Đề tài Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam

Từ thực tế qúa trình phát triển nền kinh tế trong những năm qua đã chứng minh sự đóng góp tích cực của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, cũng như sự thành công của công cuộc đổi mới, cải thiện quan hệ đối ngoại, mở ra nhiều triển vọng hợp tác đa phương, củng cố vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Từ chỗ giữ vai trò không đáng kể trong nền kinh tế Việt Nam (tỉ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP năm 1992 mới chỉ là 2%), đến nay, các doanh nghiệp FDI đã trở thành khu vực kinh tế quan trọng, phát triển năng động và đóng góp đến hơn 30% tổng vốn đầu tư xã hội. Với nguồn vốn đầu tư đến từ 92 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn mà còn mang đến Việt Nam công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tạo thêm nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, qua đó góp phần khai thác tốt hơn các nguồn lực trong nước, thúc đẩy tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng bên cạnh những đóng góp tích cực đó, thì FDI cũng đã và đang tạo ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững của tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của dân cư. Gần đây đã xuất hiện hàng loạt vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội, trong đó nổi bật là chất lượng FDI thấp thiếu tính bền vững, ô nhiễm môi trường trầm trọng gây ra không ít những ảnh hưởng xấu tới Việt Nam về cả mặt kinh tế và xã hội như: sự leo thang của giá cả dẫn dến lạm phát cao, các biến động bất thường của thị trường bất động sản gây nên các cơn sốt không thể kiểm soát và tác động tiêu cực lớn nhất từ FDI mà vẫn đang là nỗi lo của các ban ngành trung ương và địa phương hiện nay đó chính là ô nhiễm môi trường do chất thải độc hại từ các nhà máy công nghiệp.Vì vậy mà vấn đề cấp thiết bây giờ là cần phải có những giải pháp để nhằm thu hút được lượng vốn FDI thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cao nhưng vẫn phải đảm bảo sự ổn định xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững. Trước thực trạng này nhóm sinh viên nghiên cứu đã xây dựng nên đề tài “Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam” để đóng góp một phần nhỏ ý kiến của mình giải quyết vấn đề nóng của xã hội.

doc99 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC TỪ VIẾT TẮT BXH Bảng xếp hạng DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân EU Liên minh Châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm trong nước IFC Công ty tài chính quốc tế IMF Quỹ tiền tệ quốc tế KCN Khu công nghiệp KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư NSNN Ngân sách nhà nước R&D Nghiên cứu và triển khai TCTK Tổng cục Thống kê ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế UBND Ủy ban nhân dân UNCTAD Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển USD Đô la Mỹ VNR500 Top 500 doanh nghiệp tại Việt Nam WEF Diễn đàn kinh tế thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới XNK Xuất nhập khẩu XTĐT Xúc tiến đầu tư MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Hình 1: Mô hình MacDougall-Kemp 8 Hình 2: Mô hình của 2 nhà môi trường học Canada – Jacobs và Sadle 20 Hình 3: Tiếp cận phát triển bền vững 21 Bảng 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành 40 Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức 41 Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương 42 Bảng 4: Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI 51 trong các thời kỳ sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 51 Bảng 5:Thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu trong báo cáo năm 2010 của WEF 61 Bảng 6 : Đóng góp của khu vực FDI so với các khu vực khác 67 Bảng 7: Cơ cấu và thu nhập lao động của các doanh nghiệp FDI 71 Bảng 8: Bảng số liệu thể hiện cơ cấu dòng vốn FDI 79 Biểu đồ 1.Kết quả thu hút FDI giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 35 Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh lượng vốn FDI đăng kí và lượng vốn thực hiện năm 2005- 2010 36 Biểu đồ 3: Top 20 quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam từ 1990- 2010 37 Biểu đồ 4:Chỉ số ROA và ROE của các Doanh nghiệp VNR500 68 Biểu đồ 5: Tỷ trọng FDI về số lượng DN và đóng góp thuế thu nhập trong top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam 69 Biểu đồ 6: Biểu đồ mô tả tổng lượng vốn FDI toàn cầu giai đoạn 2004-2010 78 PHẦN MỞ ĐẦU: Từ thực tế qúa trình phát triển nền kinh tế trong những năm qua đã chứng minh sự đóng góp tích cực của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, cũng như sự thành công của công cuộc đổi mới, cải thiện quan hệ đối ngoại, mở ra nhiều triển vọng hợp tác đa phương, củng cố vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Từ chỗ giữ vai trò không đáng kể trong nền kinh tế Việt Nam (tỉ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP năm 1992 mới chỉ là 2%), đến nay, các doanh nghiệp FDI đã trở thành khu vực kinh tế quan trọng, phát triển năng động và đóng góp đến hơn 30% tổng vốn đầu tư xã hội. Với nguồn vốn đầu tư đến từ 92 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn mà còn mang đến Việt Nam công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tạo thêm nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, qua đó góp phần khai thác tốt hơn các nguồn lực trong nước, thúc đẩy tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng bên cạnh những đóng góp tích cực đó, thì FDI cũng đã và đang tạo ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững của tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của dân cư. Gần đây đã xuất hiện hàng loạt vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội, trong đó nổi bật là chất lượng FDI thấp thiếu tính bền vững, ô nhiễm môi trường trầm trọng gây ra không ít những ảnh hưởng xấu tới Việt Nam về cả mặt kinh tế và xã hội như: sự leo thang của giá cả dẫn dến lạm phát cao, các biến động bất thường của thị trường bất động sản gây nên các cơn sốt không thể kiểm soát và tác động tiêu cực lớn nhất từ FDI mà vẫn đang là nỗi lo của các ban ngành trung ương và địa phương hiện nay đó chính là ô nhiễm môi trường do chất thải độc hại từ các nhà máy công nghiệp.Vì vậy mà vấn đề cấp thiết bây giờ là cần phải có những giải pháp để nhằm thu hút được lượng vốn FDI thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cao nhưng vẫn phải đảm bảo sự ổn định xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững. Trước thực trạng này nhóm sinh viên nghiên cứu đã xây dựng nên đề tài “Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam” để đóng góp một phần nhỏ ý kiến của mình giải quyết vấn đề nóng của xã hội. Phần nội dung: Chương 1: Những vấn đề lý luận về FDI sạch trong phát triển kinh tế của các quốc gia 1.1. Những nội dung lý thuyết cơ bản FDI 1.1.1 Khái niệm FDI Trên thực tế hiện nay do có khá nhiều cách nhìn nhận khác nhau về đầu tư nước ngoài FDI vì vậy chúng ta khó có thể đưa ra được một khái niệm chính xác nhất về FDI. Qua tìm hiểu, nhóm sinh viên nghiên cứu xin đưa ra một vài khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác”. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoái hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này” còn theo luật đầu tư 2005 thì “ FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì một tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “ Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Tuy nhiên không phải quốc gia nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI. Từ những khái niệm trên chúng ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế” 1.1.2. Các khái niệm liên quan: -Dòng vốn FDI ( FDI inflow) là dòng vốn chảy từ nước của chủ đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư nhằm tận dụng lợi thế so sánh tại nước chủ nhà để tạo ra lợi nhuận cho chủ đầu tư -Lượng vốn FDI là lượng tiền hay các tài sản hợp pháp mà chủ đầu tư nước ngoài đưa sang nước khác để đầu tư -Nước chủ đầu tư ( Home country) là nước của tổ chức ,cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữu hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý , sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư -Nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư ( Host coutry) là nơi tiếp nhận vốn và trực tiếp diễn ra hoạt động đầu tư . -Nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investor) là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại nước chủ nhà -Doanh nghiệp FDI ( FDI enterprise)là doanh nghiệp mà trong vốn pháp định có một lượng vốn nhất định tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia của chủ đầu tư nước ngoài ( Đối với Việt Nam là trên 30% vốn pháp định) -Vốn đăng kí ( registration capital)là lượng vốn mà chủ đầu tư cam kết sẽ đầu tư sang nước chủ nhà -Vốn thực hiện ( implement capital) là lượng vốn thực tế mà chủ đầu tư đã bỏ ra cho hoạt động đầu tư tại nước chủ nhà 1.1.3. Các hình thức FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài tồn tại dưới các dạng sau: a)Phân theo hình thức đầu tư: * Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là hình thức đầu tư mà các bên tham gia bao gồm: một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước ký kết thỏa thuận để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định rõ về đối tượng, nội dung kinh doanh, trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp nhân mới nào. *Hình thức công ty hay doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp hay liên doanh được thành lập giữa các bên nước ngoài và nước chủ nhà trong đó các bên cùng góp vốn, cùng kinh doanh và cùng hưởng quyền lợi, nghĩa vụ theo tỷ lệ vốn góp . * Hình thức doanh nghiệp 100%vốn từ nước ngoài: Đây là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà và họ tự quản lý, chịu hoàn toàn về trách nhiệm kinh doanh * Các hình thức khác: Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế, thực hiện những hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (B.O.T). Những dự án B.O.T thường được chính phủ các nước đang phát triển tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế. b) Phân theo bản chất đầu tư: * Đầu tư mới ( Greenfiel investment): là hình thức đầu tư trực tiếp xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh mới hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại ở nước tiếp nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. * Mua lại và sáp nhập(M&A): là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. c)Phân theo tính chất dòng vốn * Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. * Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để tái đầu tư tại nước chủ nhà * Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Thể hiện mối quan hệ giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. d)Phân theo động cơ của nhà đầu tư * Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ ,dồi dào và sẵn có ở nước tiếp nhận. * Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận để thu được lợi nhuận cao hay thực hiện các hoạt động kết nối để có các sản phẩm xuyên biên giới hoặc chuyên môn hóa quy trình sản xuất * Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất; đôi khi hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. * Vốn tìm kiếm tài sản chiến lược: Được thực hiện mua lại hoặc liên minh để thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh dài hạn Bản chất của FDI- Các lý thuyết về dòng vốn FDI Trong mỗi thời kì, dưới con mắt của các nhà kinh tế học hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài lại được nhìn nhận ở các góc độ khác nhau nhưng chúng đều mang một bản chất chung. Để hiểu rõ hơn về bản chất chung này, nhóm sinh viên nghiên cứu xin đưa ra một vài lý thuyết về dòng vốn FDI Các lý thuyết kinh tế vĩ mô về đầu tư nước ngoài: Các lý thuyết này dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh của các yếu tố vốn và lao động giữa các nước cũng như việc đầu tư ra nước ngoài nhằm phân tán rủi ro - Lý thuyết HO(Heckcher và Ohlin-1933) Với hai nước A và B có các điều kiện sau: Trình độ công nghệ sản xuất, nhu cầu và thị hiếu, các yếu tố cần thiết cho việc sản xuất hai loại hàng hóa trên như nhau; hàng hóa X cần nhiều vốn còn hàng hóa Y cần nhiều lao động; sự lưu chuyển hàng hóa giữa hai nước là tự do, không có thuế, không có chi phí vận chuyển; cả hai nước đều sử dụng hết khả năng về