhà máy sản xuất điện nó có vị trí rất quan trọng cả về kinh tế và xã hội, nhà máy nhiệt điện Uông Bí đã nhiều lần cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà máy .Tuy nhiên ,việc cải tiến, chấn chỉnh đó chưa toàn diện và khoa học nên vẫn còn những bất hợp lý và thiếu hiệu lực. Chiến lược phát triển của Nhà máy nhiệt điện Uông bí giai đoạn 2005-2010 là : “Tiếp tục củng cố và hoàn thiện các bộ phận quản lý của nhà máy để đảm bảo điều hành nhanh, đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng ngày càng tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng”. Trong kế hoạch đó, vấn đề cải tiến bộ máy quản lý của công ty đang là nhu cầu cấp bách và cần được ưu tiên giải quyết. Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của cải tiến và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà máy, cũng như xuất phát từ nhu cầu thực tế, tôi quyết định nghiên cứu vấn đề: “giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý ở nhà máy nhiệt điện Uông bí”. phần i tổng quan về nhà máy nhiệt điện uông bí quản lý nhà máy và những nhân tố ảnh hưởng đến bộ máy quản lý nhà máy Khái niệm. Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý. Có ý kiến cho rằng quản lý là hành chính, là cai trị, ý kiến khác lại cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Các quan điểm này không có gì khác nhau về nội dung mà chỉ khác nhau ở chỗ dùng thuật ngữ. Quản lý được hiểu theo hai góc độ: Một là góc độ tổng hợp mang tính chính trị – xã hội; hai là góc độ mang tính hành động thiết thực. Cả hai góc độ này đều có cơ sở khoa học và thực tế. Theo góc độ chính trị, xã hội, quản lý là sự kết hợp giữa tri thức và lao động. Lịch sử xã hội loài người từ thời kỳ cổ đại đến thời đại văn minh cho thấy rõ, trong sự phát triển đó có 3 yếu tố nổi lên rõ nét là tri thức, lao động và quản lý. Trong ba yếu tố này, quản lý là sự kết hợp giữa tri thức và lao động. Nếu kết hợp tốt thì xã hội phát triển tốt đẹp. Nếu sự kết hợp không tốt thì sự phát triển sẽ chậm lại. Sự kết hợp đó được biểu hiện trước hết ở cơ chế quản lý, ở chế độ, chính sách, biện pháp quản lý và ở nhiều khía cạnh tâm lý xã hội, nhưng tựu trung lại là quản lý phải biết tác động bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn luôn hồ hởi, phấn khởi, đem hết năng lực và trí tuệ của mình để sáng tạo ra lợi ích cho mình, cho Nhà nước và cho xã hội. Theo góc độ hành động, quản lý là điều khiển. Theo khái niệm này quản lý có ba loại. Các loại này đều có xuất phát điểm giống nhau là do con người điều khiển nhưng khác nhau về đối tượng. - Loại thứ nhất là việc con người điều khiển các vật hữu sinh không phải con người để bắt chúng phải thực hiện theo ý chí của người điều khiển. Loại này được gọi là quản lý sinh học, thiên nhiên, môi trường, … Ví dụ như các nhà khoa học làm công tác lai tạo giống vật nuôi, cây trồng; các nhà sản xuất nông sản thực phẩm, … Loại thứ hai là việc con người điều khiển vật vô tri, vô giác để bắt chúng phát triển và thực hiện theo ý chí của người điều khiển. Loại hình này được gọi là quản lý kỹ thuật. Ví dụ việc điều khiển máy tính, vận hành các loại máy móc thiết bị, … Loại thứ ba là việc con người điều khiển con người (quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị, kinh tế, văn hoá, …). Đó là quản lý xã hội. Quản lý xã hội được Các Mác coi là chức năng đặc biệt được sinh ra từ tính chất xã hội hoá của lao động. Từ những vấn đề trên, ta có thể hiểu : Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. Với định nghĩa này, quản lý phải bao gồm các yếu tố sau: - Phải có một chủ thể quản lý tạo ra các tác động và phải có một đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý tạo ra. Tác động có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là nhiều lần liên tục. - Phải có mục tiêu đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể. Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động. - Chủ thể phải thực hành việc tác động lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý. Chủ thể có thể là một người hay nhiều người, còn đối tượng quản lý có thể là người (một hay nhiều người) hoặc giới vô sinh (máy móc, thiết bị, đất đai, thông tin, …) hoặc giới sinh vật (vật nuôi, cây trồng, …). Khi nói đến quản lý là nói đến sự tác động hướng đích. Tác động này nhằm vào một đối tượng nhất định để đạt được mục tiêu đề ra. Hoạt động quản lý là một hoạt động chủ quan có ý thức, có tính năng động, sáng tạo, linh hoạt của một con người, một tập thể người quản lý. Trong các loại quản lý có quản lý của nhà máy. Quản lý nhà máy là quá trình tác động một cách có hệ thống, có tổ chức, có hướng đích của bộ máy quản lí nhà máy lên tập thể những người lao động trong nhà máy, nhằm sử dụng mọi tiềm năng và cơ hội để thực hiện một cách tốt nhất mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội. Bộ máy quản lý là với tư cách là cơ quan điều khiển hoạt động của toàn bộ nhà máy bao gồm cả khâu sản xuất kinh doanh trực tiếp cũng như khâu phù trợ, phục vụ, cả hoạt động sản xuất tại nhà máy cũng như hoạt động tiếp thị ngoài dây chuyền sản xuất, cả hệ thống tổ chức quản lý cũng như hệ thống các phương thức quản lý của nhà máy. Bộ máy quản lý là lực lượng vật chất để chuyển những ý đồ, mục đích, chiến lược kinh đoanh của nhà máy thành hiện thực, biến những nỗ lực chủ quan của mỗi thành viên trong nhà máy thành hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý thường được xem xét trên 3 mặt: Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy. Cơ cấu tổ chức bộ máy. Lực lượng lao động quản lý để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy. Tổ chức bộ máy quản lý là dựa trên những chức năng, nhiệm vụ đã xác định của bộ máy quản lý để sắp xếp về lực lượng, bố trí về cơ cấu, xây dựng mô hình và làm cho toàn bộ hệ thống quản lý của nhà máy hoạt động như một chỉnh thể có hiệu lực nhất. Tổ chức bộ máy quản lý cũng đồng thời là việc tổ chức các khâu, các bộ phận quản lý, phân công nhiệm vụ quyền hạn và chỉ rõ vị trí của từng quản trị viên các cấp trong hệ thống quản lý của nhà máy. Nó là công việc đầu tiên đối với một nhà máy và là công việc thường xuyên đối với một nhà máy đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, khó có thể phân biệt hai khái niệm bộ máy quản lý và tổ chức bộ máy quản lý. Khi hình thành bộ máy quản lý cũng đồng thời là quá trình tổ chức các lực lượng quản lý và phân chia chức trách theo ý đồ của bộ tham mưu củấỳnh máy. Tổ chức bộ máy quản lý là xét về trạng thái động, là sự vận động của cả hệ thống quản lý trong không gian và thời gian, hướng vào những mục tiêu quản lý đã vạch ra. Tổ chức bộ máy quản lý chính là sự bắt đầu sự vận hành của bộ máy quản lý, và không tách rời mục tiêu và nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh. nội dung của tổ chức bộ máy quản lý nhà máy Các chức năng và lĩnh vực quản lí nhà máy. Quản lý nhà máy bao gồm nhiều nội dung và nhiều cách tiếp cận khác nhau, do vậy phải phân chia, quy nạp vấn đề quản lý thành những khái niệm nhất định để có được tiếng nói chung. Căn cứ vào quá trình quản lý, người ta phân chia quản lý nhà máy thành các chức năng quản lý. Căn cứ vào các nội dung quản lý, người ta phân chia quản lý nhà máy thành các lĩnh vực quản lý. Chức năng quản lý : Chức năng quản lý là những hoạt động riêng biệt của quản trị, thể hiện những phương hướng tác động của quản trị gia đến các lĩnh vực quản trị nhà máy. Lĩnh vực quản lý : Lĩnh vực quản lý được hiểu như các hoạt động quản trị khi nó được thiết lập và sắp xếp theo nội dung quản lý gắn liền với các bộ phận của nhà máy, có người chỉ huy và được phân cấp phân quyền trong việc ra các quyết định quản lý. Nếu các chức năng quản lý là các hoạt động trong