Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác nhập khẩu vật tư và thiết bị phục vụ ngành Xi măng Việt Nam của Công ty xuất nhập khẩu xi măng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ở nước ta (cùng với các ngành Than, Dệt, Đường sắt.). Cái nôi đầu tiên của ngành xi măng Việt Nam là Nhà máy xi măng Hải phòng, được khởi công xây dựng đến nay đã có 106 tuổi. Do đó ngành xi măng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

doc116 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác nhập khẩu vật tư và thiết bị phục vụ ngành Xi măng Việt Nam của Công ty xuất nhập khẩu xi măng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải pháp hoàn thiện công tác nhập khẩu vật tư và thiết bị phục vụ ngành Xi măng Việt Nam của Công ty xuất nhập khẩu xi măng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Lời cam đoan Em xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp dưới đây là bài do chính em viết dưới sự hướng dẫn của cô giáo - THS. Ngô Thị Tuyết Mai, cùng với những thông tin trong tài liệu thuộc danh mục tài liệu tham khảo. Bài viết không sao chép bất cứ chuyên đề thực tập chuyên ngành hay luận văn nào. Nếu phát hiện có sự sao chép trong bài luận văn tốt nghiệp này, em xin chịu mọi trách nhiệm và sự kỷ luật của Khoa và Nhà trường. Lời cảm ơn Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo - THS. Ngô Thị Tuyết Mai đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này một cách tốt nhất Em xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú và anh chị Phòng Thiết bị - Công ty xuất nhập khẩu xi măng - Tổng công ty xi măng Việt Nam, đặc biệt là cô Vũ Thục Anh - Trưởng phòng Thiết bị đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập và hoàn thành bài viết. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã giúp đỡ để em có thể hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp theo kịp tiến độ của Khoa và Nhà trường đề ra. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Phạm Thị Hiền Danh mục các bảng biểu Danh mục các bảng STT Bảng Tên bảng Trang 1 1.1 Mô hình đơn giản về lợi thế tuyệt đối 20 2 1.2 Mô hình đơn giản về lợi thế so sánh 22 3 2.1 Kim ngạch nhập khẩu của Công ty qua các năm (2002 - 2005) 50 4 2.2 Các mặt hàng Công ty thường nhập khẩu (2002 - 2005) 52 5 2.3 Thị trường nhập khẩu của Công ty qua các năm (2002 -2005) 56 6 2.4 Kim ngạch nhập khẩu của Công ty qua các hình thức nhập khẩu (2002 - 2005) 59 7 2.5 Kênh phân phối một số mặt hàng nhập khẩu của Công ty (2003 - 2005) 62 8 2.6 Đánh giá kết quả hoạt động của Công ty qua các năm (2002 - 2005) 64 Danh mục các biểu STT Biểu Tên biểu Trang 1 2.1 Kim ngạch nhập khẩu của Công ty qua các năm (2002 - 2005) 50 2 2.2 Kim ngạch nhập khẩu vật tư và thiết bị của Công ty (2002 - 2005) 53 3 2.3 Kim ngạch nhập khẩu của Công ty qua các hình thức nhập khẩu (2002 - 2005) 60 Danh mục các từ viết tắt STT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt 1 ASEAN Association of South East Asean Nation Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 B/L Bill of Lading Vận đơn 3 BXD Bộ Xây dựng 4 CEPT The Common Effective Preferenial Taif Scheme Chương trình thuế quan có hiệu lực chung 5 CTCP Công ty cổ phần 6 CTVT Công ty vật tư 7 CTXM Công ty xi măng 8 DT Doanh thu 9 DC Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí 10 DR Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu 11 EC European Commission Ủy ban châu Âu 12 JPY Japanese Yen Yên Nhật 13 KN Kim ngạch 14 KNNK Kim ngạch nhập khẩu 15 KNXK Kim ngạch xuất khẩu 16 L/C Letter of Credit Thư tín dụng 17 LN Lợi nhuận 18 NS Ngân sách 19 TC Tổng chi phí 20 TNBQ Thu nhập bình quân 21 USD United States Dollars Đô la Mỹ 22 VINACIMEX VietNam National Cement Trading Company Công ty xuất nhập khẩu xi măng 23 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới 24 XNK Xuất nhập khẩu Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Danh mục các bảng biểu iii Danh mục các từ viết tắt iv Mục lục v Lời mở đầu viii Lời mở đầu Lý do chọn đề tài: Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ở