vốn, công nghệ và lao độngcủa mình Giả định rằng không có sự lưu chuyển các yếu tố sản xuất qua biên giới và hiệu quả kinh tế không phụ thuộc vào quy mô thị trường của các nước thì theo mô hình HO chỉ ra rằng nếu như mỗi nước tập trung sản xuất để xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều yếu tố sản xuất dư thừa và nhập khẩu những hàng hoá dùng nhiều yếu tố đầu vào khan hiếm thì sản lượng của hai nước sẽ tăng lên . Lý thuyết này đã cho thấy sự chênh lệch tính dư thừa và khan hiếm của các yếu tố sản xuất giữa các nước là nguyên nhân dẫn đến đầu tư nước ngoài Mô hình này đã được một số nhà kinh tế học sử dụng để giải thích hoạt động FDI với việc loại bỏ hai giả định nêu trên. Richard S. Eckaus cho rằng khả năng về vốn giữa các nước là khác nhau đo đó sẽ có nước thừa vốn và nước thiếu vốn. Tại những nước thừa vốn thì hiệu quả sử dụng vốn thấp hơn so với những nước thiếu vốn nên sẽ lưu chuyển dòng vốn giữa các nước. Do đó mục đích tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự di chuyển vốn quốc tế. Đồng tình với quan điểm trên MacDougall giải thích rằng nguyên nhân của sự lưu chuyển vốn quốc tế là do sự chênh lệch về năng suất cận biên cuả vốn giữa các nước. Trên quan điểm này nhà kinh tế học M.Kemp đã xây dựng mô hình MacDougall-Kemp như sau: Mô hình này được xây dựng trên giả định: Nền kinh tế thế giới chỉ có hai nước I và II, giả sử nước I thừa vốn và nước II thiếu vốn Tổng vốn đầu tư của 2 nước là O1O2,trong đó nước I là O1Ovà nước II là OO2. Hình 1: Mô hình MacDougall-Kemp O2 O S O1 M2 M1 M M/2 M/1 d1 d2 Trong đó: Trục tung là năng suất cận biên của vốn d1: Đường giới hạn năng suất cận biên vốn của nước I d2: Đường giới hạn năng suất cận biên vốn của nước II Năng suất cận biên của 2 nước có xu hướng giảm dần Trước khi di chuyển vốn: Tổng sản lượng của nước I là: M1M1’OO1 Tổng sản lượng của nước II là: M2’M2O2O Ta thấy rằng trong khoảng SO thì năng suất cận biên của vốn ở nước II lớn hơn nước I hay là nước II sử dụng vốn hiệu quả hơn nước I. Do đó sẽ có sự di chuyển vốn từ nước I sang nước II cho đến khi năng suất cận biên của 2 nước bằng nhau tại điểm S . Lúc này, tổng sản lượng của 2 nước tăng lên một lượng là: MM1’M2’ trong đó sản lượng của nước I tăng MM1’M’ và nước II tăng MM2’M’. Như vậy việc di chuyển vốn hay FDI mang lại lợi ích cho cả 2 nước - Lý thuyết Kugman(1983), Dunning và Narula(1996): Giải thích nguyên nhân của đầu tư nước ngoài với mục đích khai thác hiệu quả vốn là do có dự khác biệt về chính sách kinh tế vĩ mô của các nước tham gia đầu tư - Lý thuyết K.Kojima(1978) lại giải thích rằng sở dĩ có đầu tư nước ngoài là do có sự khác nhau giữa tỷ suât lợi nhuận. Những nước có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ thu hút được vốn đầu tư mà chênh lệch này chủ yếu là do giá lao động và dung lượng thị trường - Lý thuyết D.Salvatore(1993) lại cho rằng sở dĩ có đầu tư nước ngoài là do sự phân tán rủi ro. Các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn mà còn quan tâm đến mức độ rủi ro của từng khoản đầu tư cụ thể. Để tránh nguy cơ phá sản tại thị trường nội địa, Các nhà đầu tư sẽ không dồn hết vốn của mình vào đầu tư trong nước mà dành một phần để đầu tư ra nước ngoài 1.1.4.2. Các lý thuyết kinh tế vi mô về đầu tư nước ngoài: Các lý thuyết này thường xoay quanh các câu hỏi: Tại sao các công ty lại đầu tư ra nước ngoài, đó là khai thác độc quyền, hiệu quả kinh tế theo qui mô, các rào cản nhập khẩu và các yếu tố sản xuất ở nước ngoài rẻ -Lý thuyết của Stephen Hymer(1976): Độc quyền của thị trường đã thúc đẩy các công ty mở rộng ra thị trường nước ngoài để khai thác lợi thế so sánh của mình về công nghệ, kỹ thuật quản lý… mà các công ty trong cùng lĩnh vực ở các nước khác không có được. -Lý thuyết của Charles Kindleberger(1969) và Richard E. Cave(1971) thì cho rằng các sản phẩm mới thường có xu hướng độc quyền cho nên các công ty có sản phẩm mới luôn tích cực mở rộng phạm vi sản xuất của mình ra thị trường quốc tế để tối đa hóa lợi nhuận. vì vậy mà các lý thuyết tổ chức công nghiệp đều giải thích nguyên nhân của FDI là nhằm khai thác lợi thế độc quyền -Lý thuyết