một quá trình quản lý thì các lĩnh vực quản lý là cách tổ chức để thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể – gắn với quá trình kinh doanh của từng nhà máy. Mặt khác, các chức năng quản lý được xác định có tính chất nguyên lý, trong khi các lĩnh vực quản lý thì gắn chặt với các điều kiện hoạt động kinh doanh cụ thể của từng nhà máy. Số lượng, hình thức tổ chức các lĩnh vực quản lý còn phụ thuộc vào quy mô nhà máy, vào ngành nghề kinh doanh, các các yếu tố ngoại lai khác. Các chức năng quản lý. Khái niệm “chức năng quản lý” gắn liền với sự xuất hiện và tiến bộ của phân công – hợp tác lao động trong hoạt động thực tiễn của một tập thể người lao động. Hoạt động quản trị đã ra đời từ khi nền sản xuất còn là thủ công cá thể. Nhưng ngay cả khi con người đã tổ chức các nhà máy khổng lồ, đạt được các tiến bộ to lớn về kỹ thuật như chế tạo đầu máy xe lửa, sử dụng điện năng … thì khoa học quản lý vẫn chưa được quan tâm. Phải đến đầu thế kỷ 20, những nghiên cứu về khoa học quản lý mới hệ thống hoá và đưa ra cách phân loại các chức năng quản trị. Bản thân các cách phân loại của các nhà khoa học cũng không hoàn toàn thống nhất và họ đưa ra nhiều đề xuất về nội dung và phân loại các chức năng quản lý. Người đầu tiên có công nhất trong lĩnh vực này là Henry Fayol. Trong cuốn sách quản trị công nghiệp và tổng quát viết năm 1916, Fayol chia quá trình quản trị của doanh nghiệp thành 5 chức năng và được mệnh danh là “những yếu tố Fayol”. Đó là: Chức năng dự kiến (hoạch định) : Thường được coi là chức năng đầu tiên trong tiến trình quản trị. Đó là việc dự đoán trước có cơ sở khoa học, sự phát triển có thể xảy ra của các quá trình, các hiện tượng, xây dựng thành chương trình hành động (một kế hoạch nhất định) nhằm xác định rõ: sản xuất cái gì? sản xuất bằng cách nào? bán cho ai? với nguồn tài chính nào? Như vậy hoạch định là việc xác định các mục tiêu và mục đích mà tổ chức phải hoàn thành trong tương lai và quyết định cách thức để đạt được mục tiêu đó. Chức năng tổ chức: Tổ chức là quá trình tạo ra một cơ cấu các mối quan hệ giữa các thành viên, thông qua đó cho phép họ thực hiện các kế hoạch và hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Chức năng này bao gồm việc thiết lập một cấu trúc của tổ chức, trang bị tất cả những gì cần cho hoạt động của doanh nghiệp như vốn, máy móc, thiết bị, lao động, nguyên vật liệu, …kết hợp, liên kết các yếu tố sản xuất, các bộ phận riêng rẽ trong doanh nghiệp với nhau thành một hệ thống. Bằng cách thiết lập một tổ chức hoạt động hữu hiệu, các nhà quản trị có thể phối hợp tốt hơn các nguồn lực. Chức năng phối hợp: Chức năng này giúp cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp được nhịp nhàng, ăn khớp, đồng điệu với nhau nhằm tạo ra sự thuận tiện và hiệu quả. Chức năng chỉ huy: Sau khi đã hoạch định, tạo ra một tổ chức và phối hợp các hoạt động, các nhà quản trị phải chỉ huy lãnh đạo tổ chức. Đó là việc đưa ra và truyền đạt các chỉ thị, truyền đạt thông tin đến cho mọi người để họ hoàn thành những nhiệm vụ cần thiết, biến khả năng thành hiện thực. Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng có liên quan đến mọi cấp quản lý để duy trì hoạt động quản lý đúng hướng, đo lường các sai lệch nảy sinh so với các mục tiêu và kế hoạch đã định và đánh giá đúng kết quả của hệ thống. Mục đích của kiểm tra nhằm bảo dảm các kế hoạch thành công, phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra những nguyên nhân và biện pháp sửa chữa kịp thời những sai sót đó, bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, liên tục và hiệu quả. Ngoài Henry Fayol, các chuyên gia khác nhau còn đưa ra những lý thuyết khác nhau về hệ thống các chức năng quản lý. Theo các học giả Nga (thời Liên Xô cũ) thì có 6 chức năng : soạn thảo mục tiêu, kế hoạch hoá, tổ chức, phối hợp, động viên, kiểm tra. Theo các