Đề tài Giải pháp thúc đẩy hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo minh Thăng long trong giai ®o¹n 2006-2008

Từ xa xưa, tổ tiên chúng ta đã hiểu rõ tầm quan trọng của lửa, lửa dùng để nấu chín thức ăn, để sưởi ấm khi trời trở lạnh để làm rất nhiều công việc khác phục vụ trong sinh hoạt và dường như lửa là người bạn rất nồng ấm của con người chúng ta. Tuy nhiên khi lửa vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của con người, lửa không còn vẻ thân thiện vốn có của nó nữa, nó sẽ gây ra những vụ cháy lớn, những vụ thảm họa ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Mặc dù có rất nhiều biện pháp Phòng cháy chữa cháy (PCCC). Nhưng hàng năm vẫn xảy ra trên 10.000 vụ cháy, làm thiệt hại hàng nghìn các khu dân cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Làm bao nhiêu người lâm vào cảnh lầm than, mất nhà, mất người thân. Không chỉ có Cháy, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta còn luôn phải đương đầu với rất nhiều những nguy cơ tiềm ẩn gây hại khác cho con người, như thảm họa sóng thần tại Ấn Độ Dương cuối năm 2004, khiến 232.000 nạn nhân thiệt mạng và mất tích. Ngoài ra, còn rất nhiều đợt bão, lũ thường xuyên càn quét nước ra vào những tháng mùa mưa + Để bù đắp cho những mất mát đó Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt đã ra đời. Tuy không thể bù đắp được những sự mất mát về tinh thần, nhưng nó sẽ phần nào giúp ta vực dậy được để lấy lại được những gì đã mất. Nhận thức được ý nghĩa to lớn của Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. Trong thời gian thực tập tại Công ty Bảo minh Th¨ng long – một trong những doanh nghiệp bảo hiểm có triển khai Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, tôi đã nghiên cứu về loại hình bảo hiểm này với đề tài: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo minh Thăng long trong giai ®o¹n 2006-2008 ” Kết cấu luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận và mục lục tài liệu tham khảo, được trình bày trong ba chương. Chương 1 : Lý thuyết cơ bản về Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt & hoạt động khai thác bảo hiểm. Chương 2 : Hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo minh Thăng long (giai ®o¹n 2006-2008) Chương 3 : Một số đề xuất làm tăng hiệu quả khai thác bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt của Công ty Bảo minh Th¨ng long.

doc57 trang | Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp thúc đẩy hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo minh Thăng long trong giai ®o¹n 2006-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BMTL  : Bảo Minh Thăng Long   TC - KT  : Tài chính – Kế toán   BHXCG  : Bảo hiểm xe cơ giới   BHCN  : Bảo hiểm con người   BH TS& KT  : Bảo hiểm Tài sản và kỹ thuật   KTBH  : Khai thác bảo hiểm   RRĐB  : Rủi ro đặc biệt   PCCC  : Phòng Cháy chữa Cháy   KV  : Khu vực   ĐL  : Đại lý   MG  : Môi giới   CBKT  : Cán bộ khai thác   GTBH  : Giá trị bảo hiểm   STBH  : Số tiền bảo hiểm   MTN  : Mức trách nhiệm   MỤC LỤC CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT & HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM 6 1.1. LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 6 1.1.1. Sự cần thiết của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt 6 1.1.2. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt 8 1.1.2.1. Đối tượng bảo hiểm 8 1.1.2.2. Phạm vi bảo hiểm 11 1.1.2.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 13 1.1.2.4. Phí Bảo hiểm 16 1.2. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM 18 1.2.1. Vai trò của hoạt động khai thác trong kinh doanh bảo hiểm 18 1.2.2. Quy trình khai thác bảo hiểm 1.2.2.1. Quy trình khai thác bảo hiểm 22 1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khai thác bảo hiểm. 23 1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác 24 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG (2006-2008) 25 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2006-2008 2.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG (2006-2008) 29 2.2.1. Quy trình khai thác 29 2.2.2. Thị trường bảo hiểm Cháy và các RRĐB trong 2 năm 2007-2008 2.2.3. Thực trạng khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thăng long trong giai đoạn 2006-2008 36 2.2.3.1. Tình hình khai thác 36 2.2.3.2. STBH và STBH bình quân một hợp đồng 38 2.2.3.3. Chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB 40 2.2.3.4. Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác 41 2.2.3.5. Kết quả và hiệu quả khai thác 42 2.2.4. Đánh giá chung về hoạt động khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thăng long giai đoạn 2006-2008 43 2.2.4.1. Những mặt đạt được 44 2.2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại 45 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY 3.1.1. Mục tiêu 3.1.2. Định hướng chiến lược 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.2.1. Về phía công ty bảo hiểm. 48 3.2.1.1. Đối với Tổng Công ty Cổ phần Bảo minh 48 3.2.1.2. Đối với Công ty Bảo minh Thăng long 49 3.2.2. Về phía nhà nước 3.2.3. Về phía Hiệp hội bảo hiểm Kết luận LỜI MỞ ĐẦU Từ xa xưa, tổ tiên chúng ta đã hiểu rõ tầm quan trọng của lửa, lửa dùng để nấu chín thức ăn, để sưởi ấm khi trời trở lạnh… để làm rất nhiều công việc khác phục vụ trong sinh hoạt và dường như lửa là người bạn rất nồng ấm của con người chúng ta. Tuy nhiên khi lửa vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của con người, lửa không còn vẻ thân thiện vốn có của nó nữa, nó sẽ gây ra những vụ cháy lớn, những vụ thảm họa ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Mặc dù có rất nhiều biện pháp Phòng cháy chữa cháy (PCCC). Nhưng hàng năm vẫn xảy ra trên 10.000 vụ cháy, làm thiệt hại hàng nghìn các khu dân cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Làm bao nhiêu người lâm vào cảnh lầm than, mất nhà, mất người thân. Không chỉ có Cháy, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta còn luôn phải đương đầu với rất nhiều những nguy cơ tiềm ẩn gây hại khác cho con người, như thảm họa sóng thần tại Ấn Độ Dương cuối năm 2004, khiến 232.000 nạn nhân thiệt mạng và mất tích. Ngoài ra, còn rất nhiều đợt bão, lũ thường xuyên càn quét nước ra vào những tháng mùa mưa…+ Để bù đắp cho những mất mát đó Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt đã ra đời. Tuy không thể bù đắp được những sự mất mát về tinh thần, nhưng nó sẽ phần nào giúp ta vực dậy được để lấy lại được những gì đã mất. Nhận thức được ý nghĩa to lớn của Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. Trong thời gian thực tập tại Công ty Bảo minh Th¨ng long – một trong những doanh nghiệp bảo hiểm có triển khai Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, tôi đã nghiên cứu về loại hình bảo hiểm này với đề tài: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo minh Thăng long trong giai ®o¹n 2006-2008 ” Kết cấu luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận và mục lục tài liệu tham khảo, được trình bày trong ba chương. Chương 1 : Lý thuyết cơ bản về Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt & hoạt động khai thác bảo hiểm. Chương 2 : Hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo minh Thăng long (giai ®o¹n 2006-2008) Chương 3 : Một số đề xuất làm tăng hiệu quả khai thác bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt của Công ty Bảo minh Th¨ng long. CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT & HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM 1.1. LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 1.1.1. Sự cần thiết của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Cháy, theo luật Phòng cháy chữa cháy, Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. Khi Cháy xảy ra thì thường để lại những hậu quả rất nặng nề cho chúng ta. Theo con số thống kê, trong 5 năm (2003-2007), trên cả nước xảy ra 12.934 vụ cháy, trong đó 8.271 vụ cháy ở các khu dân cư và cơ sở (cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trụ sở cơ quan...) và 4.663 vụ cháy rừng; làm chết và bị thương 1.468 người, thiêu hủy tài sản trị giá 1.548 tỷ đồng và 33.273 ha rừng các loại. Trong đó, có 83 vụ cháy lớn, gây thiệt hại 841,6 tỷ đồng. Năm 2008 trên cả nước đã xảy ra 1683 vụ cháy làm chết 52 người, bị thương 186 người, thiệt hại về tài sản hơn 600 tỷ đồng. Trung bình mỗi năm xảy ra 2.587 vụ cháy, làm chết và bị thương 293 người, thiệt hại về tài sản trị giá 310 tỷ đồng và 6.655 ha rừng các loại. Trung bình mỗi ngày, cả nước xảy ra 7 vụ cháy, làm chết hoặc bị thương 1 người, thiệt hại về tài sản tính thành tiền là 1,4 tỷ đồng