của Robertz.Aliber(1970) đã giải thích hiện tượng FDI xuất hiện là do thuế nhập khẩu khiến giá thành hàng hóa cao lên nên các công ty thay vì sản xuất trong nước để xuất khẩu sẽ tiến hành sản xuất ngay tại nước ngoài ,vượt qua hàng rào thuế quan để giảm giá thành và tạo nên các công ty xuyên quốc gia. -Lý thuyết giải thích về nguyên nhân hình thành FDI là do chênh lệch về chi phí giữa các nước: Nếu gọi: Giá nhập khẩu là M(tại nước chủ nhà) Giá nhập khẩu sau thuế là M’ Chi phí sản xuất trung bình là AC Chi phí phát sinh trung bình cho một sản phẩm khi đầu tư ra nước ngoài là C Nếu AC’ là chi phí trung bình cho một sản phẩm khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài để sản xuất thì AC’=AC+C Khi :-AC<M<AC’ thì công ty chính quốc sẽ mở rộng sản xuất để xuất khẩu -AC<M’<AC’ thì công ty chính quốc sẽ cân nhắc giữa xuất khẩu và cho thuê -AC’<M’ thì FDI sẽ xuất hiện -Lý thuyết chu kì sản phẩm của Vernon(1966) thì cho rằng FDI xuất hiện theo chu kì sản phẩm. Trên cơ sở giả định của HO, Vernon giả định thêm là sự thay đổi công nghệ dẫn đến các sản phẩm mới , các sản phẩm này sẽ mang lại lợi nhuận cao khi được sản xuất hàng loạt. Nhưng việc sản xuất hàng loạt sẽ đòi hỏi tay nghề cao , vốn đầu tư lớn và điều này chỉ có thể xảy ra ở các nước phát triển. Tuy nhiên khi sản xuất hàng loạt thì giá thành lại hạ , mặt khác sẽ dẫn đến bão hòa sản phẩm. Để tránh sự suy thoái đòi hỏi các công ty phải mở rộng thị trường ra nước ngoài bằng việc xuất khẩu hàng hóa. Nhưng khi xuất khẩu lại gặp phải rào cản thuế quan, chi phí vận chuyển, mặt khác do yêu cầu thương mại hóa và tiêu chuẩn hóa sản phẩm cho nên với tay nghề lao động thấp cũng có thể sản xuất được , vì vậy khi đưa công nghệ ra nước ngoài sản xuất sẽ tận dụng được cái lợi thế so sánh của quốc gia nhận vốn như : tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ hơn …Do đó lúc này FDI xuất hiện vì nó hiệu quả cao hơn sản xuất trong nước và xuất khẩu. -Lý thuyết chu kì sản phẩm bắt kịp của Akamatsu (1962) : Theo lý thuyết này, các sản phẩm mới được sản xuất tại các nước đầu tư sau đó xuất khẩu sang các quốc gia khác. Tại nước nhập khẩu, do sản phẩm mới nhu cầu nội địa tăng nên xuất hiện nhu cầu sản xuất trong nước để thay thế nhập khẩu với sự giúp đỡ về vốn , kỹ thuật, công nghệ của nước ngoài. Khi nhu cầu sản phẩm này trong nước được bão hòa thì nhu cầu xuất khẩu sản phẩm sang một nước thứ ba lại xuất hiện và tại nước thứ ba này chu trình lại tiếp diễn như nước thứ hai .Như vậy, FDI được hình thành từ quá trình phát triển liên tục của sản phẩm từ nhập khẩu đến sản xuất trong nước và xuất khẩu. -Một số lý thuyết khác đã sử dụng hiện tượng bắt chước các đối thủ cạnh tranh để giải thích hiện tượng đầu tư trực tiếp nuớc ngoài : Từ đặc điểm của các ngành độc quyền nhóm là có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các đối thủ cạnh tranh nghĩa là khi một doanh nghiệp trong nhóm đưa ra hành động gì tác động tới đối thủ cạnh tranh thì buộc họ phải phản ứng tương tự , F.T.Knicckerbocker cho rằng nó sẽ xảy ra tương tự đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau : Giả sử ngành độc quyền của nước đầu tư có 3 doanh nghiệp : A,B,C chi phối thị trường. Khi doanh nghiệp A mở chi nhánh ở nước nhận đầu tư , doanh nghiệp B,C nghĩ rằng nếu hoạt động của A thành công thì sẽ hạn chế mức tiêu thụ hành hóa của B,C xuất khẩu sang nước nhận đầu tư và tạo lợi thế của nước đi tiên phong . Bên cạnh đó, rất có thể doanh nghiệp A tận dụng được lợi thế so sánh ở nước nhận đầu tư và đưa trở lại nước họ với chi phí rẻ hơn, chất lượng tốt hơn để gây khó khăn cho B,C trên chính thị trường của họ. Vì vậy mà B,C đã làm theo A là đầu tư sang nước tiếp nhận vốn đầu tư. 1.1.5. Đặc điểm của dòng vốn FDI Xuất phát từ những khái niệm, chúng ta có thể rút ra được một số đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Một là, một hoạt động đầu tư được coi là đầu tư nước ngoài khi chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một mức vốn tối thiểu nào đó vào vốn pháp định, mức đóng này tùy theo quy định của mỗi nước ( riêng đối với Việt Nam mứ
Tài liệu liên quan