nước ta (cùng với các ngành Than, Dệt, Đường sắt...). Cái nôi đầu tiên của ngành xi măng Việt Nam là Nhà máy xi măng Hải phòng, được khởi công xây dựng đến nay đã có 106 tuổi. Do đó ngành xi măng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Theo tiến trình xây dựng và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, nhu cầu xuất nhập khẩu vật tư, trang thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất, xây dựng, sửa chữa, thay thế và quản lý cho các đơn vị thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam ngày càng lớn, do đó Tổng Công ty xi măng đã quyết định thành lập Công ty xuất nhập khẩu xi măng với chức năng và nhiệm vụ riêng là chuyên xuất nhập khẩu xi măng, Clinker, thiết bị phụ tùng cho sản xuất xi măng và Đầu tư phát triển. Hoạt động nhập khẩu vật tư và thiết bị là hoạt động ngày càng khó khăn và phức tạp trong điều kiện đất nước tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cho nên đòi hỏi mỗi doanh nghiệp có liên quan cần có kiến thức chuyên môn vững vàng để thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất. Xuất phát từ tinh thần và tính cấp thiết của những vấn đề trên em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp hoàn thiện công tác nhập khẩu vật tư và thiết bị phục vụ ngành Xi măng Việt Nam của Công ty xuất nhập khẩu xi măng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu của luận văn: Mục đích chủ yếu của luận văn nghiệp là trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng công tác nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu xi măng - Tổng Công ty xi măng Việt Nam để đề xuất kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác nhập khẩu của Công ty trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu công tác nhập khẩu vật tư và thiết bị của ngành xi măng Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn tốt nghiệp tập trung nghiên cứu công tác nhập khẩu vật tư và thiết bị phục vụ ngành xi măng Việt Nam của Công ty xuất nhập khẩu Xi măng - Tổng Công ty Xi măng Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2005. Phương pháp nghiên cứu của luận văn: Luận văn tốt nghiệp sử dụng tổng hợp các phương pháp và công cụ chủ yếu là thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp nhằm làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. Kết cấu: Luận văn tốt nghiệp được chia làm ba chương chính như sau (ngoài lời mở đầu và kết luận): Chương 1: Một số lý luận chung về nhập khẩu hàng hóa và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác nhập khẩu vật tư và thiết bị phục vụ ngành Xi măng Việt Nam trong điều kiện hội nhập Kinh tế quốc tế. Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu vật tư và thiết bị phục vụ ngành Xi măng Việt Nam của Công ty xuất nhập khẩu Xi măng. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư và thiết bị phục vụ ngành Xi măng của Công ty xuất nhập khẩu Xi măng. Chương 1. Một số lý luận chung về nhập khẩu hàng hóa và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác nhập khẩu vật tư và thiết bị phục vụ ngành Xi măng Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.Một số lý luận chung về nhập khẩu hàng hóa 1.1.1.Khái niệm nhập khẩu Nhập khẩu là một bộ phận của thương mại quốc tế, nhập khẩu có thể hiểu là sự mua bán hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc tạm nhập tái xuất nhằm thu lợi nhuận. Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp, có tổ chức. Nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. Đặc biệt trong tình hình thế giới hiện nay, xu hướng liên kết kinh tế toàn cầu và khu vực làm cho mức độ ảnh hưởng, tác động của từng quốc gia với nhau và của từng khu vực kinh tế thế giới ngày một tăng. Nhập khẩu là hoạt động mua hàng từ thị trường nước ngoài. Đây là phương thức xâm nhập thị trường nước ngoài ngược với xuất khẩu. Khi thực hiện hoạt động này, doanh nghiệp có thể hiểu biết về đối tác, giá cả, thị trường nước ngoài và phương thức mua bán. Doanh nghiệp sẽ biết được những mặt hàng bất lợi của thị trường trong nước, có chiến lược nhập khẩu thích