Vận tải biển giữ vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của nước ta - chiếm trên 90% khối lượng hàng hoá vận chuyển. Trong khi đó đội tàu biển Việt Nam mới chỉ đảm bảo 15% thị phần vận chuyển còn lại của các hóng tàu nước ngoài. Do vậy hàng năm ta phải chi một lượng ngoại tệ khá lớn để nhập khẩu dịch vụ vận tải của nước ngoài, đồng thời mất cơ hội thu ngoại tệ khi xuất nhập khẩu.
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của đội tàu thế giới, đặc biệt là sự lớn mạnh của tàu container, tàu dầu, tàu chuyên dụng trọng tải lớn Đội tàu biển Việt Nam còn yếu cả về mặt chất lượng và số lượng, mặc dù những năm gần đây đội tàu biển Việt Nam đó cú những phát triển đáng kể nhưng vẫn còn yếu so với đội tàu biển trên thế giới và khu vực.
Trong tiến trình tự do hóa dịch vụ vận tải biển, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO ngành Hàng hải Việt Nam đó cú những điều chỉnh thích hợp để phát triển. Việc giành lại thị phần cho đội tàu biển càng trở nên khó khăn hơn bởi hàng loạt những chính sách mở cửa bất lợi cho doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam. Trước những khó khăn này chúng ta càng cần phải đổi mới phát triển đội tàu để giành lại thị phần quốc gia, tận dụng những lợi thế của đất nước hướng vận tải biển phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Trên cơ sở những vấn đề trên em đã chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam” cho khoá luận tốt nghiệp của mỡnh. Khoỏ luận gồm 3 chương:
+ Chương I: Khái quát về vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu vai trò của đội tàu biển đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.
+ Chương II: Thực trạng vận chuyển và thị phần chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của vận tải biển Việt Nam.
+ Chương III : Giải pháp nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế nờn khoỏ luận không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè. Trong quá trình làm luận em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa kinh tế ngoại thương, trường Đại học Ngoại Thương và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Trịnh Thị Thu Huơng đó giỳp đỡ em hoàn thành cuốn khoá luận này.
84 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------------oOo-------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỊ PHẦN VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Minh Phượng
Líp : A3
Khóa : TC 23
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trịnh Thị Thu Hương
HÀ NỘI, 12/2008
LỜI MỞ ĐẦU
Vận tải biển giữ vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của nước ta - chiếm trên 90% khối lượng hàng hoá vận chuyển. Trong khi đó đội tàu biển Việt Nam mới chỉ đảm bảo 15% thị phần vận chuyển còn lại của các hóng tàu nước ngoài. Do vậy hàng năm ta phải chi một lượng ngoại tệ khá lớn để nhập khẩu dịch vụ vận tải của nước ngoài, đồng thời mất cơ hội thu ngoại tệ khi xuất nhập khẩu.
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của đội tàu thế giới, đặc biệt là sự lớn mạnh của tàu container, tàu dầu, tàu chuyên dụng trọng tải lớn…Đội tàu biển Việt Nam còn yếu cả về mặt chất lượng và số lượng, mặc dù những năm gần đây đội tàu biển Việt Nam đó cú những phát triển đáng kể nhưng vẫn còn yếu so với đội tàu biển trên thế giới và khu vực.
Trong tiến trình tự do hóa dịch vụ vận tải biển, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO ngành Hàng hải Việt Nam đó cú những điều chỉnh thích hợp để phát triển. Việc giành lại thị phần cho đội tàu biển càng trở nên khó khăn hơn bởi hàng loạt những chính sách mở cửa bất lợi cho doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam. Trước những khó khăn này chúng ta càng cần phải đổi mới phát triển đội tàu để giành lại thị phần quốc gia, tận dụng những lợi thế của đất nước hướng vận tải biển phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Trên cơ sở những vấn đề trên em đã chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam” cho khoá luận tốt nghiệp của mỡnh. Khoỏ luận gồm 3 chương:
+ Chương I: Khái quát về vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu vai trò của đội tàu biển đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.
