Đề tài Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách Nhà nước cho ngành giáo dục ở huyện Tiên Du

Trong bất kì chế độ xã hội nào dù là xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa thì giáo dục luôn là hoạt động quan trọng đối với sự phát triển kinh-tế xã hội của một quốc gia. Bởi lẽ giáo dục là nền tảng văn hoá, là cơ sở hình thành nhân cách và nâng cao ý thức của mỗi con người trong xã hội. Cùng với truyền thống dân tộc, giáo dục thúc đẩy lòng nhiệt huyết của mỗi thế hệ đối với quốc gia dân tộc. Con người là vốn quý, là tài sản vô giá của mỗi quốc gia và tri thức khoa học là “ sản phẩm đặc biệt” của quá trình học hỏi và trau dồi kiến thức trên ghế nhà trường. Trong văn kiện hội nghị lần thứ II đã nêu: “lấy phát triển giáo dục làm yếu tố cơ bản- là khâu đột phá.”. Và đúng vậy, xã hội phát triển đồng nghĩa với tri thức con người được nâng lên một bước. Trong số những biện pháp phát triển toàn diện một quốc gia thì ngân sách nhà nước được coi là công cụ đặc biệt giúp nhà nước thực hiện các chức năng của giáo dục thông qua việc thu- chi Ngân sách. Và một trong những khoản chi nói trên, chi cho giáo dục nói riêng trên địa bàn Tiên Du đã đóng góp một phần lớn vào những thành công trên địa bàn Tiên Du.

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách Nhà nước cho ngành giáo dục ở huyện Tiên Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong bất kì chế độ xã hội nào dù là xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa thì giáo dục luôn là hoạt động quan trọng đối với sự phát triển kinh-tế xã hội của một quốc gia. Bởi lẽ giáo dục là nền tảng văn hoá, là cơ sở hình thành nhân cách và nâng cao ý thức của mỗi con người trong xã hội. Cùng với truyền thống dân tộc, giáo dục thúc đẩy lòng nhiệt huyết của mỗi thế hệ đối với quốc gia dân tộc. Con người là vốn quý, là tài sản vô giá của mỗi quốc gia và tri thức khoa học là “ sản phẩm đặc biệt” của quá trình học hỏi và trau dồi kiến thức trên ghế nhà trường. Trong văn kiện hội nghị lần thứ II đã nêu: “lấy phát triển giáo dục làm yếu tố cơ bản- là khâu đột phá...”. Và đúng vậy, xã hội phát triển đồng nghĩa với tri thức con người được nâng lên một bước. Trong số những biện pháp phát triển toàn diện một quốc gia thì ngân sách nhà nước được coi là công cụ đặc biệt giúp nhà nước thực hiện các chức năng của giáo dục thông qua việc thu- chi Ngân sách. Và một trong những khoản chi nói trên, chi cho giáo dục nói riêng trên địa bàn Tiên Du đã đóng góp một phần lớn vào những thành công trên địa bàn Tiên Du. Hơn thế nữa, đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định:” phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”... “ đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển “, một lần nữa dự thảo đại hội IX vừa qua đảng ta đã khẳng địmh:” từng bước phát triển nền kinh tế tri thức...”. Điều này chứng tỏ Đảng và Nhà nước đã khẳng định: Đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước một bước so với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Sự nghiệp Giáo dục - một sự nghiệp to lớn khó khăn gian khổ của chúng ta hôm nay đang đứng trước những vận hội và những thử thách lớn trong khi NSNN còn eo hẹp, nhu cầu chi cho giáo dục lại cực kỳ lớn và tăng lên theo thời gian, bỏ xa điểm cân bằng giữa cung và cầu trong giáo dục. Với mâu thuẫn đó, vấn đề đáng quan tâm là sử dụng nguồn vốn NSNN như thế nào để đạt được điểm tối ưu về hiệu quả trong đầu tư cho giáo dục. Để khắc phục những tồn tại khiếm khuyết đó thì cần nhất thiết phải đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu quả trong quản lý chi NSNN cho giáo dục. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong thời gian thực tập tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du em xin được đi sâu vào nghiên cứu đề tài : “Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách Nhà nước cho ngành giáo dục ở huyện Tiên Du”. Nội dung đề tài gồm ba phần: Phần thứ nhất: Hoạt động giáo dục và vai trò của chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Phần thứ hai: Thực trạng về công tác quản lí chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục trên địa bàn Tiên Du những năm qua. Phần thứ ba: Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước. Đề tài này được hoàn thành trong điều kiện thời gian thực tập khá