Vùng ĐBSCL có diện tích tự nh iên khoảng 3,97 triệu ha (chiếm kho ản g 12%
diện tích đất của cả nước), dân số trên 17,7 triệu ngư ời, chiếm hơn 20% dân số cả
nước, GDP của vùng chiếm kho ản g 27% GDP của cả nước. Hàng năm to àn vùn g sản
xu ất hơn 50% sản lượng lúa và h ơn 90% lư ợng gạo xuất kh ẩu của cả nước, thu về
nguồn ngo ại tệ khoảng 2,7 tỉ USD/năm. Vì vậ y , có thể kh ẳn g định sản xuất và chế
biến lúa gạo là thế mạnh của vùn g ĐBSCL. Sản xuất và chế biến lú a gạo đã góp phần
rất lớn vào việc đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, là tiền đề cho qu á trìn h
công nghiệp hóa hiện đ ại hóa đất nước nó i chun g và th ành phố Cần Th ơ nói riêng.
Với vị trí là trung tâm củ a vùn g ĐBSCL, thành phố Cần Thơ l à nơi hộ i tụ của
nh iều tu y ến giao thôn g thủ y , b ộ và hàng khôn g qu an trọng. Có hai con sông lớn là
sông Tiền và sông Hậu trải dài kh ắp các tỉn h, th ành trong vùn g, h ệ thống các cảng
biển lớn nhất vùng như cảng Cái Cui , cảng Cần Thơ, đặc b iệt là có kênh Quan Ch ánh
Bố cho tàu trọn g tải lớn ra vào sôn g Hậu đã được khởi công vào n ăm 2009 và dự kiến
ho àn thành vào năm 2012. Quốc lộ 1A đi từ TP. HCM đến Cần Thơ và đ ến tỉnh Cà
Mau, nơi tận cù ng của tổ quốc; các tu y ến quốc lộ từ Cần Thơ đ i đến các tỉnh Vĩnh
Lon g, Sóc Trăn g, Đồng Th áp, Kiên Giang, An Giang hướn g về Phnôm Pênh
(Campuchia); cùng với đó là sân b ay Cần Thơ được đầu tư nâng cấp để trở th ành sân
ba y q uốc tế, ho àn thành và đưa vào kh ai th ác đầu năm 2011. Với những lợ i thế trên,
thành phố Cần Thơ có đủ đ iều kiện đ ể phát triển công nghiệp chế biến lú a gạo và trở
thành trun g tâm chế b iến lúa gạo của vùng ĐBSCL.
Tron g th ời gian qua các do an h n ghiệp chế b iế n lúa gạo của th ành ph ố Cần Thơ
đã có những bước ph át triển đ án g kh ích lệ như: giá trị sản xuất kinh do anh của năm
sau đ ều tăng cao so với n ăm trước, kim n gạch xuất khẩu gạo tăng trưởng khá cao
tron g nh iều năm liền, thị trường xu ất khẩu được mở rộng, ch ất lư ợng và mẫu mã sản
2
ph ẩm ngày càng được cải tiến , qua đó đã góp ph ần làm nâng cao hiệu qu ả kinh do anh
củ a các d oanh ngh iệp và nâng cao đời sống cho người trồng lúa.
