Đề tài Giải pháp phát triển hoạt động tự doanh chứng khoán tại các công ty chứng khoán ở Việt Nam

Tự doanh chứng khoán là một trong những nghiệp vụ cơ bản và quan trọng bậc nhất của một công ty chứng khoán. Nó có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và của công ty chứng khoán nói riêng. Tự doanh chứng khoán không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân các công ty chứng khoán nói riêng mà còn đem lại lợi ích cho sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được hơn 8 năm, cho đến nay hầu hết các công ty chứng khoán đã thực hiện nghiệp vụ này và đã thu được những kết quả nhất định, tuy nhiên còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Những bất cập này không chỉ xuất phát từ phía các công ty chứng khoán mà còn bắt nguồn từ phía thị trường chứng khoán nói chung cũng như những hạn chế trong các văn bản pháp quy.

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2240 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển hoạt động tự doanh chứng khoán tại các công ty chứng khoán ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tự doanh chứng khoán là một trong những nghiệp vụ cơ bản và quan trọng bậc nhất của một công ty chứng khoán. Nó có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và của công ty chứng khoán nói riêng. Tự doanh chứng khoán không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân các công ty chứng khoán nói riêng mà còn đem lại lợi ích cho sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được hơn 8 năm, cho đến nay hầu hết các công ty chứng khoán đã thực hiện nghiệp vụ này và đã thu được những kết quả nhất định, tuy nhiên còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Những bất cập này không chỉ xuất phát từ phía các công ty chứng khoán mà còn bắt nguồn từ phía thị trường chứng khoán nói chung cũng như những hạn chế trong các văn bản pháp quy. PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN 1.1. Một số khái niệm cơ bản Khái niệm tự doanh Tự doanh là hoạt động tự mua bán chứng khoán cho mình để hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá chứng khoán. Nói cách khác, tự doanh là hoạt động mua đi bán lại chứng khoán nhằm thu chênh lệch giá (mua thấp, bán cao). Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện ở SGD và thị trường OTC. Tại SGD hoạt động mua bán này cũng được tiến hành như hoạt động của nhà đầu tư thông thường. Trên thị trường OTC, hoạt động tự doanh có thể được thực hiện trực tuyến giữa công ty với các đối tác, thông qua hoạt động tạo thị trường hoặc thông qua hệ thống giao dịch tự động. Giao dịch tự doanh được thực hiẹn theo phương thức giao dịch trực tiếp hay gián tiếp + Giao dịch trực tiếp là giao dịch trao tay giữa khách hàng và công ty chứng khoán theo giá thỏa thuận (giao dịch tại quầy). Các đối tác giao dịch tự tìm đầu mối, họ có thể là cá nhân hay tổ chức. Thời gian giao dịch không quy định (có thể trong hoặc ngoài giờ hành chính, ngày hoặc đêm…). Chứng khoán giao dịch rất đa dạng, phần lớn là các chứng khoán chưa niêm yết hoặc mới phát hành. Các đối tác giao dịch thường trực tiếp thực hiện các thủ tục thanh toán và chuyển giao. Vì vậy trong loại giao dịch này không có bất cứ một loại phí nào. Thông thường, doanh số giao dịch trực tiếp lớn gấp bội lần doanh số giao dịch trên sở (chiếm khoảng 80% - 90% doanh số giao dịch của thị trường). Các hoạt động giao dịch này không chịu sự giảm sát của SGD nhưng chịu sự giám sát của thanh tra nhà nước về chứng khoán. + Giao dịch gián tiếp là các giao dịch công ty thực hiện thông qua các nhà môi giới lập giá, các chuyên gia chứng khóan trên thị trường, hoặc đặt lệnh mua bán giống như lệnh mua bán của các nhà đầu tư khác. Do giao dịch qua SGD nên CTCK phải chịu các chi phí môi giới lập giá, chi phí thanh toán bù trừ và lưu kí chứng khoán. 