Nằm trong hệ thống cảng biển Việt Nam, trực thuộc Tổng công ty hàng hải Việt Nam, cảng Sài Gòn là cảng lớn nhất của cả nước, là cửa khẩu lớn nhất của miền Nam nói chung và của đồng bằng Nam bộ nói riêng. Cảng Sài Gòn là đầu mối giao thông trọng yếu với hậu phương rộng lớn bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Nam Trung bộ, phía Tây và đồng bằng sông Cửu Long.
13 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại cảng Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở Đầu
Nằm trong hệ thống cảng biển Việt Nam, trực thuộc Tổng công ty hàng hải Việt Nam, cảng Sài Gòn là cảng lớn nhất của cả nước, là cửa khẩu lớn nhất của miền Nam nói chung và của đồng bằng Nam bộ nói riêng. Cảng Sài Gòn là đầu mối giao thông trọng yếu với hậu phương rộng lớn bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Nam Trung bộ, phía Tây và đồng bằng sông Cửu Long.
Cảng Sài Gòn không ngừng đầu tư để tăng lực, đổi mới công nghệ bốc xếp và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu xuất và nhập khẩu hàng hoá và kế hoạch phát triển kinh tế cho toàn khu vực phía Nam. Cảng nằm trải dài sông Sài Gòn, sông này nối liền và thông thương với các kênh rạch khu vực phía Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các phương án liên hợp vận chuyển sông – biển có hiệu quả kinh tế cao. Cảng Sài Gòn có vị trí rất thuận lợi trong việc phục vụ hàng xuất nhập khẩu, cảng nằm trên đường hàng hải quốc tế nối liền châu Âu, châu Phi với trung Quốc và Nhật Bản.
Cảng Sài Gòn có tên là “ Saigon Port”, là cửa ngõ chính của Việt Nam trong quá trình quan hệ thương mại với các nước ở khu vực, trên thế giới và hiện nay cảng Sài Gòn đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Vì thế việc mở rộng, đẩy mạnh và phát triển hệ thống vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển Sài Gòn là rất cần thiết. Để tìm hiểu hơn nữa về vấn đề này, em đã chọn đề tài:“ Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại cảng Sài Gòn”.Qua đề tài nghiên cứu này, em có thể hiểu biết sâu hơn những vấn đề liên quan tới quá trình giao nhận hàng hoá XNK tại cảng biển.
Bài viết của em còn nhiều thiếu sót nên rất mong quý thầy cô giáo chỉ bảo thêm để em có thể rút kinh nghiệm cho những bài viết sau.
Em xin chân thành cảm ơn.
Nội dung đề tài gồm 3 phần:
1.Khái quát chung về vận tải đường biển
2.Các phương thức thuê tàu chuyên chở hàng hoá trong vận tải quốc tế
3.Giao nhận hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển tại cảng Sài Gòn
Nội dung
I. Khái quát chung về vận tải đường biển
1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển
Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
Các tuyến đường vận tải biển hầu hết đều là những tuyến đường giao thông tự nhiên
Năng lực chuyên chở của vận tải biển rất lớn. Nhìn chung năng lực chuyển chở của các công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạnchế như các công cụ của các phương thức vận tải khác.
Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp
- Nhược điểm:
+Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên
+Tốc độ tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển còn hạn chế.
Từ những khái quát về đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển, ta có thể đưa ra tổng quát về phạm vi áp dụng :
- Vận tải đường biển thích hợp với chuyển chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế
- Vận tải đường biển thích hợp với chuyển chở hàng hoá có khối lượng lớn, chuyên chở trên một cự ly dài nhưng không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng.
2.Tác dụng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế
Vận tải đường biển là yếu tố không thể tách rời buôn bán thương mại quốc tế
Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển
Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế.
Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế.
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển
Các tuyến đường: Là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tàu biển hoạt động chở khách hay hàng hoá.
Cảng biển: Là nơi neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tùa và hàng hoá trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của mỗi quốc gia có biển.