Tu y vậ y , nếu so với nhữn g tiềm n ăng và y êu cầu củ a qu á trình hội nh ập kin h
tế quốc tế th ì các do anh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ còn rất nhiều
hạn chế như : qu y mô của các doanh ngh iệp ch ế b iến lúa gạo nhỏ, các do anh nghiệp
còn gặp khó kh ăn về vốn, chất lượn g nguồn nhân lực ch ưa cao, tron g kh i trình đ ộ
công n ghệ còn thấp; công tác n gh iên cứu th ị trường, qu ảng cáo, xâ y d ựng thươn g
hiệu chư a đ ược các doanh nghiệp quan tâm đúng mứ c, tình trạn g tranh mua tranh bán
giữ a các doanh ngh iệp với nhau vẫn còn diễn ra; vấn đề ô nh iễm môi trường tron g
sản xuất và chế biến đã làm ảnh hưởn g khôn g nhỏ đ ến môi trườn g sinh thái tự nhiên
và đời sống của ngư ời dân. Vì vậ y , để hội nhập với kinh tế q uốc tế, nhất là sau kh i
Việt Nam đã gia n hập Tổ chức thương mại th ế giới (WTO), các doanh n gh iệp chế
biến lú a gạo của thành phố Cần Thơ cần ph ải có chiến lược phát triển d ài h ạn , bền
vữn g, tận dụng tối đa nhữn g tiềm n ăn g, lợi thế sẵn có, khắc phục nh ững y ếu kém , tồ n
tại của mình nhằm nâng cao năng lự c sản xuất kinh do anh, thúc đẩy kin h tế xã hội
ph át triển và góp phần n ân g cao thu nhập cho người dân, nhất là đối với n gười trồn g
lúa. Đây ch ính là lý do thô i thú c tô i chọn đề tài “Giả i p háp phá t triển sả n xuất kinh
doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020”
để làm lu ận án tiến sĩ nhằm góp phần phát triển bền vững các doanh nghiệp chế biến
lúa gạo tron g thời gian tới và sự p hát triển đó sẽ góp phần thú c đẩ y q uá trình côn g
nghiệp hóa hiện đ ại hóa nông nghiệp, nông thôn của th ành phố.
238 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 3,97 triệu ha (chiếm khoảng 12%
diện tích đất của cả nước), dân số trên 17,7 triệu người, chiếm hơn 20% dân số cả
nước, GDP của vùng chiếm khoảng 27% GDP của cả nước. Hàng năm toàn vùng sản
xuất hơn 50% sản lượng lúa và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, thu về
nguồn ngoại tệ khoảng 2,7 tỉ USD/năm. Vì vậy, có thể khẳng định sản xuất và chế
biến lúa gạo là thế mạnh của vùng ĐBSCL. Sản xuất và chế biến lúa gạo đã góp phần
rất lớn vào việc đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, là tiền đề cho quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng.
Với vị trí là trung tâm của vùng ĐBSCL, thành phố Cần Thơ là nơi hội tụ của
nhiều tuyến giao thông thủy, bộ và hàng không quan trọng. Có hai con sông lớn là
sông Tiền và sông Hậu trải dài khắp các tỉnh, thành trong vùng, hệ thống các cảng
biển lớn nhất vùng như cảng Cái Cui, cảng Cần Thơ, đặc biệt là có kênh Quan Chánh
Bố cho tàu trọng tải lớn ra vào sông Hậu đã được khởi công vào năm 2009 và dự kiến
hoàn thành vào năm 2012. Quốc lộ 1A đi từ TP. HCM đến Cần Thơ và đến tỉnh Cà
Mau, nơi tận cùng của tổ quốc; các tuyến quốc lộ từ Cần Thơ đi đến các tỉnh Vĩnh
Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang hướng về Phnôm Pênh
(Campuchia); cùng với đó là sân bay Cần Thơ được đầu tư nâng cấp để trở thành sân
bay quốc tế, hoàn thành và đưa vào khai thác đầu năm 2011. Với những lợi thế trên,
thành phố Cần Thơ có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp chế biến lúa gạo và trở
thành trung tâm chế biến lúa gạo của vùng ĐBSCL.
Trong thời gian qua các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ
đã có những bước phát triển đáng khích lệ như: giá trị sản xuất kinh doanh của năm
sau đều tăng cao so với năm trước, kim ngạch xuất khẩu gạo tăng trưởng khá cao
trong nhiều năm liền, thị trường xuất khẩu được mở rộng, chất lượng và mẫu mã sản
2
phẩm ngày càng được cải tiến, qua đó đã góp phần làm nâng cao hiệu quả kinh doanh
của các doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người trồng lúa.