1.2. Mục đích hoạt động tự doanh CTCK triển khai hoạt động tự doanh nhằm thực hiện các mục đích sau: Tự doanh để thu chênh lệch giá cho chính mình. CTCK là những tổ chức kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp. Với vai trò và vị trí của mình họ có nhiều lợi thế về thông tin và khả năng phân tích, định giá chứng khoán… Vì vậy, khi triển khai họat động tự doanh, khả năng sinh lợi từ hoạt động này của họ sẽ cao hơn so với các nhà đầu tư khác. Tuy nhiên để đảm bảo sự ổn định và tính minh bạch của thị trường, pháp luật các nước đều quy định các CTCK phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, như: điều kiện về vốn, về nguồn nhân lực, về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tự doanh… Dự trữ để đám bảo khả năng cung ứng Pháp luật kinh doanh chứng khoán ở một số nước có quy định, các công ty môi giới, các chuyên gia chứng khoán và những nhà tạo lập thị trường có trách nhiệm đảm bảo tính thanh khoản của thị trường. Điều này có nghĩa là, khi nhu cầu thị trường giảm sút mạnh, thị trường có thể lâm vào tình trạng kém sôi động hoặc đóng băng đối với 1 hoặc một số loại chứng khoán nhất định, những nhà tạo thị trường phải có trách nhiệm mua chứng khoán để kích cầu, trường hợp ngược lại phải bán ra để tăng cung. Để hoàn thành các trọng trách này các nhà tạo lập thị trường, các CTCK phải tính toán để xác định khối lượng các chứng khoán cần mua để dự trữ nhằm bảo đảm khả năng cung ứng trong những trường hợp cần thiết, đồng thời đảm bảo khả năng sinh lợi hợp lí từ những hoạt động này. Điều tiết thị trường Khi giá chứng khoán biến động bất lợi cho tình hình hoạt động cung của thị trường, các CTCK thực hiện các giao dịch mua bán nhằm ổn định thị trường theo yêu cầu can thiệp của cơ quan quản lí và tự bảo vệ mình hay bảo vệ khách hàng. Tuy nhiên để làm được điều này các công ty thường phải liên kết với nhau trong quá trình hoạt động thông qua các tổ chức như: Hiệp hội chứng khoán. 1.3. Yêu cầu đối với hoạt động tự doanh Tách biệt quản lí Khi CTCK đồng thời thực hiện 2 nghiệp vụ tự doanh và môi giới thì phải tổ chức tách biệt 2 nghiệp vụ này để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động. Sự tách bạch này bao gồm cả yếu tố con người, vốn, tài sản và quy trình nghiệp vụ. - Phải tổ chức các bộ phận kinh doanh riêng biệt. Các nhân viên tự doanh không được thực hiện nghiệp vụ môi giới và ngược lại. Ở Thái Lan, nguyên tắc này được gọi là nguyên tắc phân chia ranh giới. - Phải tách bạch tài sản của khách hàng với tài sản của công ty. Ưu tiên khách hàng Pháp luật của hầu hết các nước đều yêu cầu CTCK phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên khách hàng, có nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được ưu tiên xử lí trước lệnh tự doanh của công ty. Điều này đảm bảo tính công bằng trong giao dịch chứng khoán khi mà các CTCK có nhiều lợi thế hơn khách hàng về tìm kiếm thông tin và phân tích thị trường. Bình ổn thị trường Do tính đặc thù của TTCK, đặc biệt là ở các TTCK mới nổi, bao gồm chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ nên tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư không cao. Điều này rất dễ dẫn đến những biến động bất thường trên thị trường. Vì vậy các nhà đầu tư lớn chuyên nghiệp rất cần thiết trong việc làm tín hiệu hướng dẫn cho toàn bộ thị trường. Cùng với các quỹ đầu tư chứng