Kể từ khi Pháp lệnh về Ngân hàng ra đời năm 1990, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM VN) đã đổi mới một cách căn bản về mô hình và tổ chức hoạt động. Các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng thương mại hiện đại đã được mở rộng và phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, trong đó có nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng ngày càng chứng tỏ vị trí và vai trò quan trọng của mình. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ đơn giản là sự lựa chọn một phương thức thanh toán cho phù hợp hay sử dụng một phương tiện thanh toán thông dụng nào đó. Thanh toán quốc tế là một hoạt động mạnh nhất của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT VN). Hoạt động thanh toán xuất khẩu là một nghiệp vụ quan trọng của thanh toán quốc tế. Yêu cầu đặt ra là: hoạt động thanh toán xuất khẩu phải được thực hiện nhanh chóng, an toàn chính xác, đạt hiệu quả đối với cả khách hàng và NHNT. Hoạt động thanh toán xuất khẩu trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian chu chuyển vốn, giảm thiểu rủi ro liên quan tới sự biến động tiến tệ, tới khả năng thanh toán của khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển hoạt động ngoại thương của mỗi nước.
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu, phổ biến nhất. Đó là phương thức giải quyết tốt nhất việc đảm bảo quyền lợi của hai bên, nhưng đồng thời là phương thức xảy ra nhiều tranh chấp nhất do mức độ phức tạp của nó. NHNT VN là NHTM đầu tiên thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Nhưng NHNT VN vẫn không thể tránh nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng trong hoạt động này. Một mặt do bản thân ngân hàng chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng phức tạp và phát triển của giao dịch xuất nhập khẩu, mặt khác do những nguyên nhân từ phía khách hàng và sự bất cập trong quản lý vĩ mô.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Giải pháp hoàn thiên hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” là rất cấp thiết để đánh giá những kết quả đạt được và tìm ra những nguyên nhân cũng như các giải pháp, kiến nghị khắc phục những hạn chế.
Trên cơ sở phân tích thực trạng thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ qua các năm 2004 – 2006, với những khó khăn và tồn tại riêng của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán xuất khẩu tại NHNT VN.
Chuyên đề áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, của phép duy vật biện chứng, phân tích và tổng hợp để làm rõ đối tượng nghiên cứu. Đồng thời chuyên đề sử dụng các tài liệu điều tra, khảo sát, số liệu thống kê qua các năm 2003 - 2005 của các báo cáo, đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu đã được công bố về thanh toán quốc tế và phương pháp phân tích thống kê theo chỉ tiêu, phương pháp so sánh, tổng hợp,. để phân tích thực trạng từ đó đưa ra kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hệ thống thanh toán xuất khẩu bằng phương pháp tín dụng chứng từ tại NHNT VN.
61 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiên hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi Pháp lệnh về Ngân hàng ra đời năm 1990, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM VN) đã đổi mới một cách căn bản về mô hình và tổ chức hoạt động. Các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng thương mại hiện đại đã được mở rộng và phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, trong đó có nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng ngày càng chứng tỏ vị trí và vai trò quan trọng của mình. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ đơn giản là sự lựa chọn một phương thức thanh toán cho phù hợp hay sử dụng một phương tiện thanh toán thông dụng nào đó. Thanh toán quốc tế là một hoạt động mạnh nhất của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT VN). Hoạt động thanh toán xuất khẩu là một nghiệp vụ quan trọng của thanh toán quốc tế. Yêu cầu đặt ra là: hoạt động thanh toán xuất khẩu phải được thực hiện nhanh chóng, an toàn chính xác, đạt hiệu quả đối với cả khách hàng và NHNT. Hoạt động thanh toán xuất khẩu trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian chu chuyển vốn, giảm thiểu rủi ro liên quan tới sự biến động tiến tệ, tới khả năng thanh toán của khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển hoạt động ngoại thương của mỗi nước.