+ Chương II: Thực trạng vận chuyển và thị phần chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của vận tải biển Việt Nam.
+ Chương III : Giải pháp nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế nờn khoỏ luận không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè. Trong quá trình làm luận em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa kinh tế ngoại thương, trường Đại học Ngoại Thương và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Trịnh Thị Thu Huơng đó giỳp đỡ em hoàn thành cuốn khoá luận này.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ
VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỘI TÀU BIỂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM
I. Đặc điểm chung về vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của vận tải biển Việt Nam
1. Đặc điểm chung về hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
1.1. Đặc điểm chung
Hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển là loại hàng hoá mang yếu tố quốc tế, hàng hoỏ đú đi qua biên giới của hai hay nhiều quốc gia, là hàng hoá phù hợp cho vận chuyển bằng đường biển, chủ yếu là hàng hoá cồng kềnh, giá trị thường không lớn, không có yêu cầu cấp bách về mặt thời gian do chuyên chở bằng đường biển mất nhiều thời gian.
Phương tiện vận tải biển chủ yếu là tàu biển, tàu biển có hai loại: tàu buôn và tàu quân sự. Tàu buôn là những tàu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng hải tàu chở hàng là một loại tàu buôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong đội tàu buôn.
Trên thế giới chuyên chở hàng hoá bằng đường biển chiếm trên 80% tổng khối lượng hàng hoá trong thương mại quốc tế.
Ở nước ta, hàng xuất khẩu bằng đường biển chủ yếu là nông sản, nguyên liệu thô, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gia công dệt may… Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, hàng chế tạo, nguyên phụ liệu cho công nghiệp.
Nói chung hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển liên quan tới nhiều yếu tố như: thị trường, cán cân thương mại quốc tế, pháp luật quốc tế, và rủi ro đặc thù như thời tiết, môi trường, nạn cướp biển, khủng bố, các rủi ro khi thay đổi các chính sách của công ước quốc tế về an toàn môi trường, bảo vệ sinh mạng trên biển…
1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật
Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu cỏc vựng cỏc miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.
Vận tải biển đóng vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá ngoại thưong, là phương thức chuyên chở chủ yếu trong buôn bán quốc tế, đảm bảo chuyên chở trên 80% tổng khối lượng hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
- Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
- Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên.
- Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác.
* Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp. Tuy nhiên, vận tải đường biển có một số nhược điểm:
- Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên.
- Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển còn bị hạn chế.
* Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có thể rút ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau:
+ Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
+ Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoỏ cú khối lượng lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng khụng đũi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng.
Với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và hoàn thiện về cơ chế quản lý hiệu quả kinh tế của vận tải biển ngày càng cao.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển.
- Các tuyến đường biển: Là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá.
- Cảng biển: Là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển.
1.3. Tác dụng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế
- Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế.
- Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.
- Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế.
- Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế.
2. Phương thức vận chuyển của hàng hoá xuất nhập khẩu của vận tải biển Việt Nam
Các phương thức thuê tàu chuyên chở hàng hoá.
+ Phương thức thuê tàu chợ (Liner chartering)
+ Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage chartering)
+ Phương thức thuê tàu định hạn (Time chartering)
2.1. Tàu chợ (Liner chartering)
a.Khái niệm
Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng nhất định theo một lịch trình định trước. Tàu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định nên người ta còn gọi là tầu định tuyến. Lịch chạy tàu thường được các hãng tàu công bố trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ khách hàng.
b. Đặc điểm tàu chợ
- Tàu chợ thường chở hàng bỏch hoỏ cú khối lượng nhỏ.
- Cấu tạo của tàu chợ phức tạp hơn các loại tàu khác.
