Đề tài Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và cơ chế hỗ trợ của tòa án

Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp ở Việt Nam chủ yếu được xét xử thông qua hệ thống Toà án và Trung tâm trọng tài. Tuy nhiên, một vấn đề nhận thấy rõ ràng là hệ thống Toà án đã trở nên quá tải, dẫn đến tăng lượng vụ tồn đọng, không kịp giải quyết, do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), trong khi Toà kinh tế Hà Nội trong năm 2007 phải xử gần 9.000 vụ án, trong đó có khoảng 300 vụ án kinh tế và Toà kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phải xử gần 42.000 vụ án các loại, trong đó có 1.000 vụ án kinh tế, thì VIAC cũng chỉ tiếp nhận khoảng 30 vụ (1). Tính trung bình mỗi trọng tài viên của VIAC chỉ xử 0, 25 vụ một năm, trong khi mỗi thẩm phán Toà kinh tế Hà Nội phải xử trên 30 vụ một năm và mỗi thẩm phán ở Toà kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh xử trên 50 vụ một năm. Theo thống kê năm 2007 về giải quyết các vụ tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại và lao động, thì Toà án các tỉnh đã thụ lý 108.060 vụ; đã xử lý được 80.773 vụ. Ngoài ra, có 1.280 vụ được kháng cáo lên Toà án nhân dân tối cao. Những con số này ngoài việc cho thấy sự phổ biến việc xử lý các tranh chấp bằng Toà án còn cho thấy phần nào sự quá tải của hệ thống Toà án (2). Các tranh chấp giữa các bên Việt Nam và các bên nước ngoài vẫn tiếp tục được xét xử chủ yếu bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore (119 vụ), Hiệp hội Trọng tài Mỹ (621 vụ); Toà án Trọng tài Quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại Quốc tế ICC (599 vụ); Hội đồng Trọng tài Thương mại và Kinh tế Trung Quốc (1.118 vụ); Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông (448 vụ)(3).

docx15 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và cơ chế hỗ trợ của tòa án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và cơ chế hỗ trợ của tòa án 0:8' 16/8/2009 Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và nền kinh tế nước ta đã chuyển sang mô hình phát triển theo thể chế thị trường, các tranh chấp kinh tế không những đơn thuần là tranh chấp giữa hai chủ thể giao kết hợp đồng kinh tế, mà còn có những tranh chấp dưới các dạng khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như tranh chấp giữa các thành viên trong công ty, tranh chấp về cổ phần, cổ phiếu, tranh chấp giữa công ty và các thành viên của công ty… Vậy, khi phát sinh tranh chấp thì doanh nghiệp cần tìm đến tổ chức nào để giải quyết một cách có hiệu quả, nhanh gọn, tránh những tổn thất quá lớn cho doanh nghiệp? Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp ở Việt Nam chủ yếu được xét xử thông qua hệ thống Toà án và Trung tâm trọng tài. Tuy nhiên, một vấn đề nhận thấy rõ ràng là hệ thống Toà án đã trở nên quá tải, dẫn đến tăng lượng vụ tồn đọng, không kịp giải quyết, do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), trong khi Toà kinh tế Hà Nội trong năm 2007 phải xử gần 9.000 vụ án, trong đó có khoảng 300 vụ án kinh tế và Toà kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phải xử gần 42.000 vụ án các loại, trong đó có 1.000 vụ án kinh tế, thì VIAC cũng chỉ tiếp nhận khoảng 30 vụ (1). Tính trung bình mỗi trọng tài viên của VIAC chỉ xử 0, 25 vụ một năm, trong khi mỗi thẩm phán Toà kinh tế Hà Nội phải xử trên 30 vụ một năm và mỗi thẩm phán ở Toà kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh xử trên 50 vụ một năm. Theo thống kê năm 2007 về giải quyết các vụ tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại và lao động, thì Toà án các tỉnh đã thụ lý 108.060 vụ; đã xử lý được 80.773 vụ. Ngoài ra, có 1.280 vụ được kháng cáo lên Toà án nhân dân tối cao. Những con số này ngoài việc cho thấy sự phổ biến việc xử lý các tranh chấp bằng Toà án còn cho thấy phần nào sự quá tải của hệ thống Toà án (2). Các tranh chấp giữa các bên Việt Nam và các bên nước ngoài vẫn tiếp tục được xét xử chủ yếu bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore (119 vụ), Hiệp hội Trọng tài Mỹ (621 vụ); Toà án Trọng tài Quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại Quốc tế ICC (599 vụ); Hội đồng Trọng tài Thương mại và Kinh tế Trung Quốc (1.118 vụ); Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông (448 vụ)(3). 