Đề tài Giải pháp phát triển thanh toán thẻ trong siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7/11/2006 và đang đứng trước nhiều thách thức trong bối cảnh hội nhập, một trong những vấn đề đó là phải hoàn thiện hệ thống thanh toán. Ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam.

doc77 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển thanh toán thẻ trong siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU —&– Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7/11/2006 và đang đứng trước nhiều thách thức trong bối cảnh hội nhập, một trong những vấn đề đó là phải hoàn thiện hệ thống thanh toán. Ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam. Đề án là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh toán đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam hiện nay. Đề án nêu rõ, đối với khu vực dân cư thực hiện khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ cho các giao dịch thanh toán hiện đại, tập trung chủ yếu cho dịch vụ thẻ. Bên cạnh đó, xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, kết nối các hệ thống máy ATM và POS của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất, nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng, đảm bảo thẻ do một ngân hàng phát hành có thể sử dụng ở nhiều máy ATM và POS của các ngân hàng khác. Như vậy, bên cạnh khu vực công và khu vực doanh nghiệp thì khu vực dân cư là một bộ phận quan trọng trong mục tiêu đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư thì chi tiêu cho hàng tiêu dùng là những phát sinh kinh tế mang tính chất thường xuyên, ổn định, phổ biến. Phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt thẻ tại các điểm bán lẻ sẽ góp phần rất lớn đưa phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt vào cuộc sống của người dân. Thị trường bán lẻ Việt Nam trong nhiều năm qua phát triển rất mạnh mẽ. Với mức sống ngày càng được nâng cao và xu hướng hội nhập quốc tế về kinh tế và văn hóa, các kênh phân phối truyền thống của thị trường này như chợ, cửa hàng bán lẻ đang dần bị thay thế bởi các siêu thị, trung tâm thương mại. Siêu thị đã trở thành kênh phân phối phù hợp với lối sống văn minh, hiện đại và có vai trò quan trọng đến phát triển sản xuất, kích thích tiêu dùng, văn minh thương nghiệp, thói quen mua sắm, mỹ quan đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm.... Như vậy, việc phát triển mạng lưới thanh toán qua thẻ cho mục đích mua sắm, tiêu dùng của đại đa số người dân hiện nay là cần thiết, là xu hướng phát triển tất yếu khách quan. Đồng thời, có thể nói siêu thị là một trong những điểm mấu chốt đề thay đổi thói quen dùng tiền mặt của đa số người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay. Với mong muốn được nghiên cứu, tìm hiểu và góp phần hoàn thiện hơn về dịch vụ thẻ thanh toán trong siêu thị, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển thanh toán thẻ trong siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh” ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của hệ thống thanh toán thẻ và hệ thống siêu thị cũng như thực trạng thanh toán thẻ trong hệ thống siêu thị ở TP.HCM hiện nay. Trong đề tài này, tôi tiến hành nghiên cứu, khảo sát các siêu thị bán lẻ với hình thức kinh doanh tổng hợp. Với sự đa dạng về chủng loại và giá cả hàng hóa, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân, những siêu thị này thu hút được một lượng khách hàng đông đảo hơn với nhiều tầng lớp dân cư có thu nhập khác nhau. Như vậy việc tìm hiểu về hoạt động thanh toán của khách hàng và siêu thị sẽ có góc nhìn bao quát hơn thông qua nghiên cứu loại siêu thị này. Do đó, đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các siêu thị bán lẻ với hình thức kinh doanh tổng hợp. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình hoạt động thanh toán qua thẻ tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM, xác định những tồn tại và hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục, góp phần phát triển hệ thống thanh toán thẻ tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM, cũng là một bộ phận của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Việt Nam. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp cụ thể được sử dụng: Phương pháp chọn mẫu, thống kê mô tả để đưa ra một cái nhìn bao quát về tình hình thanh toán thẻ trong các siêu thị tại TP.HCM. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, khảo sát, lấy ý kiến khách hàng đề nắm được thực trạng thanh toán thẻ trong siêu thị đứng ở các góc độ ngân hàng, siêu thị và khách hàng. LỜI CẢM ƠN Ð­Ñ Qua thời gian học tập bốn năm và một tháng thực tập và nghiên cứu tại TRUNG TÂM THẺ NHTMCP Đông Á , tôi đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường tôi chưa được biết và đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa QTKD trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM đã giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản làm nền tảng, đặc biệt là cô giáo: ThS. Phạm Hải Nam đã tạo mọi điều kiện và tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình làm và viết khoá luận. Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám đốc và các anh chị trong Trung Tâm Thẻ của NH TMCP Đông Á đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể vận dụng những kiến thức đã học ứng dụng vào thực tiễn. Nhờ đó tôi mới hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này. Trong quá trình thực tập và làm bài luận văn , do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên ko tránh khỏi những sai sót. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn. quý thầy cô tại trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM . BGD cùng các anh chị tại Trung Tâm Thẻ NHTMCP Đông Á. Kính chúc mọi người sức khỏe và thành công trong công việc. NHẬN XÉT ( Của giảng viên hướng dẫn ) TP. Hồ Chí Minh Ngày Tháng Năm 20 GVHD ThS. PHẠM HẢI NAM CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN 1.1.1 Khái niệm và phân loại thẻ thanh toán 1.1.1.1. Khái niệm thẻ thanh toán : Theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Thẻ ngân hàng là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận”. Ngoài ra còn có một số khái niệm khác về thẻ thanh toán: - Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi các ngân hàng, tổ chức tài chính hay các công ty. - Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và phát triển gắn liền với sự ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân hàng. - Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng thanh toán hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp. - Thẻ thanh toán là một phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa các ngân hàng, tổ chức tài chính với các điểm thanh toán. Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán. Nói chung, thẻ là một phương thức thanh toán hiện đại do ngân hàng hoặc các tổ chức được phép phát hành và cung cấp, và người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ hay rút tiền mặt tự động thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tự động. 1.1.1.2 Phân loại thẻ thanh toán Có nhiều cách phân loại thẻ thanh toán: Phân loại theo công nghệ sản suất, theo chủ thể phát hành, theo tính chất thanh toán của thẻ, theo phạm vi lãnh thổ…. - Phân loại theo công nghệ sản xuất. Có 3 loại: + Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard): Dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật thô sơ dễ bị giả mạo. + Thẻ băng từ (Magnetic Stripe): Dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin sau mặt thẻ. Là loại thẻ mà các thông tin của chủ thẻ vừa được dập nổi ở mặt trước của thẻ vừa được mã hóa trong băng từ ở mặt sau của thẻ. Các thông tin này phải đảm bảo chính xác và khớp với nhau. + Thẻ thông minh (SmartCard): Đây là thế hệ mới nhất của thẻ, có đặc tính bảo mật và an toàn rất cao, dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học, gắn vào thẻ một chip điện tử có cấu tạo như một máy tính hoàn hảo. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ: Thẻ tín dụng (Credit card): Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành thẻ. Gọi là thẻ tín dụng là vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chi thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (Delayed Debitcard) hay chậm trả. Thẻ ghi nợ (DebitCard): Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn. Thẻ rút tiền mặt (Cashcard): Là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được. Theo phạm vi lãnh thổ. Thẻ trong nước (thẻ nội địa): Là thẻ được tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để giao dịch trong lãnh thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Thẻ quốc tế: Là thẻ được tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để giao dịch trong và ngoài lãnh thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, hoặc là thẻ được tổ chức nước ngoài phát hành và giao dịch trong lãnh thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Phân loại theo chủ thể phát hành Thẻ do ngân hàng phát hành: Là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: Là các loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn, các công ty xăng dầu lớn phát hành như Diner’s Club, 1.1.2. Lịch sử hình thành và Quá trình phát triển của thẻ Thẻ thanh toán đã có mặt từ rất lâu đời trên thế giới. Nhưng vào thời gian trước đây, loài người vẫn chưa thực sự nhận ra chúng. Hình thức sơ khai ban đầu của những chiếc thẻ thanh toán lúc đó chỉ là những miếng gỗ, mảnh đá được dùng để ghi lại các thông tin giao dịch, thông tin thanh toán. Năm 1730, Christopher Thornton- một doanh thương về đồ nội thất đã quảng cáo chương trình mua trả góp đầu tiên trong lịch sử thương mại loài người. Từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, những người Tallymen bán trang phục cho khách hàng bằng cách trả góp hàng tuần. Họ được gọi là Tallymen vì hồ sơ trả tiền của khách hàng được lưu giữ và tính toán trên một miếng gỗ, tiền nợ được ghi trên một đầu và trả tiền hàng tuần được ghi trên đầu kia. Đến năm 1914 thì sự ra đời của phương thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng được ghi nhận. Khi đó, công ty điện báo hàng đầu Hoa Kỳ là Western Union đã cung cấp một dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Theo đó, công ty này phát hành một tấm thẻ bằng kim loại và một số thông tin được in nổi trên thẻ, bao gồm 2 chức năng cơ bản là nhận dạng khách hàng và lưu giữ thông tin. Thấy được sự tiện lợi của Western Union, một số công ty xăng dầu của Mỹ đã nhảy vào phát hành một số loại thẻ cho khách hàng. Công ty General Petrodium đã phát hành thẻ tín dụng xăng dầu đầu tiên vào năm 1924, thẻ tín dụng cho phép khách hàng thanh toán bằng thẻ tại các cửa hàng xăng dầu của công ty họ trên cả nước Mỹ. Từ những hình thức sơ khai của thẻ thanh toán như miếng gỗ, mảnh đá trước đây thì tấm thẻ kim loại được xem như là tiền thân của tấm thẻ nhựa sau này. Cùng với sự phát triển của loài người, của khoa học công nghệ và các kỹ thuật điện toán đã thúc đẩy thẻ thanh toán ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Sau đây là một số cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của thẻ thanh toán: - Vào năm 1951, Frank X. Mcnamara đã thành lập công ty đầu tiên phát hành thẻ tín dụng, cung cấp 200 thẻ tín dụng đầu tiên cho những người giàu có ở New York và những thẻ này được sử dụng ở 27 nhà hàng sang trọng ở New York, có tên là Diner’s Club. - Sau Diner’s Club, vào năm 1958, công ty American Express tham gia vào thị trường thẻ ngân hàng. Và mục tiêu họ phát triển thẻ là trong lĩnh vực giải trí và du lịch với sản phẩm thẻ American Express. - Cũng trong năm 1958, khi đó ngân hàng Mỹ phát hành thẻ BankAmericard xanh, trắng và vàng cung cấp cho người sử dụng lựa chọn trả tiền trong tài khoản dưới hình thức trả góp. - Năm 1966, một tập đoàn Mỹ có tên gọi