- Điều kiện chuyên chở do các hãng tàu quy định và in sẵn trên vận đơn đường biển (B/L) để phát hành cho người gửi hàng.
c. Phương thức thuê tàu chợ
Thuê tàu chợ hay người ta còn gọi là lưu cước tàu chợ (liner booking note). Thuê tàu chợ là chủ hàng (shipper) trực tiếp hay thông qua người môi giới (broker) yêu cầu chuyển tàu (ship owner) giành cho mỡnh thuờ một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hoá từ cảng này đến cảng khác.
Mối quan hệ giữa người thuê với người cho thuê trong phương thức thuê tàu chợ được điều chỉnh bằng một chứng từ được gọi là vận đơn đường biển. Nội dung của vận đơn đường biển do hãng tàu quy định sẵn.
2.2. Tàu chuyến (voyage chartering)
a. Khái niệm
Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hoá giữa hai hoặc nhiều cảng theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở một hợp đồng thuê tàu. Thuê tàu chuyến là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu để thuê toàn bộ con tàu để chuyên chở hàng hoá từ một hoặc nhiều cảng xếp đến một hoặc nhiều cảng dỡ theo yêu cầu của chủ hàng.
b. Đặc điểm
- Tàu không chạy theo lịch trình cố định như tàu chợ mà theo yêu cầu của chủ hàng.
- Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong thuê tàu chuyến là hợp đồng thuê tàu chuyến (voyage charter party - CP ) và vận đơn đường biển. Hợp đồng tàu chuyến được ký kết giữa người thuê tàu (chaterer) và người chuyên chở (chủ tàu hoặc người quản lý tàu), trong đó người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hoá để giao cho người nhận ở cảng đến còn người thuê tàu cam kết trả tiền cước chuyên chở theo mức hai bên thoả thuận.
Khi xếp hàng lên tàu hoặc khi nhận để xếp người chuyên chở sẽ cấp vận đơn đường biển. Vận đơn này điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với người gửi hàng, giữa người chuyên chở với người nhận hàng hoặc người cầm vận đơn.
- Người thuê tàu có thể tự do thoả thuận, mặc cả về các điều kiện chuyên chở và giá cước trong hợp đồng thuê tàu.
- Giá cước trong thuê tàu chuyến có thể gồm cả chi phí xếp dỡ hoặc không, do thoả thuận của hai bên và được tính theo trọng lượng hàng, thể tích hàng hoặc tính theo giá thuê bao (lumpsum) cho một tuyến.
- Chủ tàu có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc không.
- Tàu chuyến thường được thường được dùng khi thuê chở dầu và hàng có khối lượng lớn như than, quặng, ngũ cốc, boxit, photphat, xi măng, phõn bún…và người thuê tàu phải có khối lượng hàng hoá tương đối lớn, đủ để xếp một tàu.
c. Các hình thức thuê tàu chuyến
- Thuê một chuyến (single trip) tức là thuê tàu để chở hàng từ một cảng này đến một cảng khác.
- Thuê chuyến khứ hồi (round trip) tức là thuê tàu chở hàng từ một cảng này đến một cảng khác rồi chở hàng từ cảng đó về.
- Thuê chuyến một liên tục (consecutive voyage) tức là thuê tàu chở hàng từ một cảng này đến một cảng khác nhiều chuyến liên tục nhau.
- Thuê tàu theo hợp đồng có khối lượng lớn ( Contract Shipping). Các chủ tàu có khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn, ổn định trên một tuyến đường nhất định, thường ký kết hợp đồng ( Contract of Affreightment –COA) với chủ tàu để thuê chuyên chở một số chuyến nhất định trong một năm hay khối lưọng hàng hoá nhất định, trên một tuyến đường nhất định trong một thời gian nhất định. Giá cước thuê tàu trong trường hợp này cũng được tính theo trọng lượng hoặc thể tích với mức rẻ hơn giá trị thường.