1. Trọng tài - một phương thức giải quyết tranh chấp ưu việt Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp kinh tế được thực hiện bằng một trong hai con đường: Một là, giải quyết tại Toà án nhân dân theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; Hai là, giải quyết bằng trọng tài theo quy định của Pháp lệnh Trọng  tài thương mại năm 2003; Nghị định số 25/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Toà án là cơ quan xét xử của Nhà nước, nhân danh Nước CHXHCN Việt Nam quyết định đưa vụ tranh chấp ra xét xử theo trình tự tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Quá trình tố tụng như vậy, đương nhiên là phải chặt chẽ, với nhiều thủ tục tố tụng rườm rà, thời gian kéo dài; xét xử công khai; án được tuyên không tuỳ thuộc ý chí các bên mà là kết quả nghị án của Hội đồng xét xử; án đã tuyên dù có quyền kháng cáo, nhưng “gỡ” được không phải dễ. Trong khi đó, trọng tài thương mại là một tổ chức phi chính phủ, chỉ nhận giải quyết các vụ tranh chấp khi các bên có thoả thuận bằng văn bản về việc chọn trọng tài. Quá trình giải quyết, được thực hiện theo nguyên tắc “phân xử trọng tài” phù hợp với quy định trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại và quy chế của Tổ chức trọng tài mà các bên đã lựa chọn. Như vậy, có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp ngoài con đường Toà án như thương lượng, trung gian, hoà giải... nhưng so với các phương thức giải quyết tranh chấp bằng Toà án thì việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có một số ưu điểm như sau: Thứ nhất, tính chung thẩm và hiệu lực của quyết định trọng tài đối với việc giải quyết tranh chấp Việc giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài thương mại có ưu điểm nổi bật so với Tòa án ở chỗ nhanh gọn, kín đáo và phán quyết của trọng tài là có giá trị chung thẩm, tức có hiệu lực cuối cùng. Trong khi Tòa án xử thì phải 2 - 3 lần, từ sơ thẩm đến phúc thẩm, rồi còn thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, rồi còn khiếu nại, khiếu kiện và còn có sự tham gia của nhiều cơ quan khác (như Viện kiểm sát...). Còn cách thức giải quyết bằng trọng tài lại hết sức đơn giản và linh động. Tính chung thẩm của quyết định trọng tài không chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên đương sự mà nó còn khiến các bên không thể chống án hay kháng cáo. Xét xử tại trọng tài chỉ có một cấp xét xử. Khi tuyên phán quyết xong, Uỷ ban Trọng tài (Hội đồng trọng tài) hoàn thành nhiệm vụ và chấm dứt sự tồn tại của mình. Những ưu điểm này đặc biệt quan trọng đối với hoạt động đầu tư thương mại. Chính những ưu điểm đó bảo đảm rằng nếu các bên ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì các nhà đầu tư sẽ giảm rủi ro cho bên nước ngoài khi quyết định tham gia đầu tư thương mại tại Việt Nam; tạo thuận lợi cho các bên nước ngoài và cả bên Việt Nam thông qua việc giải quyết tranh chấp tại Việt Nam. Quyết định trọng tài được thực hiện ngay, đáp ứng yêu cầu khôi phục nhanh những tổn thất về tiền, hàng trong kinh doanh thương mại. Quyết định trọng tài là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật, như bản án của Toà án. Tuy là chung thẩm, nhưng tố tụng trọng tài không đặt vấn đề cưỡng chế thi hành, nên bên đương sự nào không chấp nhận phán quyết của trọng tài thì có thể kiện ra Toà kinh tế theo thủ tục giải quyết các vụ án. Thứ hai, trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp bí mật Trọng tài là một tiến trình giải quyết tranh chấp có tính riêng biệt. Hầu hết pháp luật về trọng tài của các nước đều thừa nhận nguyên tắc trọng tài xử kín (in camera) nếu các bên không quy định khác. Tính bí mật thể hiện rõ ở nội dung tranh chấp và danh tính của các bên được giữ kín, đáp ứng nhu cầu tin cậy trong quan hệ thương mại. Điều đó có ý nghĩa lớn trong điều kiện cạnh tranh. Đây là ưu điểm đối với những doanh nghiệp không muốn các chi tiết trong vụ tranh chấp của mình bị đem ra công khai, tiết lộ trước Tòa án (hoặc công chúng) - điều mà các doanh nghiệp luôn coi là tối kỵ trong hoạt động kinh doanh của mình. Thứ ba, trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp liên tục Các bên đương sự được tự do lựa chọn trọng tài viên. Cách thức lựa chọn trọng tài và Hội đồng trọng tài phát huy tính dân chủ, khách quan trong quá trình tố tụng. Hoạt động trọng tài diễn ra liên tục vì Hội đồng trọng tài (Uỷ ban trọng tài) xét xử vụ kiện đã được các bên lựa chọn, hoặc được chỉ định để giải quyết vụ kiện đó. Khi mang một vụ việc ra xét xử ở Toà án, có khả năng thẩm phán được chỉ định giải quyết vụ việc không có trình độ chuyên môn liên quan đến đối tượng tranh chấp, đặc biệt các ngành có đặc thù chuyên môn cao như: dầu khí, xây dựng, tài chính, đầu tư, bảo hiểm… Khi giải quyết bằng trọng tài, các bên hoàn toàn có thể lựa chọn trọng tài viên có trình độ chuyên môn (4) phù hợp với đối tượng tranh chấp, góp phần nâng cao hiệu quả, công bằng và chính xác trong giải quyết tranh chấp. Trọng tài viên - người chủ trì phân xử tranh chấp theo suốt vụ kiện từ đầu đến cuối, vì vậy, họ có cơ hội tìm hiểu tình tiết vụ việc. Điều này có lợi ngay cả khi các bên muốn hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, trọng tài có thể hỗ trợ các bên đạt tới một thỏa thuận. Thứ tư, trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp mềm dẻo, nhanh chóng, linh hoạt cho các bên Tòa án, khi xét xử các bên hoàn toàn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của Toà án về thủ tục, thời gian, địa điểm, cách thức xét xử… được quy định trước đó. Trong khi đó, với trọng tài, các bên thông thường được tự do lựa chọn thủ tục, thời gian, địa điểm phương thức giải quyết tranh chấp theo phương thức tiện lợi, nhanh chóng, hiệu quả nhất cho các bên trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Điều này có thể làm giảm chi phí, thời gian và tăng hiệu quả cho quá trình giải quyết tranh chấp. Thứ năm, tiết kiệm thời gian Tính liên tục, đặc biệt trong hoạt động kinh doanh quốc tế đòi hỏi các bên không thể lãng phí thời gian, điều mà các Tòa án sẽ rất khó đáp ứng được do luôn phải giải quyết nhiều tranh chấp cùng một lúc, gây ra khả năng ách tắc hồ sơ. Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án cho phép các bên được quyền kháng án cũng làm cho tiến độ bị kéo dài. Trong thực tế, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, ví dụ như giải quyết tranh chấp bằng VIAC thường kéo dài tối đa là 6 tháng, còn tại Tòa án có thể kéo dài hàng năm trời. Thứ sáu, duy trì được quan hệ đối tác Việc thắng, thua trong tố tụng tại trọng tài kinh tế vẫn giữ được mối hoà khí lâu dài giữa các bên tranh chấp. Đây là điều kiện không làm mất đi quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các đối tác. Bởi lẽ tố tụng tại trọng tài là tự nguyện. Xét xử bằng trọng tài sẽ làm giảm mức độ xung đột căng thẳng của những bất đồng trên cơ sở những câu hỏi gợi mở, trong một không gian kín đáo, nhẹ nhàng… Đó là những yếu tố tạo điều kiện để các bên duy trì được quan hệ đối tác, quan hệ thiện chí đối với nhau và đặc biệt, sự tự nguyện thi hành quyết định trọng tài của một bên sẽ làm cho bên kia có sự tin tưởng tốt hơn trong quan hệ làm ăn trong tương lai. Thứ bảy, trọng tài cho phép các bên sử dụng được kinh nghiệm của các chuyên gia Ưu điểm này thể hiện ở quyền được chọn trọng tài viên của các bên đương sự, điều mà không tồn tại ở Tòa án. Các bên có thể chọn một Hội đồng trọng tài dựa trên năng lực, sự hiểu biết vững vàng của họ về pháp luật thương mại quốc tế, về các lĩnh vực chuyên ngành có tính chuyên sâu như chứng khoán, licensing, leasing, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, sở hữu trí tuệ… Thứ tám, tuy là giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài - một tổ chức phi chính phủ, nhưng được hỗ trợ, bảo đảm về pháp lý của Toà án trên các mặt sau: Xác định giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tàiX; giải quyết khiếu nại về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài; công nhận và thi hành quyết định trọng tài. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu quyền và lợi ích của một bên bị xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại thì có quyền làm đơn yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhằm: bảo toàn chứng cứ trong trường hợp chứng cứ bị tiêu huỷ hoặc có nguy cơ bị tiêu huỷ; kê biên tài sản tranh chấp để ngăn ngừa việc tẩu tán tài sản; cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng của tài sản tranh chấp; kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ; phong toả tài khoản tại ngân hàng. Việc đánh giá và sử dụng nguồn chứng cứ tại các cơ quan trọng tài rộng hơn, tự do hơn, mang tính xã hội hơn, tạo điều kiện cho các bên làm sáng tỏ những vấn đề nhạy cảm. Trong khi đó, Toà án áp dụng các chứng cứ để tố tụng bị ràng buộc hơn về mặt pháp lý, làm cho các bên tham gia tố tụng không có cơ hội làm sáng tỏ hết được nhiều vấn đề khúc mắc, không thể hiện trên các chứng cứ “pháp lý”. 2. Cơ chế hỗ trợ của Toà án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài - Thực trạng và nguyên nhân Sự ra đời của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 (Pháp lệnh trọng tài) đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc hình thành và hoàn thiện pháp luật về trọng tài tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của cộng đồng doanh nghiệp. Thực tiễn áp dụng Pháp lệnh trọng tài trong hơn 6 năm qua, tuy được đánh giá có nhiều điểm tiến bộ cùng với sự xuất hiện của nhiều nhân tố mới (như: Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, với sự xuất hiện của các đạo luật mới như Luật Thương mại năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005…), nhưng một số quy định của Pháp lệnh đã bộc lộ sự bất cập do một số nguyên nhân chủ yếu như: thẩm quyền của trọng tài còn nhiều hạn chế về phạm vi, chưa xác định cụ thể, rõ ràng, thống nhất và chắc chắn; đội ngũ trọng tài viên ở trong nước chưa phát triển, chưa đạt trình độ và uy tín bảo đảm sự tin cậy của các bên tranh chấp, nhất là các bên nước ngoài…. Bên cạnh đó, một trong những bất cập có ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống trọng tài Việt Nam là cơ chế hỗ trợ của Toà án đối với trọng tài chưa hiệu quả, đặt trọng tài vào vị trí bất lợi hơn nhiều so với Toà án liên quan đến một số vấn đề sau: 2.1 Vấn đề xem xét thoả thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng Trọng tài Theo quy định tại Điều 30, thì khi có khiếu nại của một bên về việc Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp; vụ tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu, Hội đồng Trọng tài phải xem xét, quyết định với sự có mặt của các bên, trừ trường hợp các bên có yêu cầu khác.Tuy nhiên, có một số vấn đề còn chưa rõ đó là trường hợp một bên khiếu