Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương

Bình Giang là một huyện nằm ở phía tây tỉnh Hải Dương là một huyện nông nghiệp, có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp, đồng thời có vị trí địa lý thuận lợi nằm sát với đường 5. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp đã thu được những thành tựu to lớn góp phần vào sự tăng trưởng chung của Tỉnh. Thực hiện mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội đảng bộ Huyện Bình Giang lần thứ XXII đề ra: “Phát huy mọi nguồn lực, tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn toàn diện vững chắc, tận dụng lợi thế địa phương, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của thị trường, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống”. Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương đã không ngừng phát triển cho vay, tuy nhiên chất lượng tín dụng là vấn đề vô cùng quan trọng vì: - Nó đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân trong nền kinh tế. Đảm bảo chất lượng tín dụng tốt và ổn định sẽ giúp chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương thực hiện và đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế, cũng như công cuộc xoá đói giảm nghèo và từng bước Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Bình Giang. - Nâng cao được chất lượng tín dụng đồng nghĩa với việc tăng khả năng kiểm soát vốn của ngân hàng. Từ đó chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương sẽ bảo vệ được tiền gửi của khách hàng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Giúp nâng cao được uy tín và lợi nhuận của Ngân hàng. - Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ làm giảm thiểu rủi ro trong nền kinh tế huyện, tạo điều kiện tâm lý thuận lợi cho nhân dân trong huyện yên tâm tới chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương để vay vốn để sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ những luận cứ và thực tiễn trên, qua tìm hiểu cho vay vốn Hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương” nhằm mục đích tìm ra những giải pháp để mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Huyện và đảm bảo an toàn vốn đầu tư. Tuy nhiên, do trình độ của bản thân tôi còn nhiều hạn chế, việc thu thập tài liệu và thời gian nghiên cứu có hạn, do đó không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được các thầy cô giáo của Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân - Hà Nội và Ban giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương quan tâm giúp đỡ để bài viết được hoàn thiện hơn

doc56 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Bình Giang là một huyện nằm ở phía tây tỉnh Hải Dương là một huyện nông nghiệp, có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp, đồng thời có vị trí địa lý thuận lợi nằm sát với đường 5. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp đã thu được những thành tựu to lớn góp phần vào sự tăng trưởng chung của Tỉnh. Thực hiện mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội đảng bộ Huyện Bình Giang lần thứ XXII đề ra: “Phát huy mọi nguồn lực, tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn toàn diện vững chắc, tận dụng lợi thế địa phương, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của thị trường, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống”. Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương đã không ngừng phát triển cho vay, tuy nhiên chất lượng tín dụng là vấn đề vô cùng quan trọng vì: - Nó đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân trong nền kinh tế. Đảm bảo chất lượng tín dụng tốt và ổn định sẽ giúp chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương thực hiện và đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế, cũng như công cuộc xoá đói giảm nghèo và từng bước Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Bình Giang. - Nâng cao được chất lượng tín dụng đồng nghĩa với việc tăng khả năng kiểm soát vốn của ngân hàng. Từ đó chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương sẽ bảo vệ được tiền gửi của khách hàng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Giúp nâng cao được uy tín và lợi nhuận của Ngân hàng. - Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ làm giảm thiểu rủi ro trong nền kinh tế huyện, tạo điều kiện tâm lý thuận lợi cho nhân dân trong huyện yên tâm tới chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương để vay vốn để sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ những luận cứ và thực tiễn trên, qua tìm hiểu cho vay vốn Hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương” nhằm mục đích tìm ra những giải pháp để mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Huyện và đảm bảo an toàn vốn đầu tư. Tuy nhiên, do trình độ của bản thân tôi còn nhiều hạn chế, việc thu thập tài liệu và thời gian nghiên cứu có hạn, do đó không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được các thầy cô giáo của Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân - Hà Nội và Ban giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương quan tâm giúp đỡ để bài viết được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Những hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả. 1.1. Huy động vốn Đây là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. 