Phương tiện vận tải: phương tiện vận tải biển chủ yếu là tàu biển
II. Các phương thức thuê tàu chuyên chở hàng hoá
Trong hàng hải quốc tế có hai hình thức thuê tàu phổ biến:
Phương thức thuê tàu chợ (Liner charter)
Phương thức thuê tàu chuyến(Voyage charter)
1. Phương thức thuê tàu chợ
1.1 Khái niệm và đặc điểm của tàu chợ
1.1.1 Khái niệm
Tàu chợ là tàu chạy theo một tuyến đường nhất định, ghé qua những bến cảng nhất định theo một lịch trình định trước. Tàu chợ hoạt động trên một tuyến đường nhất định nên còn gọi là tàu định tuyến. Lịch chạy tàu thường được các hãng tàu công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ khách hàng.
1.1.2 Đặc điểm của tàu chợ
Căn cứ vào đặc điểm của tàu chợ, có thể chia ra thành một số đặc điểm cơ bản sau:
* Tàu chợ thường chở hàngbách hoá có khối lượng nhỏ
* Cấu tạo của tàu chợ phức tạp hơn các tàu khác
* Điều kiện chuyên chở do các hãng tàu quy định và in sẵn trên vận đơn đường biển để phát hành cho người gửi hàng.
1.2 Phương thức thuê tàu chợ
1.2.1. Khái niệm về thuê tàu chợ
Thuê tàu chợ còn gọi là lưu cước thuê tàu chợ( liner booking note).Thuê tàu chợ là người chủ tàu( shipper) trực tiếp hay thông qua người môi giới(broker) yêu cầu chủ tàu( ship owner) giành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hoá từ cảng này sang cảng khác.Mối quan hệ giữa người thuê và người cho thuê trong phương thức thuê tàu chợ được điều chỉnh bằng một chứng từ được gọi là vận đơn đường biển. Nội dung của vận đơn đường biển do hãng tàu quy định.
1.2.2. Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chợ
Quy trình các bước thuê tàu chợ được khái quát như sau:
Bước 1: Chủ hàng thông qua người môi giới, nhờ người môi giới tìm tàu hỏi tàu để vận chuyển hàng hoá cho mình.
Bước 2: Người môi giới gửi giấy lưu cước tàu chợ(liner booking note)
Bước 3: Người môi giới và chủ tàu thoả thuận một số điều kiện trong xếp dỡ và vận chuyển.
Bước 4: Người môi giới thông báo cho chủ hàng biết về kết quả lưu cước với chủ tàu.
Bước 5: Chủ hàng đón lịch tàu để vận chuyển hàng hoá ra cảng giao cho tàu .
Bước 6: Sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu, chủ tàu hay đại diện chủ tàu sẽ cấp cho chủ hàng một bộ vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng.
Qua các bước tiến hành thuê tàu chợ, chúng ta thấy người ta không ký hợp đồng thuê tàu. Khi chủ hàng có nhu cầu gửi hàng bằng tàu chợ chỉ cần thể hiện trên giấy lưu cước với hãng tàu và khi hãng tàu đồng ý nhận hàng để chở thì khi nhận hàng, hãng tàu sẽ phát vận đơn cho người gửi hàng. Vận đơn khi đã phát hành có nghĩa là chủ tàu có trách nhiệm thực hiện việc vận chuyển lô hàng.
2. Phương thức thuê tàu chuyến
2.1.Khái niệm và đặc điểm của thuê tàu chuyến
2.1.1. Khái niệm
Tàu chuyến là tàu không chạy thường xuyên trên một quãng đường nhất định, không ghé qua những bến cảng đã định và không theo một lịch trình định trước.
2.1.2 Đặc điểm
*Đối tượng chuyên chở của tàu chuyến: Tàu chuyến thường chuyên chở những hàng có khối lượng lớn, tính chất cảu hàng hoá chuyên chở tương đối thuần nhất và thường chở đầy tàu.
*Tàu vận chuyển: Tàu vận chuyển theo phương thức chuyển thường có cấu tạo một boong, miệng hầm lớn để thuận tiện cho việc bốc hàng.
*Điều kiện chuyên chở: Khác với tàu chợ, đối với tàu chuyến, cước tàu chuyến do người cho thuê và người thuê thoả thuận đưa vào hợp đồng, nó có thể bao gồm chi phí xếp dỡ hoặc không tuy quy định.Cước tàu chuyến thường biến động hơn cước tàu chợ.