Tuy vậy, nếu so với những tiềm năng và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế thì các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ còn rất nhiều
hạn chế như: quy mô của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo nhỏ, các doanh nghiệp
còn gặp khó khăn về vốn, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, trong khi trình độ
công nghệ còn thấp; công tác nghiên cứu thị trường, quảng cáo, xây dựng thương
hiệu chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, tình trạng tranh mua tranh bán
giữa các doanh nghiệp với nhau vẫn còn diễn ra; vấn đề ô nhiễm môi trường trong
sản xuất và chế biến đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái tự nhiên
và đời sống của người dân. Vì vậy, để hội nhập với kinh tế quốc tế, nhất là sau khi
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp chế
biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ cần phải có chiến lược phát triển dài hạn, bền
vững, tận dụng tối đa những tiềm năng, lợi thế sẵn có, khắc phục những yếu kém, tồn
tại của mình nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế xã hội
phát triển và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là đối với người trồng
lúa. Đây chính là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển sản xuất kinh
doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020”
để làm luận án tiến sĩ nhằm góp phần phát triển bền vững các doanh nghiệp chế biến
lúa gạo trong thời gian tới và sự phát triển đó sẽ góp phần thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của thành phố.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận án là khái quát tổng quan về hoạt động sản xuất kinh
doanh lúa gạo, cùng với hệ thống hóa các lý luận và thực tiễn để thấy được vai trò
của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong bối cảnh phát triển kinh tế của thành phố
Cần Thơ và toàn vùng ĐBSCL hiện nay. Thông qua những kết quả điều tra, luận án
đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành
phố Cần Thơ, từ đó đề xuất những định hướng, mục tiêu và xây dựng các giải pháp
3
nhằm phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố
Cần Thơ đến năm 2020.
2. Mục tiêu cụ thể
Để giải quyết mục tiêu chung, luận án nghiên cứu ba mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất: Khái quát tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh lúa gạo,
cùng với hệ thống hóa các lý luận và thực tiễn để khẳng định việc phát triển sản xuất
kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo là phù hợp với tình hình thực tiễn và
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO).
Thứ hai: Thông qua kết quả điều tra, phân tích thực trạng sản xuất kinh
doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo thành phố Cần Thơ. Từ đó, đánh giá những
thành công và hạn chế của các doanh nghiệp trong thời gian qua.
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp để phát triển sản xuất kinh doanh các doanh
nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020 nhằm góp phần vào
việc thúc đẩy kinh tế xã hội của thành phố và cả vùng phát triển một cách bền vững.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Là quá trình hình thành và phát triển
của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ.
2. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Là các doanh nghiệp chế biến lúa gạo
trên địa bàn TP. Cần Thơ. Số liệu nghiên cứu của luận án tập trung từ năm 2000 đến
năm 2009, các giải pháp đề xuất sẽ được áp dụng từ nay đến năm 2020, giai đoạn mà
nước ta đẩy mạnh phát triển công nghiệp để cơ bản trở thành một nước công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
IV. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Thời gian qua, việc nghiên cứu ngành hàng lúa gạo đã được nhiều tác giả quan
tâm. Do những hạn chế về thông tin và điều kiện nghiên cứu, dưới đây tác giả xin nêu
một số công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án.
4
Tác giả Nguyễn Công Thành (2010), Viện lúa ĐBSCL, trong công trình
nghiên cứu “Đánh giá và phát triển sản xuất, xuất khẩu lúa gạo và tập huấn nâng
cao nhận thức cho các thành viên trong hoạt động này tại tỉnh Hậu Giang”, đã
phân tích, đánh giá tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo và thực trạng về nhận thức
của tất cả các thành viên có liên quan. Từ đó tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và sự
hiểu biết của họ để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu lúa gạo của tỉnh Hậu
Giang trong thời gian tới.
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả cũng đã điều tra và phân tích chiều
hướng phát triển, tốc độ tăng trưởng, sự ổn định trong sản xuất, xuất khẩu lúa gạo;
hiện trạng về sản xuất và xuất khẩu; thuận lợi và khó khăn của nông dân, cán bộ
khuyến nông, thương lái và nhà xuất khẩu; hiện trạng về sự nhận thức của cán bộ
khuyến nông, nông dân và các thành viên trong hệ thống thu mua, chế biến, xuất
khẩu lúa gạo.
