Gian lận thương mại là mặt trái của nền kinh tế thị trường,nó ảnh hưởng tới tình hình kinh tế ,chính trị –xã hội của đất nước.Hiện nay, nạn gian lận thương mại diễn ra với nhiều hình thức thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Chính điều này đã làm cho sản xuất kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn, làm thất thu ngân sách Nhà nước, mất kỷ cương trong hoạt động thương mại
28 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Gian lận thương mại, biện pháp phòng chống gian lận thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Mở đầu
Gian lận thương mại là mặt trái của nền kinh tế thị trường,nó ảnh hưởng tới tình hình kinh tế ,chính trị –xã hội của đất nước.Hiện nay, nạn gian lận thương mại diễn ra với nhiều hình thức thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Chính điều này đã làm cho sản xuất kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn, làm thất thu ngân sách Nhà nước, mất kỷ cương trong hoạt động thương mại…
Chính vì vậy các ngành các cấp, Nhà nước và nhân dân cần phải phối hợp chặt chẽ để đưa ra những biện pháp hiệu quả để phòng chống gian lận thương mại ở nước ta hiện nay.
Được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, em đã quyết định chọn đề tài “gian lận thương mại, biện pháp phòng chống gian lận thương mại” để đưa ra những biện pháp phòng chống nó.
Qua việc nghiên sứu đề tài này giúp em hiểu rõ hơn về những tác hại của gian lận thương mại đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.Những kiến thức qua việc nghiên cứu đề tài xẽ giúp em phục vụ cho việc học của mình cũng như sau này ra trường công tác sẽ tốt hơn.
Trong đề án này, em xin trình bày những vấn đề sau:
+Chương 1: Những vấn đề chung về gian lận thương mại.
+Chương 2: Thực trạng gian lận thương mại ở nước ta hiện nay.
+Chương 3: Biện pháp phòng chống gian lận thương mại.
II. nội dung
Chương I. Những vấn đề chung về gian lận thương mại
1. Khái quát chung về gian lận thương mại và các tác hại của nó trong nền kinh tế thị trường.
Những năm gần đây thị trường hoạt động thương mại nước ta đã có bước phát triển tích cực, hàng hoá ngày càng đa dạng phong phú, chất lượng ngày càng được nâng cao, nhiều mặt hàng có thể cạnh tranh được với hàng ngoại, các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và dần dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Tuy nhiên tình hình gian lận thương mại ngày càng phức tạp. Trong văn kiện Đai hôi đậi biểu toàn quốc lần thứ IX cũng đã chỉ rõ: “Nạn buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại tác động xấu đến tình hình kinh tế xã hội nước ta hiện nay”. Tình trạng gian lận thương mại diễn ra với mọi thủ đoạn, hình thức và ngày càng tinh vi hơn. Tất cả những điều này làm ảnh hưởng đến uy tín và lợi ích hợp pháp của các cơ sở làm ăn chân chính, trung thực: làm thất thoát ngân sách Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến chính sách thu hút đầu tư, đến lợi ích của người tiêu dùng, kéo theo các tệ nạn kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Trước tác hại của gian lận thương mại, Đảng và Nhà nước có nhiều biện pháp và chủ trương chỉ đạo tích cực trong việc đấu tranh, ngăn chặn, và từng bước bài trừ tệ nạn gian lận thương mại. Đây là công tác khó khăn, phức tạp, không thể sớm giải quyết được, càng không thể có được một biện pháp đơn độc nào, một ngành , một cơ quan nào có thể giải quyết được, mà phải phối hợp nhiều biện pháp, ngành nghề, cơ quan cùng giải quyết. Từ đó ổn định thị trường, bảo đảm cho nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
1.1Khái niệm về giạn lận thương mại
Một thuật ngữ chúng ta thường gặp đó là "gian lận thương mại ". Gian lận thương mại theo Từ điển tiếng Việt là "dối trá, lừa lọc" trong hoạt động thương mại. Người có hành vi gian lận thương mại gọi là "gian thương" tức là "người có nhiều mưu mô lừa lọc"'; "kẻ buôn bán gian lận và trái phép". Gian lận được coi là hành vi của con người cụ thể có lời nói nói hoặc cử chỉ, hành động không đúng với bản chất của sự vật hiện tượng nhằm mục đích đánh lừa người khác. Trong dân gian gian lận thương mại gắn liền với thành ngữ "Buôn gian, bán lận" và dùng để chỉ những thủ đoạn mánh khoé lừa lọc khách hàng hoặc người khác để thu lời bất chính. Hành vi "buôn gian, bán lận" trong dân gian được hiểu bao gồm một số thủ đoạn đơn giản như: hàng xấu nói tốt, ít nói nhiều, rẻ nói đắt, cân đo điêu, buôn bán hàng cấm, lén lút, giấu giếm, lậu thuế... Hành vi gian lận thương mại trước hết phải là hành vi gian lận nói chung, nhưng hành vi gian lận này phải được thể hiện trong lĩnh vực thương mại thông qua đối tượng thể hiện là hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể của hành vi gian lận thương mại là các chủ hàng, có thể là người mua, người bán cũng có khi là cả người mua và người bán. Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá.
* Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải Quan.
Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là những hành vi gian lận thương mại của chủ hàng xảy ra trong hoạt động xuất khẩu để trốn tránh việc kiểm soát và quản lý của Hải Quan. Định nghĩa về gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải Quan ban đầu được nêu ra như sau:
"Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải Quan là hành vi phạm pháp luật. Hải Quan trong đó 1 cá nhân lừa dối Hải Quan để nhằm lẩn tránh 1 phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, việc áp dụng các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải Quan quy định, hoặc thu được 1 khoản lợi nhuận nào đó qua việc vi phạm pháp luật này".
Trong định nghĩa này, về cơ bản đã khái quá được hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải Quan. Hành vi đó được thể hiện bằng sự lừa dối thông qua hành động lẩn tránh việc nộp thuế và việc tuân thủ pháp luật Hải Quan nhằm mục đích thu được một khoản lợi nào đó. Tuy nhiên định nghĩa trên chưa nêu được một cách đầy đủ, chính xác hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải Quan, khi bối cảnh hoạt động thương mại Thế giới ngày nay đã có những thay đổi lớn. Vì vậy nó được định nghĩa lại như sau:
"Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải Quan là hành vi vi phạm các điều khoản pháp quy hoặc Pháp luật Hải quan nhằm:
- Trốn tránh hoặc cố ý trốn tránh việc nộp thuễ Hải Quan, phí và các khoản thu khác đối với việc di chuyển hàng hoá thương mại và /hoặc:
- Nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hoá không thuộc đối tượng đó và/hoặc:
- Đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và tập tục, cạnh tranh thương mại chân chính".
1.2Tác hại của gian lận thương mại
1.2.1.Tác hại đến kinh tế
Như ta đã biết: thuế quan là các mức thuế đánh trên hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm mục đích làm tăng giá của hàng nhập khẩu để làm giảm sự cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nước hoặc kích thích sản xuất tại nội địa. Vì vậy hành vi trốn thuế xuất nhập khẩu thông qua hoạt động gian lận thương mại, cạnh tranh tiêu cực phi kinh tế này đã xâm hại đến chế độ chính sách quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá.
Gian lận thương mại gây nhiều thiệt hại cho người sản xuất trong nước, làm điêu đứng các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp thương mại. Đối với người sản xuất trong nước, việc hàng ngoại tràn ngập thị trường với chất lượng cao hơn, giá rẻ hơn hàng nội, thực sự là mối đe doạ đời sống của hàng nghìn công nhân trong các xí nghiệp sản xuất trong nước, nhất là những ngành công nghiệp non trẻ, mới. Nguyên nhân là những xí nghiệp sản xuất trong nước vẫn phải nhập một số nguyên phụ liệu, nhiên liệu... và phải nộp thuế nhập khẩu số hàng hoá này.Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm để đem bán trên thị trường, họ còn phải nộp thuế lợi tức, thuế doanh thu. Trong khi hàng ngoại do trốn được thuế, giá cả rẻ hơn hàng nội, làm cho hàng nội không bán được, dẫn đến đọng vốn, nợ chồng chất, đi đến phá sản. Đối với doanh nghiệp thương mại do giá cả hàng hoá mua vào cao hơn nên không thể cạnh tranh được với hàng lậu trốn thuế. Những doanh nghiệp kinh doanh đúng luật, nộp thuế đầy đủ bị những doanh nghiệp kinh doanh trái phép, gian lận trốn thuế cạnh tranh chèn ép không thể phát triển được
Gian lận thương mại là hình thức cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có tác động tích cực: kích thích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh nếu là môi trường trong sạch, bình đẳng nhưng ngược lại nó tác động tiêu cực nếu là môi trường không ổn định. Gian lận thương mại đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước.
