Đề tài Giữ gìn và phát huy văn hoá nghệ thuật

Trong thời đại ngày nay khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hoá dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của mỗi dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh. Vai trò văn hoá đã được Đại Hội VIII khẳng định “ văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế –xã hội”kết tinh những giá trị tinh thần cốt lõi và đặc sắc có tính bền vững và trường tồn trong lịch sử của dân tộc. Văn hoá nghệ thuật là hệ cốt lõi của nền văn hoá trong sự phát triển nối tiếp của nhiều thế hệ giá trị bản sắc văn hoá nghệ thuật luôn được trao truyền phát triển, làm cơ sở cho sự định hướng phát triển văn hoá dân tộc. Trong xu thế gần đây một xu thế giao lưu hội nhập - một cơ chế đang vận hành trong lòng xã hội bản sắc văn hoá Việt Nam đang đối diện với những khó khăn lớn, thậm chí có nguy mai một mất bản sắc dân tộc Việt Nam . Hơn bao giờ hết nhiệm vụ giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Vấn đề giữ gìn giá trị truyền thống tốt đẹp được đặt gia cấp bách cho mỗi con người Việt Nam và chung cho cả cộng đồng.

doc38 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giữ gìn và phát huy văn hoá nghệ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong thời đại ngày nay khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hoá dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của mỗi dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh. Vai trò văn hoá đã được Đại Hội VIII khẳng định “ văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế –xã hội”kết tinh những giá trị tinh thần cốt lõi và đặc sắc có tính bền vững và trường tồn trong lịch sử của dân tộc. Văn hoá nghệ thuật là hệ cốt lõi của nền văn hoá trong sự phát triển nối tiếp của nhiều thế hệ giá trị bản sắc văn hoá nghệ thuật luôn được trao truyền phát triển, làm cơ sở cho sự định hướng phát triển văn hoá dân tộc. Trong xu thế gần đây một xu thế giao lưu hội nhập - một cơ chế đang vận hành trong lòng xã hội bản sắc văn hoá Việt Nam đang đối diện với những khó khăn lớn, thậm chí có nguy mai một mất bản sắc dân tộc Việt Nam . Hơn bao giờ hết nhiệm vụ giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Vấn đề giữ gìn giá trị truyền thống tốt đẹp được đặt gia cấp bách cho mỗi con người Việt Nam và chung cho cả cộng đồng. Là một loại hình đặc thù báo chí ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định của văn minh nhân loại.Vai trò của báo chí giữ một vị trí quan trọng: Nó vừa là công cụ truyền bá văn hoá vừa là một sản phẩm một thành tố văn hoá. Nó tham gia tích cực vào việc lưu giữ và truyền bá làm giầu thêm kho tàng văn hoá dân tộc và nhân loại. Mặc dù chỉ là một kênh thông tin, nhưng báo chí là một phương tiện đặc biệt có hiệu quả thực hiện chức năng văn hoá, nó tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người từ vấn đề thẩm mỹ giao tiếp, giải trí, nghệ thuật… cũng có nghĩa là những tác động thuận nghịch của báo chí đều “vọng” vào văn hoá nói chung, bản sắc văn hoá nghệ thuật nói riêng. Không có sự hình dung đầy đủ, chính xác vễ những điều đó, hoạt động của báo chí có thể dẫn đến kết quả mâu thuẫn với nhiệm vụ thực tế của báo chí, có thể gây ra hậu quả không lường trước được. Bởi vậy việc xem xét đánh giá về vai trò của báo chí đối với sự tồn tại và phát triển của văn hoá nói chung và văn hoá nghệ thuật nói riêng là đòi hỏi cấp thiết cần sớm được tiến hành. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Phạm vi của nghiên cứu tiểu luận đặt ra để xem xét báo chí trong hệ thống đa dạng của các loại hình. Nằm trong sự tác động qua lại thường xuyên, các chức năng của báo chí được thực hiện bằng mọi hình thức khác nhau. Do đó vai trò thực tế của báo chí trong đời sống xã hội chỉ được hình dung đầy đủ khi hoạt động của nó được xem xét như một quá trình tập thể, hệ thống tổng hợp khi các kết luận và các kết quả hoạt động của loại hình và phương thức của hệ thống báo chí thống nhất. Với nhận thức như vậy tôi quyết định chọn đề tài “giữ gìn và phát huy văn hoá nghệ thuật” trên báo Thanh Niên. Văn hoá nghệ thuật là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, nó là món ăn tinh thần không thể thiếu của loài người bởi vậy văn hoá nghệ thuật có mặt trên khắp các ấn phẩm báo chí. Trong khuôn khổ một tiểu luận nhỏ, người viết không có điều kiện nghiên cứu sâu vào toàn bộ nội dung thông tin trên tất cả các báo mà chỉ xin lựa chọn một ấn phẩm “ Thanh Niên” nghiên cứu trong thời gian từ 1/11/ 2005 đến 1/12/ 2006. 3. Mục đích ý nghĩa nghiên cứu. Với chức năng phản ánh hiện thực, báo chí đã ghi nhận khá sinh động những biến chuyển của đời sống xã hội. Khi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài “ giữ gìn và phát huy văn hoá nghệ thuật” trên báo Thanh Niên: tôi mong muốn tìm hiểu một cách tương đối cụ thể, kỹ lưỡng, những đóng góp của báo chí đối với sự vận động phát triển của các giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống tốt đẹp, qua đó khái quát xác định vai trò của vị trí báo chí trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá nghệ thuật của dân tộc. Trên cơ sở những tư liệu cụ thể được sưu tầm trên báo chí, việc nghiên cứu báo chí cũng sẽ hình thành những phác hoạ về xu hướng vận động của nền văn hoá nghệ thuật dân tộc trong thời kỳ đổi mới, từ đó xác định những bước đi phù hợp cho báo chí. Việc nghiên cứu một số đặc điểm có hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí. Kết quả nghiên cứu thực tiễn để chúng tôi có sự đánh giá chính xác về những bài học kinh nghiệm và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động báo chí giúp báo chí thực hiện tốt hơn chức năng “văn hoá nghệ thuật” của dân tộc 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu để lý giải, làm rõ vấn đề tôi vận dụng nhiều phương pháp khoa học. Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước. Phân tích một số nội dung cơ bản thể hiện trên báo.Từ đó tổng hợp các kết quả để đi đến một đánh giá khái quát về vị trí vai trò của báo chí với việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá nghệ thuật dân tộc. 5. Kết cấu tiểu luận. Ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo ra tiểu luận gồm 3 chương cụ thể. Chương I: Bản sắc văn hoá Việt Nam – nhận thức và quan điểm. Chương II: Báo chí với vai trò gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá nghệ thuật. Chương III: Một số nhận xét về hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí viết về bản sắc văn hoá nghệ thuật. CHƯƠNG I VĂN HOÁ VIỆT NAM – NHẬN THỨC VÀ QUAN ĐIỂM 1. Văn Hoá Và Bản Sắc dân tộc . 1.1 Khái niệm . Có thể nói trong lịch sử phát triển nhân loại, chưa bao giờ vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc được đặt ra cấp bách và toàn diện như hiện nay – tiếp cận xã hội với bất cứ lĩnh vực nào từ bất cứ khía cạnh, góc độ nào cũng động chạm đến, đều nhận thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá dân tộc. Điều đó chứng tỏ rằng bẳn sắc văn hoá dân tộc là một lĩnh vực rộng lớn của đời sống xã hội. Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá nhưng phần lớn các định nghĩa không loại trừ, bác bỏ nhau mà còn bổ sung hỗ trợ cho nhau. Những học giả phương tây họ cho rằng “văn hoá”là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, nhưng khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội. Bởi họ cho rằng văn hoá là hướng về trí lực và vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh (cơ sở lý luận - Trần Quốc Vượng) Trần Ngọc Thêm đưa ra một định nghĩa “văn hoá” là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoặt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên và xã hội (cơ sở lý luận – Trần Ngọc Thêm ). Trong cuốn hỏi và đáp về văn hoá Việt Nam bản sắc