Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch tại Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức

Cấp nước là một ngành thuộc cơ sở kỹ thuật hạ tầng đô thị giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sản xuất và đời sống nhân dân. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã hết sức quan tâm đến công tác cấp nước đô thị, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm đô thị lớn nhất cả nước. Nhiều dự án cấp nước đã được ưu tiên thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài nước. Nhờ vậy, tình hình cấp nước tại Thành phố Hồ Chí Minh nói chung cũng như tại CTCP Cấp nước Thủ Đức nói riêng cũng đã được cải thiện một cách đáng kể.

doc69 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2054 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch tại Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Cấp nước là một ngành thuộc cơ sở kỹ thuật hạ tầng đô thị giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sản xuất và đời sống nhân dân. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã hết sức quan tâm đến công tác cấp nước đô thị, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm đô thị lớn nhất cả nước. Nhiều dự án cấp nước đã được ưu tiên thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài nước. Nhờ vậy, tình hình cấp nước tại Thành phố Hồ Chí Minh nói chung cũng như tại CTCP Cấp nước Thủ Đức nói riêng cũng đã được cải thiện một cách đáng kể. Tuy nhiên, tình hình sản xuất và cung cấp nước sạch vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu cho đời sống kinh tế xã hội, hệ thống cấp nước xây dựng không đồng bộ, sản lượng nước sạch sản xuất không đáp ứng đủ cho nhu cầu, tỷ lệ thất thoát nước còn cao, chất lượng nước không ổn định. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do tình trạng đầu tư xây dựng không đồng bộ, công tác tư vấn thiết kế không đáp ứng được yêu cầu, quá trình thi công các công trình còn nhiều khiếm khuyết, hệ thống tổ chức quản lý của ngành cấp nước còn chồng chéo, kém hiệu quả. Đặc biệt là chưa quản lý cũng như kiểm soát được toàn bộ mạng lưới cấp nước trên địa bàn. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu, xây dựng mạng cấp nước một cách khoa học, chú trọng công tác thiết kế và giám sát chặt chẽ quá trình thi công, kiện toàn công tác tổ chức quản lý, quản lý mạng lưới… để có thể đáp ứng với nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng của xã hội. Đó là lý do chủ yếu cho việc chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch tại CTCP Cấp nước Thủ Đức”. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của đề tài này là nhằm phân tích thực trạng họat động kinh doanh nước sạch tại CTCP Cấp nước Thủ Đức, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch, theo đó tăng cường năng lực sản xuất và phân phối nước sạch để đáp ứng nhu cầu về nước sạch cho nhân dân trên địa bàn quản lý. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài : Nghiên cứu nước sạch và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế xã hội. Phân tích nhu cầu tiêu dùng nước sạch của khu vực do CTCP Cấp nước Thủ Đức quản lý (gồm khu vực Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức) theo định hướng phát triển kinh tế xã hội. Xác định, đánh giá thực trạng hoạt động cung cấp nước sạch tại CTCP Cấp nước Thủ Đức nhằm tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, cũng như nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả phân phối nước sạch đáp ứng cho nhu cầu nhân dân. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong báo cáo là phương pháp phân tích hệ thống, tổng hợp so sánh, thống kê - dự báo, và vận dụng các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của ngành cấp nước. Ý nghĩa thực tiễn: Trong chuyên đề này tôi đã đưa ra một cái nhìn khái quát về hoạt động phân phối nước sạch tại CTCP Cấp nước Thủ Đức. Các giải pháp trong Khóa luận có thể được xem xét, vận dụng vào tình hình thực tế của đơn vị để hoàn thiện và nâng cao năng lực sản xuất và phân phối nước sạch, hạ thấp tỷ lệ thất thoát nước trên địa bàn do CTCP Cấp nước Thủ Đức quản lý . Bố cục của khóa luận tốt nghiệp: Lời mở đầu. Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Thực trạng kinh doanh nước sạch tại CTCP Cấp nước Thủ Đức. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch tại CTCP Cấp nước Thủ Đức. Một số kiến nghị. Kết luận. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN Những hiểu biết về nước sạch: 1.1.1. Khái niệm: Nước sạch là loại nước trong quá trình sử dụng đáp ứng được yêu cầu không nguy hại đến cơ thể người, thuận tiện cho việc sinh hoạt hàng ngày. Như vậy, về mặt sinh học nước sạch không được chứa trứng giun sán, động thực vật phù du... tức là không được chứa bất kỳ loại vi khuẩn gây bệnh nào. Về mặt lý tính, nước sạch phải trong sạch, không màu, không mùi, không vị, độ pH phải nằm trong giới hạn quy định theo quy phạm. Về mặt hóa học, nước sạch phải đáp ứng được hàm lượng các chất hóa học cần thiết cho cơ thể con người như iôt, flour... và loại bỏ được các tạp chất hóa học, kể cả chất phóng xạ có hại đến sức khỏe người sử dụng. 1.1.2. Vai trò của nước: Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời sống con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ (tham gia quá trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai trò trung tâm. Những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể. Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất… 1.1.3. Nước sạch và mức độ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội: 1.1.3.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng: Đảm bảo được nguồn nước sạch cho cộng đồng là giữ được mức độ an toàn cho sức khỏe con người. Để làm sạch nguồn nước chúng ta cần xác định những loại vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm cho người, phát hiện và tiêu diệt trước khi đưa nước sạch vào mạng lưới phân phối để phục vụ cộng đồng.Trong số những bệnh truyền nhiễm qua nước thì những bệnh đường ruột chiếm nhiều nhất như bệnh dịch tả, thương hàn… Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường ruột, cộng đồng dân cư có thể mắc một số bệnh khác do dùng nước không sạch, nước nhiễm khuẩn như: bệnh sốt vàng da, bệnh sốt rét nước, bệnh viêm kết mạc... Tuy nhiên, các công trình xử lý nước sinh hoạt khử được hầu hết các loại vi khuẩn này. Tại TP. Hồ Chí Minh, các công trình xử lý nước như Nhà máy nước Thủ Đức, Nhà máy nước Bình An, Nhà máy nước Hóc Môn, Nhà máy nước Tân Hiệp… và các cụm giếng công nghiệp đều thực hiện tốt việc làm sạch nước bằng hóa chất Clo với nồng độ dư 0,3 - 0,5mg/l trước khi đưa vào mạng cung cấp. Qua phân tích ta đã thấy được nước sạch đã có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với sức khỏe người dân, đặc biệt là đối với cộng đồng dân cư sống tập trung ở các đô thị lớn. Cũng chính vì lý do dó, để đảm bảo cho sức khỏe người dân, ngoài việc khuyên người dân ăn chín - uống sôi, con người đã bắt đầu nghiên cứu đưa ra các quy trình xử lý nước để cấp nước sạch cho người dân. 1.1.3.2. Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế xã hội: Đà gia tăng dân số trong những năm gần đây tại TP. Hồ Chí Minh đang đi dần đến mức báo động. Việc tăng dân số kéo thêm một số nhu cầu - vấn đề khẩn thiết mới cho con người như thực phẩm, y tế, giáo dục, phát triển và môi sinh... Các nhu cầu trên có liên hệ hỗ trợ chặt chẽ nhau, do đó không thể có cái nhìn riêng rẽ và độc lập trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển mà không lưu ý đến các mối liên hệ đến những yếu tố ảnh hưởng lên sức khỏe con người, trong đó vấn đề nước sạch. Nước sạch có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Nguồn nước sạch ổn định, đầy đủ cung cấp cho người dân sử dụng sẽ xây dựng được cộng đồng dân cư đủ sức khỏe, tránh được bệnh tật, và đó cũng sẽ là nền tảng cho một lực lượng lao động đảm bảo về năng suất lao động và chất lượng công việc. Nước sạch phục vụ việc tăng trưởng phát triển kinh tế. Đầu tư cho hệ thống sản xuất và phân phối nước sạch là đầu tư cơ sở hạ tầng. Đó là điều kiện tiền đề cho việc phát triển hàng loạt các ngành nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm, nước giải khát, công nghệ dệt nhuộm, may mặc, công nghiệp chế biến gỗ, thuộc da, sản xuất giấy, công nghiệp luyện kim, chế tạo máy móc thiết bị, xây dựng,... Nguồn nước sạch