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu, phổ biến nhất. Đó là phương thức giải quyết tốt nhất việc đảm bảo quyền lợi của hai bên, nhưng đồng thời là phương thức xảy ra nhiều tranh chấp nhất do mức độ phức tạp của nó. NHNT VN là NHTM đầu tiên thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Nhưng NHNT VN vẫn không thể tránh nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng trong hoạt động này. Một mặt do bản thân ngân hàng chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng phức tạp và phát triển của giao dịch xuất nhập khẩu, mặt khác do những nguyên nhân từ phía khách hàng và sự bất cập trong quản lý vĩ mô.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Giải pháp hoàn thiên hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” là rất cấp thiết để đánh giá những kết quả đạt được và tìm ra những nguyên nhân cũng như các giải pháp, kiến nghị khắc phục những hạn chế.
Trên cơ sở phân tích thực trạng thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ qua các năm 2004 – 2006, với những khó khăn và tồn tại riêng của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán xuất khẩu tại NHNT VN.
Chuyên đề áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, của phép duy vật biện chứng, phân tích và tổng hợp để làm rõ đối tượng nghiên cứu. Đồng thời chuyên đề sử dụng các tài liệu điều tra, khảo sát, số liệu thống kê qua các năm 2003 - 2005 của các báo cáo, đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu đã được công bố về thanh toán quốc tế và phương pháp phân tích thống kê theo chỉ tiêu, phương pháp so sánh, tổng hợp,... để phân tích thực trạng từ đó đưa ra kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hệ thống thanh toán xuất khẩu bằng phương pháp tín dụng chứng từ tại NHNT VN.
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:
Ngày 1/4/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là Bank For Foreign Trade Of Việt Nam, tên viết tắt là VIETCOMBANK, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động với tư cách là một pháp nhân Ngân hàng thương mại giao dịch trên thương trường quốc tế và trong nước. Trải qua 44 năm xây dựng và phát triển, NHNT VN hiện nay đã đóng vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt. NHNTT là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và là thành viên của nhiều hiệp hội ngân hàng khác như: Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Câu lạc bộ Ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương.
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước, ngành ngân hàng, NHNT VN đã sớm tiếp cận, thích nghi với kinh tế thị trường, tiếp tục góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, tăng cường sức cạnh tranh, sẵn sàng hội nhập với bên ngoài. Cơ chế thị trường đặt ra một yêu cầu bức xúc là phải năng động, nhạy bến, sáng tạo mới thích nghi được với môi trường mới. Với bề dày kinh nghiệm hoạt động ngân hàng đối ngoại và sau nhiều bước đi quá độ, đến nay NHNT đã chuyển hẳn sang kinh doanh theo cơ chế thị trường. NHNT VN là NHTM được Nhà nước tin tưởng, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Đến nay NHNT đã trở thành một hệ thống, phát triển theo hướng hình thành tập đoàn tài chính với hơn 40 đơn vị thành viên ở trong và ngoài nước, tập hợp gần 5000 cán bộ nhân viên đang lao động hết sức mình vì sự nghiệp của ngành.
Trong những năm qua, NHNT không ngừng khẳng định sự lớn mạnh của mình qua việc liên tục mở rộng mạng lưới ra hầu hết các tỉnh thành phố trên cả nước. Tính đến nay mạng lưới chi nhánh của NHNT gồm có 01 Sở giao dịch, 26 chi nhánh cấp I, 45 chi nhánh cấp II và 52 phòng giao dịch trên toàn quốc. Ngoài mạng lưới chi nhánh trên, NHNT có 1 công ty tài chính, 3 văn phòng đại diện nước ngoài, 3 công ty trực thuộc, 5 công ty con ở trong nước, 1 công ty con ở nước ngoài, 2 công ty liên doanh.
Với truyền thống vẻ vang, NHNT được đánh giá là ngân hàng uy tín nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác. Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng và một đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, đầy năng lực và nhiệt huyết, NHNT VN luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống NHVN. Vươn xa trên trường quốc tế, tính đến nay, NHNT hiện có quan hệ đại lý với trên 1300 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng đầu tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại Việt Nam, NHNT có quan hệ với tất cả các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng và văn phòng đại diện hoạt động tại Việt Nam. NHNT giữ vững vị trí số một trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về tài trợ xuất nhập khẩuđảm bảo phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Ngoài vai trò là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực tự động hóa hoạt động thanh toán sử dụng mạng SWIFT, NHNT có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhất Việt Nam. NHNT VN được Ngân hàng JP MORGAN CHASE (Mỹ) trao tặng danh hiệu “Ngân hàng chất lượng thanh toán tốt nhất” những năm 1996-2004. Và trong 5 năm liền 2000-2004, tạp chí The Banker (Anh) đã bình chọn NHNT là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Những danh hiệu này khẳng định vị trí của NHNT trong quá trính hội nhập quốc tế.