nại về thẩm quyền của trọng tài ra Toà án theo Điều 30. Toà án xem xét và quyết định trọng tài có thẩm quyền. Sau đó, Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp và ra quyết định trọng tài. Vậy khi Hội đồng trọng tài đã ra Quyết định trọng tài thì các bên có quyền làm đơn yêu cầu Toà án huỷ Quyết định trọng tài không có thẩm quyền theo Điều 54 của Pháp lệnh hay không? Trong trường hợp chưa có Quyết định của Hội đồng trọng tài mà một bên khiếu nại ra Toà án về vấn đề thẩm quyền thì Hội đồng trọng tài có tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp hay dừng việc giải quyết vụ tranh chấp? Như vậy, một là, có tranh chấp về “thẩm quyền” giữa trọng tài và Toà án trong giải quyết các vụ việc tranh chấp cụ thể cho dù các bên đã có thoả thuận trọng tài và trong trường hợp này, trọng tài chưa phải là phương thức giải quyết tranh chấp được ưu tiên áp dụng. Hai là, căn cứ vào điều kiện để Toà án tuyên huỷ phán quyết của trọng tài là dễ dàng, có phần tuỳ ý và ít tốn kém đối với bên “thua kiện”. Tiêu chí Toà án huỷ quyết định của trọng tài còn chưa rõ và rất dễ bị lạm dụng. 2.2 Về biện pháp khẩn cấp tạm thời Thứ nhất, Pháp lệnh Trọng tài đã xây dựng được chế định hết sức quan trọng và có ý nghĩa trong tố tụng trọng tài đó là quyền các bên tranh chấp được yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên quy định này vẫn có điểm chưa hợp lý. Điều 33 quy định “Trong quá trình Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại thì các bên có quyền làm đơn đến Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời”. Theo quy định trên, nếu muốn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, các bên phải chờ đến khi Hội đồng Trọng tài được thành lập. Tuy nhiên, nếu phải chờ đợi như vậy thì trong một số trường hợp, biện pháp này sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Do bản chất của biện pháp khẩn cấp tạm thời mang tính nhanh chóng, khẩn trương, kịp thời, nên biện pháp này phải được áp dụng ngay khi một bên thấy rằng quyền lợi hợp pháp của mình có nguy cơ bị xâm phạm, không nhất thiết phải chờ đợi đến khi khởi kiện hoặc Hội đồng trọng tài được thành lập. Thứ hai, Pháp lệnh Trọng tài chỉ giới hạn thẩm quyền của Toà án, nơi Hội đồng trọng tài thụ lý vụ tranh chấp mới có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Điều này có thể gây khó khăn cho cả Toà án và các bên trong quá trình áp dụng quy định này. Ví dụ khi các bên khởi kiện ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, theo Pháp lệnh Trọng tài, nếu muốn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì chỉ được phép làm đơn yêu cầu Toà án nhân dân Hà Nội ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Điều này chỉ hợp lý và thuận tiện khi cả hai bên đều có trụ sở tại Hà Nội hoặc đối tượng tài sản yêu cầu áp dụng đặt tại Hà Nội. Khi tài sản nằm ở địa bàn khác, nhất là trường hợp tài sản ở nước ngoài, mà yêu cầu Toà án Hà Nội ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ không khả thi và không hợp lý. 2.3 Vấn đề triệu tập nhân chứng Pháp lệnh Trọng tài không xác lập cơ chế hỗ trợ của Toà án đối với trọng tài trong việc thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng. Đây là quy định quan trọng trong tố tụng trọng tài. Quá trình giải quyết tranh chấp không chỉ có các bên mà nhiều trường hợp có liên quan đến người thứ ba hoặc bên thứ ba. Trong khi Toà án có thẩm quyền đương nhiên trong việc triệu tập các đối tượng này thì trọng thì lại không có thẩm quyền. Vấn đề này, Luật Trọng tài các nước có quy định rất rõ Hội đồng trọng tài hoặc một bên được sự đồng ý của Hội đồng trọng tài có thể yêu cầu Toà án có thẩm quyền trợ giúp thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng có mặt tại trọng tài. Do không có cơ chế hỗ trợ nêu trên, các luật sư và doanh nghiệp vẫn băn khoăn khi lựa chọn trọng tài Việt Nam để giải quyết tranh chấp. 2.4 Quy định về huỷ quyết định trọng tài Quy định về huỷ quyết định trọng tài còn nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân khiến cho cả số lượng quyết định trọng tài bị yêu cầu huỷ gia tăng đó là cơ chế huỷ quyết định trọng tài quá đơn giản. Điều 50 của Pháp lệnh quy định “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trọng tàiQ, nếu có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gửi Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định trọng tài để yêu cầu huỷ quyết định trọng tài”. Tranh chấp là vấn đề phức tạp, khi các bên không thể tự giải quyết được mới đưa ra trọng tài để giải quyết. Do vậy, quyết định trọng tài khó có thể thoả mãn được cả hai bên. Trong khi đó, theo Pháp lệnh chỉ cần điều kiện “không đồng ý với quyết định trọng tài” thì có quyền làm đơn yêu cầu huỷ. Điều này vô hình trung đã khuyến khích các bên làm đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài với nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là để kéo dài thời hạn thi hành quyết định trọng tài, để kịp tẩu tán tài sản. Một khi đưa đơn yêu cầu huỷ ra Toà án, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu huỷ tại Toà án phải qua hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm, thời gian giải quyết tại Toà án cũng không xác định là bao lâu. Như vậy, nếu như các bên mong muốn được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài do trọng tài có ưu điểm nhanh chóng, đơn giản thì thực tế các quy định của Pháp lệnh trọng tài lại không được như các bên mong đợi. Vấn đề này cần sớm được khắc phục để tránh sự lạm dụng một cách có chủ ý của các bên, nhất là bên thua kiện tại trọng tài. Nếu không sớm giải quyết, các quyết định trọng tài sẽ có nguy cơ trở thành các bản án sơ thẩm. 3. Giải pháp nâng cao cơ chế hỗ trợ của Toà án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Thứ nhất, mở rộng, xác định rõ và cụ thể phạm vi thẩm quyền của trọng tài. Cụ thể, phạm vi thẩm quyền của trọng tài có thể bao gồm: i) Tất cả các tranh chấp dân sự, kinh tế và lao động đều có thể giải quyết bằng trọng tài, trừ một số ít các trường hợp được quy định cụ thể (5); ii) Các tranh chấp giữa cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư trong việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư, khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam cũng có thể được giải quyết bằng trọng tài (6). Thứ hai, mở rộng tiêu chí xác định thoả thuận trọng tài. Cần phải làm rõ, đầy đủ cả hình thức và nội dung của thoả thuận trọng tài, bao quát hết các trường hợp thoả thuận của các bên về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, bao gồm: i) Xác định rõ nội dung tối thiểu của thoả thuận trọng tài, là sự đồng ý của các bên về việc sử dụng trọng tài như một trong số các hình thức giải quyết tranh chấp, hoặc đồng ý chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp; ii) Xác định rõ và cụ thể các trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu; iii), Xác định rõ và cụ thể các thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được. Thứ ba, Hội đồng trọng tài là cơ quan duy nhất quyết định hiệu lực của thoả thuận trọng tài. Thứ tư, nếu các bên có tranh chấp về hiệu lực thoả thuận trọng tài (kể cả tranh chấp giữa các bên hoặc giữa một hoặc các bên với Trung tâm trọng tài) thì Toà án là nơi có quyền quyết định hiệu lực của thoả thuận trọng tài. Tuy nhiên, cần xác định rõ thẩm quyền của Toà án và hiệu lực của quyết định của Toà án trong trường hợp này. Thứ năm, xác định chặt chẽ, rõ ràng, hợp lý tiêu chí xác định Toà án có thẩm quyền đối với trọng tài theo hướng linh hoạt; đồng thời
Tài liệu liên quan