Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của ngân hàng thương mại trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế, xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống ngân hàng thương mại phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế, xã hội và ngược lại.
Trong lịch sử phát triển của hệ thống Ngân hàng, các nhà kinh tế học, các nhà quản lý kinh tế đưa ra khái niệm về Ngân hàng thương mại như sau:
- Theo luật Ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ: “Ngân hàng thương mại là hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận tiền ký thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ hối phiếu và những hình thức vay mượn hay tín dụng khác”.
- Theo luật Ngân hàng của Pháp năm 1942: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác có số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu tín dụng hay nghiệp vụ tài chính”.
- Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.
- Nghị định của Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước”.
- “Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác, và cá nhân cùng góp vốn theo qui định của ngân hàng nhà nước”. (Nguyễn Minh Kiều. 2005. Nghiệp vụ ngân hàng. Trường đại học kinh tế TP. HCM. NXB Thống Kê).
Như vậy, có thể nói rằng ngân hàng thương mại là một loại định chế tài chính trung gian cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại với số lượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục đích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
58 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giới thiệu các ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD: TRẦN CÔNG DŨ
Nhóm 7
MỤC LỤC
Chương 1: Cơ sở lý luận 1
I. Khái niệm về ngân hàng thương mại 1
II. Chức năng của ngân hàng thương mại 2
III. Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại 2
1. Nghiệp vụ nguồn vốn 2
2. Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư 2
3. Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng 3
Chương II. Giới thiệu về các ngân hàng thương mại có chi nhánh đang hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang 3
I. Các ngân hàng có chi nhánh đang hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang 3
II. Giới thiệu tổng quan về các ngân hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang 3
1. Ngân hàng Á Châu 3
2. Ngân hàng An Bình 6
3. Ngân hàng Phương Đông 8
4. Ngân hàng Đông Á 10
5. Ngân hàng Kiên Long 12
6. Ngân hàng Sài Gòn Công Thương 14
7. Ngân hàng Phương Tây 15
8. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn 17
9. Ngân hàng Quốc Tế 19
10. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 21
11. Ngân hàng Liên Việt 23
12. Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam 24
13. Ngân hàng Nam Việt 25
14. Ngân hàng Việt Nam Thịnh Tượng 28
15. Ngân hàng Phương Nam 30
16. Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long 32
17. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 33
18. Ngân hàng xăng dầu Petrolimex 35
19. Ngân hàng Việt Á 36
20. Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội 38
21. Ngân hàng Công Thương 40
22. Ngân hàng Đại Tín 42
23. Ngân hàng Ngoại Thương 43
24. Ngân hàng Mê Công 47
25. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 48
III. Phân tích các chỉ số 51
Chương IV. Kết luận và kiến nghị 53
1. Kết luận 53
2. Kiến nghị 53
Tài liệu tham khảo 54
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Khái niệm về Ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của ngân hàng thương mại trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế, xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống ngân hàng thương mại phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế, xã hội và ngược lại.
Trong lịch sử phát triển của hệ thống Ngân hàng, các nhà kinh tế học, các nhà quản lý kinh tế đưa ra khái niệm về Ngân hàng thương mại như sau:
- Theo luật Ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ: “Ngân hàng thương mại là hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận tiền ký thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ hối phiếu và những hình thức vay mượn hay tín dụng khác”.
- Theo luật Ngân hàng của Pháp năm 1942: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác có số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu tín dụng hay nghiệp vụ tài chính”.
- Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.
- Nghị định của Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước”.
- “Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác, và cá nhân cùng góp vốn theo qui định của ngân hàng nhà nước”. (Nguyễn Minh Kiều. 2005. Nghiệp vụ ngân hàng. Trường đại học kinh tế TP. HCM. NXB Thống Kê).