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:
Chức năng và nhiệm vụ:
Với nguồn vốn hơn 3.955 tỷ đồng, NHNT VN được tổ chức theo mô hình Tổng công ty 90, 91. NHNT VN được biết đến là ngân hàng kinh doanh có tỷ trọng kinh doanh ngoại tệ lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam. NHNT là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời NHNT cũng là đại lý thanh toán chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram lớn nhất tại Việt Nam. Ngoài các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh, NHNT còn thực hiện các dịch vụ: mở tài khoản, nhận gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, cho vay, bảo lãnh, thuê mua tài chính, chiết khấu chứng từ, thanh toán quốc tế, chuyển tiền, nhờ thu trơn, mua bán ngoại tệ, ngân hàng đại lý, bao thanh toán, bảo hiểm nhân thọ...
Với năng lực và khả năng của mình, NHNT được chọn lựa làm ngân hàng chính của Việt Nam trong việc quản lý và phục vụ cho các khoản vay nợ, viện trợ của Chính phủ và nhiều dự án ODA tại Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức:
Để đáp ứng đòi hỏi về tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng, cùng với nhận thức nguồn nhân lực chính là vốn quý của ngân hàng, NHNT không ngừng nỗ lực tăng cường đồng thời số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ. Hiện tại đội ngũ cán bộ của Ngân hàng lên tới 6.700 người (tăng gần 2,5 lần so với cuối năm 2000). Cơ cấu lao động theo trình độ tại thời điểm 31/12/2005 như sau:
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo trình độ của NHNT
Trình độ
Tỷ lệ (%)
Tiến sỹ
0,37
Thạc sỹ
3,45
Đại học
79,12
Cao cấp ngân hàng
6,04
Trung học chuyên nghiệp
4,85
Trình độ khác
6,17
Tổng số
100
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT năm 2005
Hiểu rõ sự gắn kết giữa hiệu quả lao động và chính sách đối với người lao động, ngoài việc đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động theo quy định hiện hành, NHNT luôn cố gắng nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên Ngân hàng, thực hiện chính sách khen thưởng xứng đáng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động, có sáng kiến giúp nâng cao năng suất lao động và doanh thu.
Hàng năm, Ngân hàng cử hàng trăm lượt cán bộ tham dự các khoá đào tạo nghiệp vụ ngắn, trung dài hạn ở trong nước và nước ngoài nhằm tiếp thu kiến thức mới, củng cố và nâng cao trình độ để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày một cao của khách hàng. Trong năm 2005, 1.182 lượt cán bộ được cử đi đào tạo trong nước và 493 lượt cán bộ được đi đào tạo nước ngoài ngắn và dài hạn.