hạn hẹp, trình độ chuyên môn của em còn hạn chế, khả năng nhận thức lý luận và thực tiễn còn chưa sắc bén, xuất phát từ sự thiếu kinh nghiệm của một sinh viên sắp ra trường, cho nên chuyên đề này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự phê bình, góp ý của các thầy cô giáo cùng toàn thể những ai quan tâm đến đề tài này để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngân Hàng - Tài Chính, đặc biệt là Thầy giáo hướng dẫn đã giúp em trong quá trình viết đề tài này. Em cũng xin cảm ơn cô trưởng phòng cùng toàn thể các cô, các anh, các chị trong phòng Tài chính - KH Tiên Du đã giúp đỡ em trong qua trình thực tập tại cơ quan. PHẦN THỨ NHẤT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ VAI TRÒ CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1.1. Giáo dục nền tảng văn hóa và nhân cách con người Việt Nam. Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam với truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất đã không chịu lùi bước trước bất kỳ một thế lực thù địch nào. Chúng ta đứng lên bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập tự chủ bảo vệ cái quyền mà “thượng đế đã trao cho mỗi người chúng ta”. Không chịu lùi bước cam tâm làm nô lệ cho kẻ thù đó chính là truyền thống lâu đời của nhân dân ta - con người Việt Nam - trải qua bao nhiêu những biến cố thăng trầm của lịch sử, người Việt Nam chúng ta luôn canh cánh bên lòng được ” sánh vai cùng các cường quốc năm châu “, ham học hỏi, khám phá và gìn giữ những gì mà cha ông ta đã truyền lại cho mỗi thế hệ con người Việt nam. Sự nối tiếp và lưu giữ ấy dường như không bao giờ dừng lại mà nó đã và đang tiếp tục truyền từ đời này sang đời khác. Và phải chăng đó là vốn quí, là ”tài sản vô giá” cho mỗi thế hệ người Việt Nam chúng ta. Tiếp thu và gìn giữ những “cổ vật văn hoá” ấy có sự đóng góp không nhỏ của ngành giáo dục quốc gia. Giáo dục đã giúp lưu giữ cái hay cái đẹp của những thế hệ trước, giúp thế hệ sau rút ra những bài học kinh nghiệm cho những bước tiến sau này, và dần sự nối tiếp ấy đã phát triển và trở thành không thể thiếu trong tâm thức mỗi thế hệ con ngươì Việt Nam. Và phải chăng vì điều ấy chúng ta nói rằng: ”Giáo duc là nền tảng văn hoá của một nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc ...” Quan niệm về giáo dục của một quốc gia cũng có nhiều ý kiến khác nhau: có ý kiến cho rằng: ”giáo dục là tất cả các dạng học tập của con người” và đây cũng là dạng quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng con người....tuy nhiên theo một khía cạnh nào đó thì giáo dục được hiểu là việc trang bị những kiến thức và hình thành nhân cách con người. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: ” Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ”, phải chăng trong đó người đã nhắc nhở toàn xã hội phải luôn luôn gìn giữ và phát triển sự nghiệp trồng người. Và một điều mà chúng ta không thể phủ nhận là phát triển nhân ttố con người luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó. 1.2. Giáo dục tri thức cần thiêt tiến tới nền “kinh tế tri thức” Lần lại những trang sử huy hoàng của dân tộc Việt Nam ta mới thấy được những biến cố quan trọng tạo nên bước ngoặt lịch sử cho quốc gia nhỏ bé này. Bao khổ đau mất mát dân ta phải chịu đã tạo nên nhân cách con người Việt Nam. Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta đã từng cho rằng, cái đói cái rét không sợ bằng cái dốt. Và cũng không phải ngẫu nhiên Bác tố cáo hành động vô liêm sỉ của thực dân Pháp - chúng đầu độc dân ta bằng rượu cồn nha phiến - với mục đích “dốt để trị”. Người từng nói : “nạn giặc dốt là một trong những phương thức độc ác nhất mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn 90% đồng bào ta bị mù chữ, nhưng chỉ cần 3 tháng là đủ để chúng ta học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ “. Đồng thời Người cũng khẳng định: ”một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Không chỉ dừng lại ở Người, các vị lãnh đạo của chúng ta sau người cũng băn khoăn lo lắng cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Bởi lẽ Giáo dục trực tiếp cung cấp cho xã hội những con người có đủ tri thức, sự hiểu biết để đưa đất nước cập nhật những nền thành tựu tri thức mới. Hiến pháp 1992 nêu rõ: ”Nhà nước phát triển giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài”. Một