nhà quản lý thuộc tổ chức UNESCO, có 8 chức năng: xác định nhu cầu, thẩm định và phân tích dữ liệu, xác định mục tiêu, kế hoạch hoá , triển khai công việc, điều chỉnh, đánh giá, sử dụng liên hệ ngược và tái xác định các vấn đề cho quá trình quản lý tiếp theo. Các học giả và các nhà quản lý ở Việt Nam đã thống nhất các chức năng quản lý gồm : kế hoạch, tổ chức, phối hợp, kiểm tra, điều chỉnh. Hệ thống các chức năng quản lý trên tác động qua lại với nhau và quy định lẫn nhau. Sự phân loại một cách khoa học các chức năng quản lý cho phép thực hiện được ở phạm vi rộng, sự phân công lao động một cách hợp lý dựa vào việc chia quá trình quản lý thành những bộ phận hợp thành. Sự phân loại như thế còn giúp cho việc tiêu chuẩn hoá và thống nhất hoá các quá trình quản lý, tạo điều kiện áp dụng những kinh nghiệm tiên tiến trong lao động quản lý, và đưa các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào thực tiễn quản lý. Lĩnh vực quản trị. Đây là sự phân loại chức năng quản lý theo nội dung quản lý. Lĩnh vực quản lý được phân định phụ thuộc vào nhiều yếu tố : truyền thống quản trị, các yếu tố xã hội và cơ chế kinh tế, quy mô cũng như đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của doanh nghiệp. Nó gắn liền với mỗi quốc gia, mỗi vùng cụ thể và sự tiến bộ về nhận thức khoa học quản lý. Có thể nói lĩnh vực quản lý chính là sự phân chia chức năng quản lý theo nội dung tác động. Về cơ bản, các lĩnh vực quản lý trong doanh nghiệp gồm: * Lĩnh vực vật tư: Nhiệm vụ của cung ứng vật tư là bảo đảm cung cấp đầy đủ và đồng bộ về số lượng, chủng loại, đúng chất lượng, đúng kỳ hạn, đúng địa điểm với chi phí ít nhất. Nội dung công việc cung ứng vật tư bao gồm: Phát hiện nhu cầu vật tư, tổ chức mua sắm vật tư, tổ chức cung cấp vật tư, tổ chức dự trữ và bảo quan vật tư. ….. Người ta thường sử dụng phương pháp quy hoạch tuyến tính, phương pháp dựa trên lý thuyết về dự trữ, phương pháp PERT, hay kiểu cung ứng đúng kỳ hạn của Nhật để điều khiển côngviệc cung ứng vật tư. * Lĩnh vực sản xuất: Bao gồm toàn bộ các hoạt động có tính chất công nghiệp trên cơ sở phối hợp các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động đã có để chế biến các sản phẩm hàng hoá và thực hiện các dịch vụ. Lĩnh vực sản xuất bao gồm các nội dung sau: - Nghiên cứu thiết kế loại sản phẩm định sản xuất - Lựa chọn công nghệ chế tạo sản phẩm - Lựa chọn loại hình sản xuất - Tổ chức lao động và bộ máy quản lý - Tổ chức kiểm tra sản xuất và kiểm tra chất lượng - Tổ chức cung ứng và dự trữ cho dây chuyền sản xuất - Điều hành quá trình sản xuất theo thiết kế và quy trình đã định * Lĩnh vực marketing: gồm các nhiệm vụ như : Thu thập các thông tin về thị trường, hoạch định chính sách sản phẩm, hoạch định chính sách giá cả, hoạch định chính sách phân phối, hoạch định chính sách hỗ trợ tiêu thụ. * Lĩnh vực nhân sự: bao gồm các nhiệm vụ : Tuyển dụng nhân sự, bố trí nhân sự, đánh giá nhân sự, phát triển nhân viên (đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt), thù lao, quản lý nhân sự thông qua hồ sơ dữ liệu nhân sự, qua thống kê hoạt động của nhân viên, và hỗ trợ đời sống. * Lĩnh vực kỹ thuật: bao gồm tất cả những công việc liên quan đến chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, chuyển giao công nghệ, quản lý quy phạm, quy trình kỹ thuật, tham gia và trực tiếp xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý máy móc, thiết bị, nghiên cứu phát triển kỹ thuật, ứng dụng phương pháp công nghệ mới, thiết kế sản phẩm mới, đề ra chiến lược công nghệ, xây dựng các định mức sử dụng công suất thiết bị, năng lượng, vật tư, .. * Lĩnh vực tài chính – kế toán: Lĩnh vực tài chính gồm các nhiệm vụ sau: tạo vốn, sử dụng vốn, quản lý vốn (chủ yếu là quản lý sự lưu thông, thanh toán và các quan hệ tín dụng). Lính vực kế toán gồm các nội dung: kế toán sổ sách, tính toán chi