Hiện nay trong các văn bản pháp lý của Việt Nam không có định nghĩa về
thương hiệu. Tuy nhiên, thương hiệu không phải là một đối tượng mới trong sởhữu
trí tuệ, mà là một thuật ngữphổbiến trong marketing thường được người ta sửdụng
khi đềcập tới:
a) Nhãn hiệu hàng hóa(thương hiệu sản phẩm).
b) Tên thương mại của tổchức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh
doanh (thương hiệu doanh nghiệp).
c) Các chỉdẫn địa lý và tên gọi xuất xứhàng hóa.
Định nghĩa về“Nhãn hiệu hàng hóa”, Điều 785 Bộluật dân sựquy định:
“Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng đểphân biệt biệt hàng hóa, dịch vụ
cùng loại của các cơsởsản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể
là từngữ, hình ảnh hoặc sựkết hợp các yếu tốđó được thểhiện bằng màu sắc.
Định nghĩa về“Tên thương mại”, Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy
định: tên thương mại được bảo hộlà tên gọi của tổchức, cá nhân dùng trong hoạt
động kinh doanh, đáp ứng đầy đủcác điều kiện sau:
a) Là tập hợp các chữcái, có thểkèm theo chữsố, phát âm được.
b) Có khảnăng phân biệt chủthểkinh doanh mang tên gọi đó với các
chủthểkinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
74 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển thương hiệu 4U Tours, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đông Hồ
Marketing 2-K30
1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Tổng quan về thương hiệu
I.1. Khái niệm thương hiệu
Hiện nay trong các văn bản pháp lý của Việt Nam không có định nghĩa về
thương hiệu. Tuy nhiên, thương hiệu không phải là một đối tượng mới trong sở hữu
trí tuệ, mà là một thuật ngữ phổ biến trong marketing thường được người ta sử dụng
khi đề cập tới:
a) Nhãn hiệu hàng hóa (thương hiệu sản phẩm).
b) Tên thương mại của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh
doanh (thương hiệu doanh nghiệp).
c) Các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
Định nghĩa về “Nhãn hiệu hàng hóa”, Điều 785 Bộ luật dân sự quy định:
“Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt biệt hàng hóa, dịch vụ
cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể
là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng màu sắc.
Định nghĩa về “Tên thương mại”, Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy
định: tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt
động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được.
b) Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các
chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Định nghĩa về “Chỉ dẫn địa lý”, Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy
định: Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa đáp
ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình
ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương
thuộc một quốc gia;
b) Thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao dịch liên
quan tới việc mua bán hàng hóa nhằm chỉ dẫn rằng hàng hóa nói trên
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đông Hồ
Marketing 2-K30
2
có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc
trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại
hàng hóa này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.
Định nghĩa về “Tên gọi xuất xứ hàng hóa”, Điều 786 Bộ luật dân sự quy
định: “Tên gọi xuất xứ hàng hóa” là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ
xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có
các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt,
bao gồm yếu tố tự nhiên, con ngườI hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó”.
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa kỳ: Thương hiệu là một cái
tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ, hay tổng hợp tất cả các
yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm)
người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh.
Thương hiệu quốc gia:
Cần phân biệt thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm với thương
hiệu quốc gia (hay còn gọi là Nhãn sản phẩm quốc gia) là loại thương hiệu dùng
cho sản phẩm của một nước, thường do tổ chức xúc tiến thương mại của nước đó
chủ trì, phát hành, nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua sản phẩm hàng hóa
và dịch vụ.
I.2. Thương hiệu và sản phẩm
Theo quan điểm truyền thống, thương hiệu được hiểu như một phần của sản
phẩm và chức năng chính của thương hiệu là dùng để phân biệt sản phẩm này với
sản phẩm khác cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Quan điểm này tồn tại trong một
thời gian dài cùng với sự ra đời và phát triển của ngành marketing. Nhưng đến cuối
thế kỉ 20 thì quan điểm về thương hiệu đã có nhiều thay đổi. Nhiều nhà nghiên cứu
cho rằng quan điểm truyền thống không thề giải thích được vai trò của thương hiệu
trong nền kinh tế toàn cầu đang cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đông Hồ
Marketing 2-K30
3
Hiện nay, trên thế giới, quan điểm sản phẩm là một phần của thương hiệu
ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu và thực tiễn chấp nhận. Lí do là khách hàng
có hai nhu cầu: nhu cầu về chức năng và nhu cầu về tâm lí. Sản phẩm chỉ cung cấp
cho khách hàng lợi ích chức năng còn thương hiệu mới có thể cung cấp cho khách
hàng cả hai.