được cung cấp đầy đủ, ổn định cho thành phố còn là điều kiện để đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ như: nhà hàng khách sạn, du lịch, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng... và còn rất nhiều ngành nghề khác phụ thuộc vào nguồn nước sạch từ mạng lưới phân phối nước. Qua đó ta cũng thấy được việc nâng cao năng lực sản xuất và phân phối nước sạch tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng là giải pháp để đẩy mạnh các ngành kinh tế mũi nhọn đã có và tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy các tiềm năng kinh tế của Thành phố. Về mặt xã hội, để đảm bảo là một đô thị văn minh thì đòi hỏi một cơ sở hạ tầng vững chắc. Ổn định lượng nước sản xuất và phân phối đến khách hàng, đảm bảo chất lượng nước cấp theo quy định là một trong những yêu cầu đặt ra để xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, ổn định kinh tế chính trị xã hội. Đây cũng chính là mối bận tâm không chỉ riêng tại nước ta, mà còn là của các đô thị lớn ở các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, SAWACO đảm bảo nâng cấp hệ thống cấp nước thành phố trong khu vực nội thành hiện có để thu hẹp dần các vùng nước yếu cục bộ và tình trạng thiếu nước ở các quận ven đô. Phát triển hệ thống cấp nước ở các quận mới, các trung tâm và các khu công nghiệp, ngoại thành. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy nước nhằm đảm bảo cung cấp tối thiểu 90% nước sạch cho dân nội thành và đảm bảo cung cấp nước sạch liên tục 24/24. Qua phân tích, đánh giá đã thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề xây dựng giải pháp nâng cao sản lượng nước sạch đáp ứng nhu cầu xã hội, thấy rõ được tính bức thiết của đề tài nghiên cứu. Sự cần thiết của việc quản lý sản xuất và sử dụng nước sạch: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao không đi đôi với làm tốt công tác bảo vệ môi trường đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên nước. Hiện tại, nguồn nước sông đang bị ô nhiễm, nhất là đoạn chảy qua các đô thị khu công nghiệp tập trung, như sông Cửu Long, sông Hồng, Thị Vải, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Cấm... Bên cạnh đó, hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào đất liền theo các dòng sông cũng ngày càng sâu, có nơi tới 10 đến 20 km. Những khúc sông nối liền với biển đã không còn nước ngọt, mặn hóa ngày một tăng làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của cư dân quanh vùng. Do đó vấn đề đặt ra ở các nước đang phát triển là phải quản lý nguồn nước. TPHCM cũng đang có nhiều giải pháp bảo vệ nguồn nước sạch, chống thất thoát nước sinh hoạt. SAWACO đã triển khai dự án giảm thất thoát thoát nước nhằm giảm tỷ lệ thất thoát nước trong thời gian tới. Có thể nói tài nguyên nước ở Việt Nam rất dồi dào, và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong đó có việc sử dụng cho việc sản xuất cung cấp nước sạch phục vụ cho cộng đồng, cho xã hội. Trên địa bàn TP.HCM, việc sản xuất và cung cấp nước sạch do SAWACO đảm trách. Để có cơ sở đánh giá, phân tích tình hình sản xuất và cung cấp nước sạch trên địa bàn điển hình, tôi chọn CTCP Cấp nước Thủ Đức – là đơn vị trực thuộc SAWACO, được phân cấp phục vụ nhu cầu nước sạch cho nhân dân trên địa bàn Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức. Hiệu quả kinh doanh nước sạch: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ảnh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của Công ty để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra rất thấp. Hiệu quả kinh doanh được đo lường bằng lợi nhuận, doanh số, chi phí hay các lợi ích kinh tế khác…Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được xác định bằng cách lấy kết quả đầu ra trừ tất cả các chi phí đầu vào. Cách tính này đơn giản thuận tiện nhưng có nhiều nhược điểm không phản ánh đúng chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khách hàng không phát hiện được doanh nghiệp tiết kiệm hay lãng phí lao động xã hội. Phương trình lợi nhuận: LỢI NHUẬN = DOANH THU – CHÍ PHÍ = (SẢN LƯỢNG x GIÁ) – CHI PHÍ Từ phương trình trên ta thấy hiệu quả kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi các thông số: Doanh số bán, giá