Đề tài Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước

 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển, năng cao nhiều số lượng hàng hóa, giá trị hàng hóa, đạt kim ngạch xuất khẩu tăng cao, với kim ngạch xuất khẩu đạt 62,6 tỷ USD(2008) tỷ tăng lên 72,1 tỷ USD (năm 2010). Tuy nhiên, năm 2008 -2009 là giai đoạn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam ảnh hưởng giảm 5,6 tỷ USD

doc51 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM I.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM Từ năm 2007,Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ Chức Thương mại thế giới (WTO), thực hiện các Hiệp định thương mại, kết quả hoạt động xuất khẩu tăng lên, thể hiện qua bảng trị giá mặt hàng xuất khẩu năm 2008 -2010 . Bảng: Trị giá và mặt hàng xuất khẩu năm 2008 – 2010 Tên hàng ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá (1000 USD) (1000 USD) (1000 USD) Tổng số 62685130 57096274 72191879 Hàng hải sản 1000 USD 4510116 4251313 450543 Hàng rau quả " 407037 438869 194622 1134740 Hạt điều Tấn 90250 311172 177154 846683 1217868 1851358 Cà phê " 1059506 2111187 1183523 1730602 136515 199979 Chè " 104459 146937 134115 179494 116859 421403 Gạo " 4741858 2894441 5958300 2663877 1700440 564290 Than đá Tấn 19354727 1388015 24991924 1316560 7976883 4957580 Dầu thô " 13752305 10356846 13372877 6194595 1951061 1346378 Cao su Tấn 658342 1603596 731383 1226857 290964 Túi xách, ví, vaili, mũ & ô dù " 833006 730702 203109 Sản phẩm mây, tre, cói & thảm " 225617 178712 3435574 Gỗ và sản phẩm gỗ " 2829283 2597649 374477 Hàng dệt may " 9120418 9065620 5122259 Giày dép các loại " 4767826 4066761 316933 Sản phẩm gốm, sứ " 343983 266912 368363 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm " 793495 2731556 1280107 1049773 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện " 2638378 2763019 3056563 Dây điện & dây cáp điện " 1001296 885062 1577689 Hàng hoá khác " 13719859 6564800 ( Nguồn cục thống kê Việt Nam năm 2008 -2010) Nhận xét: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển, năng cao nhiều số lượng hàng hóa, giá trị hàng hóa, đạt kim ngạch xuất khẩu tăng cao, với kim ngạch xuất khẩu đạt 62,6 tỷ USD(2008) tỷ tăng lên 72,1 tỷ USD (năm 2010). Tuy nhiên, năm 2008 -2009 là giai đoạn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam ảnh hưởng giảm 5,6 tỷ USD Nhìn chung, xuất khẩu Việt Nam có xu hướng tăng trưởng những mặt hàng chủ lực qua ba năm như gạo,đều, cao su, thủy sản , dệt may,… tuy nhiên cũng không ít khó khăn trong giai đoạn của thời kỳ nên kinh tế cạnh tranh hiện nay. Hiện nay, tình hình xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển, tận dụng lợi thế nước nhà những mặt hàng chủ lực xuất khẩu nông sản và thủy sản, dệt may v.v.. tăng cao số lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay tính thời điểm trong tháng 6/2011 như sau: Gạo: tháng 6/2011, cả nước xuất khẩu 668 nghìn tấn gạo, tăng 3,7%, trị giá đạt 321 triệu USD, tăng 2,2% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 6/2011, lượng xuất khẩu nhóm hàng này là hơn 4 triệu tấn, tăng 16,4% và trị giá đạt 1,98 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong 2 quý đầu năm 2011, xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu tập trung sang các thị trường: Inđônêxia: 702 nghìn tấn, tăng gấp 42 lần; Philippin: 637 nghìn tấn, giảm 50,1%; Xê nê gan: 331 nghìn tấn, tăng gấp 8,7 lần; Malaixia: 309 nghìn tấn, tăng 70,8%; Cuba: 305 nghìn tấn, tăng 105%; Băng la đét: 236 nghìn tấn, tăng gấp 15 lần;… Cà phê: Lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 6/2011 là hơn 67 nghìn tấn, trị giá đạt 157 triệu USD, giảm 31,4% về lượng và giảm 34% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết 6 tháng/2011, lượng xuất khẩu nhóm hàng này của nước ta lên gần 865 nghìn tấn, trị giá gần 1,9 tỷ USD, tăng 27,2% về lượng và tăng 99,5% về trị giá so với 6 tháng/2010. Thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của nước ta trong 6 tháng qua là EU: 358 nghìn tấn, tăng 34% và chiếm 41,4% tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; tiếp theo là Hoa Kỳ: 86,5 nghìn tấn, tăng 13%; Nhật Bản: 27 nghìn tấn, giảm 17%... so với 6 tháng/2010. Cao su: Trong tháng lượng cao su xuất khẩu đạt 56 nghìn tấn, trị giá đạt 244 triệu USD, tăng 61,2% về lượng và tăng 61,6% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 6/2011, tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 289 nghìn tấn, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước, trị giá đạt 1,26 tỷ USD, tăng 91,6%. Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 6 tháng qua với 174 nghìn tấn, tăng 22,2% và chiếm tới 60,2% lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là các thị trường: EU: 25,5 nghìn tấn; Malaixia: 21,5 nghìn tấn; Hàn Quốc: 14,3 nghìn tấn; Đài Loan: 11,8 nghìn tấn;… Hàng thủy sản: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng đạt hơn 519 triệu USD, tăng 6,4% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 2 quý đầu năm 2011 lên 2,6 tỷ USD, tăng 28,8% so với kỳ thực hiện năm 2010.  Các thị trường tiêu thụ hàng thuỷ sản chính của nước ta trong 6 tháng đầu năm 2011 là: EU đạt 641 triệu USD, tăng 23,8%; Hoa Kỳ đạt 481 triệu USD, tăng 49% và Nhật Bản đạt 377 triệu USD, tăng 2%;…. Dầu thô: Lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là 536 nghìn tấn, giảm 2%, kim ngạch xuất khẩu đạt 482 triệu USD, giảm 2,8% so với tháng 5/2011. Tính đến hết tháng 6/2011, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt 3,9 triệu tấn, giảm 11,2% và kim ngạch đạt 3,41 tỷ USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2010. Dầu thô của nước ta trong 6 tháng đầu năm 2011 chủ yếu được xuất khẩu sang Ôxtrâylia với 707 nghìn tấn, giảm 60%; sang Hàn Quốc: 663 nghìn tấn, sang Nhật Bản: 583 nghìn tấn, sang Malaysia: 474 nghìn tấn, sang Singapore: 365 nghìn tấn, sang Trung Quốc: 355 nghìn tấn; ... Than đá:  Trong tháng, lượng xuất khẩu than đá đạt hơn 2,1 triệu tấn, trị giá đạt 188 triệu USD, giảm 1,2% về lượng và giảm 3,5% về trị giá so với tháng 5/2011. Hết tháng 6/2011, tổng lượng than xuất khẩu của cả nước là 8,9 triệu tấn, giảm 16%. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 842 triệu USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2010. Trong 6 tháng qua, lượng xuất khẩu than đá của Việt Nam sang các thị trường đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhập khẩu than đá của Việt Nam với 6,9 triệu tấn, chiếm tới 77,5% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc: 828 nghìn tấn và Nhật Bản: 746 nghìn tấn… Hàng dệt may: Xuất khẩu nhóm hàng dệt may trong tháng đạt 1,32 tỷ USD, tăng 19,7% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2011 lên 6,26 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2010.   