Đói nghèo đang là một thách thức đối với sự phát triển của toàn thế giới kể cả với các nước công nghiệp phát triển, tấn công vào nghèo đói, thực hiện xoá đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu phát triển của xã hội. Vì vậy đây là vấn đề các chính phủ, các nhà lãnh đạo, các tổ chức quốc tế quan tâm để tìm ra giải pháp hạn chế và tiến tới xoá bỏ nạn đói nghèo trên phạm vi toàn cầu. Bước vào thế kỉ 21, đói nghèo vẫn là một trong những thách thức lớn của nhân loại. XĐGN được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu phát triển của thế giới hiện đại. Chính vì vậy, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tại Copenhaghen (Đan Mạch) tháng 3 năm 1995 đã xác định: “XĐGN là một trong ba vấn đề trọng tâm được các nước cam kết thực hiện, coi đây là đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế của cả nhân loại”. Và tại cuộc họp đặc biệt của Đại hội đồng liên hợp quốc và phát triển xã hội 6/2000 ở Giơnevơ (Thụy Sỹ), cộng đồng quốc tế tích cực cam kết thực hiện XĐGN, phấn đấu đến năm 2005 giảm ½ số người nghèo trên thế giới.
Đối với Việt Nam, vấn đề XĐGN ngày càng trở nên quan trọng và là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng toàn dân ta trong thời kỳ mới. Chính phủ Việt Nam luôn coi vấn đề XĐGN là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngay từ khi Việt Nam giành độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo là một thứ “giặc” cũng như giặc dốt, giặc ngoại xâm nên đã đưa ra mục tiêu phấn đấu để đưa nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi ngưòi có công ăn việc làm, có đời sống ấm no, hạnh phúc.
73 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tài chính cho xóa đói giảm nghèo ở Hà Nội giai đoạn 2009 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học Kinh tế quốc dân
Khoa kế hoạch và phát triển
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Giải pháp tài chính cho xóa đói giảm nghèo ở
Hà Nội giai đoạn 2009 – 2010
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Huy Đức
Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Xuân Sơn
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hà
Lớp: KTPT_A_QN
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Danh mục từ viết tắt
1, XĐGN : Xoá đói giảm nghèo
2, LTTP : Lương thực thực phẩm
3, NHTG, WB: Ngân hàng thế giới
4, BHNN: Bảo hiểm nông nghiệp
5, MTTQ : Mặt trận tổ quốc
6, UBND : Uỷ ban nhân dân
7, DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
8, ĐBSCL : Đồng bằng sống Cửu Long
9, KTXH : Kinh tế xã hội
10, Bộ LĐTB&XH : Bộ lao động thương binh và xã hội
11, GTGT : Giá trị gia tăng
12, XDCB : Xây dựng cơ bản
13, HĐND : Hội đồng nhân dân
14, TCTK : Tổng cục thống kê
Lời mở đầu
Đói nghèo đang là một thách thức đối với sự phát triển của toàn thế giới kể cả với các nước công nghiệp phát triển, tấn công vào nghèo đói, thực hiện xoá đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu phát triển của xã hội. Vì vậy đây là vấn đề các chính phủ, các nhà lãnh đạo, các tổ chức quốc tế quan tâm để tìm ra giải pháp hạn chế và tiến tới xoá bỏ nạn đói nghèo trên phạm vi toàn cầu. Bước vào thế kỉ 21, đói nghèo vẫn là một trong những thách thức lớn của nhân loại. XĐGN được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu phát triển của thế giới hiện đại. Chính vì vậy, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tại Copenhaghen (Đan Mạch) tháng 3 năm 1995 đã xác định: “XĐGN là một trong ba vấn đề trọng tâm được các nước cam kết thực hiện, coi đây là đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế của cả nhân loại”. Và tại cuộc họp đặc biệt của Đại hội đồng liên hợp quốc và phát triển xã hội 6/2000 ở Giơnevơ (Thụy Sỹ), cộng đồng quốc tế tích cực cam kết thực hiện XĐGN, phấn đấu đến năm 2005 giảm ½ số người nghèo trên thế giới.