quốc gia có “dân giàu nớc mạnh, xã hội công bằng văn minh” khi quốc gia ấy mọi người được giáo dục một cách toàn diện. Đúng vậy, để đạt được mục tiêu tốt đẹp ấy, thiết nghĩ chúng ta phải tìm cho ra được động lực của sự phát triển? Đó không phải là cái gì khác mà chính là tri thức, mà giáo dục đem chi thức đến cho mọi người. Các nước trên thế giới đều ý thức được rằng, giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội mà thực sự còn là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội và nâng cao múc sống nhân dân. Như chúng ta đã biết tri thức nhân loại là vô tận và khả năng con người chi phối sự nảy mầm cuả ”trồi non tri thức “ấy. đưa khoa học kĩ thuật vào thực tế cuộc sống đó là những gì mà loài người chúng ta mong muốn. Lấy tri thức làm quan điểm đồng thời làm nhân sinh quan cho các quyết định mang tính toàn cục cuả quốc gia ... nhà nước ta không ngừng nâng cao công tác quản lí, đưa giáo viên lên một vị trí mới nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược con người mà nghị quyết Trung Ương IV đề ra là : cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu đó là động lực thúc đẩy và điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước, phải coi đầu tư cho giáo dục là một hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng giáo dục quốc dân dưới sự quản lí của nhà nước. Đó là một chiến lược có tầm quan trọng bậc nhất trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một đất nước có nền công nghiệp phát triển tất yếu phải có những con người có đầy đủ tri thức, trình độ để phát minh sáng chế áp dụng khoa học kĩ thuật vào sống và sản xuất. Các nước chậm phát triển muốn phát triển phải hết sức quan tâm đến giáo dục. Chỉ có một chiến lược phát triển con người đúng đắn mới giúp các nước thuộc thế giơí thứ 3 thoát khỏi sự nô lệ về kinh tế và công nghệ... Khai giảng năm học 1995-1996 tổng bí thư Đỗ Mười nói: “Con người là nguồn lực quí báu đồng thời là mục tiêu cao cả nhất , tất cả do con người và vì hạnh phúc của con người, trong đó trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia. Vì vậy đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược là yếu tố quyết định tương lai của đất nước”. Giáo dục tự nó cung cấp cho xã hội những nhà kinh tế, những kĩ sư, bác sĩ và những nhà khoa học có đủ năng lực trình độ hiểu biết từ đó nó hợp thành lực lượng sản xuất to lớn đủ diều kiện để đưa đât nước tiến vào kỉ nguyên mới - kỉ nguyên của tri thức, khoa học và công nghệ tiên tiến....Giáo dục mãi là nhiệm vụ không thể thiếu trong xã hội loài người tương lai - giáo dục là cơ sở của tri thức con người. II. SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN) CHO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 2.1. Lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước 2.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước. Trong hệ thống tài chính thống nhất, NSNN là khâu tài chính tập chung giữ vai trò chủ đạo. NSNN cũng là khâu tài chính được hình thành sớm nhất, nó ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản lý nhà nước và sự phát triển của kinh tế hành hoá, tiền tệ. Cho đến nay, thuật ngữ “Ngân sách nhà nước” được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia, nhưng quan niệm về NSNN còn nhiều điểm chưa thực sự thống nhất. Từ điển Bách khoa toàn thư về kinh tế của Pháp định nghĩa ngân sách là ”văn kiện được Nghị viện hoặc Hội đồng thảo luận và phê chuẩn mà trong đó, các nghiệp vụ tài chính (thu, chia) của một tổ chức công (Nhà Nước, chính quyền địa phương, đơn vị công) hoặc tư (doanh nghiệp, hiệp hội) được dự kiến và cho phép” Cụ thể hơn, Bộ tài chính Pháp định nghĩa ngân sách ”là văn kiện trong đó các khoản thu, và các khoản chi hàng năm của Nhà nước được dự kiến và cho phép, là toàn bộ các tài khoản phản ánh tất cả các nguồn thu và tất cả các nhiệm vụ chi của Nhà nước trong một năm dân sự: là toàn bộ các tài khoản phản ánh hạn mức kinh phí của một bộ trong một năm dân sự”. Các nước Trung Quốc và Nga cũng thiên về quan niệm NSNN là kế hoạch thu, chi của Nhà nước trong một năm: Đại từ điển kinh tế thị trường (Trung Quốc) định nghĩa ”NSNN là kế hôạch thu chi tài chính hàng năm của nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp định”. Đại từ điển bách khoa toàn thư (Liên Xô, 1971) định nghĩa ”ngân sáhc là bảng