bán và chi phí, trong đó giá là yếu tố nhạy cảm nhất đối với khách hàng. Tuy nhiên, nước sạch là mặt hàng thiết yếu và hiện vẫn do Nhà nước kiểm soát giá. Vì vậy, việc cung cấp nước sinh hoạt của Công ty cho khách hàng phụ thuộc hoàn toàn vào quy định của Nhà nước nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, các hợp đồng mua bán sỉ nước sạch giữa Công ty với Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn vẫn thực hiện theo cơ chế khoán chi phí trên lượng nước tiêu thụ của khách hàng nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, kết quả kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giá nước nguyên liệu. Ngoài ra, sản xuất, cung cấp nước sạch phục vụ tiêu dùng hàng ngày là một ngành thâm dụng vốn. Với hiệu quả hoạt động sản xuất chưa cao và nguồn vốn kinh doanh còn khiêm tốn nên việc tái đầu tư hoặc đầu tư mở rộng nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cũng gặp những khó khăn nhất định. Do đó, hiệu quả kinh doanh nước sạch được đánh giá thông qua các tiêu chí: Tỷ lệ hộ dân được cấp nước nước sạch. Tỷ lệ thất thoát nước. Cơ sở cho việc phân tích hiệu quả kinh doanh là phân tích các yếu tố: Hoạt động sản xuất. Hoạt động kinh doanh. Tài chính của tổ chức. Môi trường hoạt động. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH NƯỚC SẠCH TẠI CTCP CẤP NƯỚC THỦ ĐỨC Giới thiệu CTCP Cấp nước Thủ Đức (trực thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên): Giới thiệu chung: Tên công ty: CTCP Cấp nước Thủ Đức Tên giao dịch quốc tế: Thu Duc Water Supply Joint Stock Company Tên viết tắt: Thu Duc Wasuco.J.S.C Mã chứng khoán: TDW Vốn điều lệ: 85.000.000.000 đồng (Tám mươi lăm tỷ đồng) Trụ sở chính: 8 Khổng Tử, Phường Bình Thọ, Q.Thủ Đức, TP.HCM Điện thoại: (08) 3896 0240 Fax: (08) 3896 0241 Email: capnuocthuduc@yahoo.com Website: www.capnuocthuduc.vn Logo: Quá trình hình thành và phát triển: Tháng 01/1991: CTCP Cấp nước Thủ Đức tiền thân là Chi nhánh Cấp nước Thủ Đức – Biên Hòa, đơn vị trực thuộc Công ty Cấp nước TP.HCM. Công ty này được thành lập theo quyết định số 202/QĐ-TCNSTL ngày 31/7/1991 của Sở Giao thông Công chánh Thành phố Hồ Chí Minh, có con dấu riêng để giao dịch theo quy định của Nhà nước. Tháng 7/1992: Công ty Cấp nước Thủ Đức – Biên Hòa chính thức đi vào hoạt động với chức năng: Quản lý, thi công, tu bổ sửa chữa, cải tạo và phát triển mạng lưới cấp nước trên địa bàn Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức, khu công nghiệp Biên Hòa và một phần của huyện Dĩ An - tỉnh Bình Dương. Tháng 02/2004: Công ty chính thức áp dụng quy chế phân cấp quản lý trong Công ty Cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 832/QĐ-CN-TCLĐTL ngày 09/02/2004, Công ty hạch toán các khoản thu chi hàng tháng và lập kế hoạch vốn báo về Công ty. Tháng 12/2004: Công ty Cấp nước Thủ Đức – Biên Hòa chính thức chuyển toàn bộ mạng lưới cấp nước khu vực phía bắc cầu Đồng Nai cho Công ty TNHH 1 thành viên Xây dựng Cấp thoát nước Đồng Nai. Tháng 01/2005: Công ty Cấp nước Thủ Đức Biên Hòa đổi tên thành Công ty Cấp nước Thủ Đức theo Quyết định số 012/QĐ-CN-TCLĐTL ngày 12/01/2005 của Công ty Cấp nước (nay là Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn). Tháng 08/2005: Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn ký Quyết định số 65/QĐ-TCT-TC về việc thành lập Công ty Cấp nước Thủ Đức trực thuộc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn. Công ty nhận Quyết định số 4531/QD-UBND của UBND TP.HCM về giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của Công ty Cấp nước Thủ Đức thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn. Tháng 12/2005: UBND thành phố Hồ Chí Minh ký Quyết định số 6662/QĐ-UBND phê duyệt phương án và chuyển Công ty Cấp nước Thủ Đức thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn thành CTCP Cấp nước Thủ Đức. Tháng 02/2007: CTCP Cấp nước Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động theo hình thức CTCP theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005935 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 18/01/2007. Tháng 03/2008: UBND thành phố Hồ Chí Minh ký Quyết định số 1277/QĐ-UBND về việc xác định giá trị phần vốn Nhà