Như vậy, có thể nói rằng ngân hàng thương mại là một loại định chế tài chính trung gian cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại với số lượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục đích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
II. Chức năng của ngân hàng thương mại:
Thông qua quá trình hoạt động, ngân hàng thương mại có các chức năng sau:
- Chức năng trung gian tài chính:. Ngân hàng thương mại đóng vai trò là người trung gian, đứng ra tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, điều hòa cung và cầu vốn trong các doanh nghiệp của nền kinh tế, đã góp phần điều tiết các nguồn vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không bị gián đoạn. Với chức năng này ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Huy động các nguồn vốn từ các chủ thể tiết kiệm, có vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế
+ Cấp tín dụng đầu tư đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế.
- Chức năng trung gian thanh toán: Ngân hàng thương mại làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa người mua người bán. . Với chức năng này ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho khách hàng.
+ Quản lý và cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng.
+ Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng.
- Cung ứng các dịch vụ ngân hàng: Với chức năng này ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc nội.
+ Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế.
+ Dịch vụ ủy thác (bảo quản, thu hộ, chi hộ…)
+ Dịch vụ tư vấn đầu tư, cung cấp thông tin.
III. Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại:
1. Nghiệp vụ nguồn vốn:
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm các loại nguồn vốn sau đây:
- Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn khởi đầu và được bổ sung trong quá trình kinh doanh. Nó bao gồm:
+ Vốn điều lệ: là vốn được tạo lập ban đầu khi mới thành lập ngân hàng và được ghi vào vốn điều lệ.
+ Các quỹ của ngân hàng: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi…
- Vốn huy động: là tài sản bằng tiền của chủ sở hữu mà ngân hàng đang tạm thời quản lý.
- Vốn đi vay: gồm vay ngân hàng trung ương và vay các ngân hàng thương mại khác.
- Vốn tiếp nhận: là nguồn vốn được tiếp nhận từ các nhà tài trợ của chính phủ, tổ chức tài chính, tư nhân .
- Vốn khác: phát sinh trong quá trình hoạt động không thuộc các nguồn vốn nói trên.
2. Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư:
- Nghiệp vụ tín dụng: được thực hiện dưới các loại hình sau: cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp.
- Nghiệp vụ đầu tư: gồm hai nhóm lớn đầu tư trực tiếp và đầu tư tài chính.
3. Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng:
- Đây được coi là nghiệp vụ trung gian nó không ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn và nghiệp vụ tín dụng đầu tư. Bao gồm các dịch vụ: dịch vụ ngân quỹ; chuyển tiền; dịch vụ thanh toán; thu hộ; mua – bán hộ; dịch vụ ủy thác; dịch vụ tư vấn tài chính, đầu tư phát triển, thẩm định dự án, cung cấp thông tin; dịch vụ nhận và chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ…
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU VỀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÓ CHI NHÁNH ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
I/ Các ngân hàng có chi nhánh hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang:
- Số lượng ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động tại An Giang: 25
Ngân hàng Á Châu
Ngân hàng An Bình
Ngân hàng Phương Đông
Ngân hàng Đông Á
Ngân hàng Kiên Long
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Ngân hàng Nam Việt
Ngân hàng Phương Nam
Ngân hàng Phương Tây
Ngân hàng Quốc Tế
Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Ngân hàng Sài Gòn Công Thương
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội
Ngân hàng Việt Á
Ngân hàng xăng dầu Petrolimex
Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam
Ngân hàng Liên Việt
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Đại Tín
Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long
II/ Giới thiệu tổng quan về các ngân hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang:
1. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
:1
Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (được gọi tắt là ngân hàng Á Châu)
Tên quốc tế: Asia Commercal Bank
Tên gọi tắt: ACB
Vốn điều lệ : 7.814.137.550.000 đồng(2009)
Địa chỉ hội sở: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP HCM
Website: www.acb.com.vn
Ngân hàng TMCP Á Châu được thành lập theo giấy phép số 0032/NHCP do NHNNVN
cấp ngày 24/4/1993, Giấy phép số 533/ GP-UB do UBND TPHCM cấp ngày 13/5/1993.
1Nguồn
Ngày 04/06/1993 ACB chính thức đi vào hoạt động, với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Nay ABC đã trở thành 1 trong những NHTMCP mạnh nhất Việt Nam có vốn điều lệ lên đến 7.814.137.550.000 đồng(2009).