I.3. Chức năng và giá trị của thương hiệu
Các chức năng của thương hiệu:
v Thương hiệu là phương tiện để cạnh tranh: Thông qua thương hiệu,
người tiêu dùng có thể nhận biết, liên tưởng tới sản phẩm. Thương hiệu sẽ tạo nên
giá trị cảm nhận của khách hàng và tạo ra ý nghĩa cho sản phẩm.
v Một chức năng khác của thương hiệu là định hướng khách hàng. Một
thương hiệu mạnh có thể trở thành cơ sở của những mong ước, chuẩn mực trong
tiêu dùng và hướng khách hàng mục tiêu đi theo những xu hướng ấy.
• Sự cam kết
● Đặc tính nhân cách hóa
● Nguồn gốc, xuất xứ
● Biểu tượng
Sản phẩm
Các thuộc tính
Chất lượng kĩ
thuật
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đông Hồ
Marketing 2-K30
4
v Làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm và tự hào khi
sử dụng sản phẩm
v Tạo lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, đem lại lợi
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp bảo vệ người bán chống lại các đối thủ cạnh
tranh. Doanh nghiệp có điều kiện “phòng thủ”, chống lại sự cạnh tranh quyết liệt về
giá đồng thời giảm chi phí marketing.
v Giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn.
v Dễ thu hút khách hàng mới.
v Tạo thuận lợi hơn khi tìm thị trường mới.
v Thương hiệu tốt giúp tạo dựng hình ảnh công ty, thu hút vốn đầu tư,
thu hút nhân tài
v Giúp việc triển khai tiếp thị, khuyếch trương nhãn hiệu dễ dàng hơn.
v Nhãn hiệu thương mại của người bán khi đã đăng ký bao hàm sự bảo
hộ của pháp luật đối với những tính chất độc đáo của sản phẩm trước những sản
phẩm bị đối thủ cạnh tranh “nhái” theo. Do đó, thương hiệu còn bảo vệ lợi ích cùa
doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh thông qua pháp luật.
Giá trị của thương hiệu:
v Giá trị của thương hiệu thể hiện qua nhiều yếu tố như giá trị của việc
nhượng quyền thương hiệu đó cho những công ty khác sử dụng, giá bán của thương
hiệu và tài sản thương hiệu.
v Giá trị của thương hiệu ngoài ra còn thể hiện qua giá trị cổ phiếu của
công ty (đối với nhãn hiệu của công ty). Điều này thể hiện mức độ tin tưởng của
công chúng đối với sự hoạt động của công ty.
I.4. Tài sản thương hiệu
Tài sản thương hiệu là những cái người tiêu dùng nắm giữ trong đầu về
một thương hiệu và những tác động của sự hiểu biết đó đến hành vi mua của người
tiêu dùng đối với thương hiệu đó.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đông Hồ
Marketing 2-K30
5
Sự nhận biết thương hiệu
Nhận biết thương hiệu là khả năng mà một khách hàng tiềm năng có thể nhận
biết hoặc gợi nhớ đến một thương hiệu. Người mua thường lựa chọn thương hiệu
mà mình đã biết bởi vì họ cảm thấy được an toàn và thoải mái hơn. Vì theo lệ
thường thì một thương hiệu được nhiều người biết đến sẽ đáng tin cậy hơn và chất
lượng sẽ tốt hơn. Sự nhận biết thương hiệu sẽ rất quan trọng đối với các mặt hàng
tiêu dùng, khi mà mỗi khi mua hàng hóa thì người ta thường hoạch định thương
hiệu từ trước. Trong trường hợp này thì những thương hiệu không được biết đến sẽ
không có cơ hội được chọn lựa.