MÔ HÌNH TỔ CHỨC NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Ủy ban quản lý rủi ro
Ban kiểm soát HĐQT
ALCO
Kế toán trưởng
Phó tổng giám đốc
rủi ro
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
GĐCN TP HCM
TCCB & Đào tạo
rủi ro
Vốn
rủi ro
KT kinh doanh Vốn
rủi ro
Kinh doanh ngoại tệ
rủi ro
Kiểm tra nội bộ
rủi ro
Kế toán quốc tế
rủi ro
Văn phòng
rủi ro
Các phòng ban
hỗ trợ khác
rủi ro
Kế toán – Tài chính
rủi ro
Trung tâm tin học
rủi ro
Trung tâm thanh toán
rủi ro
Dich vụ tài khoản KH
rủi ro
Quản lý Vốn
Liên doanh - Cổ phần
Quản lý các đề án công nghệ
Quan hệ
Ngân hàng đại lý
Tổng hợp và PTKT
rủi ro
Quản lý thẻ
rủi ro
Tài trợ Thương mại
rủi ro
Thanh toán
Liên ngân hàng
Thông tin tuyên truyền
rủi ro
Tổng hợp thanh toán
rủi ro
Quản lý tín dụng
rủi ro
Đầu tư dự án
rủi ro
Quan hệ khách hàng
rủi ro
Công nợ
rủi ro
Pháp chế
rủi ro
Thông tin tín dụng
rủi ro
Quản lý XDCB
rủi ro
Tín dụng ngắn hạn
rủi ro
Quản trị
SỞ GIAO DỊCH
HÀ NỘI
HẢI PHÒNG
QUẢNG NINH
HẢI DƯƠNG
VĨNH PHÚC
BẮC NINH
THÁI BÌNH
VINH
HÀ TĨNH
HUẾ
ĐÀ NẴNG
QUẢNG NGÃI
QUY NHƠN
NHA TRANG
ĐẮC LẮC
GIA LAI
VŨNG TÀU
BÌNH DƯƠNG
ĐỒNG NAI
TP HỒ CHÍ MINH
BÌNH TÂY
KCX TÂN BÌNH
CẦN THƠ
AN GIANG
CÀ MAU
KIÊN GIANG
CÔNG TY CON TRONG NƯỚC
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
Công ty cho thuê tài chính
Công ty chứng khoán
Công ty Vinafico Hongkong
Văn phòng đại diện tại Singapore
CÁC ĐƠN VỊ Ở NƯỚC NGOÀI
Văn phòng đại diện tại Paris
TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Các hoạt động chính của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:
NHNT thực hiện các dịch vụ: mở tài khoản, nhận gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, cho vay, bảo lãnh, thuê mua tài chính, chiết khấu chứng từ, thanh toán quốc tế, chuyển tiền, thẻ, nhờ thu trơn, mua bán ngoại tệ, ngân hàng đại lý, bao thanh toán, bảo hiểm nhân thọ...
NHNT huy động vốn thông qua nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng cả nội tệ và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Bên cạnh đó NHNT còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động khác theo quy định. Khi cần thiết NHNT có thể vay vôn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước. Ngoài ra, NHNT còn tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, ủy thác của Chính phủ và các tổ chức kinh tế trong nước, ngoài nước.
NHNT thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn, dìa hạn bằng nội tệ và ngoại tệ đối với khách hàng của thành phần kinh tế khác nhau. NHNT cho vay hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, tiêu dùng,... NHNT còn tài trợ vốn chi các doanh nghiệp.
Ngoài các hoạt động cho vay thông thường NHNT đã tăng cường hoạt động qua thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng trưởng lợi nhuận. Trong những năm qua NHNT luôn phát huy vai trò là một ngân hàng uy tín nhất trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế, do vậy trong điều kiện cạnh tranh gay gắt NHNT vẫn giữ vững được thị phần ở mức cao và ổn định. NHNT thực hiện thẩm định, tái thẩm định các dự án tín dụng, trực tiếp cho vay các dự án.
Song song với các hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Ngoại thương luôn chú trọng đến các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác như phát triển nguồn nhân lực, đầu tư chiều sâu vào công nghệ ngân hàng. Hệ thống ngân hàng bán lẻ (VCB -2010) - một bộ phận của chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng - được đưa vào sử dụng từ tháng 9/1999 tại Sở giao dịch và đến nay đã triển khai trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.
Ngoài việc hoàn thành nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, bình ổn tỷ giá góp phần giữ vững sự phát triển của nền kinh tế khi có biến động mạnh trên thị trường quốc tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương đã góp phần không nhỏ trong các hoạt động xã hội, qua đó đã giúp cho mối quan hệ giữa Ngân hàng Ngoại thương với các địa phương ngày thêm gắn bó chặt chẽ đồng thời nó cũng phục vụ có hiệu quả cho chính sách Đền ơn đáp nghĩa của Đảng, Nhà nước, cụ thể:
Ngân hàng Ngoại thương góp 200 tỷ VND cho Ngân hàng phục vụ người nghèo với lãi suất thấp, dành một phần quỹ phúc lợi ủng hộ trường trẻ em mồ côi, khuyết tật.