hợp và thu được lợi nhuận. Những doanh nghiệp nhập khẩu khối lượng lớn cần có chiến lược thâm nhập thị trường nhập khẩu. Từ những hiểu biết về thị trường nhập khẩu có thể là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu sau đó. Nhập khẩu có thể được thực hiện theo phương thức nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu uỷ thác, nhập khẩu bù trừ. Những quy định trong chính sách nhập khẩu của chính phủ bao gồm đánh thuế nhập khẩu, hạn ngạch, quy định về giấy phép, thủ tục hành chính, quy định sử dụng hối đoái, cạnh tranh nhập khẩu, hoặc chiến lược thay thế nhập khẩu do chính phủ đưa ra. 1.1.2.Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của hoạt động ngoại thương. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước; nhập khẩu để bổ sung hàng hoá trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu; nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những hàng hoá mà nếu sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Hai mặt nhập khẩu bổ sung và nhập khẩu thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân. Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hoá đất nước, đuổi kịp các nước tiên tiến, bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát triển nền kinh tế cân đối ổn định. Nhập khẩu góp phần cải thiện, nâng cao mức sống của nhân dân, vì nhập khẩu vừa thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động. Nhập khẩu có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Sự tác động này thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng sản xuất được trong nước ra nước ngoài, đặc biệt là nước đối tác mà mình đã nhập hàng của họ. Tóm lại, hoạt động nhập khẩu tạo cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, biến nền kinh tế thế giới thành nơi cung cấp các “yếu tố đầu vào” và tiêu thụ các “yếu tố đầu ra” cho nền kinh tế quốc dân trong hệ thống kinh tế quốc tế. 1.1.3.Các hình thức nhập khẩu chủ yếu Thứ nhất, nhập khẩu uỷ thác Hoạt động nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp hoạt động trong nước có ngành hàng kinh doanh một số mặt hàng nhập khẩu nhưng không được phép xuất nhập khẩu trực tiếp, đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng hoa hồng gọi là phí uỷ thác. Quan hệ giữa doanh nghiệp uỷ thác và doanh nghiệp nhận uỷ thác được quy định đầy đủ trong hợp đồng uỷ thác. Đặc điểm của nhập khẩu uỷ thác: trong hoạt động này, doanh nghiệp xuất nhập khẩu (doanh nghiệp nhận uỷ thác) không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (nếu có) không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ vì không phải tiêu thụ hàng nhập khẩu mà chỉ đứng ra đại diện cho bên uỷ thác để giao dịch với bạn hàng nước ngoài, ký hợp đồng và làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá cũng như thay mặt cho bên uỷ thác khiếu nại đòi bồi thường với nước ngoài khi có tổn thất. Khi nhận uỷ thác, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu này phải lập hai hợp đồng: Một hợp đồng mua bán hàng hoá với nướcngoài Một hợp đồng nhận uỷ thác với bên uỷ thác Thứ hai, nhập khẩu tự doanh Nhập khẩu tự doanh là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp. Từ việc nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ các chi phí, thiết lập phương án kinh doanh hợp lý, đảm bảo kinh doanh có lãi, đúng phương hướng, chính sách luật pháp của quốc gia cũng như quốc tế, doanh nghiệp tiến hành hoạt động nhập khẩu trực tiếp với đối tác nước ngoài. Đặc điểm của nhập khẩu tự doanh: trong hoạt động nhập khẩu này, doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải tự chịu trách nhiệm tất cả mọi rủi ro, cho nên cần phải có sự xem xét kỹ lưỡng từ bước thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, rồi ký kết hợp đồng… Vì nhập khẩu tự doanh nghĩa là doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để kinh doanh, phải chịu mọi chi phí giao dịch, chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí giao nhận hàng hoà, chi phí lưu kho, chi phí tiêu thụ hàng hoá, thuế,… Thông thường doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng ngoại thương với bên nước ngoài, còn hợp đồng bán trong nước sau khi hàng về sẽ lập sau hoặc không cần lập một hợp đồng nào khác khi bán với hình thức như: bán lẻ, trao tay. Thứ ba, nhập khẩu liên doanh Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó ít nhất có một doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng, kỹ thuật để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên, cùng chia lãi, lỗ thì cùng nhau chịu. Đặc điểm của nhập khẩu liên doanh: ở hoạt động nhập khẩu này thì các doanh nghiệp nhập khẩu liên doanh sẽ phải chịu rủi ro ở mức thấp hơn so với nhập khẩu tự doanh vì trường hợp này doanh nghiệp chỉ phải góp một số vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia tăng theo vốn góp, việc phân chia chi phí, thuế doanh thu dựa theo tỷ lệ vốn góp, lãi lỗ hai bên phân chia tuỳ theo thoả thuận dựa trên vốn góp cộng với phần trách nhiệm mà mỗi bên gánh vác. Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp tham gia liên doanh phải lập hai hợp đồng: Một hợp đồng mua hàng với nướcngoài Một hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp khác (không nhất thiết phải là doanh nghiệp của Nhà nước). Thứ tư, nhập khẩu đổi hàng Nhập khẩu đổi hàng cùng trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu. Nó là hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu, thanh toán trong hợp đồng này không phải dùng tiền mà chính bằng hàng hoá. Ở đây mục đích chính của hoạt động nhập khẩu hàng hoá không phải chỉ thu lãi từ hoạt động nhập khẩu mà còn nhằm để xuất được hàng, thu cả lãi từ hoạt động xuất. Đặc điểm của nhập khẩu đổi hàng: hoạt động này có lợi vì cùng một hợp đồng có thể tiến hành cả hoạt động xuất và hoạt động nhập, do đó có thể thu lãi từ hai hoạt động. Hoạt động xuất phải tương đương về giá trị; bạn hàng bán cũng chính là bạn hàng mua; doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính cả kim ngạch nhập và xuất, doanh số tiêu thụ tính trên số hàng nhập và xuất. Thứ năm, nhập khẩu tái xuất Nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập khẩu hàng hoá vào trong nước nhưng không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang nước thứ ba nào đó nhằm thu lợi nhuận, tuy nhiên những hàng nhập khẩu này không được chế biến tại nước tái xuất. Như vậy, nhập khẩu tái xuất luôn thu hút ba nước tham gia: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước tái xuất. Đặc điểm của nhập khẩu tái xuất: doanh nghiệp nước tái xuất phải tính toàn bộ chi phí tổ chức, gặp gỡ, bàn bạc mỗi bạn hàng xuất và bạn hàng nhập, đảm bảo sao cho số tiền thu được lớn hơn chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động. Doanh nghiệp nước tái xuất phải tiến hành hai hợp đồng: hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu nhưng không phải chịu thuế xuất nhập khẩu với mặt hàng kinh doanh. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính kim ngạch cả xuất, cả nhập, doanh số tính trên giá trị hàng xuất khẩu do đó vẫn phải chịu thuế doanh thu. Để đảm bảo thanh toán hợp đồng tái xuất thường sử dụng thư tín dụng giáp lừng; hàng hoá không nhất thiết phải chuyển về nước tái xuất, mà chuyển thẳng sang nước thứ ba nhưng tiền thanh toán phải do người tái xuất thu từ người nhập khẩu giao cho người xuất khẩu. Nhiều khi người tái xuất còn thu được lợi tức về tiền hàng do chênh lệch giữa thời điểm thu tiền từ người nhập khẩu và thời điểm trả tiền cho người xuất khẩu. 1.1.4.Nội dung của nhập khẩu 1.1.4.1.Nghiên cứu thị trường đối tác Đối với đơn vị kinh doanh quốc tế, việc nghiên cứu thị trường nước ngoài có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, thông qua việc nghiên cứu sẽ nắm được đối tượng và thị hiếu người tiêu dùng, điều này là rất cần thiết cho những doanh nghiệp nhập khẩu. Trước tiên phải nghiên cứu thị trường vật tư và thiết bị, vì đây là thị trường đa dạng và phức tạp nên cần phải xác định vật tư và thiết bị nào là phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Sau đó, phải xem xét công ty nào, hãng nào chuyên cung cấp loại vật tư và thiết bị này. Đây là sự cần thiết và bắt buộc đối với các chủ đầu tư vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vật tư và thiết bị với những tính năng khác nhau. Nếu không có sự lựa chọn kỹ lưỡng thì rất dễ nhập khẩu phải vật tư và thiết bị không đảm bảo yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Sau khi đã xác định được thiết bị nhập khẩu, Công ty tiến hành chào hàng với các hãng đã nghiên cứu để cuối cùng lựa chọn được đối tác kinh doanh. 