Đề tài Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

Trong những năm qua, nền kinh tếViệt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. ChỉsốGDP tăng trưởng liên tục trong nhiều năm. Muốn duy trì tốc độ tăng trưởng nhưhiện nay, nền kinh tếcần được đầu tưmột lượng vốn lớn không chỉtừChính phủmà từcác đơn vịkinh tế, hộgia đình và từng cá nhân. Đểcó thểhuy động nguồn vốn lớn từmọi đối tượng trong nền kinh tế, chúng ta cần có một hệthống các kênh huy động vốn hiệu quả. Thịtrường chứng khoán (TTCK) Việt Nam - là một định chếtài chính trong thịtrường vốn đã ra đời cách đây hơn 6 năm. Sau 20 năm đổi mới, đất nước ta đã phát triển một nền kinh tếthịtrường theo định hướng xã hội chủnghĩa rất thành công và đạt những thành tựu nhất định. Một nền kinh tếthịtrường hoàn chỉnh tất yếu đòi hỏi phải có một thị trường chứng khoán – nơi thu hút và tích lũy vốn dài hạn cho nền kinh tếphát triển. Trong xu thếhội nhập kinh tếtoàn cầu, và nhất là đứng trước vận hội gia nhập WTO, thịtrường chứng khoán Việt Nam phải được mởcửa và sẽ đón nhận nhiều cơhội cũng nhưthách thức nhưlà mộttất yếu khách quan. So sánh với thịtrường chứng khoán thếgiới, TTCK Việt Nam còn rất non trẻ. Tuy nhiên, sau hơn 6 năm hoạt động, quy mô và các chủthểtham gia thị trường đều đạt được những kết quảnhất định. Trong những năm qua, thịtrường chứng khoán Việt Nam đã từng bước trưởng thành và phát triển. Tuy nhiên, quy mô và các yếu tốcấu thành chưa tương xứng và ngang tầm với TTCK của các nước trong khu vực. Chính vì vậy, vấn đềcần đặt ra cho các nhà quản lý cũng nhưnhững ai quan tâm đến sựhoạt động và phát triển của TTCK là phải làm thếnào đểcủng cốnhững kết quả đã đạt được cũng nhưnhanh chóng xây dựng một thịtrường chứng khoán vững mạnh ngang tầm so với các nước trong khu vực. Đứng trước thực trạng đó, chúng ta cần phân tích và đánh giá các mặt đã đạt được cũng nhưnhững hạn chếtrong hoạt động của TTCK đểtừ đó hoạch 4 định một cách có hệthống các giải pháp phát triển thịtrường chứng khoán Việt Nam trong tiến trình hội nhập là cần thiết và tất yếu. Từnhững đặc điểm nêu trên, tôi xin chọn đềtài “Chặng đường 6 năm của Thịtrường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp” làm đềtài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. Trong thời gian qui định, tôi đã nghiên cứu và hoàn thành đềtài nhằm đạt được những mục tiêusau: - Vềmặt lý luận, luận văn đã nêu lên những vấn đềlý luận cơbản nhất về thịtrường chứng khoán và vai trò của TTCK, các nguyên tắc hoạt động cũng nhưcác chủthểtham gia thịtrường. Bên cạnh đó, luận văn đã giới thiệu được thị trường chứng khoán Việt Nam từhoàn cảnh ra đời, cơcấu tổchức cũng như khung pháp lý hiện hành đang điều chỉnh các hoạt động của thịtrường chứng khoán. Nội dung cuối cùng trong phần này, luận văn trình bày kinh nghiệm phát triển TTCK của các nước trong khu vực đểso sánh và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thịtrường chứng khoán Việt Nam. - Vềmặt thực tiễn, luận văn sẽphân tích đánh giá kết quảhoạt động của thịtrường chứng khoán Việt Nam chủyếu tại hai Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TP. HồChí Minh và TTGDCK Hà Nội; là hai tổchức chính thức của thịtrường chứng khoán Việt Nam đã được thành lập trong bối cảnh chung của nền kinh tếViệt Nam thời gian qua. Trên cơsởphân tích đánh giá trên và so sánh với “Chiến lược Phát triển Thịtrường Chứng khoán Việt Nam đến năm 2010”, luận văn xin được đềnghịmột hệthống các giải pháp đồng bộ đểphát triển thịtrường chứng khoán Việt Nam trong tiến trình hội nhập hiện nay.