khoán, các CTCK với khả năng chuyên môn và nguồn vốn lớn của mình thông qua hoạt động tự doanh góp phần vào việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá cả của các loại chứng khóan trên thị trường. Thông thường chức năng này không phải là một quy định bắt buộc trong hệ thống pháp luật của các nước. Tuy nhiên đây thường là nguyên tắc nghề nghiệp do các Hiệp hội chứng khoán đặt ra, và các thành viên của Hiệp hội phải tuân theo. Ngoài ra các CTCK còn phải tuân thủ 1 số quy định khác như các giới hạn về đầu tư, lĩnh vực đầu tư… Mục đích của các quy định này nhằm bảo đảm 1 độ an toàn nhất định cho các CTCK trong quá trình hoạt động, tránh sự đổ vỡ gây thiệt hại chung cho cả thị trường. 1.4. Quy trình nghiệp vụ tự doanh Cũng giống như các hoạt động nghiệp vụ khác, hoạt động tự doanh không có một quy trình chuẩn hay bắt buộc nào. Các CTCK tùy theo cơ cấu tổ chức của mình sẽ có các quy trình nghiệp vụ riêng, phù hợp. Tuy nhiên trên giác độ chung nhất, quy trình hoạt động tự doanh bao gồm các bước sau: Bước 1: Xây dựng chiến lược đầu tư CTCK phải xác định rõ chiến lược trong hoạt động tự doanh của mình là chủ động, thụ động hay bán chủ động, đầu tư vào những ngành nghề hay lĩnh vực nào. Chiến lược đầu tư của một công ty thường phụ thuộc vào: - Thực trạng nền kinh tế - Khả năng nắm bắt và xử lí thông tin - Trình độ và khả năng phân tích - Khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo công ty… Bước 2: Khai thác tìm kiếm cơ hội đầu tư Theo mục tiêu đã được xác định, công ty sẽ chủ động tìm kiếm mặt hàng, nguồn hàng, khách hàng, cơ hội đầu tư. Việc khai thác tìm kiếm cơ hội đầu tư được tiến hành cả ở thị trường phát hành và thị trường lưu thông, cả chứng khoán đã niêm yết và chưa niêm yết. Bước 3: Phân tích, đánh giá chất lượng, cơ hội đầu tư Bộ phận tự doanh phải triển khai và kết hợp với bộ phận phân tích để thẩm định, phân tích các khoản đầu tư để có các kết luận cụ thể về các cơ hội đầu tư (mặt hàng, số lượng, giá cả, thị trường nào…). Bước 4: Thực hiện đầu tư Sau khi đã đánh giá phân tích các cơ hội đầu tư, bộ phận tự doanh sẽ triển khai các hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán. Cơ chế giao dịch sẽ tuân thủ các quy định của pháp luật và các chuẩn mực chung trong ngành. - Nếu mua chứng khoán trên thị trường sơ cấp, bộ phận tự doanh phải tuân thủ đúng quy trình đấu thầu, hoặc bảo lãnh phát hành, hoặc thỏa thuận với các tổ chức phát hành trong các công đoạn chuẩn bị phát hành. - Nếu mua bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp, bộ phận tự doanh phải đặt lệnh giao dịch theo phương thức khớp lệnh hoặc giao dịch thỏa thuận (trên SGD) hoặc khớp giá (trên sàn OTC). Sau đó nhân viên tự doanh kết hợp với bộ phận kế toán để xác nhận kết quả giao dịch, hoàn tất các thủ tục thanh toán chứng khoán và tiền. Lệnh giao dịch của bộ phận tự doanh sẽ được chuyển từ bộ phận tự doanh của công ty sang phòng môi giới như lệnh của một khách hàng, trừ việc kiểm tra kí quỹ. Nếu lệnh tự doanh và lệnh của khách hàng được chuyển cho phòng môi giới cùng một thời gian thì lệnh của khách hàng được ưu tiên truyền đi trước. Bước 5: Quản lí đầu tư và thu hồi vốn Trong khâu này, bộ phận tự doanh có trách nhiệm theo dõi các khoản đầu tư, đánh giá tình hình và thực hiện những hoán đổi cần thiết, hợp lí cũng như tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới. Đối với trái phiếu công ty phải thường xuyên theo dõi mọi biến động về lãi suất, tỉ giá hối đoái, biến động kinh tế để kịp thời điều chỉnh. Công ty cần có những dự đoán về lãi suất của các trái phiéu theo các kì hạn