văn hoá dân tộc được định nghĩa là “hệ thống những đặc tính bên trong, những sắc thái riêng có tính nguồn gốc gắn với những đặc tính của chủ thể, trở thành nền tảng, bản thể của một nền văn hoá, là căn cước là chứng minh thứ của nền văn hoá bất cứ dân tộc nào. Nó chính là cái để phân biệt văn hoá dân tộc này và văn hoá dân tộc khác. Khiến văn hoá của dân tộc này không trở thành cái bóng của dân tộc kia và ngược lại. Sự ý thức về bản sắc văn hoá dân tộc thấm đượm trong mỗi tâm hồn tạo nền tảng cơ sở vững chắc cho lòng tự tin dân tộc, kết tinh lại đưa lên một tầm cao mới. Mọi giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc bắt nhịp với sự phát triển của thời đại mới mà không đánh mất vốn quý của chính mình . Văn hoá Việt Nam hình thành trên nền văn hoá ĐNA ( lớp văn hóa thứ nhất) trải qua nhiều thế kỷ nó đã phát triển trong sự giao lưu mật thiết với văn hoá khu vực, trước hết là Trung Hoa ( lớp văn hoá thứ 2) từ vài thế kỷ trở lại đây nó đang chuyển mình giữ dội nhờ đi vào giao lưu ngày càng chặt chẽ với văn hoá phương tây ( lớp văn hoá thứ 3) . Văn hoá Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang phải đối mặt với cuộc giao lưu văn hoá phương tây, không phải với quy mô có thể kiểm soát được mà là một xu thế tất yếu của thời đại. Cuộc tiếp xúc lần này hàm chứa rất nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít nguy cơ mai một bản sắc. 1.2 Bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình giao lưu và phát triển . Loài người đang sống trong một thời kỳ có những thành tựu to lớn , sâu sắc trong cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, sự bùng nổ thông tin và các phương tiện truyền thông, sự cải cách chính trị xã hội đáng ngạc nhiên và sự tái sinh vai trò tiềm lực to lớn của văn hoá. Nói cách khác do sự tiến bộ vượt bậc của văn hoá kỹ thuật, do những biến đổi nhanh chóng của từng khu vực đã đưa tri thức loài người bước lên thang bậc trí tuệ mới và các nhà sáng tạo làm nên khuôn mặt mới của nền văn minh trí tuệ. Mỗi dân tộc không muốn tụt hậu, bằng những định hướng khác nhau trước sau đều hoà mình vào bước tiến chung của thời đại. Đó là quá trình giao lưu và phát triển nó chi phối và ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quốc gia dân tộc “ toàn cầu hoá” đã đang là một quá trình tất yếu khách quan trong lịch sử nhân loại. Nằm ở vị trí ngã tư đường, của sự giao lưu khu vực ĐNA và Thế Giới , là một trong cái nôi của nhân loại, từ hàng ngàn năm qua. Do điều kiện lịch sử của địa lý, Việt Nam đã trở thành một trong những đầu mối giao lưu quốc tế với nền văn hoá lớn của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ và sau này là Pháp - Nga- Nhật- Mỹ … Chính những mối giao lưu đó đã tạo ra cho dân tộc ta một truyền thống tư duy mở, dựa trên nền văn hoá bản địa, có màu sắc riêng với hệ giá trị truyền thống độc đáo. Văn hoá Việt Nam không chối từ mọi cuộc tiếp xúc giao lưu, qua đó tiếp thu có chọn lọc nhiều nét tinh hoa của nền văn hoá nhân loại. Đó là cơ sở thuận lợi để chúng ta tiếp thu nhạy bén những văn hoá và thành tựu khoa học của thế giới. Trong xu thế phát triển của thế giới với một xuất phát điểm thấp về trình độ khoa học công nghệ, Việt Nam đang thực thi chính sách mở cửa đa dạng hoá đa phương hoá các quan hệ đối ngoại phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước trên tinh thần “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước ”. Nền văn hoá dân tộc cho chúng ta khả năng đón nhận và biến đổi văn hoá mới của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Nó đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu hoá. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra là gìn giữ bảo vệ, phát huy những giá trị bản sắc của dân tộc cần đẩy mạnh phát triển và quý trọng truyền thống văn hoá dân tộc và cả cộng đồng. Văn hoá Việt Nam đang đứng trước sự tấn công ồ ạt mạnh mