Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế Việt Nam bứơc đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết quản lý của nhà nước, mở ra thời kỳ mới cho các doanh nghiệp với những thuận lợi về cơ chế chính sách, tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăn cơ bản khi tham gia vào thị trường một cách độc lập, tự chủ và sự cạnh tranh gay gắt.
61 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cao su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế Việt Nam bứơc đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết quản lý của nhà nước, mở ra thời kỳ mới cho các doanh nghiệp với những thuận lợi về cơ chế chính sách, tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăn cơ bản khi tham gia vào thị trường một cách độc lập, tự chủ và sự cạnh tranh gay gắt.
Không nằm ngoài vòng xoáy, Công ty Cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp, đã đứng vững và phát triển trên con
đường đổi mới của mình. Trải qua 43 năm xây dựng và phát triển trong ngành Hóa chất, Ban lãnh đạo Công ty cùng với đội ngũ hàng ngàn cán bộ công nhân viên bao gồm các kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề cùng hợp sức phát huy nội lực, năng động sáng tạo, nắm bắt thời cơ vượt qua đựơc thời kỳ khó khăn. Trong tương lai, với những cơ hội phát triển cùng những thách thức không nhỏ của sự hội nhập nền kinh tế thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của tiến bộ khoa học – công nghệ và những phương pháp quản lý mới liệu công ty có thể tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế của mình hay không? Đây là một vấn đề cần đựơc quan tâm và nghiên cứu phương hướng cho tương lai.
Qua thời gian khảo sát thực tế tại Công ty và dựa trên những kiến thức đã được học, tôi đã nắm bắt được phương pháp quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty, tìm hiểu hoạt động thực tế và kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây. Đặc biệt là tình hình đầu tư, hoạt động đầu tư đang được áp dụng trong Công ty.
Bản chuyên đề thực tập được hoàn thành trên cơ sở phương pháp tiếp cận phân tích – tổng hợp, với mục đích khảo sát tổng hợp về Công ty, đưa ra những đánh giá chung nhất về mọi mặt, mọi lĩnh vực của Công ty để từ đó có đựơc một cái nhìn toàn cảnh về Công ty từ khi thành lập và đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời cũng xin đưa ra một số ý kiến về giải pháp để góp phần khắc phục những tồn tại của Công ty với mong muốn Công ty ngày càng phát triển hơn.
Kết cấu đề tài bao gồm 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển
Chương 2: Tình hình đầu tư phát triển ở công ty Cao su Sao Vàng
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong khuôn khổ hạn hẹp của chuyên đề thực tập, cùng kinh nghiệm thực tế chưa đầy đủ, nên chắc chắn không thể đề cập hết mọi vấn đề và không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo cùng những ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên để bản chuyên đề của tôi được hoàn hảo và mang tính khoa học hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 20 tháng 07 năm 2007
Sinh viên
Lưu Ngọc Vỹ
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển.
1. Khái niệm.
Đầu tư được hiểu là sự hi sinh nguồn lực ở hiện tại nhằm thu về các kết quả cao hơn cho nhà đầu tư trong tương lai. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ.
Doanh nghiệp với tư cách là một nhà đầu tư trong nền kinh tế, tuỳ thuộc vào chức năng sản xuất kinh doanh của mình mà tiến hành các hoạt động đầu tư khác nhau:
- Đầu tư phát triển.
- Đầu tư thương mại.
- Đầu tư tài chính.
Trong đó, đầu tư phát triển của doanh nghiệp là hoạt động chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động và tăng thêm tài sản (vô hình và hữu hình) của doanh nghiệp, tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp, việc nâng cao khả năng cạnh tranh được tiến hành thông qua hình thức đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển trong các doanh nghiệp có thể hiểu là việc sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì, tăng cường, mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.
Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp gồm có:
Đầu tư xây dựng cơ bản (đầu tư tái tạo tài sản cố định trong doanh nghiệp): đầu tư mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, đầu tư xây dựng nhà xưởng công trình kiến trúc ..
Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học công nghệ.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: đầu tư cho công tác tuyển dụng lao động, vấn đề trả lương đúng và đủ, đầu tư cho công tá y tế chăm sóc sức khỏe …
Đầu tư bổ sung hàng tồn kho, dự trữ.
