Việt Nam ngày càng tiến sâu trên con đường hội nhập quốc tế. Giai
đoạn sắp tới là thời kỳ nước ta phải thực hiện đầy đủ các cam kết với cộng
đồng ASEAN và WTO. Điều đó tạo ra những thời cơ để phát triển đất nước
nhưng cũng đặt ra những thử thách lớn. Những vấn đề về cơ sở hạ tầng, kiến
trúc thượng tầng vốn còn những tồn tại không nhỏ sẽ là những rào cản trong
quá trình hội nhập, đặc biệt là ý thức pháp luật của người dân nói chung, của
bộ phận lao động trẻ nói riêng. Để vượt qua rào cản đó, việc trang bị những
kiến thức pháp luật cho người dân, nhất là cho những công dân trẻ tuổi ngay
từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Trong những thập niên gần đây, đồng thời với quá trình hội nhập quốc
tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất chú trọng đầu tư giáo dục nói chung và
giáo dục pháp luật (GDPL) nói riêng. Điều này thể hiện qua phương hướng,
nhiệm vụ xây dựng phát triển văn hoá con người được xác định trong Văn
kiện Đại hội Đảng lần thứ XII là: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển
toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và
xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tạo môi trường và
điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể
chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp
luật” [37]. Chỉ thị 32 TW của Ban Bí thư ngày 09/12/2003 đã chỉ rõ, cần phải
coi GDPL “là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường
quản lý xã hội bằng pháp luật ”
178 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ở thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 8
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................... 8
1.2. Nghiên cứu về khuôn khổ pháp luật và thực trạng giáo dục pháp luật
cho học sinh trung học phổ thông ở Việt Nam nói chung và ở thành phố
Hà Nội nói riêng .............................................................................................. 21
1.3. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài......................... 27
1.4. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp
tục giải quyết ................................................................................................... 29
1.5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết khoa học và hướng tiếp cận của luận án ...... 31
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY .......................................................................................... 35
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò giáo dục pháp luật ở trường trung học
phổ thông ......................................................................................................... 35
2.2. Các thành tố giáo dục pháp luật ở trường trung học phổ thông .............. 47
2.3. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục pháp luật cho
học sinh trung học phổ thông .......................................................................... 59
2.4. Giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ở một số quốc
gia và những giá trị tham khảo cho Việt Nam ................................................ 62
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HIỆN NAY ..................................................................................................... 67
3.1. Khái quát bối cảnh kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội và đặc
điểm học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội hiện nay .................................. 67
3.2. Cơ sở chính trị, pháp lý của hoạt động giáo dục pháp luật cho học
sinh trung học phổ thông ở thành phố Hà Nội ................................................ 74
3.3. Tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thông ở Hà Nội trong những năm gần đây ...................................................... 79
3.4. Một số nhận xét chung về thực trạng và nguyên nhân của thực trạng
giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ở thành phố Hà Nội
hiên nay ........................................................................................................... 92
Chƣơng 4: YÊU CẦU VÀ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG
CƢỜNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............. 97
4.1. Yêu cầu tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thông từ thực tiễn thành phố Hà Nội ............................................................... 97
4.2. Quan điểm về tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh trung học
phổ thông từ thực tiễn thành phố Hà Nội ........................................................ 99
