Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương

Thị trường chứng khoán trở thành trung tâm chú ý của toàn xã hội trong thời gian gần đây, khắp các nẻo đường, khắp các quán nước, đâu cũng thấy những câu chuyện bàn về thị trường chứng khoán và truyền nhau những kinh nghiệm và kiến thức hiểu biết về chứng khoán. Có thể nói đây là một tín hiệu đáng mừng cho TTCK Việt Nam nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Nó đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam. Là kết quả của biết bao cố gắng trong việc đưa TTCK đến với người dân, mở ra một kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp. TTCK thực sự đã trở thành một tiềm năng phát triển cho nền kinh tế. Ra đời từ năm 2000 đến nay đã được gần 7 năm, một khoảng thời gian còn quá ngắn ngủi so với lịch sử phát triển của TTCK thế giới. Thế nhưng TTCK Việt Nam phát triển nhanh chóng với tốc độ chóng mặt, có một điểm khác giữa TTCK Việt Nam so với TTCK thế giới là chúng ta chưa trải qua thời kỳ khủng hoảng của giai đoạn 1929-1933, nhưng cũng đang trong giai đoạn điều chỉnh bởi TTCK đã phát triển quá nóng và hầu hết giá cổ phiếu đã vượt quá giá trị thực của cổ phiếu. Đứng trước thực trạng TTCK phát triển quá nhanh chúng ta vừa mừng những cũng phải thực sự nhìn lại quá trình phát triển của TTCK như thế nào. Bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng cần nhìn lại quá trình phát triển của thị trường để có cái nhìn đúng đắn hơn về thị trường, đây là một công việc vô cùng quan trọng không chỉ giúp thị trường phát triển ổn định và vững mạnh mà còn bảo vệ chính những nhà đầu tư trên thị trường chúng ta tránh khỏi những tổn thất không thật sự đáng có như sự cố như TTCK thế giới trước đây. Công ty chứng khoán là một chủ thể tham gia vào TTCK có vai trò như một chiếc cầu nối trung gian giữa người mua và người bán trên thị trường. Bên cạnh các nghiệp vụ như Môi giới, phân tích chứng khoán, tư vấn, bảo lãnh, lưu ký, và những nghiệp vụ khác hỗ trợ cho hoạt động giao dịch của nhà đầu tư thì nghiệp vụ Môi giới là một hoạt động có thể nói là vô cùng quan trọng, nó như là bộ mặt của công ty là nơi thể hiện nhiều nhất về công ty với nhà đầu tư. Không chỉ là hoạt động giao dịch trung gian cho khách hàng, nhà Môi giới còn như một người bạn, một nhà tư vấn quan trọng cho mỗi quyết định của nhà đầu tư, một ngưòi bạn đồng hành của nhà đầu tư. Với đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương” em muốn trình bày những hiểu biết của mình về nghiệp vụ này và những đề xuất mang tính cá nhân nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Với mục đích nghiên cứu như trên, đề tài được kết cấu gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ Môi giới chứng khoán tại CTCK. Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán tại CTCK Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Môi giới tại công ty chứng khoán Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Để hoàn thành bài viết này em đã cố gắng và nỗ lực hết mình, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những thiếu sót trong trình bày, em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía các thầy cô và các anh chị tại đơn vị thực tập để em có thể hoàn thành tốt hơn nữa chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị tại Phòng Môi giới công ty chứng khoán Công Thương, đã tạo cho chúng em những điều kiện tốt nhất để được học hỏi và làm việc trong thời gian thực tập vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đức Hiển, ngưòi đã dìu dắt chúng em trong suốt thời gian học tập dưới mái trường, và đặc biệt trong thời gian thực tập thầy vẫn không ngừng quan tâm chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình!