Đầu tư vào các loại tài sản vô hình khác: đầu tư cho hoạt động marketing (quảng cáo), mua bản quyền sáng chế, đầu tư phát triển thương hiệu …
Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
3. Tác dụng của đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp có tác dụng:
Là cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ trình độ khoa học kỹ thuật.
Tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tạo điều kiện để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Là cơ sở để giảm giá thành tăng lợi nhuận và nâng cao đời sống cho người lao động.
4. Phân loại đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.
Trong công tác quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư các nhà kinh tế phân loại hoạt động đầu tư theo các tiêu thức khác nhau. Những tiêu thức phân loại đầu tư thường được sử dụng là:
Theo bản chất của các đối tượng đầu tư, hoạt động đầu tư bao gồm đầu tư cho các đối tượng vật chất (đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng máy móc, thiết bị…) cho các đối tượng tài chính (đầu tư tài sản tài chính như mua cổ phiếu trái phiếu, và các chứng khoán khác …) và đầu tư cho các đối tượng phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế ..).
Trong các loại đầu tư trên đây, đầu tư đối tượng vật chất là điều kiện tiên quyết, cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế, đầu tư tài chính là điều kiện quan trọng để thu hút mọi nguồn vốn từ mọi tầng lớp dân cư cho đầu tư các đối tượng vật chất, còn đầu tư tài sản trí tuệ và các nguồn nhân lực là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Theo cơ cấu tái sản xuất có thể phân loại hoạt động đàu tư thành đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu:
Đầu tư theo chiều rộng: là hình thức đầu tư dựa trên cơ sở mở rộng cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, xây dựng mới nhưng với công nghệ như cũ.
Đầu tư theo chiều sâu: là hình thức đầu tư dựa trên cơ sở cải tạo nâng cấp, dồng bộ hóa hiện đại hóa cơ sở vật chất hiện có, xây dựng mới nhưng với công nghệ hiện đại mức tiên tiến trung bình của ngành, vùng.
Trong đó,đầu tư theo chiều rộng vốn lớn để khê đọng lâu, thời gian thực hiện đầu tư và thời gian hoạt động để thu hồi vốn đủ lâu , tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao. Còn đầu tư theo chiều sâu đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư không lâu, độ mạo hiểm thấp hơn so với đầu tư theo chiều rộng.
Theo đặc điểm hoạt động của kết quả đầu tư, các hoạt động đầu tư được phân chia thành:
Đầu tư nhằm tái sản xuất các tài sản cố định.
Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật không thuộc các doanh nghiệp.
Đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành, đầu tư vận hành tạo điều kiện cho các kết quả của đầu tư cơ bản phát huy tác dụng. Không có đầu tư vận hành thì các kết quả của đầu tư cơ bản không hoạt động được, ngược lại không có đầu tư cơ bản thì đầu tư vận hành chẳng để làm gì. Đầu tư cơ bản thuộc loại đầu tư dài hạn, đặc điểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư để tái sản xuất, mở rộng các tài sản cố định là phức tạp, đòi hỏi số vốn lớn, thu hồi lâu (nếu có thể thu hồi). Đầu tư vận hành chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn đầu tư , đặc điểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư không phức tạp. Đầu tư vận hành cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể thu hồi vốn nhanh sau khi đưa ra các kết quả đầu tư nói chung vào hoạt động.
Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội, có thể phân hoạt động đầu tư tư phát triển sản xuất kinh doanh thành đầu tư thương mại và đàu tư sản xuất.
Đầu tư thương mại là loại hoạt động đầu tư mà thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi đủ vốn đầu tư ngắn, vốn vận động nhanh, đọ mạo hiểm thấp do trong thời gian ngắn tính bất định không caom lại dễ dự đoán và dự đoán dẽ đạt độ chính xác cao.
Đầu tư sản xuất là loại đầu tư dài hạn (5; 10; 20 năm hoặc lâu hơn), vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao vì tính kỹ thuật của hoạt động đầu tư phức tạp, phải chịu tác động của nhiều yếu tố bất định trong tương lai không thể dự đoán hết và dự đoán chính xác được (về nhu cầu, giá cả đầu vào và đầu ra, cơ chế chính sách, tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật, thiên tai sự ổn định chính trị …). Loại đầu tư này phải được chuẩn bị kỹ, phải cố gắng dự đoán những gì có liên quan đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư trong tương lai xa; xem xét các biện pháp quản lý khi các yếu tố bất định xảy ra để đảm bảo thu hồi đủ vốn và có lãi khi hoạt động đầu tư kết thúc, khi các kết quả của hoạt động đầu tư đã hoạt động hết đời của mình.