pdf117 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .................. 5 1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán .................................................................. 5 1.1.1 Tính tất yếu và sự ra đời của thị trường chứng khoán trên thế giới ............. 5 1.1.2 Các chủ thể tham gia thị trường.................................................................... 7 1.1.3 Vai trò của thị trường chứng khoán.............................................................. 9 1.1.4 Nguyên tắc hoạt động của TTCK ............................................................... 13 1.2 Giới thiệu thị trường chứng khoán Việt Nam...................................................... 14 1.2.1 Hoàn cảnh ra đời ......................................................................................... 14 1.2.2 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 16 1.2.2.1 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ...................... 16 1.2.2.2 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ....................................... 18 1.2.3 Khung pháp lý của TTCK Việt Nam.......................................................... 21 1.3 Kinh nghiệm phát triển TTCK của một số quốc gia trong khu vực .................... 24 1.3.1 Thị trường chứng khoán Trung Quốc......................................................... 24 1.3.2 Thị truờng chứng khoán Hàn Quốc ............................................................ 25 1.3.3 Thị trường chứng khoán Thái Lan.............................................................. 26 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA .............................................. 29 2.1 Bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập .................. 29 2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm qua (từ năm 1990 đến nay) ..................................................................................................................... 29 2.1.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế và sự phát triển của TTCK Việt Nam ................................................................................................. 33 2.2 Kết quả hoạt động của TTCK Việt Nam trong những năm qua (7/2000 – 7/2006) ................................................................................................................................... 37 2.2.1 Tình hình hoạt động của TTGDCK TP. Hồ Chí Minh ............................... 37 2.2.2 Tình hình hoạt động tại TTGDCK Hà Nội ................................................. 55 2.3 Đánh giá các mặt còn tồn tại và phân tích nguyên nhân ..................................... 63 2 2.3.1 Quy mô hàng hoá trên thị trường còn hạn chế ........................................... 63 2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động của TTGDCK TP.Hồ Chí Minh ................ 68 2.3.3 Những tồn tại trong hoạt động của TTGDCK Hà Nội ............................... 69 2.3.4 Một số tồn tại trong hoạt động của các định chế tài chính trung gian........ 70 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ ...................................................................................... 72 3.1 Định hướng phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian sắp tới ......................... 72 3.1.1 Mục tiêu.................................................................................................... 72 3.1.2 Quan điểm và nguyên tắc phát triển thị trường chứng khoán .................. 72 3.1.3 Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010........................... 73 3.2 Các giải pháp hoàn thiện và phát triển TTCK Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế......................................................................................... 76 3.2.1 Giải pháp vĩ mô .......................................................................................... 76 3.2.2 Các giải pháp trực tiếp đối với TTCK ........................................................ 77 3.2.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý .................................................................. 77 3.2.2.2 Phát triển cung - cầu hàng hóa cho TTCK........................................ 79 3.2.2.3 Phát triển thị trường giao dịch thứ cấp............................................... 86 3.2.2.4 Hoàn thiện công tác công bố thông tin .............................................. 93 3.2.2.5 Phát triển hoạt động của các định chế tài chính trung gian ............... 96 3.2.2.6 Các giải pháp hỗ trợ ......................................................................... 102 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 105 Danh mục công trình của tác giả Tài liệu tham khảo Phụ lục 1 : Phiếu khảo sát Phụ lục 2 : Kết quả khảo sát 3 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Chỉ số GDP tăng trưởng liên tục trong nhiều năm. Muốn duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, nền kinh tế cần được đầu tư một lượng vốn lớn không chỉ từ Chính phủ mà từ các đơn vị kinh tế, hộ gia đình và từng cá nhân. Để có thể huy động nguồn vốn lớn từ mọi đối tượng trong nền kinh tế, chúng ta cần có một hệ thống các kênh huy động vốn hiệu quả. Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam - là một định chế tài chính trong thị trường vốn đã ra đời cách đây hơn 6 năm. Sau 20 năm đổi mới, đất nước ta đã phát triển một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa rất thành công và đạt những thành tựu nhất định. Một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh tất yếu đòi hỏi phải có một thị trường chứng khoán – nơi thu hút và tích lũy vốn dài hạn cho nền kinh tế phát triển. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, và nhất là đứng trước vận hội gia nhập WTO, thị trường chứng khoán Việt Nam phải được mở cửa và sẽ đón nhận nhiều cơ hội cũng như thách thức như là một tất yếu khách quan. So sánh với thị trường chứng khoán thế giới, TTCK Việt Nam còn rất non trẻ. Tuy nhiên, sau hơn 6 năm hoạt động, quy mô và các chủ thể tham gia thị trường đều đạt được những kết quả nhất định. Trong những năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã từng bước trưởng thành và phát triển. Tuy nhiên, quy mô và các yếu tố cấu thành chưa tương xứng và ngang tầm với TTCK của các nước trong khu vực. Chính vì vậy, vấn đề cần đặt ra cho các nhà quản lý cũng như những ai quan tâm đến sự hoạt động và phát triển của TTCK là phải làm thế nào để củng cố những kết quả đã đạt được cũng như nhanh chóng xây dựng một thị trường chứng khoán vững mạnh ngang tầm so với các nước trong khu vực. Đứng trước thực trạng đó, chúng ta cần phân tích và đánh giá các mặt đã đạt được cũng như những hạn chế trong hoạt động của TTCK để từ đó hoạch 4 định một cách có hệ thống các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong tiến trình hội nhập là cần thiết và tất yếu. Từ những đặc điểm nêu trên, tôi xin chọn đề tài “Chặng đường 6 năm của Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. Trong thời gian qui định, tôi đã nghiên cứu và hoàn thành đề tài nhằm đạt được những mục tiêu sau: - Về mặt lý luận, luận văn đã nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản nhất về thị trường chứng khoán và vai trò của TTCK, các nguyên tắc hoạt động cũng như các chủ thể tham gia thị trường. Bên cạnh đó, luận văn đã giới thiệu được thị trường chứng khoán Việt Nam từ hoàn cảnh ra đời, cơ cấu tổ chức cũng như khung pháp lý hiện hành đang điều chỉnh các hoạt động của thị trường chứng khoán. Nội dung cuối cùng trong phần này, luận văn trình bày kinh nghiệm phát triển TTCK của các nước trong khu vực để so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. - Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ phân tích đánh giá kết quả hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu tại hai Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TP. Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội; là hai tổ chức chính thức của thị trường chứng khoán Việt Nam đã được thành lập trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam thời gian qua. Trên cơ sở phân tích đánh giá trên và so sánh với “Chiến lược Phát triển Thị trường Chứng khoán Việt Nam đến năm 2010”, luận văn xin được đề nghị một hệ thống các giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong tiến trình hội nhập hiện nay. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là thị trường chứng khoán Việt Nam và các yếu tố cần thiết cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam qua 6 năm hoạt động kể từ khi nó chính thức được thành lập vào năm 2000. Thông qua đó chúng ta có thể thấy được các kết quả mà TTCK đã đạt được cùng với các mặt còn hạn chế, từ đó xác định các nguyên nhân kìm hãm và đưa ra các giải 5 pháp cụ thể cho việc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian sắp tới. Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp chung được thực hiện xuyên suốt luận văn là xem xét và giải quyết các vấn đề có liên quan trong mối liên hệ phổ biến, trong trạng thái vận động và phát triển. Kết quả hoạt động cũng như những mặt còn hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam được phân tích đánh giá có gắn với việc nghiên cứu hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của nền kinh tế nước ta cũng như xu thế phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới mang tính thực tế khách quan. Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng được sử dụng trong luận văn như phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp. Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp được áp dụng để nghiên cứu cơ sở lý luận về TTCK thông qua việc lựa chọn hệ thống hóa các vấn đề có mang tính tất yếu cho sự hình thành TTCK tại Việt Nam. Dữ liệu thứ cấp còn dùng làm căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động của các chủ thể trong thị trường chứng khoán Việt Nam từ đó đưa ra hệ thống giải pháp ở phần sau. Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp nhằm thu thập và phân tích thông tin liên quan đến nhận thức và nhu cầu về triển vọng cũng như định hướng các giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Để thu thập dữ liệu sơ cấp thực hiện cho việc nghiên cứu đề tài này, một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi đã được thực hiện với trên 100 mẫu điều tra từ các sinh viên, học viên các lớp học ngoài giờ tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Quá trình nghiên cứu luận văn, phương pháp phân tích tổng hợp cũng được tích cực thực hiện dựa trên việc nghiên cứu các đề xuất, giải pháp đã được các nhà chuyên môn đưa ra trước đây từ đó lựa chọn các giải pháp cần phát huy mở rộng cũng như đưa ra các giải pháp cụ thể, sâu hơn cho từng khía cạnh cần phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu : Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa cả về mặt khoa học cũng như thực tiễn. Về mặt khoa học, đề tài đã khẳng định được vai trò của TTCK trong nền tài chính quốc gia, sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam là yêu cầu tất yếu trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh và trong bối cảnh hội nhập. Về mặt thực tiễn, các kết quả đạt được cũng như các mặt còn tồn tại của thị trường chứng khoán Việt Nam nêu lên trong luận văn phản ánh đúng thực tế đang diễn ra. Các giải pháp đưa ra cũng dựa trên chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt vì vậy có thể nghiên cứu phát triển và áp dụng cho từng chủ thể trong thị trường nhằm xây dựng một định chế TTCK cho Việt Nam hoàn thiện và phù hợp với xu thế phát triển. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn bao gồm ba chương : Chương I : Tổng quan về thị trường chứng khoán Chương II : Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua Chương III : Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. 7 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1.1 Tính tất yếu và sự ra đời của thị trường chứng khoán trên thế giới 1.1.1.1 Khái niệm Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán chủ yếu bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phái sinh (hợp đồng quyền chọn, hợp đồng giao sau, quyền ưu tiên mua cổ phần, chứng quyền, …) Thị trường chứng khoán (TTCK- Securities market) là thuật ngữ dùng để chỉ cơ chế của hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán dài hạn. Thị trường chứng khoán còn được định nghĩa là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế. Do đó TTCK có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. 1.1.1.2 Tính tất yếu và sự ra đời của TTCK trên thế giới Trong xã hội của nền kinh tế hàng hóa, luôn tồn tại hai nhóm đối tượng đối lập nhau: nhóm người có vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi và nhóm người có nhu cầu sử dụng vốn. Trong tình huống này; những người có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn, trong khi đó những người có vốn nhàn rỗi lại không có cơ hội đầu tư hoặc không biết đầu tư vào đâu. Từ đó, nền kinh tế xuất hiện nhu cầu giao lưu vốn. Quá trình giao lưu vốn này không phải lúc nào, nơi nào cũng được khuyến khích phát triển. Chỉ trong nền kinh tế thị trường, các thành phần kinh tế 8 được tự do kinh doanh, tự do hoạt động trong khuôn khổ luật pháp cho phép thì quá trình giao lưu vốn mới hình thành và phát triển. TTCK hình thành đầu tiên ở các nước phương Tây cách đây hàng trăm năm. Vào khoảng thế kỷ 15 ở các thành phố trung tâm thương mại của các nước phương Tây, trong các chợ phiên hay hội chợ, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương lượng mua bán, trao đổi hàng hóa. Đặc điểm của hoạt động này là các thương gia chỉ trao đổi bằng lời nói với nhau về các hợp đồng mua bán mà không có sự xuất hiện của bất cứ giấy tờ, hàng hóa nào. Đến cuối thế kỷ 15, “khu chợ riêng” đã trở thành thị trường hoạt động thường xuyên với những quy ước xác định cho các cuộc thương lượng. Những quy ước này dần trở thành các quy tắc có tính chất bắt buộc đối với các thành viên tham gia. Buổi họp đầu tiên diễn ra năm 1453 tại một lữ quán của gia đình Vanber tại thành phố Bruges - Bỉ. Trước lữ quán có một bảng hiệu vẽ hình ba túi da và chữ Bourse. Ba túi da tượng trưng cho ba nội dung của thị trường : thị trường hàng hóa, thị trường ngoại tệ và TTCK động sản, còn chữ Bourse có nghĩa là “Mậu dịch thị trường” hay còn gọi là nơi mua bán chứng khoán. Tuy nhiên, vào năm 1531 thị trường này đã được dời tới thành phố cảng Anvers - Bỉ, và từ đó thị trường này phát triển nhanh chóng. Một thị trường như vậy cũng được thành lập ở London - Anh vào thế kỷ 18 và sau đó là một loạt thị trường tại Pháp, Đức, Ý và một số nước Bắc Âu và Mỹ cũng được thành lập. Sau một thời gian hoạt động, các thị trường trên đã cho thấy khả năng không đáp ứng được yêu cầu của cả ba giao dịch khác nhau. Vì thế, thị truờng hàng hóa được tách ra thành các khu thương mại, thị trường ngoại tệ được tách ra và phát triển thành thị trường hối đoái, còn TTCK động sản trở thành thị trường chứng khoán. Như vậy, TTCK được hình thành cùng với thị trường hàng hóa và thị trường hối đoái. 9 1.1.2 Các chủ thể tham gia thị trường 1.1.2.1 Chủ thể phát hành – Issuer Chủ thể phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK, là người cung cấp các chứng khoán – hàng hóa cho thị trường chứng khoán. Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu công trình, tín phiếu kho bạc. Công ty là chủ thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu công ty. TTCK Việt Nam bắt đầu hoạt động với hai cổ phiếu niêm yết của hai công ty cổ phần hóa là REE và SAM. Cho đến nay, ngoại trừ một số ít cổ phiếu niêm yết có nguồn gốc từ các công ty cổ phần như Công ty Cổ phần Kinh đô (KDC), Công ty Kinh đô miền Bắc (NKD), công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chuyển đổi thành công ty cổ phần như Công ty Dây và Cáp điện Taya – Đài Loan (TYA), còn lại hầu hết là hơn 90% số cổ phiếu niêm yết trên thị trường có nguồn gốc từ các công ty nhà nước đã được cổ phần hóa. Ngoài ra, trên thị trường chứng khoán tập trung, số lượng cổ phiếu tham gia giao dịch cũng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, mà phần lớn là trái phiếu Chính phủ và trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành. 1.1.2.2 Nhà đầu tư – Investor Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn tạm thời nhàn rỗi, tham gia mua bán trên TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận luôn đi kèm và tương quan với rủi ro. Nhà đầu tư có tổ chức là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên TTCK là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ hỗ tương, quỹ lương hưu, và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. 10 1.1.2.3 Công ty chứng khoán – Security Company Công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều nghiệp vụ chính như bảo lãnh phát hành, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán. 1.1.2.4 Ngân hàng thương mại – Commercial Bank Ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn tự có để tăng và đa dạng hóa lợi nhuận thông qua việc đầu tư vào các chứng khoán. Tuy nhiên, ngân hàng thương mại chỉ có thể đầu tư vào chứng khoán trong những giới hạn nhất định để bảo vệ ngân hàng trước những biến động của giá chứng khoán. 1.1.2.5 Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động của TTCK Cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK có thể có những tên gọi khác nhau tùy thuộc từng nước và nó được thành lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với TTCK. Cơ quan này được hình thành để bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư và đảm bảo sự hoạt động của thị trường được thông suốt, ổn định và an toàn. Từ những kinh nghiệm của các nước, Việt Nam đã thành lập Ủy ban chứng khoán Nhà nước - cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán trước khi ra đời TTCK Việt Nam. Ủy ban chứng khoán Nhà nước được thành lập theo Nghị định số 75/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/1996. 1.1.2.6 Các tổ chức có liên quan Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các thành viên và các nhà đầu tư trên thị trường. Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán. Các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán đáp ứng đủ các điều kiện của UBCKNN sẽ thực hiện dịch vụ lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán. 11 Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán và tiềm lực tài chính của các tổ chức phát hành. 1.1.3 Vai trò của thị trường chứng khoán TTCK luôn đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. 1.1.3.1 Thị trường chứng khoán khuyến khích dân chúng tiết kiệm và thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư Người dân Việt Nam từ xưa tới nay chỉ mới biết khai thác lợi ích nguồn vốn tiết kiệm và để dành của mình bằng phương cá