2.3. Tàu định hạn (Time Chatering)
a. Khái niệm
Thuê tàu định hạn hay còn gọi là thuê tàu theo thời hạn là việc chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ con tàu, có thể gồm cả một thuyến bộ ( tập thể thuyền trưởng và thuyền thủ). hoặc không, để chuyên chở hàng hoá trong một thời gian nhất định, còn người thuê tàu phải trả tiền thuê tàu và các chi phí hoạt động của con tàu.
b. Đặc điểm
- Người thuê tàu được quyền quản lý và sử dụng con tàu trong một thời gian nhất định. Người thuê tàu phải tìm hàng để chở và có thể chở nhiều chuyến trong thời gian thuê.
- Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu là hợp đồng thuê tàu định hạn (time charter).
Hợp đồng thuê tàu định hạn mang tính chất là một hợp đồng thuê tài sản được ký kết giữa chủ tàu và người thuê tàu, qui định những nội dung như tên tàu, trọng tải, dung tích đăng ký, dung tích chứa hàng, khả năng đi biển của tàu, thời gian và địa điểm giao tàu, trả tàu, thời gian thuê tàu, vùng biển được phép kinh doanh, tiền thuê, phân chia một số phí hoạt động của tàu như nhiên liệu, nước ngọt…
- Người thuê tàu phải trả cho chủ tàu tiền thuê tàu (hire) chứ không phải tiền cước (Freght). Tiền thuê tàu được tính theo ngày hay tháng cho toàn tàu hoặc cho một đơn vị trọng tải hay dung tích của tàu. Ngoài tiền thuê tàu, người thuê tàu còn phải chịu các chi phí hoạt động ( operation cost ) của tàu như nhiên liệu, nước ngọt, cảng phí, đại lý phí, hoa hồng môi giới, vật liệu chốn lút…
- Chủ tàu không đóng vai trò là người chuyên chở. Khi đi chở thuê theo chuyến thì người thuê tàu (time charterer) sẽ đóng vai trò là người chuyên chở chứ không phải là chủ tàu.
Với những đặc diểm trên người thuê tàu thường sử dụng phương thức thuê tàu này khi thị trường thuê tàu nhộn nhịp, giá cước có xu hướng tăng, việc thuê tàu khó khăn. Hiện nay người thuê tàu Việt Nam ít sử dụng phương thức thuê tàu theo định hạn.
c. Các hình thức thuê tàu định hạn
* Thuê toàn bộ : tức là thuê toàn bộ con tàu cùng với thuyền bộ (thuyền trưởng, sỹ quan, thuỷ thủ). Trong hình thức này có hai cách thuê;
- Thuê theo thời hạn( Period time charter): Tức là thuê tàu trong một thời gian, có thể là 6 tháng , một năm, nhiều năm…
- Thuê địn hạn chuyến ( trip time charter) : tức là thuê tàu kiểu định hạn nhưng chỉ chở một chuyến.
* Thuê định hạn trơn ( bare boat charter) chủ tàu cho người thuê tàu thuê con tàu mà không có một thuyền bộ. Trong trường hợp này người thuê tàu phải biên chế một thuyền bộ mới có thể khai thác con tàu được.
3. Các loại tàu
3.1 Phân loại theo công dụng
Có tàu chở khách và tàu chở hàng, trong tàu chở hàng phân làm hai nhóm: tàu chở hàng khô (dry cargo ship) và tàu chở hàng lỏng (tankersd).
* Nhóm tàu chở hàng khô gồm các loại:
- Tàu chở hàng bỏch hoỏ ( General cargo ships) là tàu chở các hàng hoá do công nghiệp sản xuất, thường là có bao bì và giá trị cao. Loại tàu này thường có nhiều boong, nhiều hầm, có cần cẩu riêng để xếp dỡ, tốc độ tương đối cao.
- Tàu chở hàng khụ cú khối lượng lớn ( Bulk carrier ). Hàng khụ cú khối lượng lớn là những hàng ở thể rắn không có bao bì như than, quặng, ngũ cốc, boxit, phụtphat, phõn bún… thường được chở bằng loại tàu riêng. Loại tàu này thường là loại tàu một boong, nhiều hầm, trọng tải lớn, được trang bị cả máy bơm, hút hàng rời, tốc độ chậm.