Đối với Việt Nam, vấn đề XĐGN ngày càng trở nên quan trọng và là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng toàn dân ta trong thời kỳ mới. Chính phủ Việt Nam luôn coi vấn đề XĐGN là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngay từ khi Việt Nam giành độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo là một thứ “giặc” cũng như giặc dốt, giặc ngoại xâm nên đã đưa ra mục tiêu phấn đấu để đưa nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi ngưòi có công ăn việc làm, có đời sống ấm no, hạnh phúc.
XĐGN không chỉ là một trong những chính sách cơ bản được nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm mà XĐGN còn là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững, ngược lại chỉ có tăng trưởng cao và bền vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát nghèo. Do đó, XĐGN được coi là một bộ phận cấu thành nên chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001-2010) và kế hoạch 5 năm của cả nước, các ngành và địa phương.
Đối với Hà Nội, sau khi mở rộng địa giới hành chính, kinh tế chính trị xã hội đã có sự thay đổi lớn. Và để kinh tế xã hội ổn định phát triển đi lên và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân thủ đô là một thách thức khá lớn vì hiện nay tỉ lệ người dân mù chữ và tỉ lệ đói nghèo còn khá cao. Giảm bớt những tỉ lệ này là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của thủ đô trong giai đoạn 2009-2010.
Do vậy tôi chọn để tài “Giải pháp tài chính cho XĐGN ở Hà Nội giai đoạn 2009-2010”. Tuy nhiên các giải pháp tài chính cho XĐGN là rộng, phức tạp bao gồm tài chính vi mô, tài chính vĩ mô với các hình thức thực hiện khác nhau, nên trong khuôn khổ của một chuyên đề thực tập tôi chỉ xin nghiên cứu một số công cụ tài chính chủ yếu như đầu tư, thuế, tín dụng, bảo hiểm nhằm hai hướng. Một là giảm bớt gánh nặng tài chính cho người nghèo, hai là hỗ trợ để tăng cơ hội và khả năng của người nghèo. Mặc dầu đã có nhiều cố gắng nhưng do vấn đề đặt ra khó khăn và phức tạp, cùng với trình độ và năng lực có hạn nên bài viết của tôi không tránh khỏi sai sót, kính mong sự đóng góp của các thầy, cô.
CHƯƠNG I
Cơ sở lý luận chung về đói nghèo
và xoá đói giảm nghèo
1/ Tổng quan về đói
1.1/ Khái niệm
1.1.1/ Đói nghèo
Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu và đang thu hút nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế nhằm từng bước xoá bỏ đói nghèo và nâng cao phúc lợi của người dân. Tuy nhiên, rất khó có thể đưa ra một khái niệm chung, thống nhất về thế nào là đói nghèo. Tựu trung có thể coi đói nghèo là tình trạng một nhóm người trong xã hội không có khả năng được hưởng “một cái gì đó” ở mức độ tối thiểu cần thiết. Sự khác nhau về việc xác định “cái gì đó” đã tạm chia thành ba trường phái chính trong quan niệm về đói nghèo.
Trường phái thứ nhất, được gọi là trường phái phúc lợi, coi một xã hội có hiện tượng đói nghèo khi một hay nhiều cá nhân trong xã hội đó không có được một mức phúc lợi kinh tế được coi là cần thiết để đảm bảo một cuộc sống tối thiểu hợp lý theo tiêu chuẩn của xã hội đó. Cách hiểu này coi “cái gì đó” là phúc lợi kinh tế của cá nhân, hay độ thoả dụng cá nhân. Tuy nhiên, vì độ thoả dụng vốn là một khái niệm mang tính ước lệ, không thể đo lường hay lượng hoá được, nên người ta thường đồng nhất nó với một khái niệm khác cụ thể hơn, đó là mức sống. Theo cách hiểu này, các chính sách XĐGN sẽ phải tập trung vào việc tăng năng suất, tạo việc làm… qua đó nâng cao thu nhập cho người dân để họ có thể có được mức phúc lợi kinh tế cần thiết như xã hội mong muốn. Đây là quan điểm phổ biến nhất, là cơ sở cho thước đo đói nghèo theo thu nhập.