Từ những nội dung nghiên cứu trên đề tài đã xây dựng các giải pháp thiết thực
nhằm tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc điều chỉnh chính sách và
hoạt động để phục vụ tốt hơn cho sản xuất, xuất khẩu lúa gạo và cải thiện đời sống
người nông dân. Đây là đề tài nghiên cứu một cách tổng hợp từ sản xuất đến tiêu thụ
lúa gạo, đối tượng nghiên cứu bao gồm nông dân, cán bộ khuyến nông, thương lái và
nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu này không có phân tích và không có đưa
ra giải pháp nào đối với lĩnh vực chế biến lúa gạo [37].
Tác giả Cao Minh Nghĩa (2005), Viện Kinh tế TP.HCM, trong công trình
nghiên cứu “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM”, đã đánh giá rõ thực trạng phát triển của
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố, phân tích sâu những
lợi thế và tồn tại trong phát triển của ngành, nguyên nhân của những tồn tại, đặc biệt
là các nguyên nhân làm giảm tốc độ tăng trưởng ngành chế biến thực phẩm và làm
giảm tỷ trọng của ngành so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong các năm 2003
và 2004. Qua đó định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong
thời gian tới, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành cho
5
tương xứng với vị trí của ngành trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
Các nội dung được đề cập đến trong đề tài này bao gồm: phân tích thực trạng
tăng trưởng ngành CNCB thực phẩm của TP. HCM giai đoạn 1995 2004 và đưa ra
các so sánh với cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; phân tích thực trạng
tăng trưởng bảy ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố như: ngành chế
biến thịt, chế biến thủy hải sản, chế biến dầu thực vật, chế biến bơ, sữa, sản xuất sản
phẩm từ tinh bột (mì ăn liền), sản xuất bánh, kẹo, sản xuất rượu, bia, nước uống
không cồn.
Từ những phân tích đó, tác giả đã đề xuất hệ thống 9 giải pháp để nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm và các kiến nghị với Chính phủ, Bộ, ngành để đẩy
mạnh tăng trưởng bảy ngành chế biến thực phẩm nêu trên. Tuy nhiên, đề tài đã không
sử dụng phương pháp phân tích SWOT và phương pháp chuyên gia để phân tích, để
trên cơ sở đó đưa ra các hệ thống giải pháp. Vì đây là đề tài nghiên cứu về ngành
CNCB thực phẩm nên trong đề tài không có nghiên cứu về chế biến lúa gạo [20].
Tác giả Lê Văn Gia Nhỏ (2005), trong công trình nghiên cứu “Phân tích
ngành hàng lúa gạo thơm tỉnh Long An và lúa gạo cao sản tỉnh An Giang”, đã
phân tích hiệu quả kinh doanh của các tác nhân tham gia ngành hàng lúa gạo, phân
tích tác động chính sách của Chính phủ đến ngành hàng lúa gạo xuất khẩu, đánh giá
lợi thế so sánh của bốn nhóm mặt hàng gạo xuất khẩu: gạo thơm đặc sản, gạo chất
lượng cao, gạo chất lượng trung bình và gạo chất lượng thấp, từ đó đề xuất các chính
sách hỗ trợ quá trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo.
Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, nông dân là đối tượng đạt được lợi
ích nhiều nhất trong các tác nhân tham gia ngành hàng lúa gạo. Bên cạnh đó, các
chính sách của Nhà nước liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo gần như
không ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của các tác nhân tham gia trong quá trình
sản xuất và xuất khẩu gạo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, việc sản xuất và xuất
khẩu gạo của Việt Nam có lợi thế so sánh cao, đặc biệt là nhóm gạo thơm đặc sản và
nhóm gạo chất lượng cao.
6
Từ những phân tích đó, tác giả đã đề xuất ba chính sách đối với Chính phủ.
Một là, tập trung vào việc phát triển vùng nguyên liệu và chế biến xuất khẩu gạo đặc
sản và gạo chất lượng cao. Hai là, khuyến khích tư nhân tham gia xuất khẩu nhằm
làm tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường thu mua lúa gạo và tăng khả năng tìm
kiếm thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới. Ba là, các chính sách liên quan đến vấn
đề quota xuất khẩu, đó là: tổ chức đấu thầu quota xuất khẩu và Chính phủ sử dụng
khoản thu từ đấu thầu này để hỗ trợ nghiên cứu khoa học cho sản xuất, chế biến và
xuất khẩu, đồng thời cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu trong trường hợp nhu cầu
xuất khẩu gạo lớn hơn hạn ngạch nhưng phần xuất khẩu vượt trội này phải chịu thuế
xuất khẩu. Tuy nhiên, trong đề tài này, tác giả đã không phân tích thực trạng và
không đưa ra giải pháp nào đối với lĩnh vực chế biến lúa gạo [21].