Không những ảnh hưởng đến đầu tư trong nước mà gian lận thương mại còn ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài. Nó không chỉ là nỗi khổ của doanh nghiệp mà còn gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều nhà đầu tư nước ngoài rất muốn đầu tư vào Việt Nam nhưng do tác động của môi trường kinh doanh trong đó có vấn đề gian lận thương mại nên đã ngập ngừng hoặc rút lui. Với người tiêu dùng, hàng ngoại tràn ngập thị trường với giá rẻ sẽ tạo nên thị hiếu ưa dùng hàng ngoại tuy nhiên nguồn cung cấp tiêu dùng của hàng ngoại với giá rẻ hơn giá thành hàng nội do trốn thuế là rất bấp bênh, vì không phải lúc nào nhập hàng cũng trốn thuế được cả. Do đó từng thời kỳ sẽ nảy sinh các cơn sốt về giá, về hàng làm đảo lộn thị trường làm thị trường mất ổn định mà Nhà nước không quản lý được.
Gian lận thương mại đã kích thích tâm lý và thị hiếu tiêu dùng sa sỉ, vượt quá năng lực sản xuất trong nước .
Gian lận thương mại cũng làm thất thoát nghiêm trọng nguồn thu ngân sách thông qua thuế xuất nhập khẩu làm ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ vốn của Nhà nước để tiến hành cân đối thu chi ngân sách và công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.
Ngoài ra nó còn tác hại đối với nền kinh tế ở chỗ: gian lận thương mại đã tạo nên một nền kinh tế tiêu thụ giả tạo trên một nền sản xuất chưa cân xứng. Vì đa số tầng lớp gian thương và tham nhũng qua hoạt đông gian lận thương mại không đầu tư vốn vào sản xuất mà thường ăn xài xa xỉ hoặc đầu tư vào bất động sản như nhà cửa, đất đai, vàng bạc, ngoại tệ... Bên cạnh tầng lớp này xã hội sẽ hình thành một khu vực kinh tế chuyên về dịch vụ và tiêu thụ.
1.2.2Tác hại đến văn hoá- xã hội
Gian lận thương mại ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hoá xã hội. Mục đích của gian lận thương mại là làm thế nào để thu được nhiều lợi nhuận bất chính mà nếu làm ăn chính đáng họ không thể có được,điều này làm cho khoảng cách chênh lệch giữa kẻ giàu và người nghèo ngày càng lớn. Mặt khác từ đồng tiền bất chính do gian lận thương mại đó đã làm cho đạo đức của nhiều kẻ bị tha hoá. Đó là nguyên nhân chính gây ra nhiều tệ nạn xã hội, tác động nghiêm trọng đến nhân cách văn hoá của nhiều người trong mọi tầng lớp nhân dân.. Trong khi Nhà nước phải bỏ ra nhiều tiền để chống lại văn hoá ngoại lai, đồi truỵ, phản động, chống tệ nạn xã hội nhằm duy trì một nền văn hoá lành mạnh đậm đà bản sắc dân tộc xây dựng một xã hội công bằng văn minh thì gian lận thương mại lại đi ngược lại với những cố gắng cuả Nhà nước.
