Đề tài Giới thiệu chung về bảo hiểm nhân thọ và Bancassurance, thực trạng mô hình Bancassurance ở thị trường Việt Nam hiện nay và giải pháp

Bảo hiểm nhân thọ trên thế giới đã ra đời từ rất lâu và đã trở thành loại hình bảo hiểm truyền thống phổ biến ở nhiều nước và được mọi người tự nguyện tham gia. Bảo hiểm nhân thọ là 1 hợp đồng giữa cá nhân và công ty bảo hiểm nhân thọ để bảo hiểm cho bản thân mình hoặc người thân, hoặc giữa 1 tổ chức với công ty bảo hiểm nhân th ọ để bảo hiểm cho nhân viên mình với mục đích là bảo đảm an toàn tài chính cho người tham gia b ảo hiểm. Sau khi kí hợp đồng với công ty bảo hiểm nhân thọ, người tham gia bảo hiểm được bảo hiểm ngay lập tức với số tiền bảo hiểm ghi trên hợp đồng nghĩa là khi xảy ra sự kiện bảo hiểm công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ chi trả đầy đủ số tiền bảo hiểm. Khi đáo hạn bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm nếu vẫn sống bình thường thì sẽ đượccông ty bảo hiểm chi trả quyền lợi bảo hiểm theo hợp đồng đã kí kết. Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hiện nay trên thế giới vô cùng phong phú và đa dạng. Có thể khái quát thành ba nhóm chính như sau:  Bảo hiểm nhân thọ trường hợp sống.  Bảo hiểm nhân thọ trường hợp tử vong.  Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp. Có nhiều định nghĩa vềbancassurance. Sau đây là một số ví dụ: Bancassurance là “một chiến lược được các ngân hàng hoặc các công ty bảo hiểm sử dụng nhằm hoạt động trong thị trường tài chính theo cách thức hợp nhất dịch vụ ở mức độ nào đó”. Bancassurance bảo hiểm một phạm vi rộng lớn các hợp đồng chi tiết giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm, nhưng chủ yếu bancassurance là việc ngân hàng và công ty bảo hiểmhợp tác với nhau để phát triển và phân phốimột cách hiệu quả các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua việc cung cấp các sản phẩm cho cùng một cơ sở khách hàng.tuy nhiên, việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm bởi các ngân hàng không phải là đặc điểm duy nhất của bancassurance, mặc dù nó đã, đangvà sẽ là đặc điểm chính của bancassurance. Ở đây cần phân biệt việc ngân hàng phân phối các sản phẩm bảo hiểm (bancassurance) với việc các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp và phân phối các dịch vụ tài chính, ngân hàng (assurbanking). Bancassurance là việc “cung cấp các sản phẩm bảo hiểm và ngân hàng thông qua một kênh phân phối chung và/hoặc cho cùng một cơ sở khách hàng” Tóm lại: Bancassurance có thể được hiểu một cách đơn giản nhất là việc các ngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình. Việc tham gia của ngân hàng có thể ở nhiều cấp độ khác nhau tuỳ theo hình th ức bancassurance.

pdf48 trang | Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giới thiệu chung về bảo hiểm nhân thọ và Bancassurance, thực trạng mô hình Bancassurance ở thị trường Việt Nam hiện nay và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Bảo hiểm nhân thọ trên thế giới đã ra đời từ rất lâu và đã trở thành loại hình bảo hiểm truyền thống phổ biến ở nhiều nước và được mọi người tự nguyện tham gia. Bảo hiểm nhân thọ là 1 hợp đồng giữa cá nhân và công ty bảo hiểm nhân thọ để bảo hiểm cho bản thân mình hoặc người thân, hoặc giữa 1 tổ chức với công ty bảo hiểm nhân thọ để bảo hiểm cho nhân viên mình với mục đích là bảo đảm an toàn tài chính cho người tham gia bảo hiểm. Sau khi kí hợp đồng với công ty bảo hiểm nhân thọ, người tham gia bảo hiểm được bảo hiểm ngay lập tức với số tiền bảo hiểm ghi trên hợp đồng nghĩa là khi xảy ra sự kiện bảo hiểm công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ chi trả đầy đủ số tiền bảo hiểm. Khi đáo hạn bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm nếu vẫn sống bình thường thì sẽ được công ty bảo hiểm chi trả quyền lợi bảo hiểm theo hợp đồng đã kí kết. Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hiện nay trên thế giới vô cùng phong phú và đa dạng. Có thể khái quát thành ba nhóm chính như sau:  Bảo hiểm nhân thọ trường hợp sống.  Bảo hiểm nhân thọ trường hợp tử vong.  Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp. 2 Có nhiều định nghĩa về bancassurance. Sau đây là một số ví dụ: Bancassurance là “một chiến lược được các ngân hàng hoặc các công ty bảo hiểm sử dụng nhằm hoạt động trong thị trường tài chính theo cách thức hợp nhất dịch vụ ở mức độ nào đó”. Bancassurance bảo hiểm một phạm vi rộng lớn các hợp đồng chi tiết giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm, nhưng chủ yếu bancassurance là việc ngân hàng và công ty bảo hiểm hợp tác với nhau để phát triển và phân phối một cách hiệu quả các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua việc cung cấp các sản phẩm cho cùng một cơ sở khách hàng.tuy nhiên, việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm bởi các ngân hàng không phải là đặc điểm duy nhất của bancassurance, mặc dù nó đã, đang và sẽ là đặc điểm chính của bancassurance. Ở đây cần phân biệt việc ngân hàng phân phối các sản phẩm bảo hiểm (bancassurance) với việc các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp và phân phối các dịch vụ tài chính, ngân hàng (assurbanking). Bancassurance là việc “cung cấp các sản phẩm bảo hiểm và ngân hàng thông qua một kênh phân phối chung và/hoặc cho cùng một cơ sở khách hàng” Tóm lại: Bancassurance có thể được hiểu một cách đơn giản nhất là việc các ngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình. Việc tham gia của ngân hàng có thể ở nhiều cấp độ khác nhau tuỳ theo hình thức bancassurance. 3 Đây cũng là một trong những vấn đề nên cần được ưu tiên làm rõ. Ngân hàng có thể tham gia cung cấp sản phẩm BHNT hoặc phi nhân thọ. Tuy nhiên, sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ không có những đặc điểm nổi bật cho hoạt động bancassurance. Trong khi đó, các sản phẩm ngân hàng và BHNT có thể bổ trợ cho nhau vì cả hai đều hướng tới phục vụ việc tích luỹ và quản lý tài sản của khách hàng. Do vậy, các sản phẩm BHNT dễ bán qua ngân hàng hơn các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Hơn nữa, do hợp đồng BHNT là hợp đồng dài hạn nên đòi hỏi phải có sự tin tưởng của khách hàng đối với tổ chức này. Các ngân hàng thường được khách hàng tin tưởng rất cao nên có thể bán sản phẩm BHNT một cách dễ dàng. Đồng thời, việc bán các sản phẩm BHNT đòi hỏi phải có sự hiểu biết rõ ràng về tình trạng tài chính và những yêu cầu của khách hàng trong khi đó, việc bán hầu hết các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ khong cần sự hiểu biết này. Thêm vào đó, ngân hàng thường có ít lợi thế trong việc bán bảo hiểm phi nhân thọ so với các kênh phân phối khác. Nhìn chung thường dễ dàng hơn cho ngân hàng trong việc bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hơn là sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Ví dụ: Khi một người vay tiền ngân hàng mua một loại tài sản nào đó (chẳng hạn mua ôtô), ngân hàng có thể yêu cầu người đó mua bảo hiểm đối với tài sản nhằm đảm bảo khả năng trả nợ (một phần hoặc toàn bộ) trong trường hợp phát sinh rủi ro đối với tài sản (với ví dụ mua ôtô là rủi ro cháy, tai nạn, mất cắp...). đây là sự kết hợp giữa ngân hàng và bảo hiểm phi nhân thọ. Ngân hàng có thể yêu cầu người vay mua bảo hiểm tử kì (term life) để đảm bảo việc trả nợ trong trường hợp người vay tiền chết trước khi trả hết nợ. Đây là sự kết hợp giữa ngân hàng và bảo hiểm nhân thọ. 4 Từ khi khái niệm bảo hiểm xuất hiện trên thế giới, qua một thời gian dài có rất nhiều loại hình bảo hiểm ra đời, kèm theo là những kênh phân phối khác nhau. Hiện nay, một trong những kênh phân phối bảo hiểm có tốc độ phát triển cao là hình thức bán bảo hiểm qua ngân hàng. Bancassurance và sự phát triển của nó đã xuất hiện được một vài năm như là một trong những thay đổi quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Các tổ chức ngân hàng và công ty bảo hiểm nhận thấy bancassurance có sức hấp dẫn và thường tạo lợi nhuận, bổ sung cho hoạt động hiện tại. Những người tiên phong trong lĩnh vực này là các nước ở Châu Âu. Sau đó các nước ở Châu Mỹ và châu Á cũng đi theo trào lưu này. Các kênh phân phối đang được sự dụng trên thị trường thế giới: Kênh truyền thống: Đại lý Môi giới Đại diện thương mại Kênh trực tiếp: Qua điện thoại Qua thư tín, internet Qua các nhà tuyển dụng … Kênh mới: Ngân hàng Các tổ chức tài chính Các cửa hàng 5 Các kênh truyền thống Các kênh trực tiếp Các kênh mới Môi giới Đại lý Đại diện thương mại Qua điện thoại Qua thư tín Qua Internet Qua các nhà tuyển dụng Ngân hàng Cửa hàng Dịch vụ bán lẻ 85% 2% 13% Ở châu Âu, Pháp là quốc gia đầu tiên ứng dụng bancassurance. Tại Pháp, ngày nay hầu hết các ngân hàng đều bán bảo hiểm (Credit Agricole là điển hình trong lĩnh vực này). Sau một khoảng thời gian phát triển khá dài, hầu như các nước châu Âu đều xây dựng cho mình một hệ thống bancassurance lớn mạnh, ổn định. Các ngân hàng có xu hướng phát triển các sản phẩm có tính hội nhập cao như các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Theo thống kê của Hiệp hội Marketing và nghiên cứu bảo hiểm nhân thọ LIMURA, hơn một nữa số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được ký kết qua các ngân hàng. Tỷ lệ doanh thu phi bảo hiểm từ các kênh phân phối ở Châu Âu: Tỷ lệ doanh thu Anh Pháp Đức Ý Tây ban nha Truyền thống 86% 34% 72% 30% 21% Ngân hàng 12% 60% 23% 70% 72% Trực tiếp 2% 6% 5% 0% 7% 6 Bước đánh dấu sự phát triểncủa bancassurance là sự sáp nhập công ty bảo hiểm Travelers Group và ngân hàng Citicorp năm 1998. Tuy nhiên, vào năm 2000, khi đạo luật Gramm- Leach Bliley (đạo luật hiện đại hóa tài chính) có hiệu lực thì bancassurance mới thực sự phát triển. Kênh phối phổ biến ở Mỹ là thành lập hoặc mua lại các đại lý hay môi giới bảo hiểm, năm 1999, khi luật cấm bán bảo hiểm qua ngân hàng bị dỡ bỏthì mỗi năm có khoảng 50 đại lý bảo hiểm bị các ngân hàng mua lại. Một chiến lược khác của hoạt động ngân hàng- bảo hiểm là xây dựng các kênh phân phối riêng, tìm kiếm cả những khách hàng không hoặc ít tham gia mua bảo hiểm mặc dù vẫn có tài khoản tại ngân hàng. Nhận xét: Nhìn chung, kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng đã khá phát triển ở châu Âu. Điển hình: ở Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha, ngân hàng nắm trong tay hơn 60% thị phần phân phối bảo hiểm nhân thọ. Trong đó, Tây Ban Nha là nước đi đầu trong việc phát triển hình thức phân phối bảo hiểm qua ngân hàng với chất lượng dịch vụ cao. Trong những năm gần đây, việc bán bảo hiểm qua ngân hàng có sự tăng trưởng đáng kể ở thị trường Nam Mỹ. Điều này là do dịch vụ tài chính được gỡ bỏ một số rào cản pháp lý, ngân hàng được bán sản phẩm bảo hiểm, người dân có khuynh hướng tiết kiệm…các nhà bảo hiểm có thể cho phép ngân hàng bán trực tiếp hoặc cần có mối quan hệ tài chính giữa các công ty có liên quan. Sự hình thành kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng ở châu Mỹ La Tinh đã bắt đầu bằng việc liên doanh giữa một ngân hàng địa phương và một công ty bảo hiểm nước ngoài. Từ đó phát triển và hình thành theo cấu trúc của công ty cổ phần, các ngân hàng mua lại cổ phần của công ty bảo hiểm nước ngoài đã tham gia liên doanh. Như vậy, các ngân hàng giữ vai trò chi phối trong ngành bảo hiểm. 7 Trong những năm gần đây, các nhà bảo hiểm châu Á đã quan tâm nhiều hơn đến kênh phân phối này. Kiểu mô hình này rất khó tìm thấy ở các nước Châu Á, thậm chí rất ít nhà quan sát thị trường đánh giá mô hình này sẽ thành công. Điều cơ bản lúc này là các ngân hàng và công ty bảo hiểm vẫn còn đạt được thành công, còn thỏa mãn với những thành tựu cũng như trung thành với kênh phân phối truyền thống. Và khi cuộc khủng hoảng xảy ra đã đóng vai trò một chất xúc tác cho quá trình thay đổi. Sự mất cân đối trong bảng cân đối tài chính và tình hình cạnh tranh gia tăng đã thúc đẩy các ngân hàng cũng như nhà bảo hiểm phải tìm đến nguồn thu phí, khách hàng mới trên thị trường. Phần lớn hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngân hàng trên thị trường châu Á là còn ở mức độ tối thiểu về mặt hợp nhất hoạt động giữa ngân hàng và nhà bảo hiểm. Mô hình được áp dụng là thỏa thuận phân phối và liên minh chiến lược. Hoạt động theo các mô hình này chiếm đến 69% tổng các hoạt động bảo hiểm ngân hàng. Sự phổ biến của mô hình này một phần do các quy định hạn chế về sở hữu tại một số thị trường. Mô hình liên doanh chiếm 17%, phổ biến ở những thị trường như Ấn độ, nơi mà các nhà bảo hiểm nước ngoài chỉ có thể gia nhập thị trường với đối tác trong nước. Trong khi đó, việc sử dụng các tập đoàn dịch vụ tài chính (bao gồm cả công ty con, cơ cấu các công ty góp vốn,…) lại rất ít, chỉ chiếm 14% Hầu hết các nhà bảo hiểm ngân hàng ở châu Á phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Với sự giống nhau của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và các sản phẩm ngân hàng, cùng với việc các ngân hàng thiếu lợi thế cạnh tranh trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, hơn 80% hoạt động bảo hiểm ngân hàng là do các nhà bảo hiểm nhân thọ và các ngân hàng hợp tác. 8 Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được phân phối bao gồm: bảo hiểm tử kì, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm nhân thọ tín dụng, … trong khi các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ chỉ chiếm 28% các giao dịch bảo hiểm ngân hàng với các sản phẩm chủ yếu: bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm du lịch, … Theo một nghiên cứu của Swiss Re – một tổ chức bảo hiểm danh tiếng của Thụy Sỹ – tiềm năng sau năm 2009, bảo hiểm ngân hàng có thể đóng góp tới 13% doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ và 6% phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường châu Á. Nghiên cứu này cũng cho thấy khoảng 1/3 doanh thu phí này đạt được từ những cơ hội kinh doanh mới chứ không phải từ sự thay thế các kênh phân phối cũ. Năm 2009, tỷ lệ khách hàng của ngân hàng có hợp đồng bảo hiểm với ngân hàng ở Châu Á từ 2-10% trong kh tỷ lệ này ở Châu Âu là 25-30% (theo The Áian Banker,2009) Bảng thống kê các kênh phân phối tại một số nước ở châu Á Quốc gia Đội quân bán hàng Đại lý chuyên nghiệp Môi giới trong nước Môi giới nước ngoài Qua ngân hàng Các kênh khác China       Hong kong       India       Japan       Malaysia       Singapore       South- korea       Taiwan       Thailand       Vietnam       9  Đối với thị trường châu Á, sự phát triển của bảo hiểm ngân hàng cho thấy: - Đa dạng hóa kênh phân phối sẽ tiếp tục phát triển phổ biến mặc dù các đại lý vẫn đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ tới. - Khả năng các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận được cơ sở khách hàng rộng lớn của ngân hàng ngày càng trở thành thông số cạnh tranh quan trọng. - Việc đổi mới các sản phẩm có thể có lợi từ sự phát triển của kênh ngân hàng - Tiết kiệm chi phí quản lý - Các tổ chức sẽ sử dụng bảo hiểm ngân hàng để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của mình - Việc chấp nhận rộng rãi bảo hiểm ngân hàng làm quá trình phân cực thị trường ở châu á diễn ra nhanh hơn. Hiện nay tỷ trọng đơn bảo hiểm được cung cấp bởi kênh ngân hàng ở một số quốc gia Châu Á chiếm khoảng 5% - 10%. Riêng ở Hàn Quốc chỉ sau 2 tháng đẩy mạnh thì số đơn bán ra đã tăng gấp 3 so với mức bình quân những tháng trước đó. Rõ ràng đây chỉ mới là giai đoạn khởi đầu và chắc chắn mô hình này sẽ phát triển mạnh trong tương lai ở Châu Á. Tại hầu hết các quốc gia, các nhà kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đều xác định kênh phân phối chiếm tỷ trọng lớn trong việc cung cấp các sản phẩm ra thị trường là hệ thống đại lý. Thế nhưng, nằm trong chiến lược dạng hoá kênh phân phối, giảm áp lực bị ảnh hưởng từ một kênh phân phối duy nhất từ đó giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh do cạnh tranh và do biến động của thị trường, các công ty bảo hiểm nhân thọ đều tổ chức các kênh phân phối khác ngoài hệ thống đại lý. Một thực tế khác nữa là ngoài việc đa dạng hoá kênh phân phối còn nhằm tạo động lực và áp lực cạnh tranh giữa các kênh phân phối, mục đích đưa ra nhiều sản phẩm trên thị trường. Việc tổ chức thành công kênh phân phối bán bảo hiểm qua ngân hàng không chỉ làm tăng doanh thu cho công ty bảo hiểm mà ngay cả ngân hàng và khách hàng cũng đạt được những mục tiêu nhất định.một số lợi ích cho các bên có thể kể đến đó là: 10 Do tác động của cạnh tranh làm giảm biên lợi tức của ngân hàng và công ty bảo hiểm. Do đó, đòi hỏi các ngân hàng và các công ty bảo hiểm phải đa dạng hóa các kênh phân phối, đa dạng hoá các sản phẩm nhằm tạo thêm lợi nhuận, năng suất, tạo ưu thế cạnh tranh Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp cho việc lưu trữ, khai thác cơ sở dữ liệu khách hàng, cung cấp dịch vụ ngân hàng ,bảo hiểm được nhanh chóng, thuận