*Thị trường tàu chuyến được người ta chia làm các thị trường khu vực căn cứ vào phạm vi hoạt động của tàu.
2.2. Phương thức thuê tàu chuyến
2.2.1 Khái niệm phương thức thuê tàu chuyến
Thuê tàu chuyến là người chủ tàu cho người thuê tàu thuê một phần hay toàn bộ chiếc tàu để chuyên chở hàng hoá từ cảng này đến cảng khác. Trong phương thức thuê tàu chuyến, mối quan hệ giữa người thuê tàu và chủ tàu được điều chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu chuyến do hai bên ký kết.
2.2.2 Trình tự các bước thuê tàu chuyến
*Bước 1: Người thuê tàu thông qua người môi giới yêu cầu thuê tàu để vận chuyển hàng hoá.ở bước này, người thuê tàu phải cung cấp những thông tin về hàng hoá như: tên hàng, số lượng, bao bì đóng gói...để người môi giới có cơ sở tìm tàu.
*Bước 2: Người môi giới chào hỏi tàu.
Trên cở sở những thông tin mà người thuê tàu cung cấp, người môi giới sẽ tìm tàu, thuê tàu cho phù hựop với nhu cầu chuyển chở hàng hoá.
*Bước 3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu về các điều kiện chuyên chở như điều kiện xếp dỡ, cước phí, chi phí xếp dỡ...
*Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả cho người thuê tàu.
*Bước 5: Người thuê tàu ký kết với chủ tàu.
*Bước 6: Thực hiện hợp đồng.
Trong hợp đồng thuê tàu chuyến cần ghi rõ tên, địa chỉ của các bên.
III. Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển Tại cảng Sài Gòn
1. Tình hình giao nhận hàng hoá XNK tại cảng Sài Gòn
Kể từ khi xây dựng đến nay, cảng Sài Gòn luôn đứng vị trí là một trong những cảng hàng đầu Việt Nam về sản lượng và năng suất xếp dỡ. Nhiệm vụ chủ yếu của cảng Sài Gòn là đưa đón vào cảng an toàn, bốc xếp giải phóng tàu nhanh, giao nhận và bảo quản hàng hoá tốt, không để mất mát và hư hỏng hàng hoá trong quá trình bốc xếp và lưu kho bãi ở cảng.
Năm 2004 công ty đã thực hiện được các chỉ tiêu:
Chỉ tiêu
Kế hoạch giao
Thực hiện
Tỷ lệ %
Thực hiện năm 2003
Tỷ lệ so sánh
Tấn
4.900.000
4.948.326
100,98
5.402.748
91,58%
(-8%)
Trong đó bao gồm:
2003 2004 Tỷ lệ %
- Hàng xuất ngoại 958.833 962.308 100, 36
- Hàng nhập ngoại 2.484.933 2.063.486 83, 03
- Hàng xuất nội 767.282 952.128 124, 09
- Hàng nhập nội 1.191.700 1.070.104 89, 79
Số lượng tàu xếp dỡ trong năm 2004:
2004 2003 Tỷ lệ %
- Hàng xuất ngoại 209 221 105, 71 - Hàng nhập ngoại 332 389 117, 17 - Hàng xuất nội 575 559 97, 22 - Hàng nhập nội 589 590 100, 17
2.Khái quát chung về giao nhận và người giao nhận
Theo luật Thương mại Việt Nam, giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.
3. Giao nhận hàng hoá XNK tại cảng Sài Gòn
3.1. Cơ sở pháp lý – Nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại cảng
*Việc giao nhận hàng hoá XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm pháp luật quốc tế, Việt Nam:
- Các công ước về vận đơn, vận tải, công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hoá.
- Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải, các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi cảu chủ hàng XNK.
* Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển Việt Nam:
- Việc giao nhận hàng hoá XNK tại cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng.
- Đối với những hàng hoá không qua cảng thì có thể do chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vận tải. Trong trường hợp đó, người chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan.