khác nhau trên cơ sở chu kì kinh tế và triển vọng kinh tế, từ đó thực hiện những thay đổi phù hợp trong quản lí danh mục trái phiếu. Đối với cổ phiếu, công ty phải thường xuyên theo dõi danh mục cổ phiếu của mình trên cơ sở phân tích và dự đoán kinh tế vĩ mô, ngành, thực trạng tình hình các cổ phiếu đang nắm giữ, định giá chúng để quyết định tiếp tục nắm giữ hay bán đi. PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TỰ DOAH CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NĂM 2009 - 2011 2.1. Kết quả hoạt động tự doanh chứng khoán từ 2009 đến nay 2.1.1 Kết quả hoạt động tự doanh chứng khoán năm 2009  Nhìn tổng thể, kết quả hoạt động của các CTCK trong 6 tháng đầu năm cho thấy: Mảng tự doanh chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu doanh thu của các CTCK. Tại SSI, trong tổng doanh thu 303,83 tỷ đồng có 172,52 tỷ đồng từ hoạt động đầu tư chứng khoán và góp vốn. Tương tự, hoạt động tự doanh của HSC chiếm tỷ trọng 63,23% trong tổng doanh thu; KLS là 52,21%; đặc biệt với IBS, con số này lên tới 81%. BVSC chỉ công bố BCTC dạng tóm tắt, nhưng giải trình kết quả kinh doanh của Công ty cho biết, trong quý II nghiệp vụ tự doanh của BVSC gặt hái được 36 tỷ đồng doanh thu, tăng tới 200% so với quý I… Tự doanh là nguồn thu nhập chính của các CTCK nhờ việc kinh doanh chứng khoán niêm yết và chưa niêm yết, thông thường chiếm 60-70% tổng thu nhập của các công ty. Với thị trường khó khăn về thanh khoản cũng như rủi ro về chính sách tiền tệ và thông tin, mảng nghiệp vụ này trở thành phản tác dụng, gây ra các chi phí dự phòng lớn trong khi nguồn thu nhập hạn chế. Điển hình như CTCK Kim Long thua lỗ 172 tỷ đồng, Bảo Việt lỗ 92 tỷ đồng. 2.1.2. Kết quả hoạt động tự doanh chứng khoán từ 2010 Năm 2010, có 88 trên 94 công ty được thống kê có doanh thu từ hoạt động tự doanh với tổng giá trị đạt 5.164 tỉ đồng, chiếm 36,14% trong tổng doanh thu. Công ty dẫn đầu trong doanh thu tự doanh là SBS (1.131 tỉ đồng), SSI (710 tỉ đồng) và AGR (642 tỉ đồng). Đặc biệt số CTCK có doanh thu đến chủ yếu từ tự doanh như Chứng khoán Á-Âu (82,61%), Chứng khoán SBS (82,12%), Chứng khoán Bản Việt (70,11%). Các CTCK lớn đang niêm yết trên sàn như SSI, HPC, SHS cũng có doanh thu từ hoạt động tự doanh chiếm tỷ lệ khá lớn. Tự doanh luôn là hoạt động tạo ra lợi nhuận chính của các CTCK. Sau năm 2009 khá thành công, bộ phận tự doanh của nhiều CTCK hiện đang “chết đứng”. Nhiều CTCK chuyên về tự doanh đã lỗ nặng, bế tắc trước câu hỏi “Tự doanh như thế nào cho hiệu quả?”. Năm 2009, các CTCK đã tích cực tìm doanh nghiệp (DN) chưa niêm yết để tư vấn rồi mua CP giá rẻ, chờ khi lên sàn sẽ hiện thực hóa lợi nhuận. Nhưng từ đầu năm 2010, hầu hết CTCK lựa chọn chiến thuật này đã rơi vào tình trạng thua nhiều hơn thắng. DIG (DIC Corp) và CSM (Casumina) là 2 trong số những mã CP chào sàn thành công nhất trong năm 2009. DIG xuất hiện tại HOSE vào cuối tháng 8 với giá 5.5, chỉ sau 1 tháng đã leo lên mức đỉnh 15.0.Cùng khoảng thời gian này, CSM cũng lên sàn với giá khởi điểm 4.2 và tăng lên đến gần 14.0 không lâu sau đó. Thành công của DIG và CSM nhờ vào nhiều yếu tố. Thời điểm hai mã CP này lên sàn, TTCK vẫn đang có diễn biến thuận lợi. Đây là những “ông lớn” thực sự trong ngành bất động sản (DIC Corp) và công nghiệp cao su (Casumina). Cả 2 đã chọn mức giá chào sàn thấp. Lúc đó, EPS 9 tháng của DIG tương đương 6.500 đồng/CP, P/E tính theo giá chào sàn chưa đến 8 lần, trong khi rất nhiều CP BĐS lúc đó có P/E từ 15-20 lần. Nhìn lại những DN chào sàn trong năm 2010, không nhiều DN đạt tầm vóc như DIC Corp và CSM. OGC (Tập đoàn Đại Dương) có thể xem là trường hợp hiếm hoi thành công, nhưng diễn biến của CP này khiến nhiều NĐT “đau tim” chứ không có kiểu “lên thẳng” như năm ngoái. 