Mạng lưới kênh phân phối:
Gồm 251 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc:
Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 92 phòng giao dịch
Tại khu vực phía Bắc: 13 chi nhánh và 49 phòng giao dịch
Tại khu vực miền Trung: 11 chi nhánh và 17 phòng giao dịch
Tại khu vực miền Tây: 8 chi nhánh, 6 phòng giao dịch.
Tại khu vực miền Đông: 4 chi nhánh và 17 phòng giao dịch.
Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động, 812 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union
Định hướng phát triển:
Năm 2010 lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ hoàn toàn hội nhập, không còn phân biệt giữa ngân hàng nước ngoài hay ngân hàng trong nước. NHTMCP Á Châu (ACB) sẽ có hai mũi nhọn: Ngân hàng bán lẻ được phát triển từ khối dịch vụ ngân hàng của ACB hiện nay và Ngân hàng đầu tư chuyên nghiệp sẽ phát triển từ công ty chứng khoán ACB (ACBS). Mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam vào năm 2015.
Sản phẩm dịch vụ chính:
Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.
Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùm vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.
Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng).
Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
Ngành nghề kinh doanh:
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gởi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước vay vốn, của các tổ chức tín dụng khác.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùm vốn và liên doanh theo luật định.
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế.
Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được ngân hàng nhà nước cho phép.
Hoạt động bao thanh toán.
Một số điểm mạnh của ABC:
Được sự công nhận của các ngân hàng hàng đầu như JP Morgan Chase, HSBC, Wachovia, Standard Chartered và Citi về chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế.
Tài trợ không cần tài sản bảo đảm đối với doanh nghiệp xuất khẩu có kinh nghiệm lâu năm và uy tín thanh toán tốt với ACB.
Đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên nâng cao chất lượng phuc vụ của ngân hàng.
Tình hình hoạt động kinh doanh:
Về quản lý rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của Tập đoàn cuối năm 2009 chỉ là 0,4%. Với kết quả này, ACB tiếp tục là ngân hàng duy nhất trong nhóm các NHTM cổ phần hàng đầu có tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5%. Chất lượng tín dụng của ACB tiếp tục được khẳng định. Bên cạnh đó, việc quản lý thanh khoản của ACB được thực hiện tốt. Tỷ lệ khả năng chi trả của ACB cũng luôn được duy trì ở mức cao trong suốt năm 2009, và tỷ lệ này ở thời điểm cuối năm 2009 là xấp xỉ 12 lần. Ngoài ra, tỷ lệ an toàn vốn của ACB thời điểm 31/12/2009 đạt 9,73%, cao hơn gần 1,8% so với quy định của Ngân hàng Nhà nước mặc dù mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung tiếp tục gia tăng.
Bảng 1. Khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
2009
2008
2007
2006
2005
Tỷ lệ khả năng chi trả (lần)
11.87
20.07
5.99
3.67
4.76
Về tăng trưởng quy mô, mặc dù các chỉ tiêu tổng tài sản, tổng dư nợ tín dụng và huy động tiền gửi khách hàng của ACB mới đạt lần lượt 99%, 96% và 84% kế hoạch đề ra nhưng tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng và cho vay của ACB đều cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành. Huy động tiền gửi khách hàng của Tập đoàn năm 2009 tăng trưởng 45% bằng 1,6 lần của ngành (27%), và dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng 79%, bằng 2 lần của ngành (38%).
Bảng 2. Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chính của Tập đoàn(số liệu hợp nhất)
Chỉ tiêu
Kế hoạch 2009
Thực hiện 2009
% so kế hoạch
2008
% tăng trưởng so 2008
Lợi nhuận trước thuế
2700
2838
105,1%
2561
10,8%
Tổng dư nợ tín dụng
65000
62358
95,9%
34833
79%
Huy động khách hàng
130000
108992
83,8%
75113
45,1%
Về mặt lợi nhuận, Tập đoàn ACB đã thực hiện vượt mức kế hoạch với 2.838 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn 138 tỷ đồng so với kế hoạch; và các chỉ số sinh lời vẫn ở mức hợp lý. Cơ cấu lợi nhuận của Ngân hàng cũng ngày một đa dạng hơn khi tính đến hết ngày 31/12/2009 hoạt động tín dụng chiếm 20%, hoạt động dịch vụ đạt 26% và hoạt động kinh doanh vốn, vàng và ngoại hối chiếm 37% trên tổng lợi nhuận trước thuế.