và trên 18 ha rừng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các vụ cháy. Trước hết phải kể đến nguyên nhân do chập điện, đây là một nguyên nhân chủ yếu gây ra cháy. Theo thống kê từ Phòng Cảnh sát PCCC - Công an Hà nội, từ tháng một đến tháng năm năm 2007, cả thành phố đã xảy ra gần 80 vụ cháy, trong đó các vụ cháy do chập điện chiếm 80%, khiến 8 người bị thương, thiệt hại về tải sản trên 2,6 tỷ. Nguyên nhân thứ hai, đó là do nổ gas, Gas vốn là nhiên liệu dạng khí, được “hoá lỏng” để dễ lưu trữ, sang chiết và sử dụng. ở thể lỏng, gas vẫn luôn có xu thế hoá hơi, dễ rò và rất dễ cháy nổ. Theo thống kê của Phòng cảnh sát PCCC - Công an Hà nội thì trên địa bàn Thành phố Hà nội, mỗi năm trung bình xảy ra khoảng 15 vụ cháy nổ do gas, gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến cháy như: do bất cẩn của con người, do sét,… Để đối phó với cháy con người đã dùng rất nhiều các biện pháp tuyên truyền nhằm tăng ý thức của con người về phòng cháy và chữa cháy, xây dựng thiết kế nhà cửa, công trình...bằng các vật liệu an toàn, chịu được nhiệt, chịu dược lửa. Tuy nhiên, để đối phó với cháy và những hậu quả do nó gây ra thì bảo hiểm vẫn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất. Ngoài ra khi tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm còn được tư vấn và hỗ trợ về việc quản lý rủi ro, các biện pháp phòng cháy chữa cháy hữu hiệu từ phía nhà bảo hiểm. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần ngày càng nhiều, theo đó sự tự chủ của các doanh nghiệp cũng ngày một cao. Họ tự tìm lối đi cho mình và cũng rất cần có một sự bảo đảm cho chính bản thân doanh nghiệp họ. Bởi trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa, như: cháy, bão lũ, đình công, nổi loạn… Đối với các cá nhân, các hộ gia đình, trong cuộc sống hàng ngày của họ cung luôn phải tiếp xúc với các nguồn rủi ro khác nhau, như: nổ gas, chập điện… Bên cạnh việc thiết lập hệ thống an ninh bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, một đơn bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với toàn xã hội, bản thân doanh nghiệp, các cá nhân và hộ gia đình. Bảo hiểm cháy đã ra đời từ rất lâu. Lịch sử ra đời của nghiệp vụ bảo hiểm này được bắt đầu bằng một vụ cháy lớn ở thành phố London cổ vào năm 1666, vụ cháy đã thiêu hñy kho¶ng 13.200 tßa nhà và 87 nhà thờ của thành phố này. Khi mới ra đời, các công ty bảo hiểm chỉ đảm bảo cho hậu quả của sự cố “hoả hoạn” gọi là bảo hiểm cháy đơn thuần. Trước nhu cầu của nhiều khách hàng muốn được bảo hiểm chống lại các rủi ro đặc biệt, có mức độ tổn thất tương tự hỏa hoạn với giá phí thấp và thể thức đơn giản, các công ty bảo hiểm đã phải thiết kế các bản HĐBH phối hợp giữa rủi ro hỏa hoạn và các rủi ro khác như: đa rủi ro nhà ở, đa rủi ro doanh nghiệp hoặc tổ chức nghề nghiệp,... Do đó bảo hiểm cháy dần dần đã được kết hợp thêm bảo hiểm cho các rủi ro về đặc biệt. Ở Việt nam, Nghiệp vụ bảo hiểm cháy được triển khai từ cuối năm 1989. Ngày nay đã có rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh sản phẩm bảo hiểm cháy và còn mở rộng thêm phạm vi bảo hiểm là các rủi ro đặc biệt cho thuận tiện trong việc tham gia bảo hiểm và bảo vệ an toàn cho mọi người. Những năm gần đây, doanh thu phí bảo hiểm từ nghiệp vụ này tăng lên không ngừng. Năm 2003, Bảo hiểm cháy toàn thị trường năm 2003 đạt 265,7 tỷ đồng. Năm 2004, Bảo hiểm cháy nổ: Đạt doanh thu 412 tỷ tăng 87,7% so với 2003. Đến năm 2008, doanh thu phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt đã đạt khoảng 63 triệu USD, tăng khoảng trên 20% so với năm 2007. Ngày 24/04/2007 thấy rõ sự cần thiết của bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, Bộ tài chính đã ban hành quyết định 28/2007/QĐ-BTC, trong đó quy định nêu rõ biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, quyết định này có hiệu lực từ ngày 28/07/2007. Từ năm 2008 trở đi, khi các đối tượng có nguy hiểm về cháy nổ sẽ được công khai minh bạch, được cấp Giấy chứng nhận an toàn về phòng cháy chữa cháy và đối tượng sử dụng ngân sách nhà nước được cấp kinh phí mua bảo hiểm, thì doanh thu phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt sẽ tăng nhiều, và sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt nam. 1.1.2. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt 1.1.2.1. Đối tượng bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt bao gồm các tài sản là bất động sản, động sản (trừ phương tiện giao thông, vật nuôi, cây trồng và tài sản đang trong quá trình xây dựng - lắp đặt thuộc loại hình bảo hiểm khác) thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Cụ thể đối tượng bảo hiểm bao gồm: - Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai). - Các máy móc, thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh. - Sản phẩm vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho. - Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trên dây truyền sản xuất. - Các loại tài sản khác như: kho, băi, chợ, cửa hàng, khách sạn.... Theo nghị định 35/2003/NĐ-CP, danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ tại phụ lục1 là những đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm Cháy, nổ. 1. Cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất, chế biến hàng hoá khác cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 2. Kho vật liệu nổ, kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt hoá lỏng; cảng xuất nhập vật liệu nổ, cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cảng xuất nhập khí đốt hoá lỏng. 3. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng. 4. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên. 5. Chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán kiên cố khác, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên  hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên. 6. Nhà ở tập thể, nhà  chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 7. Bệnh viện tỉnh, bộ, ngành; các cơ sở y tế khám chữa bệnh khác có từ 50 giường trở lên.  8. Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, nhà thi đấu thể thao trong nhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên, vũ trường, câu lạc bộ trong nhà, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và phục vụ công cộng khác trong nhà có diện tích từ 200 m2 trở lên; sân vận động 5.000 chỗ ngồi trở lên. 9. Nhà ga, cảng hàng không; cảng biển, cảng sông, bến tàu thuỷ, bến xe khách cấp tỉnh trở lên; bãi đỗ có 200 xe ôtô trở lên; nhà ga hành khách đường sắt loại 1, loại 2 và loại 3; ga hàng hoá đường sắt loại 1 và loại 2. 10. Cơ sở lưu trữ, thư viện, bảo tàng, di tích lịch sử, nhà hội chợ, triển lãm thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 11. Cơ sở phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông cấp tỉnh trở lên. 12. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển với quy mô khu vực và quốc gia thuộc mọi lĩnh vực. 13. Kho hàng hoá, vật tư cháy được hoặc hàng hoá vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ  5.000 m3 trở lên; bãi hàng hoá, vật tư cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên. 14. Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 6 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 25.000 m3 trở lên. 15. Hầm mỏ khai thác than và các khoáng sản khác cháy được; công trình giao thông ngầm có chiều dài từ 400 m trở lên; công trình trong hang hầm trong hoạt động có sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ  1.000 m3 trở lên. 16. Cơ sở và công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xảy ra cháy nổ ở đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở, công trình hoặc có tổng diện tích hay khối tích của hạng mục, bộ phận chiếm từ 25% tổng diện tích trở lên hoặc khối tích của toàn bộ cơ sở, công trình mà các hạng mục hay bộ phận đó trong quá trình hoạt động thường xuyên có số lượng chất nguy hiểm cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây : a) Khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc có từ 70 kg khí cháy trở lên; b) Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy đến 610C với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc các chất lỏng cháy khác có nhiệt độ bùng cháy cao hơn 610C với khối lượng từ 1.000 lít trở lên; c) Bụi hay xơ cháy được có giới hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ hơn 65 g/m3 với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên; các chất rắn, hàng hoá, vật tư là chất rắn cháy được với khối lượng trung bình từ 100 kg trên một mét vuông sàn trở lên; d) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau với tổng khối lượng từ 1.000 kg trở lên; đ) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hay với ôxy trong không khí với khối lượng từ 500 kg trở lên. 1.1.2.2. Phạm vi bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm là giới hạn những rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm của nhà bảo hiểm đối với người tham gia bảo hiểm. Trong bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, Công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại và những chi phí sau: * Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản được bảo hiểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. * Chi phí cần thiết và hợp lý nhằm hạn chế tổn thất tài sản được bảo hiểm trong và sau khi cháy: chi phÝ ch÷a ch¸y, chi phÝ tr¶ cho gi¸m ®Þnh viªn.... * Chi phí thu dọn hiện trường sau khi cháy. a) Rủi ro được bảo hiểm Các rủi ro được bảo hiểm bao gồm Các rủi ro cơ bản và các rủi ro đặc biệt. Rủi ro cơ bản (rủi ro A, trong các đơn bảo hiểm thường ghi là hỏa hoạn): gồm ba rủi ro : hỏa hoạn, sét và nổ. - Hỏa hoạn: là cháy xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người, ngoài nguồn lửa chuyên dùng và gây thiệt hại về người và/ hoặc tài sản. Rủi ro “háa ho¹n” sẽ được bảo hiểm nếu hội tụ đủ ba yếu tố: Phải thực sự có phát lửa, lửa đó không phải là lửa chuyên dùng, lửa đó phải là lửa bất ngờ hay ngẫu nhiên phát ra. Khi có đủ 3 yếu tố đó và có thiệt hại về vật chất, những thiệt hại đó sẽ được bồi thường cho dù đó là do bị cháy, do nhiệt hay do khói gây nên. - Sét: lµ hiện tượng phóng điện từ các đám mây tích điện và mặt đất, tác động vào đối tượng bảo hiểm. Với rủi ro này, Người được b¶o hiểm sẽ được bồi thương khi tài sản bị phá hủy trực tiếp do sét hoặc do sét đánh gây cháy. Nếu sét đánh mà không lµm biÕn d¹ng hoÆc g©y háa ho¹n cho tµi s¶n ®­îc b¶o hiÓm th× kh«ng thuéc ph¹m vi tr¸ch nhiÖm båi th­êng cña c«ng ty b¶o hiÓm. Ví dụ: Khi sét đánh làm phá hủy trực tiếp các thiết bị điện tử thì sẽ được bối thường, còn nếu sét đánh làm thay đổi dòng điện dẫn đến thiệt hại cho thiết bị điện tử thì sẽ không được bồi thường. - Nổ: lµ hiện tượng cháy xảy ra rất nhanh tạo ra một áp lực lớn kèm theo tiếng động mạnh phát sinh do sự giãn nở đột ngột của chất lỏng , rắn hoặc khí. Nổ do những nguyên nhân sau thì người được bảo hiểm sẽ được bồi thường. + Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt như: nồi áp suất,... + Nổ hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng hoặc sưởi ấm trong một ngôi nhà (không phải nhà xưởng) làm các công việc sử dụng hơi đốt, ví dụ như: Nổ khí gas,… + Bất kỳ thiệt hại nào do nổ gây ra cháy. Trường hợp thiệt hại do nổ xuất phát từ cháy thì thiệt hại ban đầu do cháy được bồi thường, còn thiệt hại do hậu quả của nổ, ngoài nồi hơi hoặc hơi đốt phục vụ sinh hoạt, không được bồi thường. Các rủi ro đặc biệt (rủi ro phụ) Bên cạnh các rủi ro chính là cháy, sét và nổ, còn có các rủi ro đặc biệt có thể được bảo hiểm nếu người được bảo hiểm yêu cầu và đồng ý nộp phí bảo hiểm tăng lên. Các rủi ro đặc biệt bao gồm: Nổi loạn, đình công, bạo loạn dân sự, động đất, hệ thống chữa cháy rò rỉ nước, giông bão, máy bay và các phương tiện hàng không khác rơi vào,… b) Rủi ro loại trừ Mặc dù loại bảo hiểm này có bao gồm cả một số rủi ro đặc biệt, tuy nhiên cũng như các loại bảo hiểm khác, bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt cũng có những loại rủi ro không thể bảo hiểm được. Đó là những rủi ro sau: + Chiến tranh. + Vũ khí hạt nhân. + Phóng xạ hay nhiễm phóng xạ. + Thiết bị điện chạy quá tải, đoản mạch, tự đốt nóng, rò điện của chính máy móc. + Ô nhiễm. + Hàng hoá nhận uỷ thác hay nhận bảo quản, vàng bac, tiền, đá quý và giấy tờ tài liệu, dữ liệu máy tính. + Thiết bị tài sản được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hoá. + Thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ tiền thuê nhà có thể được bảo hiểm. 1.1.2.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm a) Giá trị bảo hiểm Giá trị bảo hiểm (GTBH) là giá trị thực tế hoặc giá trị mua mới của tài sản được bảo hiểm. Có nghĩa là đối với các tài sản mới mua chưa qua sử dụng, thì GTBH của tài sản đó chính là giá trị mua mới của tài sản đó trên thị trường. Còn đối với các tài sản đã đi vào sử dụng thì GTBH của nó được tính bằng giá tr
Tài liệu liên quan