Nhận phụng dưỡng suốt đời 118 bà mẹ Việt Nam anh hùng với mức 150.000đ/mẹ/tháng.
Cấp 62 sổ tiết kiệm trị giá 2.000.000đ/sổ cho các trường hợp chính sách khác.
Góp 5 tỷ Đồng để xây nhà Tình nghĩa, nhà Tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược - Củ Chi, xây dựng công viên thiếu nhi tại thành phố Nha Trang.
Đóng góp vào quỹ vì trẻ thơ Việt Nam trên 100 triệu đồng hàng năm, tặng quà cho hội người cao tuổi, ủng hộ cán bộ hưu trí Ngân hàng...
Luôn tích cực tham gia vào việc đóng góp ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiên tai, lũ lụt.
Huy động CBCNV trong toàn hệ thống ủng hộ huyện An Lão tỉnh Bình Định xây dựng trường cấp II cho đồng bào dân tộc thiểu số.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Ở NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (2000-2006)
Kết quả hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2004-2006) :
Trong giai đoạn 5 năm qua, NHNT VN tập trung thực hiện Đề án tái cơ cấu đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt cho triển khai từ năm 2001. Các mục tiêu trọng tâm của Đề án tái cơ cấu NHNT tập trung vào những nội dung: nâng cao năng lực tài chính, mở rộng hoạt động kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ và xây dựng mô hình quản lý hiện đại, đặc biệt là trong công tác quản trị rủi ro và kiểm tra – kiểm toán nội bộ. Những kết quả đạt được qua 5 năm thực hiện Đề án như sau:
Nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn của NHNT VN tại thời điểm 31/12/2004 đạt 121.200 tỷ VND, tăng 24,54% so với năm 2003 (97.321 tỷ VND), tăng 48.72% so với năm 2002, vượt kế hoạch 8% và chiếm 20,3% vốn huy động của toàn ngành ngân hàng.
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNT năm 2004
Vốn huy động:
Năm 2004, tổng vốn huy động của NHNT đạt mức 110.142 tỷ VND, tăng 24,53% so với 2003, cao hơn so với mức tăng của toàn ngành là 18,9%. Vốn huy động của NHNT bao gồm vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, từ dân cư và các tổ chức kinh tế và huy động từ phát hành giấy tờ có giá. Vốn huy động trên thị trường II đạt 22.662 tỷ VND, tăng 58,7% so với năm trước. Nguồn huy động từ Ngân sách Nhà nước và NHNN chiếm 44,7% trong vốn huy động trên thị trường II, so với năm 2003 là 47,3%. Bên cạnh đó, vốn huy động bằng ngoại tệ vẫn tiếp tục chiếm ưu thế, thể hiện ở 59% năm 2004 so với 57% năm 2003.
Những nỗ lực trong công tác huy động và quản trị đã giúp NHNT huy động được 125.662 tỷ VND năm 2005, tăng 13,5% so với năm 2004. Trong đó, vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế chiếm 87,2% tổng vốn huy động, tăng 23,8% so với năm 2004; vốn huy động từ thị trường liên hàng chiếm 12,7%, giảm 27,8%. So sánh với mức tỷ trọng dưới 80% của vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế vào năm 2004, cơ cấu vốn huy động năm 2005 cho thấy tính ổn định của nguồn vốn ngày càng được tăng cường. Cơ cấu vốn huy động VND/ngoại tệ năm 2005 là 41,8%/57,2%, thay đổi khá lớn so với 39,2%/60,8% của năm 2004. Cơ cấu kỳ hạn không có biến động lớn, tỷ trọng vốn có kỳ hạn từ dân cư và tổ chức kinh tế vẫn chiếm 45,5% năm 2005 so với 46,6% năm 2004.