Western States’ BankCard Association đã mở rộng quan hệ tới những tập đoàn tài chính khác và bắt đầu tung ra thị trường loại thẻ MasterCharge. - Năm 1972, các công ty dầu hỏa với mạng lưới trạm xăng dầu dày đặc cũng phát hành loại thẻ tín dụng riêng cho khách hàng thân thiết của họ. - Vào năm 1977, National BankAmericard thành lập một loại thẻ mang tên thẻ Visa, một tên thương hiệu đơn giản, dễ nhớ, có thể phát âm gần như giống nhau trong tất cả ngôn ngữ. Cái tên Visa nhận được sự đồng tình ở mức độ rộng cùng với tính linh động của nó. - Năm 1979, tập đoàn thẻ xanh dương của Pháp ký kết với Bank American để phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa. Từ nay, người Pháp có thể trả tiền ở nước ngoài nhờ tấm thẻ này. - Cũng trong năm 1979, thẻ MasterCharge được đổi tên thành MasterCard để chứng tỏ vị thế thống lĩnh thị trường và phát triển thêm những dịch vụ mới. - Năm 1983, MasterCard đi đầu trong việc sử dụng công nghệ ảnh 3 chiều dùng tia laser với mục đích tạo độ an toàn cao cho thẻ. - Năm 1989, các ngân hàng tìm cách tạo an toàn tối đa cho các giao dịch thẻ. Sau 7 năm thử nghiệm, họ đã chọn việc sử dụng con bọ điện tử. Nhà nghiên cứu Pháp Roland Moreno hợp tác với Công ty Cii-Honeywell Bull phát minh hệ thống “bất khả xâm phạm” này cho thẻ thanh toán…. Như vậy, thẻ ngân hàng ra đời từ nhu cầu thanh toán và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ cũng như chiến lược thay thế tiền mặt trong lưu thông. Thực tế cho thấy, thẻ ngân hàng là sự phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đồng thời đã và đang phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ và văn minh xã hội. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu của thế giới về khoa học kỹ thuật, nhất là về công nghệ thông tin, hệ thống thẻ ngày càng hoàn thiện và phát triển. Cùng với mạng lưới thành viên và khách hàng phát triển hàng ngày, các TCTQT đã xây dựng hệ thống xử lý giao dịch và trao đổi thông tin toàn cầu về phát hành, thanh toán, cấp phép, tra soát, khiếu kiện và quản lý rủi ro. Với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ USD mỗi năm, thẻ ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt và séc trong hệ thống thanh toán toàn cầu. Đây là thành công đáng kể đối với một ngành kinh doanh mới chỉ có vài thập kỷ hình thành và phát 1.1.1.3 Mô tả kỹ thuật về thẻ thanh toán Đặc điểm chung Chất liệu: Plastic Kích cỡ tiêu chuẩn: 5,5cm * 8,5cm Các thông tin cần có trên thẻ: Nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên và logo của nhà phát hành thẻ, số hiệu của thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ và ngày hiệu lực. Các thông tin chi tiết ở mặt trước và sau của thẻ: Mặt trước của thẻ: Thương hiệu của tổ chức thẻ quốc tế, loại thẻ, tên tổ chức ngân hàng phát hành thẻ, biểu tượng của thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực của thẻ, họ và tên chủ thẻ, ký tự an ninh trên thẻ, số mật mã của đợt phát hành…. Thẻ chip là loại thẻ nhựa trên đó có gắn một chíp vi xử lý như một máy tính nhỏ. Bộ xử lý và mô đun bảo mật phần cứng (HSM) của chip có tính năng xử lý thông tin, lưu giữ thông tin, lưu giữ thông tin bí mật, xử lý mã hóa và thông tin đầu vào và đầu ra (I/O). Phần mềm bao gồm hệ điều hành, các ứng dụng, các khoá bảo mật, số liệu về chủ thẻ. Về cơ bản, cấu tạo thẻ chip cũng tương tự như cấu tạo thẻ từ. Cũng bao gồm các yếu tố trên thẻ như: Thưong hiệu, tên và logo của tổ chức phát hành, biểu tượng của thẻ, ngày hiệu lực của thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ…. Điểm khác biệt ở đây đó chính là thẻ được gắn một bộ mạch tích hợp như một con chip điện tử có khả năng lưu trữ và xử lý thông tin. Ngoài ra, thẻ thông minh còn có thể có một hình ảnh 3 chiều để tránh các vụ lừa đảo. Thẻ thông minh cung cấp rất nhiều tính năng vượt trội so với thẻ từ truyền thống như khả năng lưu trữ, khả năng bảo mật an toàn thông tin, hỗ trợ nhiều ứng dụng và đảm bảo an toàn cho các dữ liệu lưu trên thẻ. Ngoài ra thẻ thông minh rất bền, có tuổi thọ khá cao (các nhà cung cấp cho biết thẻ có thể được đọc và ghi lại tới 10.000 lần trước khi bị hỏng). Có 3 loại thẻ chip đang được sử dụng trên thế giới đó là: thẻ chip tiếp xúc, thẻ chip phi tiếp xúc, thẻ chip giao diện kép. (1) Thẻ chip tiếp xúc vẫn có những đặc điểm giống với thẻ từ chỉ khác có gắn một chip vi xử lý. (2) Thẻ chip phi tiếp xúc (còn gọi là thẻ tiếp xúc gần) là loại thẻ nhựa được gắn ăng ten, ứng dụng công nghệ tần suất radio (RF). Loại thẻ này khi sử dụng không cần tiếp xúc trực tiếp vào đầu máy đọc thẻ trong khoảng cách cho phép là dưới 10cm, phù hợp với môi trường giao dịch nhanh. (3) Thẻ chip giao diện kép là loại thẻ vừa có giao diện tiếp xúc vừa có giao diện phi tiếp xúc. Chủ thẻ chỉ cần một tài khoản đối với chip tiếp xúc, phi tiếp xúc và giải từ. 1.2 CẤU TẠO CỦA MỘT SỐ LOẠI THÔNG DỤNG HIỆN NAY Tên và logo ngân hàng Số thẻ Họ tên chủ thẻ loại thẻ Thời gian phát hành và hiệu lực của thẻ 1.2.1. Cấu tạo của thẻ từ Hình 1.1: Mặt trước của thẻ từ Giải từ tính Chũ ký khách hàng Thông tin liên quan + Mặt sau của thẻ: Giải từ tính, băng chữ ký, và một số thông tin liên quan… Hình 1.2: Mặt sau của thẻ từ 1.2.2. Cấu tạo của thẻ thông minh Hình 1.3: Thẻ thông minh 1.3 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH THANH TOÁN THẺ 1.3.1. Khách hàng tham gia thanh toán - Tổ chức thẻ quốc tế Là đơn vị đứng đầu quản lý mọi hoạt động và thanh toán thẻ trong mạng lưới của mình, đồng thời đưa ra những quy định cơ bản về hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ. Đây là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng lớn có mạng lưới hoạt động rộng khắp và đạt được sự nổi tiếng với thương hiệu và sản phẩm đa dạng như: tổ chức thẻ Visa, tổ chức thẻ MasterCard, công ty thẻ American Express, công ty thẻ JCB, công ty thẻ Diner’s Club…. - Ngân hàng phát hành Là ngân hàng tự mình phát hành thẻ mang thương hiệu riêng hoặc được tổ chức thẻ quốc tế, công ty thẻ trao quyền phát hành thẻ mang thương hiệu của những tổ chức và công ty này. Ngân hàng phát hành là ngân hàng có tên in trên thẻ do ngân hàng đó phát hành, thể hiện đó là sản phẩm của mình. Ngân hàng phát hành quy định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ đối với khách hàng. Ngân hàng có quyền ký kết hợp đồng đại lý với bên thứ ba là một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính tín dụng khác trong việc thanh toán và phát hành thẻ tín dụng. Trong trường hợp này, ngân hàng phát hành tận dụng được ưu thế của bên thứ ba về kinh nghiệm, khả năng thâm nhập thị trường và những ưu thế về vị trí địa lý. Tuy nhiên cũng phải chịu chấp nhận rủi ro về tài chính bởi ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho bên thứ ba làm ngân hàng đại lý của mình trong việc phát hành thẻ. Bên thứ ba khi ký kết hợp đồng đại lý với ngân hàng phát hành được gọi là ngân hàng đại lý phát hành. - Ngân hàng thanh toán (ngân hàng đại lý) Ngân hàng thanh toán là ngân hàng chấp nhận các loại thẻ như một phương tiện thanh toán thông qua việc ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các điểm cung ứng hàng hoá dịch vụ trên địa bàn. Ngân hàng thanh toán sẽ cung cấp cho các ĐVCNT thiết bị phục vụ cho việc thanh toán thẻ, hướng dẫn đơn vị cách thức vận hành, chấp nhận thanh toán thẻ cũng như quản lý và xử lý những giao dịch thẻ tại các đơn vị này. Thông thường ngân hàng thanh toán sẽ thu từ các ĐVCNT một mức phí chiết khấu cho việc chấp nhận thanh toán thẻ của đơn vị, nó có thể tính phần trăm trên giá trị mỗi giao dịch hoặc tính theo tổng giá trị giao dịch thẻ. Mức chiết khấu cao hay thấp phụ thuộc vào từng ngân hàng và vào mối quan hệ chiến lược của ngân hàng với ĐVCNT. Trên thực tế có rất nhiều ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành vừa là ngân hàng thanh toán thẻ. Với tư cách là ngân hàng phát hành, khách hàng của họ là chủ thẻ c
Tài liệu liên quan