liệtkê các khoản thu và chi bằng tiền của Nhà nước được lập ra cho một thời gian nhất định....Bản chất của NSNN từng nước được xác định bởi chế độ kinh tế xã hội, bản chất và chức năng của Nhà nước”. Riêng ở nước ta cũng có ít nhất 4 định nghĩa khác nhau vễ ngân sách nhà nước. Đại từ điển tiéng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên (1998) định nghĩa ngân sách là ”tổng số tiền thu và chi trong một thời gian nhất định của nhà nước, của xí nghiệp hoặc của một cá nhân”. Giáo trình Lý thuyết tài chính (2000) của Học Viện Tài Chính Kế Toán hà Nội ghi rõ: ”NSNN là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử....NSNN được đặc trưng bằng sự vận động gắn liền với quá trình tạo lập , sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước trên cơ sở luật định. Nó phản ánh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu”. Theo từ điển thuậtn ngữ tài chính tín dụng (1996) của Viện Nghiên cứu Tài chính thì: ”NS được hiểu là dự toán và thực hiện mọi khoản thu nhập (tiền thu vào) và chi tiêu (tiền xuất ra) của bất kỳ một cơ quan, xí nghiệp, tổ chức, gia đình hoặc cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm). Theo luật ngân sách Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam được quốc hội thông qua ngày 20/3/1996 thì “Ngân sách nhà nước (NSNN ) là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Trong một chừng mực nào đó, các định nghĩa trên đây có những sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, tựu chung lại, chúng đều thể hiện bản chất của NSNN là: Xét về phương diện pháp lý: Ngân sách Nhà nước là một đạo luật dự trù các khoản thu, chi bằng tiền của Nhà nước trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Đạo luật này được cơ quan lập pháp của quốc gia đó ban hành. Xét về bản chất kinh tế: Mọi hoạt động của NSNN đều là hoạt động phân phối các nguồn tài nguyên quốc gia (phân phối lần đầu và tái phân phối). Và vì vậy về nội dung kinh tế, NSNN thể hiện các mối quan hệ trong phân phối. Đó là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa một bên là Nhà nước và bên kia là các tác nhân của nền kinh tế hành hoá trong quá trình phân bổ, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế, phân phói và phân phối lại thu nhập do các tác nhân kinh tế mới sáng tạo ra. Về bản chất xã hội: NSNN luôn luôn là một cộng cụ kinh tế của Nhà nước, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. * Chi ngân sách Nhà nước: Là quá trình phân phối và sử dụng quĩ NSNN theo những nguyên tắc nhất định nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ Kinh tế- Chính trị- Xã hội của Nhà nước. Thực chất, chi NSNN chính là việc cung cấp các phương tiện Tài chính cho các nhiệm vụ của Nhà nước.Song việc cung cấp này có những đặc thù riệng: - Chi NSNN luôn luôn gắn bó chặt chẽ với các nhiệm vụ kinh tế- chính trị mà Nhà nước đảm nhận trong mỗi thời kỳ. tính chất và nội dung các khoản chi do tính chất và nội dung các nhiệm vụ mà Nhà nước đảm nhận quyết định. Ngược lại, nội dung chi tiêu có tác dụng đến kết quả của nhiệm vụ Nhà nước. - Tác dụng và ảnh hưởng của các khoản chi NSNN thường được thể hiện ở tầm vĩ mô. Vì vậy cần có những phân tích đánh giá mang tầm chiến lược lâu dài và trong phạm vi nền kinh tế. - Tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách vừa được thể hiện ở hiệu quả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao....Do vậy, khi đánh giá tính hiệu quả phải sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu vừa mang tính chất định lượng vừa mang tính chất định tính. - Phần lớn các khoản chi NSNN là những khoản chi bao cấp và không hoàn trả trực tiếp. Do vậy, cần phải đưa ra nhiều phương án khác nhau, trên cơ sở đó xem xét, quyết định lựa chọn một phương án tốt nhất để giảm bớt các thất thoát của NSNN * Vai trò của NSNN: - NSNN đảm bảo cung cấp nguồn kinh phí để duy trì sự hoạt động của hệ thống bộ máy các cơ quan Nhà nước. Trong cơ chế thi trường, những quan hệ kinh tế thuộc nội dung ngân sách nhà nước chỉ có thể phát sinh, phát triển trên cơ sở vận động không ngừng của các cơ quan tiền tệ trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Tính chất, qui mô, mức độ, hiệu quả của quá trình vận động này là tiền đề vật chất quan trọng nhất của NSNN. Sẽ không có một ngân sách lành mạnh nếu như sự vận động của các quan hệ tiền tệ trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá bị ách tắc hoặc bị biến dạng theo xu thế không có lợi, làm tổn thương đến sự vận động của hàng hoá. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thấy rằng: trong mối quan hệ giữa NSNN với sự vận động của các đơn vị tiền tệ nảy sinh trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông hành hoá, các quan hệ tiền tệ thuộc nội dung NSNN hoàn toàn không mang tính thụ động mà có ảnh hưởng tích cực trở lại. Sự ảnh hưởng trở lại đó hoàn toàn không phụ thuộc vào việc Nhà nước sử dụng NS làm công cụ quản lý kinh tế, xã hội như thế nào. Trong cơ chế thị trường, NSNN được Nhà nước sử dụng làm công cụ quan trọng để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, xã hội. Do vậy có thể nói: Cùng với việc đảm bảo chi tiêu của Nhà nước bằng việc huy động các nguồn tài chính trên phạm vi rộng lớn trong và ngoài nước.Trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường, NSNN đóng vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Vai trò nài, về mặt chi tiết có thể đề cập đến nhiều nội dung và nhiều biểu hiện đa dạng khác nhau, song trên góc độ tổng hợp, có thể khái quát trên ba khía cạnh sau đây: - Một là, kích thích sự tăng trưởng kinh tế (vai trò điều tiết trong lĩnh vực kinh tế): Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, cùng với việc nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vai trò của NSNN trong việc diều chỉnh các hoạt động trở nên rất thụ động. NSNN gần như chỉ là một cái túi đựng sổ thu để rồi thực hiện việc bao cấp tràn lan cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua cấp vốn cố định, vốn lưu động, cấp bù lỗ, bù giá, bù lương… Trong điều kiện đó, hiệu quả của các khoản thu chi NSNN đến các hoạt động kinh tế nhằm điều chỉnh các hoạt động đó và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế là hết sức hạn chế. Chuyển sang cơ chế thị trường, trong lĩnh vực kinh tế, Nhà nước định hướng việc hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Điều đó được thực hiện thông qua các chính sách thuế và chính sách chi tiêu của ngân sách chính phủ để vừa kích thích và vừa gâi sức ép với các doanh nghiệp, nhằm kích thích sự tăng trưởng kinh tế. - Hai là, vai trò điều tiết trong lĩnh vực xã hội: Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, tính chất bao cấp tràn lan cho mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội đã hạn chế đáng kể vai trò của NSNN trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Trong thời kỳ nài, mọi sự ưu tiên, ưu dãi của Nhà nước đều được dành chokhu vực Nhà nước. Những chế độ bao cấp về nha fở, cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng với giá thấp… đã gâi ra tâm lý sùng bái biên chế nhà nước, tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Điều đó một mặt làm giảm hiệu qủa công tác, hiệu quả tiền vốn, mặt khác vừa tác động ngược chiều tới việc đảm bảo công bừng xã hội. Bên cạnh đó, sự bao cấp tràn lan cho các hoạt đọng có tính chất xã hội (các hoạt động sự nghiệp), song lại thiếu sự tính toán hợp lý về phạm vi, mức độ và hiệu quả của nó cũng dẫn đến những hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu về mặt xã hội. Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, sự tồn tại và hoạt đọng có hiệu quả của bộ máy Nhà nước, sự phát triển của các hoạt động xã hội, y tế, văn hoá xã có ý nghĩa quyết định. Việc thực hiện nhiệm vụ này về cơ bản thuộc về Nhà nước và không vì mục tiêu lợi nhuận. Việc sử dụng nhhhững dịch vụ kể trên được phân chia giữa những người tiêu dùng, nhưng nguồn tài trợ để thực hiện các nhiệm vụ đó lại được cấp phát từ NSNN. Như vậy trong việc thực hiện các nhiệm vụ đó có tính chất chung toàn xã hội, NSNNcó vai trò quan trọng hàng đầu. Bên cạnh đó, cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ có tính chất chung toàn xã hội, hàng năm chính phủ vẫn có sự chú ý đặc biệt cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp nhất. Chúng ta có thể nhận thấy điều đố thông qua các loại trợ giúp trực tiếp được dành cho những người có thu nhập thấp hoặc có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội; các loại trợ giúp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu (lương thực, điện, nước...), các khoản chi phí để thực hiện chính sách
Tài liệu liên quan