doc77 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Thị trường chứng khoán trở thành trung tâm chú ý của toàn xã hội trong thời gian gần đây, khắp các nẻo đường, khắp các quán nước, đâu cũng thấy những câu chuyện bàn về thị trường chứng khoán và truyền nhau những kinh nghiệm và kiến thức hiểu biết về chứng khoán. Có thể nói đây là một tín hiệu đáng mừng cho TTCK Việt Nam nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Nó đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam. Là kết quả của biết bao cố gắng trong việc đưa TTCK đến với người dân, mở ra một kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp. TTCK thực sự đã trở thành một tiềm năng phát triển cho nền kinh tế. Ra đời từ năm 2000 đến nay đã được gần 7 năm, một khoảng thời gian còn quá ngắn ngủi so với lịch sử phát triển của TTCK thế giới. Thế nhưng TTCK Việt Nam phát triển nhanh chóng với tốc độ chóng mặt, có một điểm khác giữa TTCK Việt Nam so với TTCK thế giới là chúng ta chưa trải qua thời kỳ khủng hoảng của giai đoạn 1929-1933, nhưng cũng đang trong giai đoạn điều chỉnh bởi TTCK đã phát triển quá nóng và hầu hết giá cổ phiếu đã vượt quá giá trị thực của cổ phiếu. Đứng trước thực trạng TTCK phát triển quá nhanh chúng ta vừa mừng những cũng phải thực sự nhìn lại quá trình phát triển của TTCK như thế nào. Bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng cần nhìn lại quá trình phát triển của thị trường để có cái nhìn đúng đắn hơn về thị trường, đây là một công việc vô cùng quan trọng không chỉ giúp thị trường phát triển ổn định và vững mạnh mà còn bảo vệ chính những nhà đầu tư trên thị trường chúng ta tránh khỏi những tổn thất không thật sự đáng có như sự cố như TTCK thế giới trước đây. Công ty chứng khoán là một chủ thể tham gia vào TTCK có vai trò như một chiếc cầu nối trung gian giữa người mua và người bán trên thị trường. Bên cạnh các nghiệp vụ như Môi giới, phân tích chứng khoán, tư vấn, bảo lãnh, lưu ký, và những nghiệp vụ khác hỗ trợ cho hoạt động giao dịch của nhà đầu tư thì nghiệp vụ Môi giới là một hoạt động có thể nói là vô cùng quan trọng, nó như là bộ mặt của công ty là nơi thể hiện nhiều nhất về công ty với nhà đầu tư. Không chỉ là hoạt động giao dịch trung gian cho khách hàng, nhà Môi giới còn như một người bạn, một nhà tư vấn quan trọng cho mỗi quyết định của nhà đầu tư, một ngưòi bạn đồng hành của nhà đầu tư. Với đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương” em muốn trình bày những hiểu biết của mình về nghiệp vụ này và những đề xuất mang tính cá nhân nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Với mục đích nghiên cứu như trên, đề tài được kết cấu gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ Môi giới chứng khoán tại CTCK. Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán tại CTCK Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Môi giới tại công ty chứng khoán Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Để hoàn thành bài viết này em đã cố gắng và nỗ lực hết mình, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những thiếu sót trong trình bày, em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía các thầy cô và các anh chị tại đơn vị thực tập để em có thể hoàn thành tốt hơn nữa chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị tại Phòng Môi giới công ty chứng khoán Công Thương, đã tạo cho chúng em những điều kiện tốt nhất để được học hỏi và làm việc trong thời gian thực tập vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đức Hiển, ngưòi đã dìu dắt chúng em trong suốt thời gian học tập dưới mái trường, và đặc biệt trong thời gian thực tập thầy vẫn không ngừng quan tâm chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình! Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN 1.1 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Khái niệm về công ty chứng khoán: Thị trường chứng khoán tồn tại và phát triển hàng mấy thế kỷ qua, một sự vận động không ngừng để hoàn thiện và phát triển theo xu hướng phát triển chung của nền kinh tế. Trong quá trình phát triển đó không thể không nhắc đến một chủ thể là công ty chứng khoán, một tổ chức tham gia vào thị trường và giúp thị trường hoạt động hiệu quả hơn. Mục tiêu của việc hình thành và phát triển TTCK là thu hút vốn đầu tư dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán. Do vậy, để thúc đẩy TTCK phát triển công bằng, hiệu quả cần thiết phải có sự tham gia của các CTCK trên thị trường. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCK gắn chặt với sự phát triển của TTCK, khi TTCK đang còn trong thời kỳ phát triển sơ khai thì lịch sử của các CTCK là các nhà môi giới cá nhân hoạt động độc lập. Sau này cùng với sự phát triển của thị trường , thì các cá nhân này gắn kết với nhau thành những tổ chức hoạt động với quy mô lớn hơn, đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng của thị trường. Là một chủ thể kinh doanh, công ty chứng khoán cũng có những đặc điểm tương đồng với các doanh nghiệp khác về mặt tổ chức và hoạt động. Nhưng điều làm nên nét đặc trưng của CTCK so với các doanh nghiệp khác đấy là hoạt động nghiệp vụ và hoạt động tài chính của công ty. Có nhiều khái niệm khác nhau về CTCK, trong đó Giáo trình Thị trường chứng khoán- Trường đại học KTQD-2002 có nêu” Công ty chứng khoán là một định chế trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán” Theo khái niệm trên đã phần nào cho chúng ta thấy một đặc điểm quan trọng của CTCK đó là vai trò “trung gian “ giữa người cần vốn và người có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và có ý định đầu tư. Vai trò “trung gian” này sẽ được phân tích kỹ trong phần vai trò của CTCK. Ở Việt Nam theo quyết định 04/1998/QĐ-UBCK ngày 13 tháng 10 năm 1998 của UBCKNN thì”CTCK là công ty trách nhiệm hữu hạn, hoặc công ty cổ phần thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được UBCKNN cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ.” Tại điều 59, Luật chứng khoán 2006 của Việt Nam cũng đã quy định CTCK là công ty được tổ chức dưới dạng cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, do UBCKNN cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy theo những quy định pháp luật thì CTCK ở Việt Nam chỉ được tồn tại dưới hai hình thức sỏ hữu là: Công ty cổ phần và Công ty TNHH. Điều này là phù hợp trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam. Đây là hai hình thức sở hữu chủ yếu của các doanh nghiệp ở Việt Nam và trong xu hướng phát triển loại hình công ty cổ phần sẽ được phát triển, cũng chính là những tiền đề để phát triển TTCK Việt Nam. Phân loại công ty chứng khoán: Do đặc điểm một CTCK có thể kinh doanh trên một lĩnh vực, loại hình kinh doanh chứng khoán nhất định, do vậy có nhiều cách để phân loại CTCK, sau đây là hai căn cứ để phân loại CTCK đó là theo mô hình tổ chức của công ty và theo hình thức kinh doanh. Theo hình thức tổ chức của công ty: Theo nội dung này, CTCK hiện nay có 3 loại: * Công ty hợp danh: -Là loại hình kinh doanh từ hai chủ sở hữu trở lên -Thành viên tham gia vào quá trình ra quyết định gọi là thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn trước những nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. - Ngược lại các thành viên không tham gia vào quá trình ra quyết định gọi là thành viên góp vốn, họ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình với các nghĩa vụ nợ của công ty - Thông thường khả năng huy động vốn của công ty hợpdanh bị hạn chế trong số vốn góp của các hội viên có thể đóng góp. * Công ty TNHH: - Đây là loại hình công ty đòi hỏi thành viên của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Điều này gây nên một tâm lý nhẹ nhàng cho người tham gia đầu tư. - Mặt khác về phương diện huy động vốn, cũng đơn giản và linh hoạt hơn so với hình thức hợp danh. Đồng thời việc tuyển đội ngũ quản lý cũng năng động hơn, không bị bó hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh. Vì những lí do đó mà ngày nay cũng có rất nhiều công ty chứng khoán được thành lập dưới hình thức này. * Công ty cổ phần: - Công ty cổ phần là pháp nhân độc lập do các cổ đông sở hữu. - Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu Hội đồng quản trị công ty. Hội đồng này sẽ định ra các chính sách của công ty vf chỉ định giám đốc cùng các chức vụ quản lý khác để điều hành công ty theo các sách lược kinh doanh đã đề ra. - Giấy chứng nhận quyền sở hữu của các cổ đông được thể hiện bằng những cổ phiếu, nó không thể hiện món nợ của công ty, mà thể hiện quyền lợi của người sở hữu nó đối với tài sản của công ty. - Công ty vẫn tồn tại khi quyền sở hữu của công ty có sự thay đổi. Đây là loại hình công ty có nhiều ưu điểm nhất so với hai loại hình kia và ngày càng tỏ ra phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Các ưu điểm của công ty cổ phần: + Đây là loại hình công ty tồn tại liên tục không phụ thuộc vào việc thay đổi cổ đông của công ty. + Rủi ro mà chủ sở hữu phải gánh chịu chỉ nằm trong phạm vi số vốn đã đầu tư vào công ty. + Quyền sở hữu của công ty có thể thay đổi dễ dàng thông qua việc mua bán cổ phiếu. + Trong điều kiện thị trường chứng khoán phát triển như hiện nay, công ty chứng khoán dưói dạng tổ chức này lại là một điều kiện tốt để không phải quảng cáo cổ phiếu của mình trên thị trường. + Hình thức tổ chức, quản lý, công bố thông tin tốt hơn hai hình thức trên. Hiện nay ở Việt Nam đã có 57 công ty chứng khoán, trong đó có 47 công ty dưới dạng công ty cổ phần còn lại 10 công ty dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, và hầu hết những công ty chứng khoán trách nhiệm hữu hạn đều được lập ra từ ngân hàng mẹ, trong kế hoạch phát triển TTCK năm 2007 UBCKNN đã có kế hoạch cho cổ phần hoá một số CTCK như CTCK Vietcombank, CTCK Ngân hàng Công Thương, CTCK Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, CTCK Ngân hàng Đầu tư. Trong số các CTCK cổ phần, mới chỉ có bốn CTCK đang giao dịch trên Trung tâm Giao dịch Hà Nội đó là CTCK Bảo Việt( BVSC), CTCK Ngân hàng Á Châu( ACBS), CTCK Sài Gòn( SSI).CTCK Hải Phòng( HPC). Việc phát triển các CTCK theo mô hình công ty cổ phần không chỉ mang lại những hiệu quả về kinh tế nói chung, bên cạnh đó còn là một trong những cách quảng bá chính công ty này trên TTCK và là một trong những nguồn cung hàng có chất lượng cho TTCK phát triển. Theo hình thức kinh doanh: Theo tiêu chí này CTCK được chia thành những công ty sau: Công ty Môi giới chứng khoán: Là 0công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực Môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Theo tiêu chí này ta cũng có thể chia tiếp thành: Công ty Môi giới giảm giá, Công ty Môi giới dịch vụ đầy đủ. Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán: Là CTCK có lĩnh vực hoạt động chủ yếu là thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh để hưởng phí hoặc chênh lệch giá. Công ty kinh doanh chứng khoán: Là công ty chủ yếu thực hiện nghiệp vụ tự doanh, có nghĩa là tự bỏ vốn và tự chịu trách nhiệm về hậu quả kinh doanh. Công ty trái phiếu: Là CTCK chuyên mua bán các loại trái phiếu. Công ty chứng khoán không tập trung: Là các CTCK hoạt động chủ yếu trên thị trường OTC và họ đóng vai trò như một nhà tạo lập thị trường. Hiện nay, ở Việt Nam hầu hết việc phân chia CTCK theo tiêu thức hình thức tổ chức, các CTCK đều có nhiều hơn một nghiệp vụ, có chăng những công ty mới có một nghiệp vụ Môi giới là do họ chưa có đủ nhu cầu về vốn pháp định nên chưa thể hoạt động các nghiệp vụ khác. Chưa thấy có những công ty hoạt động chỉ chuyên một nghiệp vụ, sự đa dạng hoá hoạt động nhằm đạt được hiệu quả cao trong hoạt động. Trong xu hướng phát triển chung của nền kinh tế theo hướng chuyên môn hoá cao, thì việc thành lập những công ty chuyên một nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong nghiệp vụ đó và không ngừng tìm tòi phát triển ngày càng cao hơn nghiệp vụ là điều sẽ xảy ra. Tuy nhiên, để làm được điều đó các CTCK phải xây dựng được cho mình một chiến lược phát triển rất mạnh, bởi sự chuyên môn hoá đòi hỏi sự khai thác chuyên sâu trong lĩnh vực nghiệp vụ hoạt động rất cao và khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh, chiến lược phòng ngừa rủi ro phải được xây dựng kỹ lưỡng. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam thì sự đa dang hoá trong hoạt động đang là một trong những hướng phát triển chủ đạo, nhằm tận dụng được nguồn lực về con người và cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, bên cạnh đó còn là một trong những phương pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh tế. 1.1.3 Những hoạt động chính của một CTCK: Công ty chứng khoán cũng như một doanh nghiệp hoạt động bình thường trong nền kinh tế, nhưng điểm làm nên sự khác biệt so với những doanh nghiệp bình thường là CTCK là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, với những nghiệp vụ cũng khác biệt. Những hoạt động chính của công ty chứng khoán được chia thành hai mảng: Hoạt động nghiệp vụ và hoạt động tài chính. 1.1.3.1 Hoạt động nghiệp vụ của CTCK: Có 5 nghiệp vụ chính của CTCK được quy định trong Luật chứng khoán Việt Nam 2006 đó là: - Nghiệp vụ Môi giới - Nghiệp vụ tự doanh - Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành - Nghiệp vụ tư vấn đầu tư - Lưu ký Trước đây, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư được quy định là một nghiệp vụ của CTCK, nhưng theo Luật Chứng khoán 2006 thì nghiệp vụ này chuyển sang cho công ty Quản lý quỹ. Các CTCK chỉ được thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ trên, và phải có nguồn vốn đảm bảo theo quy định của pháp luật. ► Nghiệp vụ Môi giới chứng khoán: Môi giới là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó một công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch ngay tại sở giao dịch chứng khoán hay trên thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó. Những nguyên tắc hoạt động và quy trình hoạt động sẽ được trình bày cụ thể trong mục 1.2 ► Nghiệp vụ Tự doanh Tự doanh là việc CTCK tự tiến hành các giao dịch mua, bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động tự doanh của CTCK được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán( SGDCK), hoặc thị trưòng OTC, ngoài ra giao dịch của tự doanh trong CTCK còn bao gồm giao dịch giữa các CTCK với nhau. Khi giao dịch tự doanh của CTCK thực hiện trên các SGDCK hoặc TTGD thì lệnh tự doanh cũng như lệnh của các nhà đầu tư khác trên thị trường, và phải tuân theo những quy định về ưu tiên. Hoạt động tự doanh của CTCK trên thị trường OTC, là sự thoã thuận giữa hai bên, có thể trực tiếp thoã thuận và thưc hiện giao dịch với nhau hoặc thông qua cơ chế giao dịch của SGD hoặc TTGD. Hoạt động tìm kiếm khách hàng này có thể thông qua hệ thống mạng internet, qua mối quan hệ,vv… Mục đích của hoạt động tự doanh chứng khoán nhằm thu lợi nhuận cho chính mình bằng chính nguồn vốn của công ty. Trong khi đó CTCK thực hiện nghiệp vụ Môi giới-trung gian giao dịch cho khách hàng, như vậy sẽ dẫn đến sự xung đột về lợi ích giữa CTCK và lợi ích của khách hàng. Do đó pháp luật đã có những quy định nhằm đảm bảo tính khách quan trong thực hiện giao dịch đối với các nhà đầu tư. Một trong những mô hình xây dựng CTCK ngày nay là thể hiện sự chuyên môn hoá cao trong hoạt động đó là hình thành những công ty chuyên Môi giới, chuyên Tự doanh hay gọi là Công ty Đầu tư chứng khoán. Hoạt động tự doanh của CTCK không chỉ đem lại lợi nhuận cho chính công ty mà bên cạnh đó nó còn là một cơ sở để hỗ trợ cho hoạt động Bảo Lãnh phát hành và hoạt động Môi giới khi có những sự cố xảy ra thì tài khoản của công ty là một trong những nguồn cung cấp hiệu quả nhất. Với những đặc điểm như vậy, những yêu cầu đối với CTCK bao gồm: ♦ Tách biệt quản lý: Là CTCK phải có sự tách biệt giữa hoạt động tự doanh chứng khoán với hoạt động Môi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng hơn trong hoạt động. Sự tách biệt này bao gồm sự tách biệt về: Con người, quy trình nghiệp vụ, vốn và tài sản của khách hàng và công ty. ♦ Ưu tiên khách hàng: CTCK phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên thực hiện lệnh khách hàng trước nghiệp vụ tự doanh. Xuất phát từ việc CTCK có điều kiện tiếp xúc và có những thông tin đánh giá chính xác về thị trường nên có những quyết định cho việc mua bán sẽ thuận lợi hơn so với khách hàng nên việc ưu tiên khách hàng là một điều khẳng định chiến lược CTCK luôn mong muốn mang lại những điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng ♦ Góp phần bình ổn thị trường: CTCK hoạt động trên TTCK không chỉ nhằm mục đích bảo vệ lợi nhuận của chính mình, mà một ý nghĩa quan trọng của CTCK là góp phần tạo nên sự phát triển của TTCK, là một định chế trung gian giúp cho thị trường được giao dịch, không chỉ như một cây cầu nối cho người mua và người bán gặp nhau mà CTCK còn đóng vai trò như một ngưòi cứu hộ cho TTCK khi có những dấu hiệu không tốt cho thị trường. Chẳng hạn, khi thị trường có xu hướng đi xuống thì các CTCK có trách nhiệm mua vào chứng khoán giúp thị trường đi lên thông qua nghiệp vụ tự doanh của công ty. Ngược lại, khi thị trường trong xu hướng tăng giá quá cao, các CTCK có thể bằng nghiệp vụ bán ra số chứng khoán trong tài khoản tự doanh của mình nhằm hạ nhiệt thị trường. Bình thường pháp luật không quy định việc phải mua vào hay bán ra của các CTCK, nhưng khi tham gia vào thi trường các CTCK thường là những thành viên của hiệp hội chứng khoán, và hiệp hội quy định những điều này với mục đích đảm bảo sự ổn định cho thị trường. ♦ Hoạt động tạo lập thị trường: Tạo lập thị trường là một hoạt động của các CTCK mà thông qua việc mua bán một chứng khoán mới được giao dịch tạo ra một thị trường cho các chứng khoán này. Thực tế ở Việt Nam thì nghiệp vụ tự doanh của CTCK chưa thể đóng vai trò như những nhà tạo lập thi trường cho một số loại chứng khoán nào, bởi đơn giản nghiệp vụ này với mục đích chính là mang lại lợi nhuận cho chính mình, và phần nào bình ổn giá cho thị trường, việc tạo nên tính thanh khoản hay tạo ra những giao dịch cho một loại chứng khoán nào thì các CTCK chưa thực hiện được. ► Nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành Bảo lãnh phát hành là việc CTCK có chức năng bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Tham gia vào hoạt động bảo lãnh không chỉ có các CTCK mà còn có các ngân hàng đầu tư, và theo luật định thì các CTCK được phép bảo lãnh phát hành chứng khoán, còn các ngân hàng chỉ được phép bảo lãnh phát hành trái phiếu. Bảo lãnh phát hành bao gồm những loại bảo lãnh như: Cam kết bao tiêu toàn bộ, và cam kết mua nốt toàn bộ phần chứng khoán không bán hết. Với hình thức cam kết bao tiêu toàn bộ các CTCK sẽ mua toàn bộ số chứng khoán trong đợt phát hành và bán lại ra thị trường. Phần chênh lệch giữa giá mua từ nhà phát hành và giá bán ra thị trường là lợi nhuận của CTCK sau khi trừ đi các chi phí. Hoạt động bảo lãnh của các CTCK giúp đợt phát hành của các tổ chức phát hành thành công tốt hơn, bởi các CTCK có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có năng lực trong việc phân tích và đưa ra những phương án phát hành sao cho thu được kết quả cao nhất. ► Nghiệp vụ Tư vấn đầu tư Cũng như các loại hình tư vấn khác, tư vấn đầu tư là việc các công ty chứng khoán thông qua hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn: Không đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán: Gía trị chứng khoán không phải là một số cố định, nó luôn thay đổi theo các yếu tố kinh tế, tâm lý và diễn biến thực tiễn của thị trường. Luôn nhắc nhở khách hàng: Rằng những lời nhắc nhở của mình dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố lý thuyết và những diễn biến trong quá khứ, có thể là không chính xác và khách hàng là người cuối cùng trong việc sử dụng các thông tin từ nhà tư vấn đầu tư, nhà tư vấn sẽ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại kinh tế do lời tư vấn đưa ra. Không được dụ dỗ, mời chào khách hàng mua hay bán một loại chứng khoán nào đó, những lời tư vấn phải được xuất phát từ những cơ sở khách quan là quá trình nghiên cứu phân tích, tổng hợp một cách khoa học, logic cá
Tài liệu liên quan