4.3. Giải pháp tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thông từ thực tiễn thành phố Hà Nội ............................................................. 103
KẾT LUẬN .................................................................................................. 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................... 138
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 139
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
ASEAN
GDPL
Association of Southeast Asian
Nations
Giáo dục pháp luật
NXB Nhà xuất bản
THPT
TW
WTO
Trung học phổ thông
Trung ương
World Trade Organization
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành ............................. 68
Bảng 3.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT ở một số thành phố ..................... 70
Bảng 3.3. Thống kê vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội ......... 73
Bảng 3.4. Đánh giá của học sinh về nội dung pháp luật trong môn giáo
dục công dân ......................................................................................... 84
Bảng 3.5. Các hình thức GDPL ở các trường THPT Hà Nội ......................... 87
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về việc sử dụng tủ sách pháp luật của học sinh . 88
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về phương pháp GDPL ....................................... 89
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát đối với học sinh về phương pháp giảng dạy
pháp luật của giáo viên trong môn giáo dục công dân ........................ 90
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam ngày càng tiến sâu trên con đường hội nhập quốc tế. Giai
đoạn sắp tới là thời kỳ nước ta phải thực hiện đầy đủ các cam kết với cộng
đồng ASEAN và WTO. Điều đó tạo ra những thời cơ để phát triển đất nước
nhưng cũng đặt ra những thử thách lớn. Những vấn đề về cơ sở hạ tầng, kiến
trúc thượng tầng vốn còn những tồn tại không nhỏ sẽ là những rào cản trong
quá trình hội nhập, đặc biệt là ý thức pháp luật của người dân nói chung, của
bộ phận lao động trẻ nói riêng. Để vượt qua rào cản đó, việc trang bị những
kiến thức pháp luật cho người dân, nhất là cho những công dân trẻ tuổi ngay
từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Trong những thập niên gần đây, đồng thời với quá trình hội nhập quốc
tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất chú trọng đầu tư giáo dục nói chung và
giáo dục pháp luật (GDPL) nói riêng. Điều này thể hiện qua phương hướng,
nhiệm vụ xây dựng phát triển văn hoá con người được xác định trong Văn
kiện Đại hội Đảng lần thứ XII là: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển
toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và
xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tạo môi trường và
điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể
chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp
luật” [37]. Chỉ thị 32 TW của Ban Bí thư ngày 09/12/2003 đã chỉ rõ, cần phải
coi GDPL “là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường
quản lý xã hội bằng pháp luật ”
Thực hiện những phương hướng, chiến lược do Đảng đề ra, Nhà nước
đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và triển khai các đề án về GDPL, trong
đó đặc biệt Luật phổ biến, GDPL năm 2012. Tuy nhiên, hoạt động GDPL nói
chung, GDPL cho học sinh trung học phổ thông (THPT) nói riêng hiện nay
2
còn chưa chưa đồng bộ, chưa đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn. Hậu quả là
nhiều học sinh vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết pháp luật. Đặc biệt ở các
địa bàn lớn như thủ đô Hà Nội, học sinh phổ thông chịu tác động rất mạnh từ
mặt trái của cơ chế thị trường nên tỷ lệ học sinh vi phạm pháp luật có chiều
hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.
Xét từ nhiều phương diện, học sinh THPT là đối tượng chuyển tiếp
giữa nhà trường và xã hội, là lực lượng bổ sung ngay vào nguồn nhân lực cho
xã hội. Các em có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân sau khi rời ghế nhà
trường THPT và bước vào quá trình lập nghiệp, lập thân như mong đợi của
gia đình và xã hội. Vì vậy, sẽ tạo ra những vấn đề xã hội lớn nếu học sinh
THPT không được chăm lo giáo dục toàn diện, trong đó có GDPL, ngay từ
khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Không những vậy, để có kết quả tốt, việc
GDPL cho các em học sinh THPT phải tính đến những đặc thù của nhóm đối
tượng này, cũng như những yêu cầu đặc thù đặt ra những địa bàn khác nhau.