Tác giả Nguyễn Ngọc Châu (2008), trong công trình nghiên cứu “Phân tích
chuỗi giá trị gạo của thành phố Cần Thơ, đã phân tích về doanh thu, chi phí và hiệu
quả sản xuất, kinh doanh của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị gạo, gồm có:
nông dân, thương lái, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo và nhà bán lẻ. Đồng thời,
tác giả đã phân tích kinh tế chuỗi giá trị gạo ở hai trường hợp: gạo tiêu thụ nội địa và
gạo xuất khẩu. Trong công trình nghiên cứu có sử dụng phương pháp phân tích
SWOT về tình hình sản xuất lúa của nông dân, phân tích mô hình năm áp lực cạnh
tranh của Michael Porter đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo, phân
tích lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Cần Thơ cũng được tác
giả đề cập đến.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, dù gạo tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu, lợi ích của
người nông dân đạt được trên mỗi kg gạo nhiều hơn so với những tác nhân còn lại.
Tuy nhiên, đời sống của bà con nông dân vẫn còn nghèo, nguyên nhân chủ yếu là do
diện tích đất canh tác ít (bình quân 0,5 ha/hộ). Trong khi đó, thương lái, doanh nghiệp
chế biến, xuất khẩu gạo và nhà bán lẻ có lợi ích đạt được trên mỗi kg gạo thấp hơn
nông dân nhưng do không bị giới hạn tự nhiên về sản lượng tiêu thụ, năng lực tốt thì
tiêu thụ nhiều, năng lực không tốt thì tiêu thụ ít cho nên tổng lợi nhuận họ có thể thu
về là rất lớn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong tình hình hiện nay
7
chuỗi giá trị gạo xuất khẩu hiệu quả hơn chuỗi giá trị gạo tiêu thụ nội địa. Chính vì
vậy, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo quan tâm tìm kiếm hợp đồng xuất
khẩu nhiều hơn là khai thác thị trường nội địa.
Từ những phân tích trên, tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao chuỗi giá trị
gạo của thành phố Cần Thơ, bao gồm: giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, giải
pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động chế biến, phân phối và giải pháp nâng cao giá
trị tăng thêm cho toàn chuỗi.
Do mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích chuỗi giá trị gạo của thành phố
Cần Thơ cho nên trong phần phân tích thực trạng tác giả không nghiên cứu sâu vào
hoạt động chế biến, mà chỉ trình bày khái quát làm cơ sở bổ sung để đề xuất một số
giải pháp nâng cao chuỗi giá trị gạo [6].
Tác giả Diệp Hoàng Sơn (2008), trong công trình nghiên cứu “Hoạch định
chiến lược marketing mặt hàng gạo xuất khẩu đồng bằng sông Cửu Long”, đã
phân tích, đánh giá các nội dung như: đánh giá tình hình sản xuất lúa gạo khu vực
ĐBSCL, phân tích hiện trạng chế biến và kinh doanh gạo xuất khẩu của các doanh
nghiệp đóng trên địa bàn, tìm hiểu tình hình sản xuất, tiêu thụ gạo trên thế giới và xây
dựng chiến lược marketing xuất khẩu gạo.
Kết quả của công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng ĐBSCL có nhiều tiềm năng
sản xuất lúa gạo, đủ cung cấp nhu cầu an ninh lương thực trong nước và có dư để
xuất khẩu từ 4 đến 4,5 triệu tấn gạo đến năm 2015, Việt Nam xếp hạng trên trung
bình so với các nước xuất khẩu gạo, nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới trong thời gian
tới rất cao nên sẽ thuận lợi cho việc xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, sản xuất lúa ở đây vẫn còn manh mún, nguồn nguyên liệu mang tính thời
vụ cao, hệ thống kho bãi dự trữ thiếu, hoạt động marketing trong các doanh nghiệp
kinh doanh xuất khẩu gạo chưa được xây dựng hoàn chỉnh và nghiêm túc, hệ thống
thông tin chưa hoàn thiện.
Trên cơ sở của những đánh giá đó, tác giả tiến hành xây dựng chiến lược
marketing hỗn hợp, bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị. Đồng thời,
8
kiến nghị một số giải pháp cần phối hợp đồng bộ các thành phần: nông dân sản xuất
lúa, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo, hệ thống tín dụng và Nhà nước [25].
Qua các công trình nghiên cứu trên, có thể thấy rằng chưa có một công trình
nào nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống và đề xuất các giải pháp có tính chiến
lược nhằm phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sẽ được kết hợp giữa lý luận và thực tiễn dựa trên những quy luật phát
triển khách quan về kinh tế xã hội, các quan điểm và chính sách của Nhà nước về
lĩnh vực lúa gạo.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương pháp thống kê
mô tả, phân tích thống kê, so sánh tổng hợp, phương pháp điều tra và phương pháp
chuyên gia.
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Luận án là một công trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả. Kết quả nghiên
cứu của luận án sẽ có những đóng góp khoa học sau:
Một là, rút ra được những bài học kinh nghiệm đối với sự phát triển sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ trong thời gian tới.
Hai là, góp phần đánh giá thực trạng phát triển của các doanh nghiệp chế
biến lúa gạo TP. Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009. Qua đó, rút ra
được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp chế
biến lúa gạo trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước nói chung và TP. Cần Thơ
nói riêng.
Ba là, đề xuất các giải pháp đồng bộ và khả thi để phát triển sản xuất kinh
doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ nhanh và bền vững; trên cơ sở
khai thác một cách hợp lý các nguồn nguyên liệu của địa phương và vùng ĐBSCL.
Bốn là, xác định được mức độ quan trọng của các giải pháp, nhằm giúp các
danh nghiệp chế biến lúa gạo của TP. Cần Thơ xây dựng chiến lược phát triển sản
9
xuất kinh doanh đến năm 2020. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn làm tài liệu tham
khảo bổ ích cho các nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực chế biến của các
ngành hàng khác trong vùng ĐBSCL và cả nước.
VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Kết cấu của luận án gồm 03 chương ngoài phần mở đầu và kết luận:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
chế biến lúa gạo.
Chương 2: Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến
lúa gạo của thành phố Cần Thơ trong thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến
lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020.
Vì thời gian và trình độ của nghiên cứu sinh còn hạn chế nên luận án không
thể tránh được những thiếu sót nhất định, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và
các bạn.
10
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO
Với phương pháp nghiên cứu nêu ở phần mở đầu, chương 1 sẽ trình bày sự
hình thành và phát triển của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo, đặc điểm hoạt động
sản xuất kinh doanh, vai trò của các doanh nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân, cũng
như những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Trong chương này, cũng sẽ nghiên cứu kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh
doanh lúa gạo của một số doanh nghiệp trong nước và trên thế giới nhằm rút ra các
bài học kinh nghiệm để có thể vận dụng cho các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của
thành phố Cần Thơ trong thời gian tới.
1.1. KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với
xã hội loài người; mỗi doanh nghiệp cần phải nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị
trường và đưa ra những chiến lược đúng đắn nhằm đạt được những mục tiêu mà
doanh nghiệp đã đề ra.
Hoạt động sản xuất kinh doanh có các đặc điểm sau:
Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh tế, chủ thể kinh tế có thể là
cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
Khác với hoạt động tự túc tự cấp phi kinh doanh, động cơ và mục đích của
hoạt động sản xuất kinh doanh là sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ không phải
để tự tiêu dùng mà để phục vụ cho nhu cầu của người khác nhằm thu lợi nhuận.
Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể cân, đong, đo đếm được,
đó là sản phẩm hàng hóa để trao đổi trên thị trường. Người chủ thể sản xuất phải chịu
trách nhiệm đối với sản phẩm của mình sản xuất ra.
11
Hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải hướng tới thị trường. Trong đó, các
chủ thể kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là: quan hệ với các bạn hàng,
với chủ thể cung cấp các yếu tố