1.2.3 Tác hại đến chính trị
Gian lận thương mại len lỏi vào từng nhà dân vùng biên, đồng thời lôi kéo, tấn công và làm sa ngã một bộ phận cán bộ trong nhiều hoạt động từ kinh doanh xuất nhập khẩu đến vận tải, tử hải quan, biên phòng đến các ngành tư pháp. Gian lận thương mại đã trở nên tinh vi hơn ,và ngày càng nắm thủ đoạn hơn
Hậu qugian lận thương mại đối với nền kinh tế và đối với nền văn hoá xã hội, đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước.
Một hậu quả khác cũng không kém phần nhức nhối hiện nay do gian lận thương mại gây ra đó là làm cho các cơ quan quản lý Nhà nước không kiểm soát được tình hình hoạt động xuất nhập khẩu và liên doanh đầu tư với nước ngoài, công tác điều hành của các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn và hoạt động kém hiệu quả.
2.Những hành vi gian lận thương mại chủ yếu
2.1Khai sai tên hàng ,số lượng,chủng loại
2.2 Ap sai mã số để hưởng thuế suất thấp
2.3Kê khai giá tính thuế nhập khẩu thấp hơn mức giá tối thiểu đối hàng nhập khẩu
2.4Kê khai không trung thực giá thực tế mua bán
2.5Kê khai sai tên gọi các loại hình thanh toán dẫn tới số thuếkhai báo thấp hơn số thuế phải nộp
2.6Gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng
3.Nhưng nhân tố tác đến gian lận thương mại
3.1Chính sách mở cửa của chính phủ
Gian lận thương mại luôn là mối quan tâm của nhà nước,hành vi gian lận thương mại thường diễn ra trên tất cả các lĩnh vực có định chế quản lí còn sơ khai,chưa chặt chẽ.
Chính sách mở cửa hiện nay của chính phủ đã và đang được không ít doanh nghiể trong và ngoài nước hưởng ứng tích cực,xem đó như là sự khai thông ,một cơ hội để tiếp thu công nghệ mới mới,mở rộng hoạt động kinh doanh nước ngoài(đói với doanh nghiệp trong nuớc) và thâm nhập thị trường để có hướng đầu tư lâu dài(đối với doanh nghiệp nước ngoài).Tuy nhiên hiên nay không ít doanh nghiệp, những người kinh doanh theo kiểu chớp thời cơ, lợi dụng sở của công tác quản lí và tình trạng chưa hội nhập hoàn toàn của nước ta vơi các nước về pháp lí,tập quán kinh doanh mà xúc tiến những hành vi gian lận gây xáo trộn kinh tế đất nước.
3.2 Yếu tố kinh tế thị trường
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, thương mại phát triển có những mặt tích cực nhưng bên cạnh nó có những mặt tiêu cực. Trong kinh tế thị trường, đồng tiền trở thành phương tiện có giá trị, làm phát sinh tư tưởng sùng bái đồng tiền, chạy theo cuộc sống giàu có không bằng khả năng của mình, không tôn trọng pháp luật, làm giàu bất chính đó chính là gian lận thương mại. Lợi dụng cơ chế tự do buôn bán lưu thông hàng hoá một số người đã kinh doanh trái pháp luật, gian lận để kiếm lời. Gian lận thương mại là một nhược điểm rất lớn trong nền kinh tế thị trường. Nó bóp méo vai trò của thương mại đi ngượi lại với bản chất của thương mại. Vai trò của thương mại tác động tích cực đối với nền kinh tế quốc dân, ngược lại gian lận thương mại lại tác động tiêu cực đến nền kinh tế quốc dân.
3.3Chính sách pháp luật
Đây là vấn đề hết sức quan trọng.Hiện nay chính sách pháp luật của ta chưa rõ ràng,chưa nghiêm và thiếu tính đồng bộ chính điều này đã làm các doanh nghiệp, các cá nhân lợi dụng để tiến hành hành vi gian lận thương mại
Bên cạnh đó việc áp dụng và thực thi chính sách còn thiếu đồng bộ ,chưa ngiêm làm cho kẻ gian lợi dung….các qui định về khiếu kiện lại rất phức tạp ,lòng vòng.