Bảng 3. Khả năng sinh lời (%)(số liệu hợp nhất)
Chỉ tiêu
2009
2008
2007
2006
ROE
21,8%
28,5%
28,1%
29,8%
ROA
1,3%
2,1%
2,1%
1,1%
Lợi nhuận sau thuế(tỷ đồng)
2201
2211
1760
506
Chi nhánh An Giang : 1 chi nhánh
(Nguồn SVTH: Nguyễn Thị Huyền Chi Lớp: DH6KT2 )
NHTMCP Á Châu - Chi nhánh An Giang là chi nhánh thứ ba được thành lập sau chi nhánh Hà Nội và chi nhánh Sài Gòn theo giấy phép số 0019/GCT ngày 10/08/1994 và đi vào hoạt động ngày 16/09/1994.
Trụ sở đặt tại: 95 Nguyễn Trãi - TP. Long Xuyên - An Giang.
Tên viết tắt: ACB – An Giang.
Điện thoại: 076.3844531 – 3844532.
Trải qua hơn 12 năm hoạt động, chi nhánh đã khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế tỉnh nhà. Với quyết tâm thực hiện phương châm “Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp”, ACB – An Giang đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, triển khai các chương trình tín dụng trọng điểm, đẩy mạnh cho vay khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
2. Ngân hàng An Bình: 2
Tên Tiếng Việt : Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình .
Tên tiếng Anh: An Binh Commercial Joint Stock Bank.
Vốn điều lệ: 3.482 tỷ đồng (năm 2009).
Hội sở: 170 Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Q.1, Tp.HCM .
Website: http: www.abbank.vn
Chi nhánh ở An Giang: 1 chi nhánh
Địa chỉ: ABBANK Long Xuyên, 904B Hà Hoàng Hổ, P.Mỹ Xuyên, Tp.
Long Xuyên, tỉnh An Giang (84-076) 2220 500
2Nguồn http:// www.abbank.vn
Ngân hàng An Bình (ABBANK) được thành lập vào ngày 15/03/1993 là một trong 10
ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất VN hiện nay. Sau hơn 15 năm thành lập và phát triển, ABBANK đã trở thành cái tên thân thuộc với gần 10.000 khách hàng doanh nghiệp và trên 100.000 khách hàng cá nhân tại 29 tỉnh thành trên cả nước thông qua mạng lưới hơn 100 chi nhánh/ phòng giao dịch.
Tầm nhìn chiến lược:
ABBANK hướng đến trở thành một ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam; hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại trọng tâm bán lẻ theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với công nghệ hiện đại, đủ năng lực canh tranh với các ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Việt Nam.
Tôn chỉ hoạt động:
- Phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả và linh hoạt;- Tăng trưởng lợi ích cho cổ đông;- Hướng đến sự phát triển toàn diện, bền vững của ngân hàng;- Đầu tư vào yếu tố con người làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài.
Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm: nhóm khách hàng doanh nghiệp, cá nhân và nhóm khách hàng đầu tư.
Đối với khách hàng Doanh nghiệp, ABBANK sẽ cung ứng sản phẩm - dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói như: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh toán, sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm tài khoản, dịch vụ thanh toán quốc tế...
Đối với các khách hàng cá nhân, ABBANK cung cấp nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sản phẩm tiết kiệm và sản phẩm tín dụng tiêu dùng linh hoạt, an toàn, hiệu quả như: Cho vay tiêu dùng có thế chấp; Cho vay tín chấp, Cho vay mua nhà, Cho vay sản xuất kinh doanh, Cho vay bổ sung vốn lưu động; cho vay mua xe; cho vay du học…và các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước.
