Huyện Từ Liêm được thành lập theo quyết định số 78/ QĐ-CP ngày 31/5/1961 trên cơ sở quận 5 và quận 6 cùng với một số xã của huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Hà Đông (tỉnh Hà Tây). Khi mới thành lập huyện có 26 xã với diên tích đất trên 114km2 và dân số khoảng 12 vạn người.
Như vậy, sau 42 năm thành lập với tốc độ đô thị hoá nhanh trên địa bàn huyện đã chuyển gần 1/3 diện tích tự nhiên và gần 1/2 dân số ở những vùng phát triển về nội thành, góp phần thành lập 3 quận mới.
Sau nhiều năm chia tách lãnh thổ để lập nên các quận mới hiện nay Từ Liêm còn lại 15 xã và 1 thị trấn với diện tích đất tự nhiên 7.532 ha và dân số khoảng 240.000 người. Là một huyện ngoại thành Từ Liêm giáp với các Quận, Huyện:
Phía Bắc giáp với huyện Đông Anh (Thành Phố Hà Nội);
Phía Nam giáp với Thành Phố Hà Đông (tỉnh Hà Tây) và huyện Thanh Trì;
Phía Đông giáp với 3 quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa;
Phía Tây giáp với huyện Hoài Đức và Đan Phượng(tỉnh Hà Tây).
Trong những năm vừa qua huyện đã đạt dược rất nhiều thành tựu. Từ năm 1999-2004 tổng sản lượng lương thực không ngừng tăng lên với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 3%/năm. Từ năm 2004 – 2007 là 5%/năm. Giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản bình quân trên 1 ha canh tác đạt từ 56,52 triệu đồng trên năm (1999) lên 72,4 triệu đồng năm (2004), năm 2007 đạt 10 triệu trên năm.
33 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực hoạt động của phòng một cửa tại ủy ban nhân dân huyện Từ Liêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm vừa qua đất nước ta đã đạt được những thành tựu lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Bộ mặt đất nước đã có sự thay đổi nhiều thì thủ tục hành chính với tư cách là bộ phân của kiến trúc thượng tầng cũng phải thay đổi theo để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Thực tiễn những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được điều đó và bắt tay vào công cuộc cải cách hành chính, trong đó có chú trọng tới cải cách thủ tục hành chính nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Là một sinh viên được đào tạo cơ bản về lý thuyết hành Nhà nước giờ là lúc được đem kiến thức đó ra để áp dụng vào thực tế. Sau một thời gian thực tập tại UBND huyện Từ Liêm em nhận thấy lĩnh vực “một cửa” là một lĩnh vực khiến em quan tâm nhất. Xuất phát từ những nhận thức đó em đã trọn lĩnh vực này để nghiên cức và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp.
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN TỪ LIÊM
1. Đặc điểm chung về huyện Từ Liêm
Huyện Từ Liêm được thành lập theo quyết định số 78/ QĐ-CP ngày 31/5/1961 trên cơ sở quận 5 và quận 6 cùng với một số xã của huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Hà Đông (tỉnh Hà Tây). Khi mới thành lập huyện có 26 xã với diên tích đất trên 114km2 và dân số khoảng 12 vạn người.
Như vậy, sau 42 năm thành lập với tốc độ đô thị hoá nhanh trên địa bàn huyện đã chuyển gần 1/3 diện tích tự nhiên và gần 1/2 dân số ở những vùng phát triển về nội thành, góp phần thành lập 3 quận mới.
Sau nhiều năm chia tách lãnh thổ để lập nên các quận mới hiện nay Từ Liêm còn lại 15 xã và 1 thị trấn với diện tích đất tự nhiên 7.532 ha và dân số khoảng 240.000 người. Là một huyện ngoại thành Từ Liêm giáp với các Quận, Huyện:
Phía Bắc giáp với huyện Đông Anh (Thành Phố Hà Nội);
Phía Nam giáp với Thành Phố Hà Đông (tỉnh Hà Tây) và huyện Thanh Trì;
Phía Đông giáp với 3 quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa;
Phía Tây giáp với huyện Hoài Đức và Đan Phượng(tỉnh Hà Tây).