Ở nước ta trong những năm gần đây, vấn đề GDPL nói chung và GDPL
trong nhà trường nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu cả về lý luận và
thực tiễn và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy vậy, hiện vẫn thiếu
những nghiên cứu chuyên sâu về GDPL cho các nhóm học sinh khác nhau mà
tiếp cận từ thực tiễn đặc thù của các địa phương. Trong bối cảnh đó, nghiên
cứu sinh quyết định chọn đề tài “Giáo dục pháp luật cho học sinh trung học
phổ thông ở thành phố Hà Nội” để thực hiện luận án tiến sĩ luật học của mình,
với mong muốn góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận khoa học, qua đó thúc đẩy
hoạt động GDPL ở các nhà trường ở nước ta hiện nay. Việc lựa chọn nhóm
học sinh THPT là đối tượng nghiên cứu xuất phát từ tính chất “chuyển tiếp”
quan trọng của nhóm đối tượng này; còn việc lựa chọn Hà Nội là địa bàn
nghiên cứu xuất phát từ thực tế đây là thành phố có mức độ tập trung dân số
cao và số lượng học sinh THPT lớn, đồng thời cũng là một địa bàn phát triển
nhanh trên tất cả các phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa so với các địa
phương khác của nước ta.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận
khoa học nhằm tăng cường GDPL cho học sinh THPT ở thành phố Hà Nội nói
riêng và ở Việt Nam nói chung, đáp ứng những yêu cầu của công cuộc xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đặt ra, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ cụ
thể sau đây:
- Nghiên cứu, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề
tài luận án
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về GDPL cho học sinh THPT ở nước
ta hiện nay, trong đó làm rõ khái niệm, các yếu tố cấu thành, vai trò, những
đặc thù và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động GDPL cho học sinh THPT.
Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích, đánh giá kinh nghiệm tốt của một số
nước về GDPL cho học sinh THPT mà Việt Nam có thể tham khảo.
- Phân tích khuôn khổ chính sách, pháp luật hiện hành về GDPL cho
học sinh THPT và đánh giá tính phù hợp của nó trong bối cảnh xây dựng nhà
nước pháp quyền, hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
- Phân tích thực trạng hoạt động GDPL cho học sinh THPT ở thành phố
Hà Nội trong thời gian qua, đánh giá những kết quả và chỉ ra những tồn tại,
hạn chế, đồng thời xác định những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn
chế của hoạt động này.
- Nhận diện những yêu cầu cấp thiết đang đặt ra đối với hoạt động
GDPL cho học sinh THPT ở thành phố Hà Nội hiện nay. Đề xuất các quan
điểm, giải pháp tăng cường GDPL cho học sinh THPT ở thành phố Hà Nội
nói riêng và ở nước ta nói chung trong thời gian tới.
4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, pháp lý và
thực tiễn của hoạt động GDPL cho học sinh THPT ở thành phố Hà Nội hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận,
pháp lý và thực tiễn của hoạt động GDPL cho học sinh THPT. Việc đề cập
đến hoạt động GDPL nói chung và GDPL trong một số ngành, lĩnh vực và đối
tượng khác nói riêng chỉ để làm nền tảng cho việc phân tích hoạt động GDPL
cho học sinh THPT.
Về mặt không gian, luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận
pháp lý và thực tiễn của hoạt động GDPL cho học sinh THPT ở thành phố Hà
Nội. Những phân tích về hoạt động GDPL ở các quốc gia và địa phương khác
chỉ mang tính khái quát nhằm mục đích so sánh, tham chiếu. Bên cạnh đó, do
giới hạn về mặt thời gian, luận án chỉ tập trung nghiên cứu về hình thức
GDPL cho học sinh THPT trong nhà trường, gắn với chủ thể chính là lực
lượng giáo viên, ngoài ra có liên quan đến các tổ chức Đoàn, Hội, câu lạc
bộ trong GDPL cho học sinh THPT. Đây là hình thức GDPL chính thức,
quan trọng nhất cho học sinh THPT ở Hà Nội nó riêng, ở nước ta nói chung
trong giai đoạn hiện nay.
Về mặt thời gian, luận án chỉ khảo sát, đánh giá hoạt động GDPL cho học
sinh THPT ở thành phố Hà Nội trong khoảng 10 năm gần đây (2007-2017)
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của triết học
Mác – Lênin và một số lý thuyết, quan điểm khoa học được thừa nhận rộng
rãi trên thế giới có liên quan đến GDPL để làm cơ sở tiếp cận, phân tích, đánh
giá, giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra.
5
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả kết hợp áp dụng các phương pháp nghiên cứu của một số ngành
khoa học xã hội, bao gồm luật học, triết học, giáo dục học và xã hội học
trong quá trình thực hiện luận án, cụ thể như sau:
- Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích để đánh giá tổng quan
tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và xác định những vấn đề mà luận
án cần tiếp tục khảo sát (ở Chương 1).
- Phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp, so sánh các công trình
nghiên cứu hiện có và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về GDPL cho học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay (ở Chương 2).
- Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu,
báo cáo có liên quan, kết hợp với các phương pháp quan sát thực tế và khảo
sát xã hội học (bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu) để khảo sát, đánh giá thực
trạng hoạt động GDPL cho học sinh THPT ở thành phố Hà Nội trong khoảng
10 năm gần đây (ở Chương 3).
- Phương pháp tổng hợp kết hợp với phân tích, so sánh để đề xuất các
quan điểm, giải pháp tăng cường hoạt động GDPL cho học sinh THPT ở
thành phố Hà Nội trong thời gian tới (ở Chương 4).
Liên quan đến phương pháp khảo sát xã hội học, do đặc thù của hoạt
động giáo dục THPT là rất rộng (ở mọi phường, xã), với nhiều chủ thể tham
gia, nên trong khuôn khổ thời gian thực hiện luận án, việc khảo sát được thực
hiện với 3 nhóm đối tượng chính là cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy môn
giáo dục công dân và học sinh tại một số trường THPT ở một số quận, huyện,
thị xã thuộc thành phố Hà Nội, cụ thể là: THPT Yên Hoà, THPT Tây Hồ,
THPT Cầu Giấy, THPT Quang Trung, THPT Xuân Đỉnh, THPT Ứng Hoà,
THPT Nguyễn Văn Cừ, THPT Thanh Oai, THPT Thạch Thất, THPT Hoài
Đức A, THPT dân lập Lômônôxốp, THPT dân lập Trí Đức.
6
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về GDPL cho
học sinh THPT ở thành phố Hà Nội, vì vậy đóng góp mới về mặt khoa học
của luận án thể hiện ở chỗ đã bổ sung, củng cố nền tảng lý luận về GDPL cho
học sinh THPT ở nước ta bằng những kết quả nghiên cứu mang tính thực
nghiệm ở cấp độ cơ sở.
Cụ thể, thông qua kết quả nghiên cứu của luận án, có thể khẳng định sự
cần thiết của hoạt động GDPL cho học sinh THPT mà vốn còn tồn tại nhiều ý
kiến khác nhau, qua đó cung cấp một định hướng rõ ràng cho việc triển khai hoạt
động GDPL cho học sinh THPT ở nước ta hiện nay. Đặc biệt, kết quả nghiên
cứu của luận án cho thấy rằng, bên cạnh việc áp dụng những nguyên tắc của
GDPL nói chung, GDPL cho học sinh THPT đòi hỏi phải có cách tiếp cận và
phương pháp riêng để phù hợp với tính đặc thù của đối tượng giáo dục là nhóm
người sắp trưởng thành, gánh vác trách nhiệm công dân sau khi ra trường.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận của luận án thể hiện ở hai (2) khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, cho phép khẳng định cơ sở khoa học và thực tiễn của hoạt
động GDPL cho học sinh THPT ở nước ta.