Trong thực tế, người có tiền thích đầu tư vào lãnh vực kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, trên giác độ xã hội, loại hoạt động đầu tư này không tạo ra của cải vật chất cụ thể một cách trực tiếp, những giá trị tăng do hoạt động đầu tư đem lại chỉ là sự phân phối lại thu nhập giữa các ngành, các địa phương, các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Do đó, trên giác độ vĩ mô, nhà nước thông qua các cơ chế chính sách của mình làm sao để hướng được các nhà đàu tư không chỉ đầu tư vào lĩnh vực thương mại mà cả vào lĩn vực sản xuất, theo các đinh hướng và các mục tiêu đã dự kiến trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong cả nước.
5. Các khái niệm và nội dung của vốn đầu tư.
a. Khái niệm:
Trong các nguồn lực được sử dụng để đầu tư thì vốn là nhân tố quan trọng hàng đầu. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trước tiên mỗi doanh nghiệp cần có vốn. Vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.
Song căn cứ vào nội dung kinh tế ta có thể chia thành hai nguồn cơ bản, đó là:
- Nguồn vốn chủ sở hữu.
- Nguồn vốn vay.
* Nguồn vốn chủ sở hữu: trong nền kinh tế thị trường quy mô tài sản là rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là khối lượng tài sản doanh nghiệp đang nắm gĩư và sử dụng hình thành từ nguồn nào. Nguồn vốn chủ sở hữu biểu hiện quyển sở hữu của người chủ về các tài sản hiện có của doanh nghiệp. Nó được hình thành từ các nguồn sau:
- Do số tiền đóng góp của các nhà đầu tư- chủ sở hữu của doanh nghiệp.
- Vốn được tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, gọi là lãi lưu giữ hay là lãi chưa phân phối.
- Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn bao gồm chênh lệch đánh giá lại tài sản, từ các quỹ của doanh nghiệp.
* Nguồn vốn vay: hiện nay, hầu như không một doanh nghiệp nào chỉ sản xuất kinh doanh bằng vốn tự có, mà đều phải hoạt động bằng nhiều nguồn vốn trong đó có nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ đáng kể khoảng 70- 90%. Vốn vay có ý nghĩa quan trọng không những ở khả năng tài trợ các nhu cầu bổ sung cho việc mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty mà còn tạo điều kiện linh hoạt trong việc thu hẹp qui mô kinh doanh bằng việc hoàn trả các khoản nợ đến hạn và giảm số lượng vốn vay. Có thể thực hiện vay vốn dưới các phương thức chủ yếu sau:
- Tín dụng ngân hàng.
- Phát hành trái phiếu
- Tín dụng thương mại
b. Nội dung của vốn đầu tư trong các doanh nghiệp:
Vốn đầu tư có thể được chia thành các khoản mục:
- Những chi phí tạo ra tài sản cố định: gồm chi phí ban đầu và đất đai; chi phí xây dựng, sửa chữa nhà cửa, cấu trúc hạ tầng; chi phí mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị dụng cụ, mua sắm phương tiện vận chuyển và các chi phí khác.
- Những chi phí tạo ra tài sản lưu động gồm: chi phí nằm trong giai đoạn sản xuất như chi phí mua nguyên vật liệu, trả lưng người lao động, chi phí về điện nước, nhiên liệu… và chi phí nằm trong giai đoạn lưu thông gồm có sản phẩm dở dang tồn kho, hàng hoá bán chịu, vốn bằng tiền.
- Chi phí chuẩn bị đầu tư.
- Chi phí dự phòng.