Tính đến hết tháng 6/2011, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 3,18 tỷ USD, tăng 17,3%; sang EU đạt 1,16 USD, tăng 51%; sang Nhật Bản đạt 712 triệu USD, tăng 47%;… Giày dép các loại: Kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 645 triệu USD, tăng 12,9% so với tháng 5/2011, đây là tháng xuất khẩu hàng giày dép cao nhất từ trước đến nay. Tính đến hết tháng 6/2011, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2010. Các thị trường chính tiêu thụ nhóm hàng này của nước ta trong 2 quý đầu năm 2011 là: EU với trị giá 1,22 tỷ USD, tăng 18,1% và chiếm 40,5% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 881 triệu USD, tăng 42%;  sang Nhật Bản đạt 128 triệu USD, tăng 66%; sang Trung Quốc đạt 105 triệu USD, tăng 64%; ... so với cùng kỳ năm 2010. ( Nguồn cục thống kê Việt Nam 2009 -2011) I.2. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động nhập khẩu Việt Nam gia tăng nhanh trên 20 %/ năm. 90 % trị giá hàng nhập khẩu là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, ta có thể hình dung phần nào tình hình mặt hành nhập khẩu chính yếu của Việt Nam Bảng :Trị giá và mặt hàng nhập khẩu Việt Nam năm 2008 - 2010 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tên hàng ĐVT Lượng Trị giá (1000 USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá (1000 USD) (1000 USD) Tổng số 1000 USD 80713829 69948810 84801199 T/đó: Đầu tư NN 1000 USD 27898635 26066684 36967885 Sữa và sản phẩm sữa 1000 USD 533909 515773 708289 Lúa mỳ Tấn 700798 292636 1384187 345268 2212692 567884 Dầu mỡ động thực vật 1000 USD 665518 495580 703913 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 1000 USD 1747296 1765455 2172516 Nguyên phụ liệu thuốc lá " 246230 321574 299353 Clanhke Tấn 3694536 165096 3554422 133334 2252337 86255 Hóa chất 1000 USD 1775522 1624704 2119042 Sản phẩm từ hóa chất " 1604345 1579950 2054218 Nguyên phụ liệu dược phẩm 1000 USD 157639 168677 186555 Phân bón các loại Tấn 3034762 1472706 4518932 1414920 3513295 1217700 Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 1000 USD 473761 488495 549255 Chất dẻo nguyên liệu Tấn 1751089 2945050 2192902 2813161 2408177 3776382 Cao su " 185926 497057 313325 409537 298861 638273 Gỗ và sản phẩm gỗ 1000 USD 1098112 904799 1151774 Giấy các loại " 905114 753277 1032477 770607 1034129 925156 Bông các loại " 299563 467011 303093 392271 357398 674190 Xơ, sợi dệt các loại " 414055 775377 503069 810782 582857 1176109 Vải các loại 1000 USD 4457807 4226364 5361519 Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày " 2355102 1931907 2621027 Sắt thép các loại Tấn 8263582 6720637 9748715 5360907 9082053 6154835 Sản phẩm từ kim loại thường khác 1000 USD 3714271 209190 322553 Máy vi tính, sản phẩm điện tử,linh kiện " 13993753 3953966 5208600 Ô tô nguyên chiếc các loại Chiếc 51059 1039865 80596 1268629 53841 978514 Linh kiện, phụ tùng ô tô 1000 USD 1918103 1802239 1932868 Xe máy nguyên chiếc Chiếc 129056 139160 111466 132806 95655 123405 Linh kiện và phụ tùng xe máy 1000 USD 624626 621304 774767 Hàng hoá khác " 15947060 7625350 10271895 (Nguồn cục thống kê 2008 -2009) Nhận xét: Tình hình nhập khẩu của Việt Nam ngày có xu hướng tăng, năng cao nhiều số lượng hàng hóa, giá trị hàng hóa, với kim ngạch nhập khẩu đạt 8,1 tỷ USD(2008) tỷ tăng lên 84,8 tỷ USD (năm 2010). Tuy nhiên, năm 2008 -2009 là giai đoạn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch nhập khẩu Việt Nam ảnh hưởng giảm 10,2tỷ USD (2009 so với 2008 Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy hết năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt gần 157 tỷ USD, tăng 23,6% so với năm 2009. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 72,19 tỷ USD, tăng 26,4% và nhập khẩu là 84,8 tỷ USD, tăng 21,2%. Nhập siêu là 12,61 tỷ USD, bằng 17,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhìn chung, xuất khẩu Việt Nam có xu hướng tăng những mặt hàng công nghệ máy tính, hóa chất, ô tô nguyên chiếc, v.v..tuy nhiên, ), nhà nước giảm mạnh tình trạng nhập siêu, với người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, tính cạnh tranh doanh nghiệp trong nước ngày càng đa dạng thu hút thị trường nội địa. Vì vậy, một số mặt hàng tăng như không đáng kể hoặc tăng chậm như dầu mở, phân bón, v.v.. Một số mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam hiện nay tính thời điểm trong tháng 6/2011 như sau: - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trong tháng, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 1,38 tỷ USD, tăng 15,7% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 lên 13,69 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2009. Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là: Trung Quốc: 4,48 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2009; Nhật Bản: 2,5 tỷ USD, tăng 11,4%; Hàn Quốc: 1,1 tỷ USD, tăng 37,7%; Đức: 906 triệu USD, tăng 11%; Hoa Kỳ: 815 triệu USD, tăng13,8%; Đài Loan: 811triệu USD, tăng 25%,.... - Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: trong tháng, nhập khẩu nhóm hàng này là hơn 1 tỷ USD, tăng 5,8% so với tháng 11/2010. Hết năm 2010, nhập khẩu nhóm hàng này đạt 9,8 tỷ USD, tăng 33,6% so với năm 2009. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 5,36 tỷ USD, nguyên phụ liệu: 2,62 tỷ USD, xơ sợi dệt: 1,18 tỷ USD và bông là 674 triệu USD. Hết năm 2010, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ thị trường: Trung Quốc dẫn đầu với 3,13 tỷ USD, tăng 50%;  Hàn Quốc: 1,73 tỷ USD, tăng 20,3%; Đài Loan: 1,73 tỷ USD, tăng 17,3%; Hồng Kông: 539 triệu USD, tăng 30%; Nhật Bản: 514 triệu USD, tăng 10,2%… Tổng trị giá nhập khẩu từ 5 thị trường này là 7,63 tỷ USD, chiếm 78%  tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu trong tháng là 545 triệu USD, giảm 0,8% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong năm 2010 là 5,21 tỷ USD, tăng 31,7% so với năm 2009. Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ: Trung Quốc với 1,68 tỷ USD, tăng 15%; Nhật Bản: hơn 1 tỷ USD, tăng 22%; Hàn Quốc: 927 triệu USD, tăng gấp 3 lần; Malaysia: 306 triệu USD, tăng 31%;…so với năm 2009. - Sắt thép các loại: lượng nhập khẩu sắt thép trong tháng là 953 nghìn tấn với trị giá gần 517 triệu USD, tăng 15,6% về lượng và giảm 13,9% về trị giá. Hết năm 2010, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của cả nước là hơn 9 triệu tấn, trị giá là 6,15 tỷ USD, giảm 6,8% về lượng và tăng 14,8% về trị giá so với năm 2009. Nhập khẩu sắt thép từ một số thị trường chính tăng mạnh như Trung Quốc tăng 67%, Hàn Quốc tăng 54%, Thái Lan tăng 64%; trong khi một số thị trường khác lại giảm mạnh như thị trường Nga giảm 51%; Đài Loan giảm 32%,… - Xăng dầu các loại: lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng là 824 nghìn tấn, trị giá là 610 triệu USD, tăng 71,9% về lượng và tăng 86,2% về trị giá so với tháng 11/2010. Hết năm 2010, tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của cả nước là 9,53 triệu tấn với kim ngạch 6,1 tỷ USD, giảm 25% về lượng và giảm 2,8% về trị giá. Xăng dầu nhập vào Việt Nam trong năm 2010 chủ yếu từ: Singapore với 3,47 triệu tấn, giảm 30%, Trung Quốc: 1,5 triệu tấn, giảm 37,4%; Hàn Quốc: 1,1 triệu tấn, giảm 15%; Đài Loan: hơn 1 triệu tấn, giảm 48% ,… - Chất dẻo nguyên liệu:  trong tháng nhập khẩu 237 nghìn tấn, tăng 9,5% so với tháng trước và đạt trị giá là 379 triệu USD, tăng 6,6%. Hết năm 2010, tổng lượng chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu của cả nước là 2,41 triệu tấn với trị giá 3,78 triệu USD, tăng 9,8% về lượng và tăng 34,2% về trị giá so với năm 2009. Các thị trường chính cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam trong năm qua là: Hàn quốc: 437 nghìn tấn, tăng 8,2%; Ảrập Xêut:  gần 437 nghìn tấn, tăng 75%; Đài Loan: 368 nghìn tấn, tăng 12%; Thái Lan: 256 nghìn tấn, giảm 9,4%,… - Thức ăn gia súc và nguyên liệu: kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng là 180 triệu USD, tăng 10% so với tháng 11, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu đến hết năm 2010 là 2,17 tỷ USD, tăng 23,1% so với năm 2009. Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chủ yếu có xuất xứ từ: Achentina với 511 triệu USD, tăng 13,2%; Ấn Độ: 412 triệu USD, giảm 12,3%;  Hoa Kỳ: 357 triệu USD, tăng 103%; Braxil: 164 triệu USD, tăng mạnh 381%;…so với năm 2009. - Ô tô nguyên chiếc: trong tháng, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu gần 6,6 nghìn chiếc, với trị giá 115 triệu USD, tăng 19,9% về lượng và tăng 24,1% về trị giá so với tháng trước. Hết  năm 2010 tổng lượng nhập khẩu ô tô của cả nước là 53,8 nghìn chiếc với trị giá là 979 triệu USD. Xe ôtô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2010 chủ yếu có xuất xứ từ Hàn Quốc với 28,1 nghìn chiếc, giảm 40% so với năm 2009. Tiếp theo là nhập khẩu từ Nhật Bản: 5,39 nghìn chiếc, giảm 25%; từ Đài Loan: 5,1 nghìn chiếc, tăng 16%; từ Trung Quốc: 4,2 nghìn chiếc, giảm 4%;… so với năm 2009. (Nguồn Số liệu Thống kê Hải quan Việt Nam) I.3. THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM Năm 2010 đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng: Việt Nam là chủ tịch luân phiên ASEANs, là năm mà nhà nước có nhiều chủ trương lớn nhằm đưa đất nước ra khỏi ành hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 -2009, với chính sách chủ trương hoạt động ngoại thương ngày càng tăng trưởng mạnh Biểu đồ 3: kim ngạch xuất nhập khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 Thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, các nước ASEANs, Nga, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.. Hiện nay Việt Nam đang nhập siêu rất lớn ( cao nhất so với các nước ASEANs), được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Tình hình nhập siêu của Việt Nam 2000 -2010 Năm XK NK Nhập siêu 2000 14482,7 15.636,50 -1.154 2001 15.027 16.162 -1.135 2002 16.530 19.300 -2.7700 2003 20.200 25.200 -5.000 2004 26.485 31.969 -5.484 2005 32.419,90 36.978 -4.558 2006 39.605 44.410 -4.805 2007 48.560 60.680 -12.120 2008 62.685 80.656 -17.971 2009 56.600 68.800 -12.200 2010 72191,9 84.801 -12.609 ( Nguồn: Tính toán từ số liệu của bộ công thương) Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam 6 tháng đầu năm giai đoạn 2005-2011 Trong 6 tháng qua, có 5 thị trường Việt Nam nhập siêu trên 1 tỷ USD là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Singapore. Việt Nam tiếp tục nhập siêu nhiều nhất từ Trung Quốc với 6,52 tỷ USD nhưng chỉ tăng 237 triệu USD so với cùng kỳ năm 2011. Trong khi đó, nhập siêu lại tăng mạnh từ hai thị trường là Singapore với 2,13 tỷ USD, tăng 1,25 tỷ USD và Đài Loan là 3,6 tỷ USD, tăng 967 triệu USD. Biểu đồ 5: Một số thị trường nhập siêu chính của Việt Nam 6tháng/2011 Biểu đồ 6: Một số thị trường xuất siêu chính của Việt Nam 6 tháng/2011 Ở chiều ngược lại, Việt Nam tiếp tục xuất siêu mạnh sang thị trường Hoa Kỳ với 5,55 tỷ USD, tương ứng tăng 976 triệu USD. Tiếp theo là thị trường Campuchia và Anh với 857 triệu USD và 825 triệu USD. Thị trường Nam Phi trong 6 tháng cũng đã đạt được mức thặng dư lên tới 754 triệu USD, tăng 607 triệu USD do xuất khẩu nhóm hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng mạnh đã đưa thị trường này lên vị trí thứ 4 trong các thị trường xuất siêu của Việt Nam (6 tháng 2010 đứng ở vị trí thứ 15). Riêng đối với thị trường châu Phi 6 tháng đầu năm 2011 ghi nhận sự tăng mạnh về kim ngạch trong buôn bán với Việt Nam. Cụ thể kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2,23 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ 2010. Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục trong 6 tháng/2011 Thị trường Xuất khẩu Nhập khẩu Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng (%) So với cùng kỳ 2010 (%) Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng (%) So với cùng kỳ 2010 (%) Châu Á 21.944 51 40,4 39.827 80,5 29,4 - ASEAN 6.553 15,2 21,9 10.385 21,0 34,1 - Trung Quốc 4.588 10,7 59,8 11.111 22,4 21,3 Châu Âu 8.963 20,8 26,8 4.485 9,1 8,4 - EU(27) 7.415 17,2 49,4 3.498 7,1 16,5 Châu Đại Dương 1.184 2,8 -23,0 1.246 2,5 57,7 Châu Mỹ 9.281 21,6 24,4 3.397 6,9 16,1 - Hoa Kỳ 7.685 17,8 21,8 2.140 4,3 23,0 Châu Phi 1.690 3,9 115,1 545 1,1 75,5 Tổng 43.061 100,0 32,6 49.500 100,0 27,1 Ghi chú: Tỷ trọng là tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu/nhập khẩu với châu lục, nước/khối nước đó so với tổng kim ngạch xuất khẩu/nhập khẩu của Việt Nam. Hoa Kỳ: mặc dù tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng hoá của nước ta nhưng tăng trưởng hàng hoá xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt 21,8%, thấp hơn nhiều so với mức tăng xuất khẩu sang thị trường lớn thứ 2 là EU. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong 2 quý đầu năm 2011 là: Sản phẩm dệt may: 3,18 tỷ USD, chiếm 41,4% tổng trị giá hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước; giày dép: 881 triệu USD, tăng 42,3%; sản phẩm gỗ: 619 triệu USD; hàng thuỷ sản: 481 triệu USD,… Trung Quốc : Đây là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 15,7 tỷ USD, tăng 30,5% trong 6 tháng đầu năm nay. Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh (tăng gần 60%), đạt trị giá là 4,6 tỷ USD, chiếm 10,7% trị giá xuất khẩu của cả nước. Nhập khẩu hàng hoá từ thị trường này cũng tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch đạt 11,1 tỷ USD, tăng 22,4% và chiếm tới 21,3% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước. EU: đây được xem là thị trường xuấ
Tài liệu liên quan