Thứ hai, cho phép đánh giá rõ ràng, xác thực hơn về đặc thù của hoạt
động GDPL cho học sinh THPT so với GDPL cho các đối tượng khác, từ đó
xác định những phương hướng, giải pháp phù hợp cho việc tăng cường hoạt
động GDPL cho học sinh THPT ở nước ta trong thời gian tới.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án thể hiện ở việc kết quả nghiên cứu có thể
sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, ban ngành ở thành phố Hà
Nội cũng như ở cấp trung ương và các địa phương khác trong việc hoàn thiện
chính sách, pháp luật và cơ chế nhằm tăng cường hoạt động GDPL cho học
sinh THPT trong những năm tới. Ngoài ra, luận án cũng có thể được sử dụng
là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy, nghiên cứu
7
chuyên ngành luật hiến pháp – luật hành chính ở Học viện Khoa học Xã hội
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và các cơ sở đào tạo khác
của nước ta.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình của tác giả đã
công bố liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
án bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Những vấn đề lý luận về giáo dục pháp luật cho học sinh
trung học phổ thông Việt Nam
Chương 3: Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thông ở thành phố Hà Nội hiện nay
Chương 4: Quan điểm, giải pháp tăng cường giáo dục pháp luật cho
học sinh trung học phổ thông từ thực tiễn thành phố Hà Nội
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài đề cập đến một phạm vi
rộng các vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động GDPL nói chung, GDPL
cho học sinh THPT nói riêng, mà có thể khái quát như sau:
1.1.1.Nghiên cứu về những vấn đề lý luận của đề tài
1.1.1.1. Về khái niệm giáo dục pháp luật
Ở Việt Nam, cho đến những năm cuối của thế kỉ XX vẫn chưa có định
nghĩa chung về GDPL, mà có khá nhiều quan niệm khác nhau, trong số đó có
thể phân thành các nhóm sau: Thứ nhất, coi GDPL là một bộ phận của giáo dục
chính trị, tư tưởng và đạo đức; Thứ hai, đồng nhất GDPL với tuyên truyền, phổ
biến hay giải thích pháp luật; Thứ ba, coi GDPL đồng nghĩa với dạy và học pháp
luật ở các nhà trường, còn việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở ngoài xã hội
không phải là GDPL; Thứ tư, cho rằng không có khái niệm GDPL.
Có thể thấy những quan niệm trên đều còn mang tính phiến diện, giản
đơn, chưa thấy hết đặc thù của sự tác động hoặc giá trị xã hội của GDPL. Các
quan niệm đó làm suy yếu khả năng triển khai tổ chức thực hiện pháp luật,
khiến cho hiệu lực, hiệu quả của pháp luật bị giảm sút.
Để có khái niệm GDPL phù hợp, cần xuất phát từ khái niệm giáo dục
của khoa học sư phạm. Trong khoa học sư phạm, giáo dục được hiểu theo
nghĩa rộng và hẹp. Trong cuốn “Nâng cao hiệu quả GDPL trong các doanh
nghiệp trên địa bàn Hà Nội” (2002) của tác giả Lê Văn Hoè có đưa ra khái
niệm GDPL theo nghĩa rộng, đó là tổng thể những tác động ảnh hưởng của
nhân tố chủ quan và khách quan đến sự hình thành ý thức, hành vi và kỹ năng
xử sự theo các giá trị, chuẩn mực pháp luật của con người [54, tr.10]. Theo
cách tiếp cận này, có thể nhận thấy GDPL ở nước ta chịu tác động của các
9
yếu tố mang tính bất lợi như: những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường,
tình trạng xuống cấp đạo đức của một bộ phận cán bộ, viên chức nhà nước,
các tập tục, thói quen lạc hậu cùng với sự biến dạng của những giá trị văn hoá
truyền thống. Như vậy, GDPL phải tìm cách khắc phục và loại trừ các tác
động nói trên. Mặt khác, có thể tận dụng những tác động tích cực để thúc đẩy
GDPL, ví dụ như các truyền thống quý báu của dân tộc, sự ổn định chính trị -
xã hội của đất nước trong bối cảnh hiện đại. Rõ ràng với cách tiếp cận theo
nghĩa rộng, GDPL mang tính triệt để và linh hoạt, vừa sử dụng tối đa tác động
và ảnh hưởng của môi trường chủ quan, khách quan, vừa kết hợp chuyển hoá
nhằm tạo ra các hình thức GDPL phù hợp với các đối tượng khác nhau. Tuy
nhiên, khi tiếp cận theo nghĩa rộng sẽ xuất hiện một số vấn đề phải tính đến
như: sự phù hợp với các đối tượng GDPL khác nhau, tính đồng bộ, nhất quán
và hiệu quả của GDPL.
Ngược lại với cách tiếp cận theo nghĩa rộng, trong cuốn “Bàn về
GDPL” (1995) tác giả Trần Ngọc Đường khẳng định, khái niệm GDPL xuất
phát từ nghĩa hẹp của khái niệm giáo dục và nó là một hoạt động định hướng,
có những nét đặc thù so với các dạng giáo dục khác. Khái niệm GDPL theo
nghĩa hẹp được hiểu là “hoạt đ