1.1.1. Nhận tiền gửi Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền. Một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi thanh toán và tiết kiệm của khách hàng. Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và dành được các khoản tiền gửi, các ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh. Trong lịch sử đã có những kỷ lục về lãi suất, chẳng các ngân hàng Hy Lạp đã trả lãi suất 16% một năm để thu hút các khoản tiền tiết kiệm nhằm mục đích cho vay đối với các chủ tầu ở Địa Trung Hải với lãi suất gấp đôi hay gấp ba lãi suất tiết kiệm. Như vây, khi cung cấp dịch vụ nhận tiền gửi ngân hàng thu “phí” gián tiếp thông qua thu nhập của hoạt động sử dụng tiền gửi đó. 1.1.2. Mua, bán ngoại tệ Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi (mua, bán) ngoại tệ: Mua, bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. 1.1.3. Phát hành giấy tờ có giá trên thị trường tài chính Khi cần huy động một số lượng vốn lớn trong thời gian ngắn, các ngân hàng thương mại có nhiều cách nhưng phát hành các loại giấy tờ có giá trên thị trường thường được áp dụng. Các Ngân hàng thương mại có thể chấp nhận mức lãi cao hơn so với thị trường để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong thời gian ngắn trên. Điều này giúp Ngân hàng chủ động trong việc huy động cũng nhu trả nợ. 1.2. Sử dụng vốn 1.2.1. Cho vay Cho vay thương mại. Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với người bán (người bán chuyển các khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước). Sau đó ngân hàng cho vay trực tiếp đối với khách hàng (là người mua), giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này giúp Ngân hàng quay vòng được nguồn vốn một cách thường xuyên, tạo ra lợi nhuận cao. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì yêu cầu vốn trên thị trường là rất lớn, điều này tạo điều kiện cho vay thương mại phát triển bền vững và tăng trưởng không ngừng. Đóng góp lớn vào sự phát triển chung của thị trường tài chính. Cho vay tiêu dùng Trong giai đoạn đầu hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bơỉ vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủi ro vỡ nợ tương đối cao. Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã hướng các ngân hàng tới người tiêu dùng như là một khách hàng tiềm năng. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo đó là đời sống của con người ngày càng được nâng lên thì cho vay tiêu dùng ngày càng khẳng định được ưu thế của mình, nó đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của các Ngân hàng thương mại. 1.2.2. Tài trợ và đầu tư Tài trợ cho dự án Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các Ngân hàng thương mại ngày một trú trọng hơn trong cho vay trung và dài hạn. Vì các khoản vay này thường là rất lớn và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các khoản cho vay này tập trung chủ yếu vào tài trợ các dự án lớn và mang tính chiến lược của nền kinh tế như: Tài trợ xây dựng nhà máy, phát triển ngành công nghệ cao... một số Ngân hàng còn đầu tư vào đất. Các khoản cho vay đàu tư này đã được các Ngân hàng thương mại thực hiện ngày càng linh hoạt hơn nhằm thu hút các dự án cần kinh phí tới vay vốn nhiều hơn nữa. Tài trợ các hoạt động của chính phủ Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các chính phủ. Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách trong khi thu không đủ, chínhphủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của ngân hàng. Ngày nay, chính phủ dành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng. Các ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của chính phủ và tài trợ cho Chính phủ. Các ngân hàng thường mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được. Đầu tư Ngoài việc tài trợ cho các dự án, các Ngân hàng thương mại còn tự đầu tư kinh doanh trên thi trường. Nó đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, vì Ngân hàng thương mại có thực lực về tài chính điều này tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các Ngân hàng thương mại. Thực tế đã chứng minh điều này, các dự án của các Ngân hàng thương mại đang mang lại hiệu quả cao đem về lợi nhuân lớn . 1.3. Các hoạt động khác 1.3.1. Bảo quản tài sản hộ Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng, các giấy tờ có giá và tài sản khác cho khách hàng trong két (vì vậy còn gọi là dịch vụ cho thuê két). Ngân hàng thường giữ hộ những tài sản tài chính, giấy tờ cầm cố, hoặc những giấy tờ quan trọng khác của khách hàng với nguyên tắc an toàn, bí mật, thuận tiện. Dịch vụ này phát triển cùng vời nhiều dịch vụ khác như mua bán hộ các giấy tờ có giá cho khách, thanh toán lãi hoặc cổ tức hộ... 1.3.2. Cung cấp tài khoản giao dịch, thực hiện thanh toán Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thục hiện các lệnh chi trả cho khách hàng. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết phiếu chi trả cho khách, khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiếtkiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho khách hàng. Khi ngân hàng mở chi nhánh, phạm vi thanh toán qua ngân hàng được mở rộng, càng tạo nhiều lợi ích hơn. Điều này đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanh toán hộ. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, bên cạnh các thể thức thanh toán như séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, L/C, đã phát triển các hình thức thanh toán mới bằng điện, thẻ... 1.3.3. Quản lý ngân quỹ Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và cá nhân. Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã ccung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lời và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. 1.3.4. Bảo lãnh Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của khách hàng, nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh cho khách hàng. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác ... 1.3.5. Cho thuê thiết bị trung và dài hạn (Leasing) Nhằm để bán được các thiết bị, đặc biệt là các thiết bị có giá trị lớn. Nhiều hãng sản xuất và thương mại đã cho thuê. Cuối hợp đồng thuê khách hàng có thể mua( do vậy còn gọi là hợp đồng thuê mua). Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng quyền lựa chọn thuê các thiết bị máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê với điều kiện khách hàng phải trả tới hơn 70% hoặc100% giá trị của tài sản cho thuê. Do vậy cho thuê của ngân hàng cũng có nhiều điểm giống như cho vay và được xếp vào tín dụng trung và dài hạn. 1.3.6. Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính, các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lí tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ. Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay hộ , uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư... Thậm chí, các ngân hàng đóng vai trò là người được uỷ thác trong di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản các tài sản có giá. Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn về tài chính. Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. 1.3.7. Cung cấp dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoán Nhiều ngân hàng đang phấn đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thoả mãn mọi nhu cầu. Đây là một trong những lý do chính khiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác. Trong một vài trường hợp các ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán để cung cấp dịch vụ môi giới. 1.3.8. Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đó đảm bảo việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán. Ngân hàng liên doanh với công ty bảo hiểm con, ngân hàng cung cấp dịch vụ tiết kiệm gắn với bảo hiểm như tiết kiệm an sinh, tiết kiệm hưu trí... 1.3.9. Cung cấp các dịch vụ đại lý Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động không thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi. Nhiều ngân hàng (thường ngân hàng lớn) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ. 2. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại 2.1. Một số vấn đề cơ bản về tín dụng 2.1.1. Khái niệm Lịch sử ra đời và phát triển của tín dụng gắn liền với lịch sử phát triển của sản xuất hàng hoá. Hình thức sơ khai của tín dụng là tín dụng nặng lãi, có được do sự phân chia của tập đoàn người thành những người có nhiều hơn và những người có ít hơn dẫn đến sự xuất hiện quan hệ vay mượn do có sự chênh lệch dư thừa sản phẩm. Người đi vay sẽ không những phải trả vốn mà còn phải trả lãi cho người vay, đó chính là tín dụng nặng lãi. Hình thức ngày chỉ tồn tại ở xã hội trước tư bản và mục đích của nó là để duy trì cuộc sống cho những người cần vay. Đến phương thức TBCN tín dụng nặng lãi không còn phù hợp, sản xuất phát triển, đi vay không những để cho tiêu dùng mà còn phải phát tinr sản xuất. Lãi suất cho vay cũng phải thấp hơn do có nhiều nhà vay hơn và để cho nhà tư bản đi vay đảm bảo cho sản xuất có lợi nhuận. Vay chỉ đơn thuần là tiền mà còn là các máy móc thiết bị, tư liệu sản xuất… Lãi suất không còn bị áp đặt bời những người cho vay mà phải là sự thoả thuận giữ người mua và người bán. Các hình thức tín dụng mới ra đời. Từ đó có thể định nghĩa tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Đó là quan hệ giữa hai bên trong đó một bên (trái chủ hay người cho vay) chu cấp tiền hay hàng hoá, dịch vụ dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của người phía bên kia (người thu trái hay người đi vay). Cùng với sự phát triển của sản xuất và hàng hoá, tín dụng ngày càng có những phát triển cả về nội dung và hình thức, từ tín dụng nặng lãi đến tín dụng thương mại và cao nhất là tín dụng Ngân hàng. Tín dụng ngân hàng đã thực sự mở rộng các mối quan hệ, thay thế quan hệ giữa các cá nhân với nhau mối quan hệ giữa các cá nhân với tổ chức, giữa các tổ chức với nhau và cao nhất là quan hệ tín dụng quốc tế. Tín dụng ngân hàng là một hình thức phát tín cao của tín dụng, tuy nhiên nó vẫn giữ nguyên được những bản chất ban đầu của quan hệ tín dụng. Tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ vay mượn lẫn nhau theo nguyên tắc có hoản trả gốc và lãi theo một thời gian nhất định, giữ một bên là Ngân hàng thương mại và một bên là các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại khác. Để quản lý tốt chất lượng các khoản tín dụng, người ta phân loại tín dụng theo nhiều hình thức khác nhau. Dựa trên kỳ hạn các khoản tín dụng, theo tính chất đảm bảo của khoản vay, theo những hình thái tồn tại của vốn tín dụng…. Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển và hiện nay ngày càng có nhiều hình thức tín dụng mới ra đời, đáp ứng nhu cầu gửi tiền và vay của các đối tượng khác nhau. Tín dụng trở thành một hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại. 2.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng thương mại - Vốn tín dụng ngân hàng được thực hiện dưới hình thức tiền tệ và đã được giải phóng ra khỏi chu kỳ kinh doanh, là vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, với sự tham gia trong vai trò trung gian của ngân hàng thương mại. - Quá trình vận động của vốn tín dụng ngân hàng tương đối độc lập so với sự vận động của quá trình sản xuất kinh doanh. - Khi hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng và phát triển, nhu cầu vốn tăng có thể dẫn đến nhu cầu về vốn tín dụng tăng, từ đó tín dụng ngân hàng phục vụ đắc lực cho sản xuất kinh doanh. Cũng có thể khi sản xuất kinh doanh mở rộng và phát triển, nhu cầu vốn phát triển nhưng quy mô vốn tín dụng ngân hàng có thể không đổi do có thể có vốn từ các nguồn khác (phát hành tín phiếu, trái phiếu, kêu gọi viện trợ….). Sản xuất kinh doanh không thay đổi nhưng nhu cầu tín dụng vẫn tăng do hoạt động tín dụng còn đáp ứng nhiều nhu cầu khác ngời sản xuất kinh doanh như tiêu dùng, trả nợ nước ngoài… Chính do các đặc điểm trên, tín dụng ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng cả về khối lượng, thời hạn cho vay bằng các khoản vốn không phải chỉ của nó mà cả vốn huy động. Đồng thời nhờ có tín dụng mà ngân hàng đã mở rộng được cả về phạm vi cũng nhưng lĩnh vực hoạt động. Nhưng bên cạnh đó, tín dụng không phải không có những nhược điểm của nó, đó chính là tính rủi ro của hoạt động tín dụng tương đối cao do đó các ngân hàng sẽ dễ bị mất vốn hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng tín dụng vì thế sẽ kém đi. 2.1.3. Các vấn đề cơ bản của tín dụng ngân hàng Nguồn cho vay: - Vốn tự có và các quỹ của ngân hàng. - Vốn huy động trong và ngoài nước bằng cách phát hành kỳ phiếu, trái phiếu hoặc huy động tiền gửi. - Vốn uỷ thác và vốn tài trợ để cho vay theo chương trình hoặc dự án đầu tư của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế xã hội và ngoài nước. Điều kiện về đối tượng vay vốn: Theo luật ngân hàng đã ban hành và luật tín dụng thì tất cả những khách hàng được cho vay phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: - Có tư cách pháp nhân, thể nhân đầy đủ. - Có dự án đầu tư hoặc phương pháp sản xuất kinh doanh thả thi, có hiệu quả. - Có vật tư hay hàng hoá tương đương, tài sản thế chấp, đảm bảo tiền vay hoặc bảo lãnh của người thứ ba theo quy chế của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Có kế hoạch trả nợ gốc và lãi ngân hàng. - Sử dụng tiền vay đúng mục đích. Quy trình thẩm định dự án đầu tư: - Thu nhập tài liệu, thông tin cần thiết. - Xử lý thông tin, đánh giá, phân tích. - Nội dung thẩm định dự án đầu tư. + Thẩm định tư cách pháp nhân vay vốn. + Phân tích tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức cũng như của cá nhân cần vay vốn trong những năm gần đây (tối thiểu là 2 năm). Phân tích tình hình tài chính, chất lượng quản lý. Phân tích mục đích của vay vốn, thái độ và đạo đức của khách hàng. Phương diện kỹ thuật. Kỹ năng trả nợ, lãi và tính khả thi của dự án (trong đó hai chỉ tiêu quan trọng nhất là giá trị hiện tại ròng NPV và tỷ suất doanh lợi IRR). Lập từ trình kết quả thẩm định. Quá trình thẩm dịnh là một khâu quan trọng không thể thiếu với mỗi dự án cho vay nhằm tránh rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Thẩm định yêu cầu cao đối với nhân viên, cán bộ thẩm định cả về trình độ chuyên môn cũng như tư cách đạo đức, nó quyết định sự thành công của khoản tín dụng đó. 2.1.4. Tầm quan trọng của tín dụng ngân hàng trong sự phát triển kinh tế Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng có thể cho thấy vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự vận hành của nền kinh tế. Ta có thể thấy được một số vai trò chủ yếu của tín dụng trong nền kinh tế. Hoạt động tín dụng đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân trong nền kinh tế. Với mục tiêu lớn là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của Đảng và Nhà nước cũng như nhu cầu phát triển của các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt quyết liệt như hiện nay nhu cầu về vốn để đổi mới trang thiết bị công nghệ sản xuất cũng như phát triển sản xuất, mở rộng mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ… là rất lớn. Do đó mở rộng nguồn vốn để đầu tư phát tri
Tài liệu liên quan