nước đến thời điểm quyết toán chuyển thể của CTCP Cấp nước Thủ Đức thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn. Theo quyết định số 6662/QĐ-UBND, vốn điều lệ của công ty được đăng ký là 85 tỷ đồng. Mức vốn điều lệ này được chuyển thể từ tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp sau cổ phần hóa và được giữ nguyên cho đến thời điểm hiện nay. Chức năng và lĩnh vực hoạt động: Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4103005935 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 18/01/2007, ngành nghề kinh doanh của TDW như sau: Quản lý, phát triển hệ thống cấp nước; Cung ứng, kinh doanh nước sạch cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất (trên địa bàn được phân công theo quyết định của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn); Tư vấn xây dựng các công trình cấp nước, công trình dân dụng - công nghiệp (trừ thiết kế, khảo sát, giám sát xây dựng); Xây dựng công trình cấp nước; Tái lập mặt đường đối với các công trình chuyên ngành cấp nước và các công trình khác. Cơ cấu tổ chức và Bộ máy quản lý Công ty: Sơ đồ tổ chức: Đại Hội đồng Cổ đông Hội đồng Quản trị Giám đốc Ban Kiểm sát Đại Hội đồng Cổ đông Phó Giám đốc Kỹ thuật Phó Giám đốc Kinh doanh Phòng Kỹ thuật Phòng KHVTTH Đội TCTB Ban GNKDT Ban QLDA Phòng Kế toán Phòng TCHC Ban Kiểm tra Phòng Kinh doanh Đội Thu tiền Đội QLĐHN Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức CTCP Cấp nước Thủ Đức (Nguồn: P.Tổ chức Hành chánh) Bộ máy quản lý và các Phòng, Ban, Đội: Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có trách nhiệm thảo luận và phê chuẩn những chính sách dài hạn, ngắn hạn về phát triển của Công ty, quyết định về cơ cấu vốn, bầu ra bộ máy quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển Công ty, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý Công ty, đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu do Đại hội đồng cổ đông đề ra. Ban kiểm sát: là cơ quan có nhiệm vụ giúp Đại hội đồng cổ đông giám sát, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách khách quan nhằm đảm bảo lợi ích cho các cổ đông. Giám đốc: chịu trách nhiệm điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động của Công ty, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT về phương án kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty, kiến nghị cách bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong Công ty trừ các chức danh thuộc quyền quyết định của HĐQT, quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong Công ty và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến hay bắt nguồn từ các nhiệm vụ trên. Giám đốc còn là người ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động và mời chuyên gia cố vấn cho Công ty (nếu cần) và chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhà nước về tất cả các hoạt động của công ty Phó giám đốc: là những người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc của mình trước Giám đốc. Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Chỉ đạo và điều hành trực tiếp Đội Quản lý đồng hồ nước, Đội Thu tiền và Phòng Kinh doanh. Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao. Báo cáo Giám đốc xem xét giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của mình hoặc không giải quyết được. Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật: Chỉ đạo và điều hành Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế hoạch Vật tư Tổng hợp, Đội Thi công Tu bổ, Ban Quản lý dự án, và Ban Giảm nước không doanh thu. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Báo cáo Giám đốc xem xét giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của mình hoặc không giải quyết được. Các phòng chức năng: Công ty hiện có 11 phòng chức năng (theo Hình 2.1) Phòng Tổ chức – Hành chánh: Tổ chức bộ máy của Công ty, điều phối, xây dựng, quy hoạch, sử dụng đội ngũ cán bộ, công nhân lao động. Xây dựng và quản lý quỹ tiền lương, hình thức trả lương, trả thưởng, định mức lao động, công tác bảo hộ lao động, thực hiện chế độ chính sách đối với CB,CN lao động. Công tác hành chánh, quản trị. Bảo vệ an ninh trật tự trong Công ty. Phòng Kế hoạch – Vật tư
Tài liệu liên quan