3 yếu tố vừa nêu, trong một chừng mực nào đó, đã không thể xuất hiện cùng lúc trong năm 2010 này, nên chiến thuật săn CP dưới sàn để lên sàn xả hàng của các CTCK thất bại là điều dễ hiểu. Theo báo cáo tài chính của DN này thì trong năm 2010, KLS bị lỗ tới hơn 173 tỉ đồng - một con số khiến cho các cổ đông của Cty này tá hỏa. Chưa hết, một CTCK khác thuộc hàng “đại gia” là CTCP CK Bảo Việt (BVS) cũng lỗ tới hơn 92 tỉ đồng. Tiếp đến hàng loạt các CTCK khác là CTCP CK Hải Phòng (HPC) bị âm hơn 48,7 tỉ đồng, CTCP CK Sao Việt (SVS) lỗ hơn 21,3 tỉ đồng, CTCK Nam Việt cũng thiết lập kỷ lục lỗ 4 năm liên tiếp với số tiền lỗ hơn 16 tỉ đồng, CTCK Tầm Nhìn (HRS) cũng lỗ 4 năm liên tiếp, mức lỗ lên đến 36 tỉ đồng, CTCK Vina lỗ hơn 128 tỉ đồng. Các CTCK như NVS của Navibank, CTCK Miền Nam, CTCK Thành Công, CTCK Nam An... cũng chung số phận thua lỗ. Những CTCK khác như WSS, APG, APS quý IV/2010 các công ty này đều thua lỗ: WSS lỗ 41 tỷ đồng, APG lỗ 3,19 tỷ đồng, APS lỗ 16,57 tỷ đồng. Với bối cảnh thị trường hiện nay thì hoạt động tự doanh của các công ty vẫn chưa có gì sáng sủa. Năm 2008 có tới 70% (61/88) CTCK bị thua lỗ chủ yếu là do hoạt động tự doanh, con số này năm 2010 chỉ còn 26,59% (25/94). Với trường hợp của FPTS, từ mức lỗ lũy kế là 227 tỷ đồng cuối năm 2008 do tự doanh, sau 2 năm thay đổi chiến lược (cắt giảm đầu tư, tập trung sang môi giới và tư vấn), CTCK này đã đảo ngược được tình thế, đạt lợi nhuận chưa phân phối cộng dồn 69 tỷ đồng vào năm 2010. Mấu chốt ở đây chính là các CTCK đã không thể dự báo được tình hình của thị trường trong khoảng thời gian mình mua CP cho đến khi lên sàn. Quản trị rủi ro kém, dự báo yếu, thua lỗ là điều không thể tránh khỏi. Trong năm 2009 đã có khá nhiều CTCK huênh hoang về khả năng tư vấn niêm yết CP của mình, hễ CP nào mình “làm” là sẽ “lên", nhưng giờ đây không ít CTCK đã phải lãnh quả đắng về sản phẩm của mình. 2.1.3. Kết quả hoạt động tự doanh chứng khoán trong năm 2011 của một số công ty. SBS: Doanh thu tự doanh quý I/2011 tăng 43% so với cùng kỳ 2010.Tuy nhiên do chi phí kinh doanh lớn nên SBS lãi sau thuế quý I/2011 đạt hơn 6 tỷ đồng, giảm 84% so với quý I/2010. Doanh thu tự doanh của SBS trong quý I/2011 tăng hơn 110 tỷ so với cùng kỳ 2010. Tuy nhiên chi phí hoạt động kinh doanh của SBS quý này lên tới 326 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ 2010; chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 24 tỷ đồng, tăng 47% so với quý I/2010. SSI tỷ trọng doanh thu các mảng kinh doanh được đa dạng hóa, trong đó tự doanh 50%, ngân hàng đầu tư 7%, doanh thu khác 30%, môi giới 10%. Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2011 mà các CTCK vừa công bố thì chỉ có HCM và KLS là có lãi. Còn lại, những CTCK khác như SSI, VND, AVS đều công bố mức lỗ từ vài chục cho đến cả trăm tỷ đồng. CTCK đầu ngành như SSI lần đầu tiên cũng chịu chung tình cảnh với kết quả thua lỗ 102 tỷ đồng trong quý I. Đối với HCM và KLS, mặc dù công bố lãi, nhưng mức lãi không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư. Cụ thể, lợi nhuận của HCM giảm gần 20% so với cùng kỳ năm trước; còn KLS chỉ lãi vỏn vẹn 30 tỷ đồng nhờ vào gần 2.000 tỷ đồng gửi tiết kiệm. Trái ngược lại với CTCK hàng đầu này, cảnh thua lỗ, lợi nhuận rất thấp trong năm 2010 thường thấy với các CTCK khác như KLS, BVS, VND v.v… Lý do cơ bản là: thị trường không thuận lợi, trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư, và doanh số môi giới giảm sút. Thời điểm khó khăn như hiện nay khiến 102 CTCK tính đến việc thu hẹp, sát nhập và giảm số lượng. Năm 2008 có tới 70% (61/88) CTCK bị thua lỗ chủ yếu là do hoạt động tự doanh, con số này năm 2010 chỉ còn 26,59% (25/94) và vào quí 1-2011 lại có đến gần 50% công ty đang niêm yết bị thua lỗ. Việc các CTCK quá chú trọng vào hoạt động tự doanh trong khi năng lực còn hạn chế và TTCK không thuận lợi đã khiến cho nhiều công ty bị thua lỗ nặng nề. 2.2. Đánh giá về hoạt động tự doanh chứng khoán và diễn biến TTCK trong thời gian tới Nguyên nhân thua lỗ của hoạt động tự doanh chứng khoán Trong khi Nhà nước đang thực hiện liên tiếp các chính sách thắt chặt tiền tệ, thắt chặt cho vay CK, hạn chế đòn bẩy tài chính, thắt chặt các cơ chế hoạt động của CTCK... thì hàng loạt CTCK lại tiếp tục có báo cáo “lỗ nặng”. Nhiều CTCK lỗ tới 3 - 4 năm liên tiếp và đẩy chính số phận của các CTCK này vào cơn bĩ cực. Thực tế, việc các CTCK thua lỗ là điều theo các chuyên gia là... rất dễ hiểu. Lý do đơn giản là trong bối cảnh TTCK giảm sút, số đông NĐT đều không còn mặn mà với kiểu đầu tư trên sàn CK đã khiến số tiền thu được từ hoạt động môi giới CK của các Cty này sụt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một lý do khác là hầu hết các CTCK này đều tham gia vào “đánh CK” theo kiểu tự doanh. Chính hoạt động này cũng khiến các CTCK thua lỗ do thị giá của TTCK nói chung thời gian qua giảm mạnh Nguyên nhân thua lỗ của các CTCK không nằm ngoài lý do TTCK Việt Nam quá xấu trong suốt quý I/2011. Mặc dù VN-Index chỉ giảm hơn 10%, nhưng HNX-Index đã giảm gần 30%. Nhiều cổ phiếu có mức giảm giá từ 40 - 50%. Điều này khiến cho hoạt động tự doanh của các CTCK đều khó khăn và thua lỗ. Nhiều CTCK phải gia tăng các khoản trích lập dự phòng giảm giá cổ phiếu. SSI là một trong những công ty trích lập dự phòng lớn nhất, với gần 350 tỷ đồng. Do báo cáo tài chính quý I không yêu cầu phải soát xét nên có khả năng các công ty chưa trích lập dự phòng đầy đủ. Hơn nữa, nhiều cổ phiếu trên thị trường OTC không có giao dịch, nên việc xác định trích dự phòng bao nhiêu cũng là một điều khó khăn. Đánh giá triển vọng của hoạt động tự doanh và TTCK trong thời gian tới Triển vọng của TTCK từ nay đến cuối năm theo nhiều nhận định là khá mờ mịt. Lạm phát vẫn đang ở mức cao, lãi suất đi vay cao buộc doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động sản xuất - kinhdoanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Lãi suất cho vay cao còn bóp chặt dòng tiền đầu tư vào TTCK. Lãi suất cho vay để thực hiện các dịch vụ chứng khoán của CTCK đã được nâng lên 24 - 27%/năm. Điều này càng khiến cho nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc tìm nguồn vốn để đầu tư. Hơn nữa, các ngân hàng thương mại đang chịu áp lực lớn trong việc giảm dư nợ cho vay phi sản xuất xuống dưới mức 22% vào cuối tháng 6/2011 và xuống mức 16% vào cuối năm nay. Để có thể thực hiện được điều này thì các ngân hàng thương mại sẽ buộc phải lựa chọn cắt giảm cho vay đầu tư cổ phiếu, TTCK vì thế thiếu đi một điều kiện để tăng trưởng. Như vậy, khi TTCK tiếp tục "teo tóp" thì lợi nhuận của các CTCK còn bị ảnh hưởng nặng nề. Báo cáo tài chính quý II/2011 sẽ phải thực hiện việc soát xét nên bức tranh về lợi nhuận trong quý II nhiều khả năng vẫn mang màu xám Doanh thu môi giới giảm, tự doanh thua lỗ trong khi phải đối mặt với áp lực giải chấp tài khoản của khách hàng… các công ty chứng khoán vẫn phải cố gắng cầm cự để chờ ngày thị trường chứng khoán hồi phục. PHẦN III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG K
Tài liệu liên quan