Với các khách hàng đầu tư, ABBANK thực hiện các dịch vụ ủy thác và tư vấn đầu tư cho các khách hàng công ty và cá nhân. Riêng với các khách hàng công ty, ABBANK cũng cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý thanh toán cho các đợt phát hành trái phiếu.
Với nhóm khách hàng thuộc Tập đoàn Điện lực và các đơn vị thành viên, với lợi thế am hiểu chuyên sâu ngành điện, thấu hiểu khách hàng, ABBANK đã nghiên cứu và triển khai nhiều sản phẩm tối ưu dành riêng cho khách hàng Điện lực: thu hộ tiền điện, quản lý dòng tiền, thu xếp vốn cho các dự án truyền tải điện…
Sản phẩm dịch vụ chính:
Khách hàng cá nhân:
Sản phẩm tiền gửi
Sản phẩm cho vay
Sản phẩm thẻ
Sản phẩm dịch vụ
Chương trình khuyến mãi khác
Khách hàng doanh nghiệp:
Sản phẩm tiền gửi
Sản phẩm cho vay
Sản phẩm nhà thầu điện lực
Dịch vụ bảo lãnh
Dịch vụ thanh toán quốc tế
Sản phẩm dịch vụ
Các chương trình ưu đãi
Các chỉ số tài chính:
Năm
2009
2008
2007
ROA
1,18%
0,37%
0,94%
ROE
6,94%
1,26%
6,52%
Lợi nhuận sau thuế(tỷ đồng)
311.647
49.696
161.749
3. Ngân hàng Phương Đông: 3
Tên Tiếng Việt : Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông.
3Nguồn http:// www.ocb.com.vn
Tên viết tắt là: ORICOMBANK (OCB)
Hội sở chính: Số 45 đường Lê Duẩn, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Website: www.ocb.com.vn.
Vốn điều lệ: 3.100 tỷ đồng (8/2010)
Chi nhánh An Giang: 1 chi nhánh
Địa chỉ: Số 264/1 Hùng Vương, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Phòng giao dịch Tân Châu :157 Tôn Đức Thắng, P.Long Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông được thành lập ngày 10/6/1996 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Định hướng: Xây dựng Ngân hàng Phương Đông trở thành Ngân hàng đa năng với cốt lõi là Ngân hàng bán lẻ, đến năm 2015 là một trong 10 ngân hàng cổ phần tốt hàng đầu Việt Nam để đến năm 2020 trưởng thành là một Tập đoàn tài chính .
Mục tiêu: Phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng và đối tác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và cùng nhau phát triển, gia tăng giá trị quyền lợi của cổ đông, giải quyết hài hòa lợi ích của khách hàng, cổ đông và cán bộ, nhân viên và xã hội.
Mạng lưới: Tính đến tháng 09/2010, mạng lưới của OCB đã có mặt tại 18 tỉnh, thành trên cả nước, bao gồm: hội sở chính. sở giao dịch, 24 chi nhánh, 46 phòng giao dịch, 4 quỹ tiết kiệm.
Lĩnh vực hoạt động:
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mọi tổ chức thuộc các thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam.
Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước.
Vay vốn ngân hàng nhà nước và của các tổ chức tín dụng khác.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân tùy theo tính chất và khả năng nguồn vốn.
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
Hùn vốn, liên doanhvà mua cổ phần theo pháp luật hiện hành.
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Các chỉ số tài chính chủ yếu:
Năm
2009
2008
2007
2006
ROA
2,01%
0.60%
1,86%
1,99%
ROE
13,58%
5,03%
20,14%
23,99%
Lợi nhuận sau thuế(tỷ đồng)
206
65
109
104
4. Ngân hàng Đông Á:4
Tên tiếng việt: Ngân hàng thương mại cổ phần ĐÔNG Á
Tên giao dịch: DONG A COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Tên gọi tắt: DONG A BANK( DAB)
Vốn điều lệ: 3400 tỷ (12/2009)
Hội sở chính: 130 Phan Đă