Trong khi hiện tượng vi phạm tràn lan đòi hỏi sự ra tay của các cơ quan bảo vệ pháp luật thì cũng giống nhiều lĩnh vực khác :các cơ quan chức năng có nhiệm vụ liên quan tới chống gian lận thương mại khá nhiều ,tổ chức ở nhiiêù cấp song lại dược tổ chức không chặt chẽ.nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan này không rõ ràng,vừa chông chéo lại vừa phụ thuộc.Vì thế hiệu của các cơ quan nay là rất thấp.
Chương 2:Thực trang gian lận thương mại nước ta hiện nay
1.Đặc điểm kinh tế xã hội nước ta hiện nay và mối quan hệ với vấn đề gian lận thượng mại
1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội nước ta hiện nay
Nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá,GNP đạt khoảng 9% năm.Nông ,lâm ,ngư nghiệp phát triển ổn định và tương đói toàn diện.Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng(đien,dầu khí ,than ,vật liệu xây dựng..)tăng nhiều so với trước.Nhập siêu giảm.Giá cả ổn định.Giải quyết việc làm và xáo đói giảm nghèo có nhiều tiến bộ.Sự nghiệp giaó dục và ytế và thực hiện các chính sách xã hội có nhiều tiến bộ.Đời sống của phần lớn nhân dân có nhiều tiến bộ.
Tuy vậy do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan,sự phát triển của nền kinh tế còn chưa vững chắc,hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, còn nhiều yếu tố chưa bảo đảm tăng trưởng cao và bền vững,trong sản xuất,xây dựng và tiêu dùng còn nhiều lãng phi. Tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ thấp,tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài thấp. Phương hướng và cơ cấu đầu tư chưa hợp lý: đầu tư dàn trải, thất thoát lớn; Công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chưa phát triển. Năng suất lao động thấp, giá thành cao, công nghệ lạc hậu. Cơ cấu kinh tế chậm thay đổi. Nhập siêu và bội chi ngân sách lớn, nợ nước ngoài cao, dự trữ quốc gia mỏng. Điều hành nền kinh tế còn lúng túng. Trình độ quản lý thấp. phân phối xã hội còn nhiều bất hợp lý, chưa ngăn chặn được thủ đoạn làm giàu bất chính, tệ quan liêu, tham nhũng, sử dụng lãng phí nhan sách và tài sản công phổ biến và nghiêm trọng. Chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng và thu nhập giữa các tầng lớp dân cư có chiều hướng ngày càng mở rộng; việc làm và nhiều vấn đề xã hội đặt ra gay gắt; Những vấn đề đó ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh tế, làm giảm nhịp độ tăng trưởng, đồng thời tiềm ẩn những nguy cơ làm mất ổn định kinh tế xã hội.
1.2Mối quan hệ giữa kinh tế nứơc ta hiện với giạn lận thương mại
Qua hơn 15 năm đổi mới kinh tế nước ta đã có sự phát triển đáng kể,đời sống nhân dân được nâng cao,tăng trưởng kinh tế đạt mức khá.Tuy nhiên nước ta vẫn còn là nước nông nghiệp lạc hậu,vẫn là một trong mười nước nghèo nhất thế giới.Hê thống pháp luật,quản lí còn nhiều yếu kém và thiếu sót,các doanh nghiệp phần lớn là vừa và nhỏ chiếm tới 80% tổng số doanh nghiệp,làm ăn theo kiểu “trộp giật”,hàng hoá cạnh tranh kém,trình độ dân trí còn thấp kém.
Khi chuyển sang kinh tế thị trường thì không thể tránh khỏi gian lận thương mại,thêm vào đó là đặc điểm tình hình kinh tế nước ta hiện nay đã làm cho tệ nạn gian lận thương mại ngày càng gia tăng,các doanh nghiệp lợi dụng sự yếu kém trong quản lí, sự thiếu sót trong pháp luật để thực hiện hành vi gian lận thương mại để thu lợi bất chính.Kiểu làm ăn theo kiểu “trộp giật “ cũng là nguyên nhân dẫn đến gian lận thương mại.Gian lận thương mại không những ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của đất nước,không khuyến khích thu hút đầu tư mà còn làm cho kinh tế mất ổn định,ảnh hưởng tới chính tri ,văn hoá xã hội nước ta