phí – kết quả, xây dựng các bảng cân đối, tính toán lỗ lãi, thẩm định kế hoạch, thống kê, kiểm tra việc tính toán, bảo hiểm, thuế. * Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển: Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển gồm : thực hiện các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ứng dụng và thẩm định hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng, xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp. * Lĩnh vực tổ chức và thông tin: Gồm các nhiệm vụ sau: - Lĩnh vực tổ chức: Tổ chức các dự án, phát triển và cải tiến bộ máy tổ chức cho doanh nghiệp, tổ chức tiến trình hoạt động toàn bộ doanh nghiệp. - Lĩnh vực thông tin: Xây dựng kế hoạch về các thông tin liên quan cho doanh nghệp, chọn lọc và xử lý các thông tin, kiểm tra thông tin và giám sát thông tin. * Lĩnh vực hành chính pháp chế và các dịch vụ chung: Bao gồm : Các mối quan hệ pháp lý trong và ngoài doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động quần chúng trong doanh nghiệp, các hoạt động hành chính và phúc lợi doanh nghiệp. Sự phân chia trên đây chỉ mang tính khái quát, trên thực tế quản trị, các lĩnh vực được tiếp tục chia nhỏ nữa cho đến các công việc, nhiệm vụ quản trị cụ thể; mặt khác có bao nhiêu lĩnh vực quản trị còn phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của từng doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà máy. Khái niệm: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, có những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục đích chung đã xác định của nhà máy. Như vậy, cơ cấu tổ chức quản trị nhà máy được hiểu là các bộ phận cấu thành của nhà máy, nói cách khác nhà máy đó bao gồm những bộ phận, những đơn vị nào, nhiệm vụ của từng bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận của nhà máy, cơ chế điều hành phối hợp trong nhà máy . Cơ cấu sản xuất được hiểu là : Các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất trong nhà máy . Hình thức tổ chức những bộ phận sản xuất đó - Mối liên hệ sản xuất giữa chúng với nhau Giữa cơ cấu tổ chức quản trị và cơ cấu sản xuất của nhà máy có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau. Cơ sở của cơ cấu tổ chức quản trị trước hết là bản thân cơ cấu sản xuất của nhà máy. Đây cũng là mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức quản trị có tính độc lập tương đối vì nó phản ánh lao động quản lý rất đa dạng, bảo đảm thực hiện những chức năng và mục tiêu quản trị đã quy định. Cơ cấu tổ chức quản trị nhà máy hình thành bởi các bộ phận quản trị và các cấp quản trị. Bộ phận quản trị là một đơn vị riêng biệt, có những chức năng quản lý nhất định, ví dụ phòng Kế hoạch, phòng Kỹ thuật, phòng Marketing, … Cấp quản trị là sự phân chia thang bậc trong bộ máy quản lý nhằm thống nhất tất cả các bộ phận quản trị ở một trình độ nhất định như cấp nhà máy, cấp phân xưởng, … Như vậy, rõ ràng là số bộ phận quản trị phản ánh sự phân chia chức năng quản trị theo chiều ngang, còn số cấp quản trị thể hiện sự phân chia chức năng quản trị theo chiều dọc. Sự phân chia theo chiều ngang là biểu hiện của trình độ chuyên môn hoá trong phân công lao động quản trị. Còn sự phân chia chức năng theo chiều dọc tuỳ thuộc vào trình độ tập trung hoá của quản trị và có liên quan đến vấn đề chỉ huy trực tuyến và hệ thống cấp bậc. Vai trò (ý nghĩa) của cơ cấu tổ chức quản lý. Cơ cấu tổ chức cho phép chúng ta tổ chức và sử dụng hợp lý các nguồn lực. Nó cũng cho phép chúng ta xác định rõ mối tương quan giữa các hoạt động cụ thể và những trách nhiệm quyền hạn gắn liền với những cá nhân, phân hệ của cơ cấu. Nó trợ giúp cho việc ra quyết định bởi các luồng thông tin rõ ràng. Nó giúp xác định cơ cấu quyền lực cho tổ choc. Cán bộ quản lý nhà máy. Khái niệm. Cán bộ quản lý nhà máy (quản trị viên) là những người trong bộ máy điều hành nhà máy
Tài liệu liên quan