Trong những năm vừa qua huyện đã đạt dược rất nhiều thành tựu. Từ năm 1999-2004 tổng sản lượng lương thực không ngừng tăng lên với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 3%/năm. Từ năm 2004 – 2007 là 5%/năm. Giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản bình quân trên 1 ha canh tác đạt từ 56,52 triệu đồng trên năm (1999) lên 72,4 triệu đồng năm (2004), năm 2007 đạt 10 triệu trên năm.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bình quân hàng năm tăng 23,5%.
Thương mại - dịch vụ tăng bình quân hàng năm 20%.
Về giáo dục đào tạo, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở đạt 100%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông tăng từ 86,1% (1999) lên 94,8 % (2004) và 96,3% (2007).
Các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin tuyên truyền diễn ra sôi nổi góp phần vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế – xã hội của huyện. Công tác y tế, dân số, chăm sóc trẻ em và các hoạt động cứu trợ trong nhiều năm qua có nhiều chuyển biến tích cực.
Tình hình an ninh trật tự được đảm bảo và ổn định, luôn chủ động nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, thực hiện tốt công tác động viên và tuyển quân hàng năm.
Theo quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Thủ Đô đến năm 2020 huyện Từ Liêm nằm trong vành đai phát triển đô thị có khả năng tách ra thành hai quận mới là quận Từ Liêm và quận Mỹ Đình lấy đuờng 32 làm ranh giới.
2. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Từ Liêm
2.1. Về cơ cấu bộ máy UB ND huyện
- Các đơn vị trực thuộc UBND:
Văn phòng; Phòng Tư Pháp; Phòng Nội Vụ; Phòng LĐ và TBXH; Phòng Giáo Dục - Đào Tạo; Phòng VH Thông Tin – TD Thể Thao; Phòng Kế Hoạch- Kinh Tế; Phòng Tài Nguyên và Môi Trường; Phòng Tài Chính; Phòng Xây Dựng Đô Thị; Thanh Tra; Phòng Y Tế; UB Dân Số Gia Đình và Trẻ Em.
- Các đơn vị sự nghiệp khác:
Thanh tra xây dựng; Đài phát thanh; Ban Quản lý dự án Từ Liêm; Trung tâm thể dục thể thao; Nhà văn hóa Từ Liêm; Trung tâm Hướng nghiệp và Dạy nghề; Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị; Xí nghiệp Môi trường Đô thị.
- Khối Nội chính:
Công an; Ban chỉ huy quân sự; Viện Kiểm Sát Nhân Dân; Tòa án Nhân Dân; Đội Thi hành án.
2.2. Cơ cấu tổ tổ chức của UBND huyện từ liêm
SƠ ĐỒ BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỦA UBND HUYỆN TỪ LIÊM
3. Chức năng, nhiệm vụ của UBND huyện Từ Liêm
3.1. Chức năng
UBND huyện Từ Liêm là cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung. Thông qua hoạt động chấp hành và điều hành UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… trên địa bàn huyện. UBND chịu trách nhiệm tổ chức quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương và đảm bảo cho bộ máy hành chính của mình hoạt động thông suốt.
3.2. Nhiệm vụ
Cụ thể trên các lĩnh vực sau
*Trong lĩnh vực kinh tế:
1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm trình HĐND cùng cấp thông qua để trình UBND cấp trên trực tiếp phê duyệt, tổ chức và triển khai thực hiên kế hoạch đó.
2. Lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu chi ngân sách tại địa phương; phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, quyết toán ngân sách địa phương; lập phương án điều chỉnh ngân sách địa phương.
3. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp xã, phường, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách, kiểm tra nghị quyết của HĐND xã, phường, thị trấn về thực hiện ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Phê chuẩn kế hoạch kinh tế – xã hội của xã, phường, thị trấn.
*Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai:
1. Xây dựng và trình HĐND cùng cấp thông qua các chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ chức thực hiện chương trình đó.
2. Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng và khai thác lâm sản.
3. Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân hộ gia đình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất theo quy định của pháp luật.
4. Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của UBND xã, phường, thị trấn.
5. Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
* Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
1. Tham gia với UBND thành phố trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.
2. Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
3. Tổ chức xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất các sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu, phát triển các cơ sở chế biến nông - lâm - thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của UBND thành phố.
* Trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải:
1. Tổ chức lập, trình, duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền xây dựng, quản lý việc thực hiện quy hoạch xây dựng xây dựng đã được duyệt.