- Tàu kết hợp (Combined ships), gồm các tàu để chở hai nhiều loại hàng khác nhau, như ore/bulk/oil (OBO) carrier, bulk/oil carrrier, ore/oil carrier.
- Tàu container (Container ship) gồm tàu chuyên dụng chở container (full container ship) và tàu bán container là những tàu có cấu tạo đặc biệt để chở container.
- Tàu xà lan ( tàu LASH- Lighter Aboard ship). Đây là một hệ thống vận tải gồm một tàu mẹ có trọng tải lớn và các xà lan có trọng tải từ 500-1.000 tấn.
- Tàu chở hàng đông lạnh( Reefer) là các tàu có hệ thống làm lạnh để chở rau quả hoặc các mặt hàng cần bảo quản ở nhiệt độ thấp như tụm, cỏ, thịt, các loại hải sản khỏc…Loại tàu này thường có tốc độ không lớn nhưng có tốc độ cao.
* Nhóm tàu chở hàng lỏng gồm các loại:
- Tàu chở dầu (Oil tankers) là những tàu có một boong có trọng tải rất lớn, trên 500.000 DWT, chiều dài trên 400m, chiều rộng trên 60 m. Tàu thường có nhiều hầm (tank) riêng biệt chứa dầu, vừa để cân bằng tàu vừa ngăn không cho tàu chảy ra ngoài trong trường hợp tai nạn. Một tàu chở dầu cực lớn có tới 30 tank như vậy. Tàu chở dầu dùng để chở dầu thô và dầu đã chế biến trong đó dầu thô chiếm tới 80%.
- Tàu chở hàng lỏng khác như chở rượu, chở hoá chất…
- Tàu chở hơi đốt thiên nhiên hoá lỏng ( Liquefied natural gas (LNG) Carrier) là loại tàu có cấu tạo đặc biệt chuyên chở hơi đốt thiên nhiên đã được hoá lỏng tại các nhà máy ở các trung tâm sản xuất khai thác hơi đốt thiên nhiên của thế giới. Hơi đốt thiên nhiờn hoỏ lỏng phải chuyên chở ở nhiệt độ -162 độ C nên hệ thống vận tải này rất phức tạo và tốn kém.
- Tàu chở dầu khớ hoỏ lỏng (Liquefied petroleum gas (LPG) carrier). Dầu khí hoá lỏng là một hỗn hợp khí gồm khí propane và butane. Các tàu LPG không cần cấu trúc phức tạp như tàu LNG vì dầu khí có thể hoá lỏng ở nhiệt độ dưới 0 độ C.
3.2 Phân loại theo cỡ tàu
- Tàu cỡ lớn (Ultra large crude carrier- ULCC) là những tàu chở dầu thụ cú trọng tải từ 350.000 DWT trở lên.
- Tàu rất lớn( Very large crude carrier- VLCC) là tàu chở dầu có trọng tải 200.00 – 350.000 DWT.
- Tàu có trọng tải trung bình: là tàu chở hàng rời và tàu chở hàng bỏch hoỏ cú trọng tải dưới 200.000 DWT.
- Tàu nhỏ là những tàu có trọng tải và dung tích đăng ký nhỏ. Tuy nhiên, các tàu có dung tích 100 GRT hoặc trọng tải toàn phần từ 300 DWT trở lên mới được xếp vào danh sách đội tàu buôn thế giới.
Ngoài ra, cũn cú tàu Panamax là các tàu có chiều ngang lớn nhất có thể qua được kênh Panama (32m). Tàu này thường có trọng tải trung bình từ 60.000-70.000 DWT hoặc các tàu container ( Panamax sized container vessel) có trọng tải từ 3.000-4.000 TEU.
3.3 Phân loại theo cờ tàu
- Treo cờ bình thường: tàu của nứoc nào thì đăng ký và treo cờ của nước đó.
- Tàu treo cờ phương tiện ( Flag ò Convenience): là tàu của nước này nhưng đăng ký tại nước khác và treo cờ tại nước đó. Sở dĩ tàu nước này có thể đăng ký tại nước khỏc vỡ trờn thế giới có nhiều nước có chế độ đăng ký mở ( Open registry). Về chính trị, bằng cách treo cờ phương tiện có thể khắc phục được chính sách bao vây phong toả của các nước thù địch. Đội tàu treo cờ phương tiện hiện nay chiếm 1/3 đội tàu buôn thế giới.
3.4 Phân loại theo phạm vi kinh doanh
- Tàu biển chạy xa: là các tàu có trọng tải lớn , thường kinh doanh trờn cỏc vựng biẻn xa, vượt đại dương hoặc các tuyến vòng quanh thể giới.
- Tàu chạy vùng biển gần (tàu Feeder) là các tàu có trọng tải không lớn, thường chạy giữa các cảng cách nhau không xa nhằm tập trung hàng hoá tại các cảng lớn để tàu chạy biển xa vận chuyển tiếp tục.
3.5 Phân loại theo phương thức kinh doanh
- Tàu chợ (Liner): là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng qui định theo một lịch trình đã định trước.
- Tàu chạy rông (Tramp) là tàu chuyên chở hàng hoá giữa các cảng theo yêu cầu của chủ hàng mà không theo một tuyến đường nhất định. Tàu chạy rông bao gồm các tàu kinh doanh theo kiểu cho thuê chuyến (Voyage charter) và cho thuê định hạn (Time charter).
4. Khái niệm về trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hoá
Trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hoá bao gồm ba mặt sau:
- Trách nhiệm của người chuyên chở về mất mát, hư hỏng của hàng hoá, gọi là cơ sở trách nhiệm( Basics of liability);
- Trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hoá về mặt không gian và thời gian gọi thời hạn trách nhiệm ( Period of responsibility);
- Số tiền tối đa mà người chuyên chở phải bồi thường cho một đơn vị hàng hoá bị tổn thất trong trường hợp giá trị hàng hoá không được kê khai trên vận đơn, gọi là giới hạn trách nhiệm ( Limit of liability).
Trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hoá theo vận đơn như trên được qui định trong các công ước quốc tế về vận đơn hoặc về vận tải và các nghị định thư sửa đổi, bổ sung, thể hiện ở 3 qui tắc: Hageu, Hague-Visby và Hamburg, theo đó trách nhiệm của người chuyên chở cũng khác nhau.
II. Vai trò của đội tàu biển đối với hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam
Vận tải biển thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển
Lợi ích của đội tàu biển mang lại được thể hiện trờn cỏc mặt về kinh tế-xó hội-chớnh trị và ngoại giao đặc biệt là thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Các nhà chuyên môn kết luận, một đội tàu biển mạnh sẽ đem lại nhiều lợi ích như tạo nguồn thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, giải quyết việc làm, tăng cường thương mại quốc tế và an ninh quốc phòng, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
Đội tàu biển là một bộ phận cấu thành quan trọng không thể thiếu của hàng hải và đặc thù là một ngành kinh doanh có tính chất dây chuyền khép kín giữa “ Đội tàu - cảng biển - hệ thống dịch vụ”.
Đội tàu biển kết hợp các phương thức vận tải khác tạo mạng lưới giao thông thông suốt trong vận tải hàng hoá. Sự phát triển của đội tàu biển có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động xuất nhập khẩu, cả hai tác động qua lại hỗ trợ cho nhau.
Vận tải biển đảm bảo chuyên chở hàng hoỏ trờn 80% khối lượng hàng hoá xuất khẩu. Với khối lượng hàng hoá lớn như thế nên bất cứ sự biến động nào của thị trường vận