lợi. Ngoài lợi ích chung, thì hoạt động bancassurance còn có lợi ích cho mỗi bên. Liên kết lợi ích từ hoạt động Bancasurance Ngân hàng Công ty bảo hiểm Người tiêu dùng Bancassurance tạo ra nguồn khách hàng mới, cơ hội cho các sản phẩm mới và tiết kiệm chi phí nhờ qui mô lớn. Công ty bảo hiểm có thể tiếp cận và sử dụng nguồn dữ liệu rất lớn về khách hàng của ngân hàng, qua đó giảm chi phí phân phối sản phẩm. Có thể thấy, những khách hàng của ngân hàng là những khách hàng tiềm năng lớn đối với công ty bảo hiểm vì họ thường có thu nhập từ trung bình khá trở lên và ít nhiều có thói quen sử dụng dịch vụ tài chính. Sử dụng hệ thống dịch vụ của ngân hàng giúp công ty bảo hiểm có thể tiết kiệm được chi phí hoạt động, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận. Công ty bảo hiểm có thể giảm chi phí đào tạo(vì nhân viên ngân hàng có chuyên môn cao) và có thể sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng, quan hệ của ngân hàng để bán bảo hiểm Tiếp cận với khách hàng trước đây chưa biết tới: cơ sở dữ liệu khách hàng của ngân hàng có thể sẽ là một mảnh đất chưa khai thác đối với công ty bảo hiểm và vì vậy công ty bảo hiểm sẽ có một nguồn doanh thu mới. Lý do: Địa lý: khách hàng của ngân hàng rất nhiều, phủ rộng khắp, có nhiều khu vực mà công ty bảo hiểm hạn chế hoặc không có. Chi nhánh của ngân hàng thì rộng lớn, trong khi đó công ty bảo hiểm lại có mạng lưới hạn chế. Vì vậy, hoạt động bancassurance có thể giúp công ty bảo hiểm tận dụng được chi nhánh của ngân hàng . Dân số học: khách hàng của ngân hàng có nhiều nhóm khác nhau,ở độ tuổi, giới tính, thói quen mua sắm…mà công ty bảo hiểm có thể nắm được thông qua việc bancassurance với ngân hàng. Từ đó, đưa ra những sản phẩm phù hợp với từng đối tượng của ngân hàng. 11 Đa dạng hoá kênh phân phối, tăng cường khả năng cạnh tranh nhất là trong giai đoạn thi trường bảo hoà, “người khôn của khó”, đồng thời giảm bớt sự biến động của lợi nhuận theo thời gian. Bán các sản phẩm ngân hàng cho khách hàng tham gia bảo hiểm , qua đó giúp giảm thiểu rủi ro phát sinh từ việc giao dịch bằng tiền mặt, giải quyết tốt bài toán thu phí, thanh toán quyền lợi bảo hiểm bằng tiền mặt. Đối với các nước mà người dân có thói quen sử dụng tiền mặt cao như ở Việt Nam điều này vô cùng có ý nghĩa. Thực tế cho thấy, các công ty bảo hiểm , đặc biệt là các công ty BHNT như ở Việt Nam, chịu rủi ro lớn trong việc quản lí tiền mặt trong quá trình thu phí, giải quyết quyền lợi bảo hiểm (mất cắp, tiền giả, nhầm lẫn, biển thủ…) và phải giải quyết bài toán rất lớn về tổ chức lực lượng thu phi bảo hiểm. Rõ ràng, bancassurance giúp giảm bớt sự lệ thuộc của công ty bảo hiểm vào hệ thống đại lý, môi giới. Tăng cường thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường thông qua sử dụng thương hiệu và uy tín của ngân hàng vì trên thực tế, hệ thống ngân hàng thường có uy tín rất lớn trong đời sống kinh tế - xã hội. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng ngày càng tăng, kéo theo sau đó là việc giảm biên độ lãi suất, giảm lợi nhuận. Như vậy, có một giới hạn cho ngân hàng khi chỉ tìm lợi nhuận trong dịch vụ tài chính thuần tuý. Vì vậy, tìm một nguồn thu phi tín dụng, như sản phẩm mới bancassurance, sẽ làm tăng đáng kể lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Có thêm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, qua đó tăng cường khả nang cạnh tranh của mình, tăng khả năng duy trì khách hàng và thu hút thêm khách hàng và thu hút thêm khách hàng mới sử dụng dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng có thể tăng doanh thu hoạt động ngân hàng từ việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng mua bảo hiểm. Tăng thu nhập không phải từ lãi (non-interest income) thông qua việc thu phí các dịch vụ ngân hàng (phí chuyển khoản, ATM, thẻ tín dụng…), cho thuê mặt bằng giao dịch, hoa hồng từ bán bảo hiểm…ngân hàng có thể tận dụng cơ sở khách hàng, mối quan hệ dài hạn với khách hàng, hệ thống phân phối hiện thời…nhằm tạo ra lợi thế so với các kênh phân phối khác trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhằm tạo ra thu nhập ổn định. Nghiên cứu 2003/2004 Kehrer-LỈMA cho thấy, biên lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sức khoẻ của ngân hàng tương đương với biên lợi nhuận từ viẹc bán các sản phẩm đầu tư. 12 Tăng năng suất hoạt động của nhân viên ngân hàng thông qua việc cung cấp thêm các sản phẩm bảo hiểm, do vậy giúp giảm chi phí một cách cố định cho ngân hàng. Đồng thời các nhân viên ngân hàng cũng có thêm động lực và thu nhập. Ngoài ra, “văn hoá bán hàng” thu nhận được trong kinh doanh bảo hiểm sẽ tác động tích cực trở lại đối với hoạt độn kinh doanh của ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Tăng cường thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường. Đồng thời, tạo thêm năng lực đổi mới, giảm bớt sự biến động của lợi nhuận theo thời gian do khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng và bảo hiểm thường biến động không theo cùng một chu kì. Thêm vào đó, bancassurance giúp giảm vốn theo rủi ro của ngân hàng. Việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm giúp giảm thiểu rủi ro không thu hồi được nợ của ngân hàng đối với các khoản cho vay. Giúp tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng từ phí bảo hiểm.có thể thấy trong các thỏa thuận hợp tác của các công ty BHNT Việt Nam với các ngân hàng đều bao hàm thoả thuận đầu tư tiền hoặc phí bảo hiểm thu được vào ngân hàng. Khách hàng được sử dụng các dịch vụ tài chính “trọn gói” thông qua một cửa với chi phí thấp hơn và thuận tiện hơn. Chẳng hạn khách hàng có nhu cầu vay tiền,có tài khoản hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng, có thể tham gia bảo hiểm tại ngân hàng. Khi đó việc nộp phí cũng thuận tiện hơn vì khách hàng có thể nộp phí qua chuyển khoản, thẻ atm, thẻ tín dụng. Khách hàng có thể quản lí rủi ro tốt hơn và hoạch định tài sản hiệu quả hơn. Khách hàng cũng hưởng những quyền lợi và dịch vụ giá trị gia tăng do sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ; được giảm phí do nộp phí qua ngân hàng, được cung cấp thẻ atm mà không phải trả lệ phí mở thẻ. Tóm lại, với bancassurrance khách hàng có thể đồng thời sử dụng các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm một cách thuận tiện và hiệu quả. Kết luận: Như vậy, với bancassurance, khách hàng được sử dụng các dịch vụ tài chính “trọn gói” qua “một cửa” với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn và được hưởng thêm các dịch vụ gia tăng khác. Bên cạnh đó, khi mua bảo hiểm tại ngân hàng, khách hàng có thêm niềm tin vì có thêm một người nữa “bảo lãnh uy tín” cho công ty bảo hiểm . 13 Các ngân hàng và cô
Tài liệu liên quan