- Việc xếp dỡ hàng hoá trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và trả các chi phí có liên quan tới lệ phí, chi phí liên quan cho cảng.
- Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá XNK với tàu, cảng nhận tàu bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó.
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng ra khỏi cảng, bến bãi.
- Khi nhận hàng tại cảng thí chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác phải xuất trình những chứng từ hợp lệ xác nhận quyền được nhận hàng và phải nhận liên tục trong thưòi gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ.
- Việc giao nhận có thể tiến hành theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm
3.2. Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hoá XNK
3.2.1. Nhiệm vụ của cảng
* Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ hàng.
* Giao hàng xuất khẩu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu nếu được uỷ thác.
* Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hoá và thiết lập các chứng từ khác để bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng.
* Tiến hành xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng.
* Chịu trách nhiệm về những tổn thất về hàng hoá trong quá trình giao nhận vận chuyển xếp dỡ.
3.2.2. Nhiệm vụ của các chủ hàng XNK
* Ký kết hợp đồng uỷ thác giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng.
*Tiến hành giao nhận hàng hoá trong trường hợp hàng không qua cảng hoặc tiến hành giao nhận hàng hoá XNK trong trường hợp hàng qua cảng.
* Ký kết hợp đồng xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá với cảng.
* Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hoá và tàu, các chứng từ cần thiết cho giao nhận hàng hoá.
* Theo dõi qua trình giao nhận để phát hiện những vấn đề phát sinh.
* Thanh toán các chi phí cho cảng.
3.2.3. Nhiệm vụ của hải quan
* Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với tàu biển và hàng hoá XNK.
* Đảm bảo việc thực hiện các quy định của Nhà nước về XNK, về thuế xuất - nhập.
* Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối qua cảng biển.
3.3. Các chứng từ có liên quan đến giao nhận hàng hoá XNK bằng đường biển
3.3.1. Các chứng từ đối với hàng XK
Khi giao nhận hàng hoá XNK, người giao nhận được uỷ thác của người gửi hàng lo liệu hàng hoá từ khi thông quan cho đến khi hàng được xếp lên tàu, Các chứng từ sử dụng trong quá trình này cụ thể là: Chứng từ hải quan, chứng từ cảng và tàu, các chứng từ khác.
a. Chứng từ hải quan:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng mua bán ngoại thương
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp
- Bản kê chi tiết hàng hoá
b. Chứng từ với cảng và tàu
- Chỉ thị xếp
- Biên lai thuyền phó
- Vận đơn đường biển
- Bản lược khai hàng hoá
- Phiếu kiểm đếm
- Sơ đồ xếp hàng
c. Chứng từ khác
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Hoá đơn thương mại
- Phiếu đóng gói
- Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng
- Chứng từ bảo hiểm
3.3.2. Chứng từ trong giao nhận hàng NK
Khi nhận hàng NK, Người giao nhận phải tiến hành kiểm tra phát hiện thiếu hụt, mất mát, tổn thất để kịp thời giúp đỡ người nhập khẩu khiếu nại đòi bồi thường. Một số chứng từ có thể làm cơ sở pháp lý ban đầu để khiếu nại đòi bồi thường, đó là:
- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu
- Biên bản kê khai hàng thừa thiếu
- Biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ
- Biên bản giám định phẩm chất
- Biên bản giám định số lượng, trọng lượng
- Biên bản giám định công ty bảo hiểm
- Thư khiếu nại
- Thư dự kháng
3.4. Trình tự giao nhận hàng hoá XNK tại cảng Sài Gòn
3.4.1.éối với hàng xuất khẩu
a.éối với hàng hoỏ khụng phải lưu kho bói tại cảng
Đây là hàng XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các nơi trong nước để xuất khẩu, có thể để tại kho riêng của mình không cần phải qua kho của cảng. Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác có thể giao trực tiếp cho tàu. các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng.
Khi hàng đến cảng, chủ tàu phải tiến hành làm thủ tục nhập khẩu, giao hàng cho tàu:
- Chủ hàng ngoại thương phải đăng ký với cảng, cầu tàu xếp dỡ.
- Làm các thủ tục liên quan đến XK
- Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tàu.
- Liên hệ với thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng.