2. Quản lý, khai thác sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng theo sự phân cấp .
3. Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng; tổ chức việc thực hiện các chính sách về nhà ở, quản lý đất ở và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên điạ bàn.
4. Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phân cấp của UBND thành phố.
* Trong lĩnh vực thương mại , dịch vụ và du lịch:
1. Xây dựng, phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ và du lịch kiểm tra việc chấp hành quy định của nhà nướcvề hoạt động thường mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn.
2. Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động thương mại, du lịch và dịch vụ.
3. Kiểm tra việc chấp hành quy định của nhà nước về hoạt động thương mại, du lịch và dịch vụ trên địa bàn.
* Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao:
1. Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức và kiểm tra các quy định của pháp luật về phổ cập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học dạy nghề, thực hiện xã hội hoá giáo dục trên địa bàn.
3. Quản lý các công trình công cộng được phân cấp, hướng dẫn các phong trào về văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá, thể dục thể thao, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh do địa phương quản lý.
4. Thực hiện kế hoạch phát triển y tế, quản lý các trung tâm y tế, trạm y tế; kiểm tra và chỉ đạo việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân bảo vệ chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
5. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động y tế tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm.
6. Tổ chức chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, tổ chức thực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo, hướng dẫn hoạt động từ thiện, nhân đạo.
* Lĩnh vực khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường:
1. Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất.
2. Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường, phòng chống khắc phục hậu quả bão lụt thiên tai.
3. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bàn, ngăn chặn việc sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa phương .
* Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội:
1. Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xay dựng lực lương vũ trang và quốc phòng toàn dân.
2. Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự.
3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng công an nhân dân vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước, thực hiện các biện pháp phòng ngừa chống tội phạm.
4. Chỉ đạo và kiểm tra các quy định của pháp luật về quản lý hộ khẩu, cư trú.
5. Tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Ngoài ra UBND huyện Từ Liêm còn thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn trên các lĩnh vực: chính sách dân tộc, tôn giáo, trong việc thi hành pháp luật, trong việc xây dựng chính quyền, quản lý địa giới hành chính...
4. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận “Một cửa” tại UBND huyện Từ Liêm
Bộ phận “Một cửa” của UBND huyện Từ Liêm được thành lập và đưa vào hoạt động từ năm 2003 dưới sự quản lý của Văn phòng UBND huyện. Bộ phận này có các chức năng, nhiệm vụ sau:
4.1. Chức năng
- Tiếp tổ chức, công dân tại phòng làm việc của bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, giải quyết thủ tục hành chính khi họ có yêu cầu giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền của UBND huyện Từ Liêm được quy định theo cơ chế “Một cửa”.
- Hướng dẫn và nhận hồ sơ của tổ chức, công đân trong phạm vi thẩm quyền của UBND huyện.
- Chuyển hồ sơ của tổ chức, công dân đến phòng chức năng xử lý.
- Sau khi có kết quả từ phòng chức năng, chuyên môn thì phải trả kết quả giải quyết cho tổ chức, công dân theo đúng phiếu hẹn.
- Thu phí, lệ phí theo quy định.
4.2. Nhiệm vụ
- Có quy định rõ ràng về chế độ công vụ.
- Công khai hoá các thủ tục hành chính dưới hình thức thích hợp.
- Thường xuyên tiến hành rà soát các thủ tục liên quan đến hoạt động của cơ quan nêu trong các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp có thẩm quyền.
- Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và hợp tác chặt chẽ trong việc giải quyết các thủ tục hành chính.
- Thực hiện đầy đủ các giai đoạn trong giải quyết các vụ việc cụ thể.
CHƯƠNG II
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ “MỘT CỬA”
1. Sự cần phải thực hiện cơ chế “Một cửa” ở huyện Từ liêm
Huyện Từ liêm là một huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội, Huyện đang trên đà phát triển kinh tế do đó có nhiều vấn đề nảy sinh cần giải quyết bằng thủ tục hành chính, nhu cầu làm thủ tục của người dân tăng lên trông thấy như: Số lượng các hộ kinh doanh tăng lên dẫn tới có nhiều thủ tục về đăng ký kinh doanh, vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng, chứng thực các loại… do đó huyện cần có một giải pháp để giải quyết nhanh gọn các hồ sơ của nhân dân gửi đến tránh ùn tắc trong công tác giải quyết hồ sơ. Vấn đề đó chỉ có thể được giải quyết khi thực hiện cơ chế một cửa.
Trước đây, khi chưa thực hiện cơ chế “Một cửa” vấn đề giải quyết thủ tục hành chính của UBND huyện Từ Liêm còn nhiều hạn chế, người dân đi làm các thủ tục thường mất nhiều thời gian và làm việc trực tiếp với các cán bộ lãnh đạo nên thường hay xảy ra tình trạng sách nhiễu, cửa quyền với nhân dân. Hơn nữa giai đoạn nước ta chuyển sang thời kỳ mở cửa đã nảy sinh nhiều thủ tục khác cần phải giải quyết mà thực hiện theo phương pháp cũ không còn thích hợp nữa. Nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, công dân đến làm thủ tục và khắc phục những vấn đề nêu trên, UBND huyện Từ Liêm đã có quyết định thức hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” là rất hợp lý và sáng suốt.
2. Công tác chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện cơ chế “Một cửa”
Ngày 04/9/2003 Thủ Tướng Chính Phủ Ban hành Quyết định số 181/2203/QĐ - TTg về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế “Một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Ban hành kèm theo quyết định này là: “Quy chế thực hiện cơ chế “Một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương”. UBND huyện từ Liêm cũng nghiêm chỉnh chấp hành quyết định này của chính phủ và bắt tay vào thực hiện cơ chế “Một cửa”.
2.1. Mục tiêu
Việc thực hiện cơ chế “Một cửă” của huyện Từ Liêm sẽ đạt được bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ thục giải quyết công việc giữa UBND huyện với tổ chức, công dân, giảm phiền hà cho tổ chức, công dân, chống tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
2.2. Các nguyên tắc thực hiện cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Từ Liêm
- Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
- Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân;
- Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
- Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính trong UBND huyện;
- Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, công dân.
2.3. Cơ chế “Một cửa” được thực hiện trong các lĩnh vực sau
Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể - cấp giấy phép xây dung - cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất - đăng ký hộ khẩu - công chứng.
Ngoài ra Chủ tịch UBND huyện căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương quyết định lựa chọn thêm một số lĩnh vực công tác khác để áp dụng cơ chế “Một cửa”.
2.4. Quy trình giải quyết công việc theo cơ chế “Một cửa”
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ MỘT CỬA
1 2 3
6 5 4
1 - Tổ chức, công dân nộp hồ sơ vào phòng tiếp nhận hồ sơ.
2 - Phòng nhận hồ sơ có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến các cơ quan liên quan để giải quyết.
3 - Trình thủ trưởng cơ quan ký.
4+5 - Khi hồ sơ đã giải quyết xong chuyển trả lại phòng nhận hồ sơ.
6 - Phòng nhận hồ sơ trả lại cho tổ chức, công dân như đã hẹn.
CHƯƠNG III
THỰC HIỆN CƠ CHẾ “ MỘT CỬA” Ở UBND HUYỆN TỪ LIÊM
1. Giải quyết thủ tục hành chính trước khi thực hiện đề án “Một cửa” ở UBND huyện Từ Liêm
Trước khi thực hiện cơ chế “Một cửa” các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện Từ Liêm thực hiện giải quyết công việc theo quy định, các thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại các phòng ban chuyên môn. Với việc giải quyết các thủ tục hành chính ngay tại các phòng ban của công dân, tổ chức phải mất nhiều thời gian, công sức qua nhiều khâu, nhiều cửa để giải quyết công việc của mình. Trong khi đó tại các phòng ban chuyên môn do người dân phải tới tận các phòng ban để giải quyết công việc nên xảy ra hiên tượng lộn xộn, mất trật tự nơi công sở. Bên cạnh đó các văn bản pháp lụât về giải quyết các thủ tục hành chính cho công dân, tổ chức quy định không cụ thể, rõ ràng, chồng chéo, việc công khai hoá các thủ tục hành chính không được chú trọng, công tác tuyên truyền, phổ biến tới nhân dân còn yếu, đội ngũ cán bộ công chức thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn nghiệp vụ, một số cán bộ còn kém về phẩm chất đạo đức... gây ra hiện tượng cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, tham nhũng, hối lộ...thực tiễn đó đặt ra yêu cầu bức thiết là phải cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thông suốt, có lợi cho công dân, tổ chức, làm trong sạch và hiện đại hoá nền hành chính.
Song song với việc giải quyết các thủ tục hành chính tại các phòng ban chuyên môn. Tháng 4/2002 UBND huyện thành lập Trung tâm dịch vụ hành chính công theo mô hình thí điểm của Thành phố. Trung tâm dịch vụ hành chính công hoạt động không hiệu quả và ngừng hoạt động ngày 30/12/2003.
Việc áp dụng mô hình Trung tâm dịch vụ hành chính công song song với việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính tại các phòng chuyên môn đã tạo ra cơ hội lựa chọn cho công dân trong giao dịch hành chính, tổ chức, công dân có thể giao cho một cơ quan đại diện cho mình trong các giao dịch hành chính mà họ phải tự mình thực hiện, không phải đi phiền hà qua nhiều cửa giải quyết, họ được tự thoả thuận về thời gian giải quyết công việc và bù vào đó họ phải nộp một khoản lệ phí.
Nhưng trong thực tế mô hình Trung tâm dịch vụ hành chính công bộc lộ nhiều bất cập:
- Trung tâm dịch vụ hành chính công nằm trong cơ quan hành chính nhưng lại hoạt động như một đơn vị sự nghiệp có thu do đó việc hạch toán phải tuân theo nhiều chế độ tài chính phức tạp.
- Việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các thủ tục hành chính không do giám đốc trung tâm quyết mà phải chờ ý kiến của phòng chuyên môn, nơi vẫn đang thực hiện các chức năng tiếp nhận và thụ lý các thủ tục hành chính như của trung tâm do đó việc thoả thuận thời gian giải quyết với công dân chỉ là hình thức vì còn phụ thuộc vào quyết định của phòng chuyên môn.
- Do phải nộp thêm lệ phí dịch vụ nên mô hình Trung tâm dịch vụ hành chính công chỉ phục vụ cho một bộ phận nhỏ dân cư có khả năng về tài chính hoặc những người vì điều kiện thời gian không thể đi lại nhiều lần để hoàn tất những giao dịch hành chính khi có nhu cầu. Đại bộ phận tổ chức và công dân vẫn phải đến trực tiếp các phòng chuyên môn để thực hiện các yêu cầu của mình.
2. Thực trạng áp dụng cơ chế “Một cửa” ở UBND huyện Từ Liêm
Thực hiện quyết định số 181/2003/ QĐ- TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế “Một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và quyết định số 156/2003 QĐ-UB ngày 11 tháng11 năm 2003 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện cơ chế trong giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước. Ngày 15/12/2003 UBND huyện Từ Liêm đã ban hành quyết định số 3118/QĐ- UB thành lập bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” thuộc Văn phòng HĐND - UBND huyện và tổ chức thực hiện từ ngày 01/ 01/ 2004, đồng thời chỉ đạo UBND các xã, thị trấn đồng loạt tổ chức thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” từ ngày 01/ 8/ 2004. Qua 4 năm thực hiện cơ chế “Một cửa” huyện đã đạt được những thành tựu và tồn tại những hạn chế sau:
2.1. Những thành tựu đạt được
2.1.1. Công tác cán bộ, công chức
Ngay từ khi thực hiện cơ chế “Một cửa”, trước những khó khăn về đội ngũ cán bộ công chức còn thiếu trình độ chuyên môn cũng như năng lực công tác. Ngay đầu năm 2005 chấp hành sự chỉ đạo của thành phố ngày 01/01/2005, UBND huyện đã triển khai công tác chuyên môn hoá trong việc thực hiện cơ chế “Một cửa”. Điều động cán bộ có đủ trình độ, năng lực chuyên môn từ các phòng ban khác tới bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ. Các cán bộ này thuộc biên chế của Văn phòng HĐND – UBND do một đồng chí phó Chánh văn phòng phụ trách. Hiện nay tổng số cán bộ công chức tại bộ phận tiếp nhân và trả kết quả là 5 cán bộ được phân công phụ trách công việc như sau:
- 4 Chuyên viên (trong đó có 2 cử nhân luật và 2 cử nhân kinh tế) phụ trách về các nội dung công