1.1.4.2.Lập phương án kinh doanh Phương án kinh doanh trong ngoại thương là một bản giải trình về một thương vụ kinh doanh, các biện pháp thực hiện, các cách đánh giá trên cơ sở một số chỉ tiêu, định lượng cụ thể. Quy trình lập lập phương án kinh doanh gồm năm bước: Đánh giá thị trường và mặt hàng Lựa chọn mặt hàng, thời cơ và điều kiện kinh doanh Đặt ra mục tiêu kinh doanh Đề ra các biện pháp thực hiện Phân tích các chỉ tiêu cơ bản 1.1.4.3.Đàm phán và ký kết hợp đồng Đàm phán là một quá trình trao đổi nhằm đi đến thống nhất về nội dung và một số điều kiện của hoạt động mua bán trong kinh doanh ngoại thương. Đàm phán bao gồm các hình thức như: Đàm phán qua gặp gỡ trực tiếp, hình thức này có nhiều ưu điểm và đàm phán kỹ được nhiều nội dung nhưng chi phí khá tốn kém. Đàm phán qua thư tín, hình thức này tiết kiệm được chi phí nhưng nhiều nội dung không được đàm phán kỹ và đặc biệt khó đánh giá đối phương. Đàm phán qua các phương tiện truyền thông, hình thức này khắc phục được những nhược điểm về việc chi phí so với các phương án trên, thậm chí khi phương tiện truyền thông phát triển thì hình thức này cũng phát triển theo. Tuy nhiên hình thức này cũng không đảm bảo đánh giá hoàn toàn đối tác. Ký kết hợp đồng ngoại thương là hoạt động xác nhận những nội dung và những điều kiện mua bán đã được thống nhất dưới dạng những văn bản theo những điều khoản và điều kiện. Các hình thức ký kết hợp đồng ngoại thương bao gồm: Ký kết trực tiếp: hai bên cùng tổ chức tại một địa điểm và trong một khung cảnh nhất định để ký xác nhận. Ký kết gián tiếp: thông thường một bên ký trước gửi lại bên kia ký sau, thậm chí ký qua fax, email 1.1.4.4.Thực hiện hợp đồng nhập khẩu Thứ nhất, xin giấy phép nhập khẩu Đối với hàng hóa quản lý bằng hạn ngạch: căn cứ vào nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp, doanh nghiệp có văn bản trình lên Bộ Thương mại ra giấy phép nhập khẩu, cho phép doanh nghiệp được nhập khẩu một số hàng hoá nhất định trong một thời gian nhất định. Đối với hàng hoá không chịu sự quản lý hạn ngạch: nếu là nhập khẩu trong khuôn khổ nghị định thư hay Hiệp định ký kết của Nhà nước thì không cần xin giấy phép xuất nhập khẩu mà chỉ cần bản kế hoạch đã được Bộ Thương mại duyệt. Còn nếu là nhập khẩu không nằm trong khuôn khổ đó, thì phải xin giấy phép như bình thường. Giấy phép nhập khẩu là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác của chuyến hàng nhập khẩu. Hiện nay việc cung cấp giấy phép nhập khẩu được phân công như sau: Bộ Thương mại (các phòng cấp giấy phép) cấp những giấy phép hàng mậu dịch Tổng cục hải quan cấp những giấy phép nhập khẩu hàng phi mậu dịch Bộ hồ sơ xin giấy phép bao gồm: Hợp đồng ngoại thương; Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp (giấy phép kinh doanh, bản sao công chứng, giấy chứng nhận, mã số thuế, mã số nhập khẩu) Đơn xin giấy phép, hạn ngạch (bản gốc) Các chứng từ liên quan (báo cáo tình hình thực hiện nhập khẩu, báo cáo tài chính…) Bộ hồ sơ xin giấy phép đối với những hàng hoá thông thường phải gửi cho Bộ Thương mại, đối với những hàng hoá đặc biệt có sự quản lý về mặt chuyên môn phải gửi cho các cơ quan ngang Bộ chuyên môn. Thứ hai, làm thủ tục xác nhận thanh toán Nếu thanh toán bằng tiền mặt thì phải lập giấy biên nhận có xác nhận của người xuất khẩu, đặc biệt lưu ý đến tư cách pháp nhân và trách nhiệm pháp lý của người nhận tiền (giấy giới thiệu, Hộ chiếu…) Nếu thanh toán bằng chuyển tiền: phát hành uỷ nhiệm chi từ tài khoản tiền Việt Nam sang tài khoản tiền Đô la (nếu chưa có Đô la), mua ngoại tệ (nếu chưa có ngoại tệ) và kèm theo lệnh chu
Tài liệu liên quan