2. Thực trạng gian lận thương mại ở nước ta hiện nay
2.1. Thực trạng gian lận thương mại ở nước ta hiện nay.
Hiện nay hoạt động gian lận thương mại diễn ra ngày càng tinh vi, số vụ gian lận thương mại diễn ra ngày càng tăng, đặc biệt là trong khấu trừ và hoàn thuế GTGT. Các đối tượng thường lợi dụng danh nghĩa, tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp Nhà nước hoạc công ty trách nhiệm hữu hạn để làn thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu, xuất khẩu khống, khai báo sai tên hàng, số lượng chủng loại, xuất xứ của hàng hoá để hưởng thuế suất thấp hoặc thuế suất bằng 0 để trốn thuế nhập khẩu, lợi dụng thuế GTGT để chiếm đoạt thuế, hoặc cất giấu những hàng nhập lậu, hàng cấm nhập trong lô hàng được nhập khẩu, giấu hàng có giá trị, thuế suất cao trong lô hàng cồng kềnh.
Đặc biệt hiện nay là hành vi gian lận trong luật hoàn thuế GTGT. Sau gần 4 năm thực hiên luật thuế GTGT, tình hình vi phạm trong lĩnh vực hoàn thuế liên tục xảy ra với chiều hướng ngày càng gia tăng và đến mức báo động. Lợi dụng sự thông thoáng của luật doanh nghiệp hàng loạt các công ty “ma” đã ra đời chủ yếu để mua bán hoá đơn tài chính rồi đem bán lại, tiếp gửi chu những đối tượng hoạt động kinh doanh chốn thuế hoặc lập hồ sơ xin hoàn thuế GTGT rút tiền Nhà nước với trị giá hàng trăm tỷ đồng. Năm 1999, ngành thuế kiểm tra 451 đơn vị được hoàn thuế thu về 679 triệu đồng tiền hoàn thuế không đúng, chiếm 0,038% tổng số thuế hoàn. Năm 2000, kiểm tra 902 đơn vị thu hồi 8,532 tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng số tiền hoàn trong năm. Năm 2002, ngành thuế kiểm tra 32,1% số đơn vị được hoàn thuế, phát hiện số thuế hoàn không đúng là 39,908 tỷ đồng, chiếm 0,87% tổng số thuế hoàn trong năm. Kết quả kiểm tra hoàn thuế ở 1302 doanh nghiệp trong năm 2001 của ngành thuế cho thấy cứ hoàn 14 tỷ đồng thuế GTGT Nhà nước bị doanh nghiệp “ăn khống” 400 triệu đồng . Trong 3 năm từ 1999-2001, số doanh nghiệp sai phạm trong hoàn thuế GTGT chiếm 38% tổng số doanh nghiệp được kiểm tra hoàn thuế. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến hết tháng 4/2002, lực lượng cảnh sát kinh tế đã phát hiện 203 vụ vi phạm hoàn thuế GTGT với tổng số tiền chiếm đoạt trên 300 tỷ đồng.
Trong 8 tháng đầu năm 2002, các cơ quan chống buôn lậu, gian lận thương mại chỉ trên địa bàn tỉnh An Giang đã phát hiện 3683 vụ vi phạm với tổng trị giá hàng hoá hơn 14 tỷ đồng, thu về cho ngân sách Nhà nước trên 8 tỷ đồng…Theo thống kê của ngành thuế, tính đến nay trong cả nước có 1354 cơ sở kinh doanh (gồm 179 doanh nghiệp Nhà nước, 758 công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, 417 hộ kinh doanh) đã bỏ trốn, mang theo 89478 số háo đơn GTGT, 13710 số háo đơn hàng bán và 2708 số hoá đơn theo mẫu đã hết giá trị sử dụng.
Điều này chứng tỏ tình trạng gian lận thương mại nhất là trong hoàn thuế GTGT đã đến mức báo động. Do đó cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
2.2 Những mặt chưa làm được
Bên cạnh những thành tựu trong công tác chống gian lận thương mại thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế