Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học chiếm vị trí, vai trò quan trọng
trong sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học. Mục đích của
nghiên cứu này là tìm hiểu về thực trạng kỹ năng sống của học sinh, thực trạng việc
giảng dạy kỹ năng sống và các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu
học thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trên cơ sở phân tích kết quả nghiên
cứu từ 248 phụ huynh học sinh, 74 giáo viên và 254 học sinh tiểu học tại thành phố
Trà Vinh, kết quả nghiên cứu chỉ ra thực trạng kĩ năng sống của học sinh tiểu học
thành phố Trà Vinh chỉ ở mức độ trung bình, thực trạng này có hệ số tương quan
thuận với nhận thức thức về mức độ cần thiết của các kỹ năng ở cả giáo viên và phụ
huynh. Từ sự phân tích thực trạng, tác giả đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ
năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và một chương trình khung phục
vụ cho việc giảng dạy kỹ năng sống như là một tiết học ngoại khóa nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục kỹ năng sống ở các em học sinh tiểu học.
ABSTRACT
Educating life skills for elementary pupils plays an important role in
formating and developing personality of primary pupils. The purpose of this study
is to explore on the reality of pupils’ life skills, the reality of teaching life skills and
methods teaching life skills through extracurricular activities. Based on analytical
results from 250 parents , 74 teachers and 254 elementary pupils in Tra Vinh City,
the results reveal that the pupils’ life skills are moderate which has a positive
correlation with cognitive understanding of both teachers and parents. From the
reality, the author proposes several methods to improve the effectiveness of life
skills education through extracurricular activities and a curriculum frame for
teaching life skills as an extracurricular lesson to improve the effectiveness of life
skills education in pupils.
91 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại thành phố Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QT6.2/KHCN1-BM22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TẠI
THÀNH PHỐ TRÀ VINH
Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN THỊ THÚY
Chức danh: Giảng viên
Đơn vị: Khoa Khoa học Cơ bản
Trà Vinh, ngày tháng năm 2015
ISO 9001 : 2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TẠI
THÀNH PHỐ TRÀ VINH
Xác nhận của cơ quan chủ quản
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Chủ nhiệm đề tài
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Thúy
Trà Vinh, ngày tháng năm 2015
ISO 9001 : 2008
1
TÓM TẮT
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học chiếm vị trí, vai trò quan trọng
trong sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học. Mục đích của
nghiên cứu này là tìm hiểu về thực trạng kỹ năng sống của học sinh, thực trạng việc
giảng dạy kỹ năng sống và các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu
học thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trên cơ sở phân tích kết quả nghiên
cứu từ 248 phụ huynh học sinh, 74 giáo viên và 254 học sinh tiểu học tại thành phố
Trà Vinh, kết quả nghiên cứu chỉ ra thực trạng kĩ năng sống của học sinh tiểu học
thành phố Trà Vinh chỉ ở mức độ trung bình, thực trạng này có hệ số tương quan
thuận với nhận thức thức về mức độ cần thiết của các kỹ năng ở cả giáo viên và phụ
huynh. Từ sự phân tích thực trạng, tác giả đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ
năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và một chương trình khung phục
vụ cho việc giảng dạy kỹ năng sống như là một tiết học ngoại khóa nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục kỹ năng sống ở các em học sinh tiểu học.
ABSTRACT
Educating life skills for elementary pupils plays an important role in
formating and developing personality of primary pupils. The purpose of this study
is to explore on the reality of pupils’ life skills, the reality of teaching life skills and
methods teaching life skills through extracurricular activities. Based on analytical
results from 250 parents , 74 teachers and 254 elementary pupils in Tra Vinh City,
the results reveal that the pupils’ life skills are moderate which has a positive
correlation with cognitive understanding of both teachers and parents. From the
reality, the author proposes several methods to improve the effectiveness of life
skills education through extracurricular activities and a curriculum frame for
teaching life skills as an extracurricular lesson to improve the effectiveness of life
skills education in pupils.
2
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Tóm tắt.............................................................................................................. 1
Danh mục các bảng biểu .................................................................................. 5
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh............................................................ 6
Chữ viết tắt ......................................................................................................... 7
Lời cảm ơn ......................................................................................................... 8
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 9
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 9
2. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................... 10
3. Mục tiêu ..................................................................................................... 12
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ...................................... 13
5. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài. .......................................... 18
5.1. Kĩ năng sống ....................................................................................... 18
5.2. Giáo dục kĩ năng sống ........................................................................ 18
5.3. Hoạt động ngoài giờ lên lớp ............................................................... 19
5.4. Nội dung GDKNS cho học sinh tiểu học .......................................... 22
5.5 Các hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học thông qua HĐNGLL25
5.6. Phương pháp GDKNS ........................................................................ 27
5.7. Hình thức tổ chức giáo dục KNS cho học sinh .................................. 28
5.8. Vai trò của HĐNGLL đối với việc GDKNS cho học sinh tiểu học ... 29
5.9. Một số đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học .................................. 31
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 35
Chƣơng 1. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố
Trà Vinh ........................................................................................................... 35
I. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ....................... 35
1. Khái quát về các trường tiểu học và chất lượng đào tạo tại thành phố Trà
Vinh ........................................................................................................... 35
2. Khái quát về khách thể nghiên cứu ...................................................... 37
3
II. Kết quả nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại thành
phố Trà Vinh ................................................................................................. 38
1. Nhận thức về mức độ cần thiết của các kỹ năng sống cần giáo dục cho học
sinh tiểu học .............................................................................................. 38
2. Thực trạng kỹ năng sống của học sinh tiểu học .................................... 43
2.1. Thực trạng chung về các kỹ năng sống của học sinh ....................... 43
2.2. Kỹ năng giao tiếp .................................................................................... 46
2.3. Kỹ năng thể hiện sự biết ơn.............................................................. 49
2.4. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân và bảo vệ sức khỏe ......................... 50
3. Mối quan hệ giữa mức độ nhận thức và thực trạng kỹ năng sống của các em
học sinh .............................................................................................................. 52
4. Thực trạng giảng dạy của kỹ năng sống ................................................ 54
4.1. Thực trạng giảng dạy ở từng kỹ năng .............................................. 54
4.2. Thực trạng về biện pháp giảng dạy kỹ năng sống ............................ 55
5. Thực trạng GDKNS thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ..................... 56
5.1. Hình thức giáo dục kĩ năng sống ............................................................ 58
5.2. Thực trạng nguyên tắc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp .......... 58
5.3. Những khó khăn của giáo viên khi tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp .................................... 60
Chƣơng 2. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại
thành phố Trà Vinh ........................................................................................ 61
1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ........................................................ 61
1.1. Đảm bảo tính mục tiêu ..................................................................... 61
1.2. Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh ........................................... 61
1.3. Đảm bảo tính hiệu quả ...................................................................... 61
1.4. Đảm bảo tính khả thi ....................................................................... 62
1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ................................................... 62
2. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua
hoạt động ngoài giờ lên lớp ....................................................................... 62
3. Thực nghiệm sư phạm .................................................................................. 73
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ...................................................... 73
4
3.2. Nội dung thực hiện .................................................................................. 73
3.3. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................... 74
3.4. Cách thực nghiệm .................................................................................... 74
3.5. Xây dựng các tiêu chí đánh giá ............................................................... 75
4. Phân tích kết quả thực nghiệm ..................................................................... 76
4.1. Phân tích kết quả trước thực nghiệm ...................................................... 77
4.2. Phân tích kết qủa sau thực nghiệm ......................................................... 77
Chƣơng 3. Chƣơng trình khung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
1. Chương trình khung ...................................................................................... 82
2. Mục tiêu của từng kỹ năng .................................................................... 82
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 87
1. Kết quả đề tài và thảo luận .................................................................... 87
2. Kiến nghị ............................................................................................... 88
Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 91
Phụ lục ................................................................................................................ 94
5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Danh mục các bảng Số trang
Bảng 1: Kết quả chất lượng học sinh tiểu học thành phố Trà Vinh năm học
2014 – 2015......................................................................................................
36
Bảng 2: Thông tin về phụ huynh học sinh tham gia khảo sát........................... 37
Bảng 3: Thông tin về giáo viên tham gia khảo sát........................................... 37
Bảng 4: Thông tin về học sinh tham gia khảo sát............................................ 38
Bảng 5: Nhận thức về mức độ cần thiết của các kỹ năng sống cần giáo dục
cho học sinh tiểu học........................................................................................
39
Bảng 6 : Sự khác nhau giữa phụ huynh và giáo viên trong nhận thức về
mức độ cần thiết của các kỹ năng sống............................................................
42
Bảng 7: Thực trạng kỹ năng sống của học sinh............................................... 43
Bảng 8: kỹ năng lắng nghe của học sinh tiểu học ................................................. 46
Bảng 9: Kỹ năng xin lỗi của học sinh tiểu học................................................. 47
Bảng 10: Kỹ năng cảm ơn khi nhận sự giúp đỡ............................................. 48
Bảng 11: Kỹ năng thể hiện sự biết ơn.............................................................. 49
Bảng 12: Kỹ năng tự chăm sóc bản thân sự bảo vệ sức khỏe.......................... 50
Bảng 13: Mối quan hệ giữa mức độ nhận thức và thực trạng kỹ năng sống........ 52
Bảng 14: Thực trạng vấn đề giảng dạy những kỹ năng sống .......................... 54
Bảng 15: Biện pháp giáo dục kỹ năng sống hoc học sinh tiểu học................. 55
Bảng 16: Nguyên tắc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp............................. 58
Bảng 17: Ý kiến về những khó khăn của giáo viên trong quá trình giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh................................................................................
59
Bảng 18 : Kết quả đánh giá sự tự tin trong giao tiếp của học sinh hai lớp TH và
ĐC............................................................................................................................
77
Bảng 19 : Kết quả đánh giá kỹ năng tự chăm sóc bản thân ( vệ sinh cá nhân) 78
6
của học sinh hai lớp TH và ĐC...............................................................................
Bảng 20 : Kết quả đánh giá kỹ năng nói lời lễ phép của học sinh hai lớp TH
và ĐC ......................................................................................................................
78
Bảng 21: Kỹ năng phân biệt hành vi đúng sai........................................................ 79
Bảng 22: Sự phân phối chương trình kỹ năng mềm cho học sinh tiểu học........... 82
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Tên các biểu đồ Số trang
Biểu đồ 1: Nhận thức về mức độ cần thiết của các kỹ năng sống cần giáo
dục cho học sinh tiểu học.................................................................................
40
Biểu đồ 2: Thực trạng kỹ năng sống của học sinh........................................... 44
Biểu đồ 3: Kỹ năng trình bày mong muốn của mình....................................... 48
Biểu đồ 4: Kĩ năng tự phục vụ bản thân................................................................. 51
Biểu đồ 5: Biện pháp giáo dục kỹ năng sống hoc học sinh tiểu học................ 56
7
CHỮ VIẾT TẮT
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GDKNS Giáo dục kĩ năng sống
HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp
KN Kĩ năng
KNS Kĩ năng sống
UNESCO Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc
UNICEF Quỹ cứu trợ Nhi đồng Liên hiệp quốc
WHO Tổ chức Y tế thế giới
GD Giáo dục
TN Thực nghiệm
ĐC Đối chứng
ĐTB Điểm trung bình
ĐLC Độ lệch chuẩn
8
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này được thực hiện tại trường Đại học Trà Vinh. Cho phép tôi
được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối tới Trường Đại học Trà Vinh, cụ thể là phòng
Khoa học Công nghệ và Đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi được thực
hiện Đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Trà Vinh,
Ban Giám hiệu, giáo viên và học sinh trường tiểu học Lê Văn Tám, Trường Thực
hành Sư phạm, trường tiểu học phường 8C, trường tiểu học Long Đức C đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã có cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, song đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và
bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Trà Vinh, tháng 11 năm 2015
Tác giả đề tài
Nguyễn Thị Thúy
9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trước cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với những bước tiến nhảy vọt,
mỗi quốc gia đều đặt việc bồi dưỡng nhân tài lên trên hết để phục vụ công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước. Việt Nam luôn coi trọng giáo dục là “quốc sách hàng
đầu”, là con đường chính để thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020,
chính phủ Việt Nam đã xác định "đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được đổi mới
căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa
và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm:
giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành... đặc biệt là
chất lượng giáo dục, văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin
học,..." [1]. Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách, chúng tôi cho rằng,
ngay từ bậc tiểu học, nhà trường cần quan tâm trang bị tri thức, kỹ năng, thái độ cho
người học, đảm bảo tính cân đối giữa dạy chữ và dạy người, đặc biệt là giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh, giúp các em có những kỹ năng để sống an toàn, khỏe
mạnh, thành công và hiệu quả.
Giáo dục tiểu học có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách gốc
cho học sinh, đặt cơ sở nền tảng để các em phát triển bền vững. Mục tiêu giáo dục
tiểu học hướng vào việc trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản ban đầu làm cơ sở để
học sinh tiếp tục học ở các lớp cao hơn. Nội dung giáo dục tiểu học tập trung vào
các môn học văn hóa, đạo đức, KNS cho học sinh vv.., trong những nội dung đó thì
giáo dục KNS cho học sinh tiểu học chiếm vị trí, vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng
trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của giáo dục tiểu học, giúp các em rèn luyện
hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các
em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn,
hài hoà và lành mạnh.
Thực tiễn giáo dục ở các trường tiểu học trong cả nước nói chung và ở tỉnh
Trà vinh nói riêng cho thấy một số em còn khá nhút nhát, chưa có kỹ năng thích
ứng, kỹ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt kiến thức về cuộc sống, về cách ứng xử của
học sinh còn nghèo nàn dẫn đến khi các em bước vào cấp Trung học cơ sở và các
cấp cao hơn, một số em còn nghèo nàn kỹ năng giao tiếp mà điển hình là vụ bạo lực
học trường gây xôn xao dư luận tháng hồi tháng 3/2015 tại trường Trung học Cơ sở
Lý Tự Trọng, thành phố Trà Vinh [28].
Mặc dù từ năm 2010 – 2011, kỹ năng sống đã chính thức được Bộ GD& ĐT
đã triển khai trong Kế hoạch 453/KH-BGDĐT, ngày 30/7/2010 về tập huấn và triển
khai giáo dục KNS trong một số môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học, trung
10
học cơ sở, trung học phổ thông trên toàn quốc [2], vì vậy ở bậc tiểu học, các nội
dung giáo dục KNS được hướng dẫn cụ thể trên cơ sở tích hợp qua một số môn học
trong chương trình đào tạo như: Đạo đức, Tự nhiên – Xã hội và Tiếng việt. Tuy
nhiên các nội dung giáo dục KNS cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài
giờ lên lớp thì chưa được hướng dẫn cụ thể đối với từng lớp và từng lĩnh vực của
hoạt động ngoài giờ lên lớp. Điều đó làm cho việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trong các trường tiểu học còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng. Trong khi đó
hoạt động có thể là nơi hình thành kĩ năng, nâng cao nhận thức, phát triển thái độ,
tình cảm, niềm tin, bản lĩnh cũng như sự năng động, sáng tạo và cả các kĩ năng giao
tiếp - ứng xử của học sinh. Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng kĩ năng sống của học
sinh và đưa ra biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua
hoạt động ngoài giờ lên lớp là vấn đề cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì những lí do trên nên tôi chọn đề tài: "Giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh Tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại thành phố
Trà Vinh”.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc:
Năm 1995, tác giả Lưu Thu Thủy [3] đã nghiên cứu quy trình giáo dục hành
vi giao tiếp có văn hóa với bạn cùng lứa tuổi cho học sinh lớp 4, lớp 5 trường tiểu
học, đây được coi là một nội dung của kỹ năng sống. Tác giả đã tiếp cận dưới hai
góc độ: các nét tính cách bộc lộ qua giao tiếp và các kỹ năng giao tiếp của học sinh;
thiết kế quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh lớp 4, lớp 5
trong phạm vi trường học. Như vậy, bà đã quan tâm đến một vấn đề đó là giao tiếp -
ứng xử, một trong những kỹ năng khá quan trọng của giáo dục kỹ năng sống. Tuy
nhiên, những hành vi giao tiếp bên ngoài trường học của học sinh cụ thể là văn hóa,
giao tiếp ứng xử với những người lớn, và những người xung quanh chưa được tác
giả này quan tâm, nghiên cứu.
Thuật ngữ KNS chính thức bắt đầu xuất hiện trong các trường phổ thông
Việt Nam, thông qua dự án của UNICEF (1996) “Giáo dục KNS để bảo vệ sức khỏe
và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài trường” [17]. Từ
đó, nhiều tổ chức trong và ngoài nước đã tiến hành giáo dục KNS gắn với một số
các vấn