Quan điểm vế đói nghèo như vậy tuy được coi là cần, nhưng chưa đủ vì đói nghèo còn bao hàm khía cạnh khác chứ không chỉ riêng thu nhập. Vì thế, trường phái thứ hai, trường phái nhu cầu cơ bản, coi “cái gì đó” mà người nghèo thiếu là một tập hợp những hàng hoá và dịch vụ được xác định cụ thể mà việc thoả mãn chúng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng cuộc sống. Những nhu cầu cơ bản đó bao gồm LTTP, nước, điều kiện vệ sinh, nhà ở, quần áo, giáo dục, y tế cơ sở và giao thông công cộng. Trong những nhu cầu cơ bản đó, nhu cầu về dinh dưỡng là quan trọng nhất. Quan niệm này về đói nghèo được phản ánh rất rõ qua định nghĩa về đói nghèo mà Hội nghị Quốc tế về vấn đề này ở Thái Lan năm 1993 đã đưa ra, theo đó đói nghèo là tình trạng một bộ phân dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của tứng địa phương.
Một khó khăn lớn nhất đối với quan niệm đói nghèo theo trường phái như cầu cơ bản là những nhu cầu cơ bản cũng thay đổi tuy theo tuổi tác, giới tính… và các đặc điểm nhân khẩu khác, cũng như mức độ tham gia các hoạt động của từng cá nhân. Vì thế, trường phái thứ ba không quan tâm đến những gì thiếu để thoả mãn độ thoả dụng cá nhân hay nhu cầu cơ bản của con người, mà chú trọng đến khả năng hay năng lực của con người. Do vậy, trường phái này còn được gọi là trường phái năng lực, mới nổi lên từ những năm 80 với người đi tiên phong là nhà kinh tế học người Mỹ gốc Ấn Độ Anartya Sen. Theo ông, giá trị cuộc sống của con người không chỉ phụ thuộc duy nhất vào độ thoả dụng hay thoả mãn các nhu cầu cơ bản, mà đó là khả năng mà một con người có được, là quyền tự do đáng kể mà họ được hưởng, để vươn tới một cuộc sống mà họ mong muốn. Theo cách hiểu này, điều mà các chính sách XĐGN cần làm là phải tạo điều kiện để người nghèo có được năng lực thực hiện các chức năng cần thiết, đi từ những thứ rất cơ bản như đủ dinh dưỡng, có sức khoẻ tốt, tránh được nguy cơ tử vong sớm… đến những nhu cầu cao hơn như được tôn trọng, được tham gia vào đời sống xã hội, có tíếng nói và quyền lực.
Từ sự phân tích trên có thể thấy, tuy chúng ta không thể tìm được một khái niệm duy nhất đầy đủ về đói nghèo, nhưng có thể chỉ ra những biểu hiện cơ bản hay những khía cạnh chủ yếu của đói nghèo.
Ngày nay, hầu hết các tổ chức quốc tế như NHTG, Liên Hiệp Quốc đều đã mở rộng khái niệm đói nghèo để bao hàm cả những khía cạnh về năng lực như Anartya Sen đã đề xuất. Theo đó, đói nghèo gồm những khía cạnh cơ bản như sau:
- Trước tiên và trước hết là sự khốn cùng về vật chất, được đo lường theo một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng.
- Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế.
- Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức là khả năng một hộ gia đình hay cá nhân rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập hoặc về sức khoẻ.
- Cuối cùng là tình trạng không có tiếng nói và quyền lực của người nghèo.
1.1.2/ Chuẩn nghèo
1.1.2.1/ Chuẩn nghèo theo quan điểm của Ngân hàng thế giới (WB)
Trong quá trình nghiên cứu đói nghèo và thực hiện chương trình XĐGN ở Việt Nam, WB cũng đã đưa ra hai mức chuẩn nghèo đối với Việt Nam.
- Thứ nhất là số tiền cần thiết để mua một số lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng với lượng 2100 calo/người/ngày gọi là chuẩn nghèo về lương thực thực phẩm.
- Thứ hai là số tiền cần thiết bao gồm cả chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và chi cho các nhu cầu phi lương thực thiết yếu khác nhau gọi là chuẩn nghèo chung.
Theo quan điểm của WB, ngoài chỉ tiêu tối thiểu về lương thực để bảo đảm đủ lượng 2100 calo/người/ngày còn có những khoản chỉ tiêu phi lương thực, thực phẩm khác. Do đó, chuẩn nghèo chung có mức cao hơn chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm.