- Tiến hành xếp hàng lên tàu, nhân viên giao nhận phải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra.
- Lập biên lai ghi số lượng, tình trạng xếp hàng lên tàu.
- Người chuyên chở cấp vận đơn do chủ hàng lập và đưa thuyền trưởng ký và đóng dấu.
- Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng được hợp đồng hoặc L/C qui định.
- Thông báo cho người mua biết việc giao hàng và việc mua bảo hiểm cho hàng hoá(nếu cần thiết).
- Tính toán thưởng phạt hàng xếp dỡ nhanh chậm(nếu có).
b. Đối với hàng phải lưu kho bãi của cảng
Đối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bước lớn: chủ hàng ngoại thương giao hàng XK cho cảng, sau đó cảng tiến hành giao cho tàu.
* Giao hàng XK cho cảng bao gồm các việc:
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác ký kết hợp đồng bảo quản lưu kho hàng hoá với cảng.
- Trước khi giao hàng, phải đưa ra các giấy tờ liên quan tới việc giao hàng.
- Giao hàng vào kho, bãi cảng.
* Cảng giao hàng cho tàu
- Trước khi giao hàng cho tàu, chủ hàng phải: làm thủ tục liên quan đến XK, báo cho cảng giờ dự kiến tàu đến, giao cho cảng sơ đồ xếp hàng.
- Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu.
- Lập bộ chứng từ thanh toán căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C.
- Thông báo cho người mua về việc giao hàng hoá và việc mua bảo hiểm cho hàng hoá (nếu cần)
- Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như: chi phí bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho.
- Thanh toán thưởng phạt xếp dỡ(nếu có)
3.4.2. Đối với hàng NK
a. Đối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng
Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ra trực tiếp giao nhận với tàu. Chủ hàng cần tiến hành:
- Giao một số chứng từ cho cảng: bản lược khai hàng hoá, sơ đồ xếp hàng
- Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu.
- Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận hàng: giấy chứng nhận hàng thiếu, biên bản giám định, thư dự khàng đối với tổn thất không rõ rệt...
- Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa hàng về kho riêng và mời hải quan đến kiểm hoá.
- Làm thủ tục hải quan.
- Chuyên chở hàng về kho hoặc phân phối hàng hoá.
b. Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
* Cảng nhận hàng từ tàu:
- Cảng nhận dỡ hàng và nhận hàng từ tàu
- Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận.
- Đưa hàng về kho bãi cảng.
* Cảng giao hàng cho các chủ hàng
- Khi nhận thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng.
- Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai.
- Làm các thủ tục hải quan.
- Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng hoặc về kho riêng.
Kết luận
Giao nhận hàng hoá hàng xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển là nghiệp vụ phức tạp trong buôn bán quốc tế. Hợp đồng xuất nhập khẩu chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động giao nhận vận tải được thực hiện. Hợp đông xuất nhập khẩu là hợp đồng thay đổi quyền sở hữu di chuyển như thế nào phải cần đến giao nhận và vận tải. Giao nhận và vận tải đóng vai trò hết sức quan trọng trong buôn bán quốc tế.
Hiện nay cảng Sài Gòn đang mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các cảng khác và không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, giữu vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Qua những vấn đề được đề cập ở trên, chúng ta thấy rằng với chính sách mở cửa của Nhà nước ta hiện nay, thu hút đầu tư để phát triển đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, cảng Sài Gòn đã được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để đạt đến một trình độ phát triển cao hơn, đóng vai trò tích cực hơn trong hệ thống các cảng của khu vực và trên thế giới.
Mục lục
Mở đầu .....................................................................................................1
Nội dung .................................................................................................2
I. Khái quát chung về vận tải đường biển ....................................................2
1.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển..........................2
2.Tác dụng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế ...........2
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển .............................3
II. Các phương thức thuê tàu chuyên chở hàng hoá trong vận tải quốc tế ...3
Phương thức thuê tàu chợ .............................................................3
Phương thức thuê tàu chuyến........................................................4
III.Giao nhận hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển tại cảng Sài Gòn5
1.Tình hình giao nhận hàng hoá XNk tại cảng Sài Gòn..................