Thuộc tính này có thể được đo lường bằng thang chỉ tiêu sau:
Nhắc đến ngay lần đầu tiên khi nói đến chủng loại sản phẩm (top of
mind).
Nhận biết không nhắc nhở.
Nhận biết có nhắc nhớ.
Không nhận biết.
Nhận biết
thương
hiệu
Tài sản
thương hiệu
Chất lượng
cảm nhận
Trung thành
thương hiệu
Liên tưởng
thương hiệu
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đông Hồ
Marketing 2-K30
6
Chất lượng cảm nhận
Người tiêu dùng đưa ra quyết định tiêu dùng dựa trên những nhận thức riêng
của họ thương hiệu, không phải dựa theo chất lượng kĩ thuật. Chính vì thế, đề một
thương hiệu được người tiêu dùng đánh giá cao thì nó phải đáp ứng được mức độ
mong đợi và mức độ thỏa mãn của khách hàng. Điều này phụ thuộc vào thông tin
khách hàng và quyết định marketing.
Sự liên tưởng thương hiệu
Sự liên tưởng thương hiệu là sự liên tưởng của khách hàng đến một hay
vài điểm đặc trưng đối với một thương hiệu nào đó khi thương hiệu này được nhắc
đến. Giá trị tiềm ẩn đằng sau cái tên của thương hiệu đó chính là những liên tưởng
riêng có gắn liền với thương hiệu đó. Hình ảnh thương hiệu là tập hợp các liên
tưởng thương hiệu. Các liên tưởng ấy bao gồm: lợi ích của sản phẩm, các yếu tố
dịch vụ, giá cả, sử dụng, người sử dụng, yếu tố chứng thực, tính cách, chủng loại
sản phẩm. đối thủ cạnh tranh, yếu tố địa lý, thuộc tính sản phẩm.
Nhu cầu – mong muốn của khách hàng
Tính kinh tế Lợi ích chức năng Lợi ích tinh thần Sự tiện lợi
Những đặc tính của thương hiệu
G
iá
c
ả
T
ín
h
nă
ng
k
ĩ t
hu
ật
B
ền
Số
lư
ợn
g
ch
ức
n
ăn
g
n
a
ên
g
K
hả
n
ăn
g
vậ
n
h
àn
h
H
ìn
h
ản
h
có
đ
ượ
c
G
iá
tr
ị t
âm
lí
-x
ã
hộ
i
K
iể
u
dá
ng
T
hu
ận
ti
ện
s
ử
dụ
ng
T
iệ
n
lợ
i t
ha
nh
to
án
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đông Hồ
Marketing 2-K30
7
Nếu một thương hiệu được định vị trên những liên tưởng đặc thù cho một
chủng loại sản phẩm hay một ngành công nghiệp thì đối thủ cạnh tranh sẽ rất khó
khăn trong việc tấn công hoặc sẽ tạo ra được một rào cản vững chắc cho những đối
thủ cạnh tranh mới.
Sự trung thành thương hiệu
Theo như quy luật Pareto thường được áp dụng nhiều lĩnh vực thì 20%
khách hàng sẽ mang lại 80% lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các thương hiệu mạnh
luôn được nhận diện và đảm bảo bởi những “người hâm mộ” này. Và thêm vào đó,
việc kiếm tìm một khách hàng mới sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với việc duy trì
được khách hàng cũ. Điều này đặc biệt quan trọng trong thị trường khi mà việc
chuyển sang sử dụng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh ngày càng dễ dàng. Đối
với một khách hàng trung thành thì công ty còn được một lợi ích rất lớn đó là những
khách hàng này sẽ giới thiệu và thuyết phục người thân và bạn bè sử dụng sản phẩm
của công ty.
Ngoài ra, sự trung thành thương hiệu sẽ làm cho đối thủ cạnh tranh nản chí
trong việc tìm cách lôi kéo khách hàng mới vì chi phí mà họ bỏ ra sẽ rất lớn mà hiệu
quả mang lại thì không cao.
Có thể nhận định rằng, khách hàng trung thành là tài sản lớn nhất của một
thương hiệu.
I.5. Lợi ích của một thương hiệu mạnh
Lợi ích đối với công ty:
• Tạo ra được lợi thế cạnh tranh.
• Bảo vệ quyền lợi và tài sản
• Mở rông thị trường.
• Nâng cao hiệu quả kinh doanh và sinh lợi.
• Duy trì những khách hàng trung thành.
• Bảo hộ thương hiệu sẽ bảo vệ thương hiệu về mặt pháp luật.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đông Hồ
Marketing 2-K30
8
• Liên tưởng thương hiệu tạo ra được sự khác biệt cho thương hiệu, tạo niềm
tin và thái độ tích cực từ phía khách hàng, tăng cường nhận biết và trung thành.
Điều này là cơ sở để mở rộng thương hiệu.
• Chất lượng cảm nhận vượt trội từ phía khách hàng sẽ nâng cao động cơ tiêu
dùng, tạo sự khác biệt cho thương hiệu, ổn định giá và cũng sẽ tạo điều kiện cho
việc mở rông thương hiệu.
• Nhận biết thương hiệu sẽ giúp thương hiệu thu hút được nhiều khách hàng
tiềm năng, mở rộng thị phần, tăng cường sự quan tâm, hiểu biết từ phía khách hàng
và nâng cao dự định tiêu dùng.
• Trung thành thương hiệu sẽ giàm chi phí tiếp thị, duy trì và cũng cố thị phần,
tăng cường nhận thức của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Lợi ích đối với người tiêu dùng
Bên cạnh đó một thương hiệu mạnh cũng mang lại những lợi ích nhất định
cho người tiêu dùng như tăng cường sự hiểu biết và xử lí thông tin, có niềm tin và
định hướng trong tiêu dùng và tạo ra sự thỏa mãn cao trong tiêu dùng.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đông Hồ
Marketing 2-K30
9
I.6. Quy trình quản trị thương hiệu
Quy trình quản trị thương hiệu gồm 4 bước và được thể hiện trong bảng sau:
Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4
Nghiên cứu thực
trạng thương hiệu
Tạo dựng thương hiệu Xác lập mục tiêu thực
hiện và chiến lược
phát triển thương hiệu
Đo lường thương hiệu
• Phân tích khách
hàng
• Phân tích đối thủ
cạnh tranh
• Phân tích nội tại
doanh nghiệp
• Xây dựng đặc tính
thương hiệu
• Tuyên ngôn định
vị thương hiệu
• Mục tiêu theo mỗi
giai đoạn
• Các chương trình
marketing mix
• Chiến lược mở
rộng thương hiệu
• Thương hiệu trong
nhận thức khách hàng
• Thương hiệu trên thị
trường
• Thương hiệu trong
công ty
Mục tiêu của
bước này là cơ sở
cho kế hoạch tạo
dựng thương hiệu
Định hướng một
cách nhất quán cho
thương hiệu và
marketing
Truyền thông và
thiết lập thương hiệu
cho khách hàng
• Đánh giá và chỉnh sửa
kịp thời
• Phân bổ ngân sách
Bước thứ nhất sẽ mang đến cho công ty những thông tin cần thiết liên quan
đến khách hàng, đến các chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Từ đó so sánh với tiềm
lực của công ty và có những kế hoạch thích hợp. Có thể nói bước 1 là cơ sở cho kế
hoạch tạo dựng thương hiệu về sau.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đông Hồ
Marketing 2-K30
10
II. Hoạch định chiến lược xây dựng và quảng bá thương hiệu
II.1. Nghiên cứu và phân tích môi trường kinh doanh
II.1.1. Phân tích khách hàng
Phân tích khách hàng bao gồm
II.1.1.1. Quan điểm và Lối sống
Quan điểm và lối sống của một người là một cách sống trên thế giới của họ
được thể hiện ra trong hoạt động, sự quan tâm và ý kiến của người đó. Lối sống
miêu tả sinh động toàn diện một con người trong mối quan hệ với môi trường của
mình. Những người làm marketing và thương hiệu phải tìm kiếm những mối liên hệ
giữa sản phẩm của mình và lối sống của nhóm các khách hàng mục tiêu để sau đó
có thể định hướng rõ hơn sản phẩm của mình vào khách hàng.
II.1.1.2. Xu hướng của nhu cầu
Nhu cầu của khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong marketing
mà không ai có thể phủ nhận. Việc xác định được nhu cầu của khách hàng mục tiêu
quyết định đến việc sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một khi doanh nghiệp
đã xác định được nhu cầu của khách hàng thì không có nghĩa là năm sau, thậm chí
tháng sau, những nhu cầu đó vẫn giống như thời điểm hiện tại. Nhu cầu đó luôn
luôn thay đổi do những ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và những tác động
ngay cả trong bản thân khách hàng. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải theo sát xu
hướng của nhu cầu để có những thay đổi hợp lí.
II.1.1.3. Động cơ mua sắm
Một người luôn có nhiều nhu cầu khác biệt tại một thời điểm cụ thể. Đôi lúc
nhu cầu đó là những nhu cầu sinh lý cơ bản nảy sinh từ trang thái thiếu thốn như
đói, khát, lạnh,…cũng có thể đó là những nhu cầu tâm lý như sự mong đợi được
nhìn nhận, trân trọng, yêu quý, thành đạt…Hầu hết những nhu cầu đó luôn tồn tại
bên trong con người. Tuy nhiên để có thể trở thành hành động cụ thể, đòi hỏi nhu
cầu đó phải thôi thúc đủ mạnh để người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng, đó là
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đông Hồ
Marketing 2-K30
11
động cơ. Vậy tóm lại, một nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi nhu cầu đó bị thôi thúc
bức thiết và biến thành hành động để thỏa mãn nó.
II.1.1.4. Lợi ích tìm kiếm
Rất nhiều thương hiệu đã ra đời và đã thành công, nhưng có một số lớn hơn
nhiều những thương hiệu khác đã không thể tồn tại và nguyên nhân lớn nhất của
những sự thất bại đó là lợi ích của thương hiệu không đáp ứng được lợi ích mà
khách hàng tìm kiếm.
Như chúng ta đã biết, khách hàng khi mua một sản phẩm, họ không mua sản
phẩm đó mà mua những lợi ích mà sản phẩm đó mang lại. Chính vì thế, một công ty
phải hiểu rõ những gì mà khách hàng mục tiêu của mình tìm kiếm mới có thể xây
dựng được một thương hiệu thành công.
Không một thương hiệu nào không mang lại bất kì lợi ích nào mà khách
hàng mong muốn có thể tồn tại.
II.1.1.5. Mức độ thỏa mãn
Sự thỏa mãn của khách hàng là mức độ trạng thái cảm giác của một người
xuất phát từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm hoặc dịch vụ với sự kỳ vọng
của người đó. Như vậy mức độ thỏa mãn là hàm số của sự khác biệt giữa: “kết quả
nhận được giữa các kỳ vọng”.
Khách hàng có thể cảm nhận một trong 3 mức độ là: không hài lòng, hài lòng
và rất hài lòng. Các kỳ vọng này căn cứ trên kinh nghiệm mua sắm, các ý kiến của
bạn bè, đồng nghiệp, thông tin hứa hẹn của người làm marketing của công ty và cả
những đối thủ cạnh tranh. Do đó nhà marketing phải thật khéo léo khi đưa đưa ra
những lời hứa hẹn cho thương hiệu của công ty mình.