Vốn chủ sở hữu:
Trong những năm gần đây, vốn chủ sở hữu của NHNT liên tục tăng .Từ khi bắt đầu thực hiện Đề án đến nay, NHNT đã được Chính phủ cấp thêm 1.400 tỷ vốn Điều lệ dưới dạng Trái phiếu đặc biệt (năm 2002: 1.000 tỷ VND, năm 2003: 400 tỷ VND). Ngoài vốn do Chính phủ cấp, NHNT cũng có phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi tăng thêm. Phương án trên được chính phủ đồng ý và bắt đầu thí điểm vào năm 2003. Tính cả nguồn vốn NHNT tự bổ sung (bao gồm cả các quỹ và lợi nhuận để lại), vốn chủ sở hữu của NHNT năm 2004 đạt gần 5735 tỷ VND tăng 30% so với năm 2002. Tính đến nay, vốn chủ sở hữu của NHNT đã đạt gần 9000 tỷ đồng (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam).
Bảng 2: Vốn chủ sở hữu
Với mục tiêu phấn đấu đạt mức chuẩn quốc tế về tỷ lệ an toàn vốn, cùng với 800 tỷ đồng vốn điều lệ được Chính phủ cấp bổ sung, NHNT đã tích cực tự bổ sung vốn bằng nguồn lợi nhuận để lại. Hệ số an toàn vốn được cải thiện hơn nhiều so với thời điểm trước khi thực hiện Đề án.
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT năm 2005
Hoạt động tín dụng:
Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động được NHNT chú trọng phát triển mạnh. Song song với việc tìm các giải pháp tín dụng, NHNT đã chú trọng áp dụng và hoàn thiện giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng như: xác định giới hạn tín dụng, tăng cường kiểm tra rà soát tín dụng,...
Tính đến cuối năm 2003, tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống NHNT VN là 39.269 tỷ VND, tăng 35,2% so với năm 2002, vượt kế hoạch tăng trưởng đề ra từ đầu năm (27,1%).
Đến cuối năm 2004, tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 51.773 tỷ VND, tăng 30,64% so với năm 2003, vượt mức tăng trưởng kế hoạch (27,2%). Dư nợ tín dụng năm 2004 tăng 3,3 lần so với năm 2000, đạt tốc độ bình quân là 35,3%/năm và đưa tỷ lệ dư nợ so với tổng tài sản tăng từ 23% lên 41%. Tổng nợ quá hạn đến cuối năm 2004 là 1.451 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 2,8% trong tổng dư nợ-chạm mức chỉ tiêu khống chế đặt ra từ đầu năm là 2,85. Do vậy trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt, thị phần của NHNT trong hoạt động tín dụng ngân hàng vẫn tăng từ từ 8,3% lên khoảng 10% vào cuối năm 2004
Trong năm 2005, hoạt động tín dụng của NHNT vẫn phát triển theo định hướng: “Tăng trưởng tín dụng trên cở sở tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới chuẩn mực quốc tế”. Đến 31/12/2005, tổng dư nợ tín dụng của NHNT đạt 61.044 tỷ VND, tăng 13,9% so với dư nợ cuối năm 2004. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHNT tuy có chậm lại so với năm trước đây song phù hợp với tốc độ tăng trưởng chung của thị trường tín dụng và chủ trương tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro. Dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh, nhưng chất lượng tín dụng vẫn được NHNT quan tâm hàng đầu. Bằng việc áp dụng một số phương thức quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, số nợ xấu và tỷ lệ dư nợ tín dụng cho vay đã liên tục giảm. Chất lượng tín dụng vẫn tiếp tục được đảm bảo, với tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2005 là 1,88%, thấp hơn nhiều so với mức khống chế của Hội đồng Quản trị đề ra từ đầu năm là 3%.
Bảng 3: Tổng dư nợ tín dụng
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT năm 2005
Thanh toán quốc tế:
Bảng 4: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu NHNT
2003
2004
2005
Giá trị
(tỷ USD)
Thị phần trong nước
Giá trị
(tỷ USD)
Thị phần trong nước
Giá trị
(tỷ USD)
Thị phần trong nước
DSTT XK
5.692
28,2%
6.968
26,3%
9.375
28,9%
DSTT NK
6.576
26,8%
9.414
29,5%
11.583
31,3%
Tốc độ tăng so với năm trước
21,9%
31,6%
27,9%
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT năm 2005
Thanh toán quốc tế vốn là một sản phẩm truyền thống và là thế mạnh của NHNT. Trong thời gian qua cũng phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt, đặc biệt từ phía cá