Chương 2. Tình hình đầu tư phát triển
ở Công ty cao su sao vàng
I. Giới thiệu về công ty cao su Sao Vàng
1. Quá trình hình thành và phát triển
Do tầm quan trọng của công nghiệp cao su trong nền kinh tế quốc dân nên ngay sau khi miền Bắc giải phóng, trong kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm (1958 – 1960), Đảng và Chính phủ đã phê duyệt xây dựng khu công nghiệp Thượng Đình gồm 3 nhà máy: cao su, xà phòng, thuốc lá nằm ở phía nam Hà Nội thuộc quận Thanh Xuân ngày nay. Công trờng đợc khởi công xây dựng ngày 22/12/1958 và vinh dự đợc Bác Hồ về thăm ngày 24/2/1959. Sau hơn 13 tháng miệt màI lao động, quá trình xây dựng nhà xởng, lắp đặt thiết bị, đào tạo cán bộ, công nhân cơ bản hoàn thành, ngày 6/4/1960 nhà máy tiến hành sản xuất thử những sản phẩm săm lốp xe đạp đầu tiên mang nhãn hiệu “Sao Vàng”.
Ngày 19/5/1960 nhà máy làm lễ cắt băng khánh thành và hàng năm lấy ngày này làm ngày truyền thống, ngày kỷ niệm thành lập nhà máy. Đây cũng là xí nghiệp quốc doanh lớn nhất, lâu đời nhất, con chim đầu đàn của ngành công nghiệp chế tạo các sản phẩm cao su Việt Nam. Sau đây là một vài nét về Công ty:
Tên công ty: Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng
Tên giao dịch quốc tế: Sao Vang Rubber Company. Viết tắt: SRC
Trụ sở chính: 231 Nguyễn Trãi , Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở thành viên:
Chi nhánh Cao su Thái Bình – Tiền Phong, thành phố Thái Bình
Xí nghiệp luyện Xuân Hòa.
Xí nghiệp cao su 1
Xí nghiệp cao su 2
Xí nghiệp cao su 3
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất các sản phẩm cao su, xuất nhập khẩu phục vụ ngành sản xuất công nghiệp
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nớc trung ơng thuộc tổng công ty hóa chất, Bộ công nghiệp.
Email: caosusaovang@hnn.vnn.vn
Trải qua 43 năm xây dựng và trưởng thành công ty, ta có thể chia sự phát triển của công ty theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn I. Từ năm 1960 – 1986. Đây là thời kỳ nhà máy hoạt động trong cơ chế hành chính bao cấp, nhịp đọ của nhà máy luôn tăng trởng. Săm lốp Sao Vàng có mặt ở khắp nơi trên đất nớc và còn xuất khẩu sang các nớc Đông Âu. Nhưng nhìn chung ở thời kỳ này, sản phẩm của công ty còn đơn điệu chủng loại nghèo nàn, ít đợc cải tiến vì không có đố thủ cạnh tranh, bộ máy gián tiếp cồng kềnh, ngời đông nhng hoạt động trì trệ, kém hiệu qủa, thu nhập ngời lao động thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
Giai đoạn II. Từ năm 1987 – 1990. Giai đoạn này, cùng với chiều hớng chung của đất nớc, nhà máy đang trong thời kỳ quá độ chuyển từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trờng. Đây là thời kỳ thách thức và rất nan giảI, nó quyết định đến sự tồn vong của nhà máy. Nhà máy không tránh khỏi bỡ ngỡ, khó khăn trong việc đổi mới cơ chế, thay đổi các chính sách quản lý. Với nỗ lực của toàn nhà máy, đã dần đưa nhà máy thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Năm 1990, sản xuất dần đi vào ổn định, thu nhập của người lao động có xu hướng tăng lên.
Giai đoạn III. Từ năm 1990 đến nay. Nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu, các khoản nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trứơc, thu nhập của ngươi lao động dần được nâng cao và đời sống dần được cải thiện.
Trong thời đại cơ chế thị trường như hiện nay, Ban Giám đốc công ty quyết định xóa bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang cổ phần hóa công ty của mình và đổi tên công ty thành Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng vào ngày 1/4/2006. Đứng trướ ngưỡng cửa thế giới công ty lại càng phải nỗ lực nhiều hơn, đảm bảo chất lượng sản phẩm vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của công ty vì chính nó là nhân tố quyết định giúp công ty tồn tại và đứng vững trên thị trường.