Theo các nhà marketing thì lợi ích mình cung cấp cao hơn kỳ vọng của
khách hàng một ít là tốt nhất. Nó làm cho khách hàng rất hài lòng và không có
những kỳ vọng cao hơn quá nhiều đối với sản phẩm, thương hiệu trong những lần
sau.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đông Hồ
Marketing 2-K30
12
II.1.1.6. Các phân đoạn thị trường
Thị trường bao gồm nhiều người mua, và những người mua này khác nhau
theo cách này hay cách khác. Họ có thể khác biệt về mong muốn, nguồn lực, vị trí,
thái độ mua hàng, và thông lệ mua hàng. Thông qua việc phân khúc thị trường, các
công ty phân chia những thị trường lớn, không đồng nhất thành những phân khúc
nhỏ hơn mà có thể đạt được một cách hữu hiệu và hiệu quả hơn với các sản phẩm
và dịch vụ mà phù hợp với những nhu cầu riêng biệt của họ.
II.1.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Bất cứ một chương trình marketing hay xây dây thương hiệu nào cũng sẽ trở nên
thiếu hoàn chỉnh nếu không có những phân tích kỹ lưỡng về đối thủ cạnh tranh của
công ty. Họ là những người Chúng ta cần phân tích những yếu tố: Vị trí, hình ảnh
thương hiệu, Thị trường mục tiêu, Chiến lược áp dụng, Điểm mạnh – Điểm yếu của
đối thủ đề từ đó có những chiến lược phù hợp cho việc xây dựng chiến lược xây
dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Nhờ sự am hiểu đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ có
khả năng tìm thấy, khai thác và thậm chí học hỏi cách phát triển của chính đối thủ
cạnh tranh đó.
II.1.3. Phân tích nội tại doanh nghiệp
Sau khi đã phân tích rõ các yếu tố về khách hàng, về môi trường, đối thủ cạnh tranh,
doanh nghiệp cũng không thể có được một kế hoạch xây dựng và quảng bá thương
hiệu một cách hiệu quả nếu không xem xét lại những nguồn lực của doanh nghiệp
mìn. Việc phân tích nội tại doanh nghiệp bao gồm phân tích:
Hình ảnh thương hiệu hiện tại
Các yếu tố kế thừa thương hiệu
Điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp
Các giá trị văn hóa của doanh nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đông Hồ
Marketing 2-K30
13
II.2. Xây dựng đặc tính thương hiệu
v Đặc tính thương hiệu là đặc điểm nhận dạng, giúp người tiêu dùng phân
biệt được các thương hiệu khác nhau (mặc dù cùng một chủng loại sản phẩm)
v Thể hiện nên những định hướng, mục đích và ý nghĩa của một thương
hiệu
v Là “trái tim” và “linh hồn” của một thương hiệu
v Là một tập hợp duy nhất những từ ngữ, hình ảnh, ý tưởng và các mối liên
tưởng mà doanh nghiệp mong muốn tạo ra và duy trì thành một sự nhận thức tổng
quát của khách hàng về thương hiệu
v Đặc tính thương hiệu phản ánh cái mà thương hiệu hướng tới và là sự
cam kết của nhà sản xuất với khách hàng.
v Đặc tính thương hiệu phải trải qua một thời gian nhất định cùng với
những nỗ lực marketing và truyền thông liên tục và nhất quán mới có thể trở nên có
ý nghĩa và có một vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng.
v Đặc tính thương hiệu được sử dụng như một chuẩn mực cho một chiến
lược xây dựng thương hiệu trong dài hạn. Nó được sử dụng như một định hướng
nhất quán cho toàn bộ các hoạt động marketing liên quan đến thương hiệu bao gồm
thiết kế ấn phẩm, quảng cáo, những lựa chọn trong phân phối, định giá.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đông Hồ
Marketing 2-K30
14
II.3. Xây dựng các thành phần thương hiệu
II.3.1. Thuộc tính thương hiệu
v Xây dựng thuộc tính thương hiệu là liệt kê những thuộc tính liên quan
đến sản phẩm – dịch vụ mà ngưới tiêu dùng mục tiêu sử dụng để nhận dạng và liên
tưởng về thương hiệu
v Thuộc tính thương hiệu được xác định là một đặc trưng có khả năng nhận
dạng và thống nhất với mọi sản phẩm của thương hiệu.
v Chú ý một thương hiệu có thể giống một thương hiệu khác ở một vài
thuộc tính những tập hợp các thuộc tính