Dựa vào số liệu điều tra mức sống dân cư tại nước ta năm 1993, năm 1998 và căn cứ vào sức mua của đồng Việt Nam, WB đưa ra chuẩn nghèo với từng loại ở Việt Nam như sau:
Năm 1993:
- Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm: 62.500 đồng/ người/tháng
- Chuẩn nghèo chung: 96.600 đồng/người/tháng
Năm 1998:
- Chuẩn nghèo lương thực thực phẩm: 107.000 đồng/người/tháng
- Chuẩn nghèo chung: 149.000 đồng/ người/tháng
Ở Việt Nam, ngoài gợi ý về cách xác định chuẩn nghèo theo mức thụ hưởng calo bữa ăn mang lại hàng ngày quy đổi ra thu nhập của WB đã nêu trên, các nhà nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đã nêu ra mức xác định chuẩn nghèo khác, điển hình là cách xác định của tổng cục thống kê và của Bộ LĐTB&XH.
1.1.2.2/ Chuẩn nghèo theo quan điểm của Tổng cục thống kê
Tiêu chuẩn nghèo của TCTK xác định bằng mức thu nhập tính theo giá vừa đủ để mua một lượng (rổ) hàng lương thực, thực phẩm thiết kế đảm bảo khẩu phần ăn duy trì với lượng tiêu dùng bằng 2100 calo/ngày/người. Những hộ có mức thu nhập bình quân dưới tiêu chuẩn trên thuộc vào diện hộ nghèo. Tiêu chuẩn nghèo được tính riêng cho 2 khu vực thành thị và nông thôn.
Qua quá trình tính toán tiêu chuẩn nghèo, TCTK đã xác định chuẩn mức nghèo của Việt Nam qua các năm như sau
Năm 1993
Năm 1994
Năm 1995
Năm 1996
Thành thị
70.000 đồng/người/tháng
102.000 đồng/người/tháng
125.000 đồng/người/tháng
130.000 đồng/người/tháng
Nông thôn
51.000 đồng/người/tháng
76.000 đồng/người/tháng
95.000 đồng/người/tháng
100.000 đồng/người/tháng
1.1.2.3/ Chuẩn nghèo theo quan điểm của Bộ lao động thương binh và xã hội (LĐTB&XH)
Bộ LĐTB&XH (cơ quan thường trực của chính phủ trong việc tổ chức, triển khai, thực hiện chương trình XĐGN) đồng tình với quan điểm về nghèo đói của Hội nghi chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAT tổ chức tại Băng cốc – Thái Lan vào tháng 9 năm 1993. Bộ LĐTB&XH đã đưa ra chuẩn nghèo đói chủ yếu dựa vào các số liệu về thu nhập của hộ gia đình tuỳ theo từng thời kì phát triển của đất nước.
Trước năm 1997, với yêu cầu cấp bách về chỉ đạo XĐGN, Bộ LĐTB&XH đã đưa ra ngưỡng nghèo ở nước ta là: hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng quy ra gạo dưới 13 kg gạo tẻ thường là hộ đói, dưới 15 kg là hộ nghèo.
Đến năm 1997, Bộ LĐTB&XH đã dưa ra tiêu chuẩn chi tiết hơn cho từng mức đói nghèo từng khu vực các chỉ tiêu cụ thể được quy định như sau:
Hộ đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng được phân biệt theo từng vùng:
- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15 kg gạo (tương đương với 55.000 đồng Việt Nam)
- Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg gạo (tương đương với 70.000 đồng Việt Nam)
- Vùng thành thị dưới 25 kg gạo (tương đương với 90.000 đồng Việt Nam)
Theo quy định số 1142/2000/QĐ – LĐTB&XH ngày 1/11/2000 của Bộ LĐTB& XH hộ đói nghèo nước ta giai đoạn 2001-2005 được điều chỉnh theo mức chuẩn mới với mức thu nhập bình quân 1 đầu người trong hộ cho từng vùng như sau:
- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000đồng/tháng
- Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000đồng/tháng
- Vùng Thành thị: 150.000đồng trên/tháng
Trên cơ sở tham mưu của Bộ LĐTB&XH, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo nước ta giai đoạn 2006-2010 được điều chỉnh theo mức chuẩn mới với mức thu nhập bình quân một đầu người trong hộ cho từng vùng như sau:
- Khu vực nông thôn: dưới 200.000 đồng/tháng
- Khu vực thành thị: dưới 260.000 đồng/tháng
Bộ LĐTB&XH đã căn cứ vào những nghiên cứu và thực nghiệm trong thực tiễn để xác định chuẩn mức đói nghèo, những căn cứ chủ yếu đó là: căn cứ vào nhu cầu năng lượng bình quân ngày/người (quy ra thóc) và nhu cầu năng lượng tối thiểu 2100 calo ngày/người, năng lượng này được tính bằng tiền trên cơ sở quy đổi ra lương thực để tính toán. Cách xác định đói nghèo của Bộ LĐTB&XH dựa trên cơ sở kê khai thu nhập của các hộ gia đình, rà soát đánh giá của Ban XĐGN xã và hội nghị thôn thảo luận bình xét của hộ gia đình, từ đó lập danh sách hộ đói nghèo.
1.2/ Tiêu chí đánh giá đói nghèo trên thế giới và Việt Nam
1.2.1/ Tiêu chí đánh giá trên thế giới
Để xác định các chỉ tiêu về đói nghèo, trên thế giới đã đưa ra những chuẩn mực đánh giá sau
1.2.1.1/ Thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người (GNP)
Chỉ tiêu này do Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra để đánh giá mức độ giầu nghèo của các quốc gia.
Ví dụ: Căn cứ theo GDP/đầu người/ năm vào thời điểm năm 1990 để phân tích cho thấy
- Trên 25.000 USD: nước cực giầu
- Trên 20.000 – 25.000: nước giầu
- Trên 10.000 – 20.000: nước khá giầu
- Trên 2.500 – 10.000: nước trung lưu
- Trên 500 – 2.500: nước nghèo
- Dưới 500: nước cực nghèo
Ở Việt Nam là gần 400 USD/người/năm (năm 1990) được xếp thứ 110/171 trên thế giới. nằm trong nhóm các nước cực nghèo.
Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 835 USD/năm, xếp 122/177 quốc gia về thu nhập bình quân đầu người.
1.2.1.2/ Chỉ tiểu phát triển con người (HDI)
Do chương trình phát triển liên hợp quốc đưa ra gồm 3 chỉ tiêu chính
- Tuổi thọ trung bình dân cư
- Trình độ học vấn, bao gồm tỉ lệ biết đọc, biết viết của dân cư, số năm đi học trung bình của người dân.
- Thu nhập bình quân đầu người.
HDI của Việt Nam được đo trong năm 2004 là 0,709 và đứng ở vị trí 109 trong tổng số 177 nước được xếp hạng. Mới đây, Theo “Báo cáo phát triển con người năm 2007/2008” của Liên hợp quốc cho thấy, Việt Nam hiện chỉ có chỉ số phát triển con người HDI ở hạng trung bình, với chỉ số là 0,733. So với năm trước, Việt Nam đã tăng 4 bậc từ vị trí 109 lên 105 trong số 177 nước.
1.2.1.3/ Chỉ tiêu chất lượng cuộc sống (PQLI)
Đề cập vào ba điểm có tính phổ biến về nhu cầu cơ bản của con người:
- Tuổi thọ dự báo khi một tuổi
- Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
- Tỷ lệ xoá mù chữ
Sự kết hợp chỉ tiêu GNP, HDI, PQLI cho phép nhìn nhận nước giầu nghèo chính xác và khách quan hơn. Nó cho phép đánh giá khách quan và toàn diện sự phát triển con người trên các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội.
1.2.2/ Tiêu chí đánh giá của Việt Nam
1.2.2.1/ Chỉ số đánh giá đói nghèo
Dựa trên những định nghĩa về đói nghèo ở Việt Nam, thước đo sử dụng phổ biến hiện nay để đánh giá nghèo khổ về thu nhập là đếm số người sống dưới chuẩn nghèo.
Tỉ lệ nghèo được tính bằng tỉ lệ phần trăm của dân số. Việc sử dụng chỉ số này là cần thiết để đánh giá tình trạng nghèo và những thành công trong mục tiêu “giảm nghèo” của quốc gia và thế giới.
Khoảng cách nghèo là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của người nghèo với ngưỡng nghèo, tính bằng tỉ lệ phần trăm so với ngưỡng nghèo. Khi so sánh nhóm dân cư trong một nước, khoảng cách nghèo cho biết tính chất và mức độ nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm.
1.2.2.2/ Chỉ tiêu đánh giá
Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá nghèo đói ở Việt Nam được tính trên nhiều phương diện khác nhau căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và hiện trạng đời sống trung bình phổ biến của dân cư hiện nay. Có thể đưa ra một số chỉ tiêu chính để đánh giá đói nghèo như sau:
Chỉ tiêu về thu nhập: Thu nhập bình quân một người một tháng (hoặc năm) được đo bằng chỉ tiêu giá trị hay hiện vật quy đổi, thường dùng lương thực (gạo) để đánh giá. Thu nhập ở đây được hiểu là thu nhập thuần tuý và cần xác định rõ chỉ tiêu thu nhập bình quân nhân khẩu tháng để xác định mức đói nghèo.
Chỉ tiêu về nhà ở và tiện nghi sinh hoạt: Căn cứ trên hiện trạng về nhà cửa và các đồ dùng sinh hoạt. Chỉ tiêu này mang tính chất tương đối vì phụ thuộc vào thời điểm đánh giá chỉ tiêu.
Chỉ tiêu tư liệu sản xuất: Những người nghèo đói có ít thậm chí rất ít tư liệu sản xuất bên cạnh đó tư liệu sản xuất của họ lại thô sơ. Một bộ phận lớn người nghèo còn thiếu ruộng đất canh tác, sản xuất.
Chỉ tiêu về vốn: tính trên số tiền được sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Người nghèo hiện nay đa phần là đi vay nợ hoặc vay tín dụng của ngân hàng và các tổ chức tài chính vi mô.
Hiện nay, các chỉ tiêu đánh giá nghèo đói còn xét trên nhiều yếu tố khác như giáo dục, y tế, nguy cơ dễ bị tổn thương, không có tiếng nói và không có quyền lực.
1.3/ Nguyên nhân của đói nghèo
1.3.1/ Khách quan
- Điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lũ, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, cát cứ, giao thông khó khăn, đã kìm hãm sản xuất cho cả một vùng một khu vực.
- Do cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho vùng nghèo, chính sách khuyến khích sản xuất, tín dụng hướng dẫn cách làm ăn khuyến nông, phát triển ngành nghề, chính sách giáo dục đào tạo, y tế, chính sách đất đai, định canh, định cư, kinh tế mới,…
1.3.2/ Chủ quan
- Nguồn lực hạn chế thiếu hoặc không có vốn sản xuất kinh doanh. Người nghèo thiếu khả năng tiếp cận với các nguồn lực tín dụng, một mặt do không có tài sản thế chấp họ phải dựa vào tín chấp để có các khoản vay nhỏ hiệu quả thấp. Mặt khác, đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể hoặc sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích.
- Người nghèo có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt nên mức thu nhập thấp chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu, không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát nghèo.
Do trình độ học vấn thấp nên người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động thực vật, nhiều yếu tố đầu vào sản xuất như điện, nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón…Điều này đã làm tăng chi phí, giảm thu nhập trên một đơn vị sản phẩm.
- Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của đói nghèo, tỷ lệ sinh con trong hộ gia đình nghèo còn cao. Quy mô hộ gia đình lớn làm cho tỷ lệ người ăn theo cao điều này đồng nghĩa với việc rất thiếu nguồn lực lao động nên thiếu thu nhập.
- Bệnh tật, sức khoẻ yếu ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo, họ phải gánh chịu hai gánh nặng: Một là mất thu nhập từ lao động, hai là gánh nặng chi phí y tế cao đẩy họ đến chỗ vay mượn, cầm cố tài sản để có tiền trang trải chi phí, dẫn đến càng ít có cơ hội thoát nghèo.
- Bất bình đẳng giới làm sâu sắc hơn tình trạng đói nghèo, phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ mới, tín dụng và đào tạo, họ thường gặp nhiều khó khăn do gánh nặng công việc gia đình, và thường bị trả công thấp hơn nam giới ở cùng một loại công việc.
2/ Nội dung giải pháp tài chính cho xoá đói giảm nghèo
2.1/ Khái niệm
Nhà nước chính phủ sử dụng các công cụ tài chính để điều tiết nên kinh tế vi mô và hỗ trợ giúp đỡ người nghèo pháp triển sản xuất để thoát nghèo, để tạo sự công bằng trong xã hội, thu hẹp khoảng cách giầu nghèo của xã hội.
2.2/ Các công cụ tài chính
2.2.1