Như vậy, qua từng thời kỳ thăng trầm của lịch sử, từ cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước đến sự chuyển đổi quan hệ kinh tế thị trừơng đầy gian nan, trắc trở, Công ty vẫn đứng vững và ngày càng để lại trong lòng khách hàng sự mến mộ. Chắc chắn Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng sẽ đạt được những thành tích hơn nữa trước sự biến động của thị trường.
2. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh:
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được minh họa như trong mô hình dưới đây:
Đại hội đồng cổ đông Công ty
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc Công ty
Đại diện của lãnh đạo
P.TGĐ phụ trách nội chính
P.TGĐ phụ trách SX - kinh doanh
P.TGĐ phụ trách đầu tư XDCB
P.TCNS
P.KTCS
P.KHVT
TTCL
P.TTBH
P.KTCN
P.ĐN-XNK
XNCao su 1
P.HC
XN Cao su 2
P.Kho vận
XN Cao su 3
XNLXH
CNCSTB
XNNL
P.TC- KT
XNCĐ
P.XDCB
XNCSKT
P.QTBV
Trong đó mỗi bộ phận có chức năng như sau:
Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty. Đại hội cổ đông có quyền quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần đợc chào bán; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành vien hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, quyết định tổ chức lại và giảI thể công ty …
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
Tổng giám đốc Công ty: Chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo kế hoạch được giao, chịu trách nhiệm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng toàn công ty.
Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh quản trị và điều hành công ty.
Phó tổng giám đốc đầu tư xây dựng cơ bản: có nhiệm vụ giúp đỡ Tổng Giám đốc Công ty trong công tác xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng nhà xưởng, xây dựng công trình phục vụ sản xuất kinh doanh.
Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất – kinh doanh: phụ giúp Tổng giám đốc về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó tổng giám đốc phụ trách nội chính: phụ giúp Tổng giám đốc trong các lĩnh vực nội bộ của công ty.
Phòng tổ chức lao động tiền lương: chức năng tham mưu cho Giám đốc công ty về tổ chức, đào tạo, quản lý nhân sự.
Phòng kỹ thuật cao su: chịu trách nhiệm về phần kỹ thuật công nghệ mới.
Trung tâm chất lượng: chịu trách nhiệm về thí nghiệm, thử các tính năng cơ - lý – hóa của nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.
Xí nghiệp cao su kỹ thuật: chuyên sản xuất BTP cao su kỹ thuật.
Phòng kế hoạch vật tư : Tổng hợp kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính hàng năm và theo dõi việc thực hiện mua bán vật tư, thiết bị cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Bảo đảm cung ứng vật tư, quản lý kho và cấp phát vật tư cho sản xuất.
Phòng kỹ thuật cơ năng: phụ trách các hoạt động cơ khí năng lượng, động lực, an toàn.
Phòng hành chính: chịu trách nhiệm về công tác văn thư, lưu trữ tài liệu, điều động xe con phục vụ công tác.
Phòng kho vận: quản lý vật tư, hàng hóa trong kho, vận chuyển hàng hóa , vật tư phục vụ cho sản xuất.
Phòng tiếp thị bán hàng: lập kế hoạch công tác tiếp thị, mở rộng thị trường, khuyến mãi, giới thiệu và tiêu thụ sản xuất cho công ty.
Phòng đối ngoại - xuất nhập khẩu: Nhập khẩu vật tư hàng hóa, công nghệ cần thiết mà trong nước cha sản xuất đựơc hoặc là đã sản xuất nhng chất lựơng không đảm bảo yêu cầu.
Phòng tài chính kế toán: có chức năng giúp giám đốc trong quản lý vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn toàn công ty, tổ chức công tác kế toán, kiểm soát nội bộ.
Phòng quản trị bảo vệ: bảo vệ tài sản, vật tư, hàng hóa trong công ty.
Xí nghiệp cao su 1: tổ chức sản xuất các mặt hàng săm xe đạp, săm xe máy, săm yếm ô tô.
Xí nghiệp cao su 2: tổ chức sản xuất các mặt hàng lốp xe đạp, gia công bán thành phẩm cho đơn vị bạn và khách hàng khi được công ty giao.
Phòng an toàn: chịu trách nhiệm về an toàn trong toàn công ty.
Xí nghiệp cao su 3: tổ chức sản xuất các mặt hàng lốp ô tô, gia công bán thành phẩm cho đơn vị bạn và khách hàng khi đợc công ty gi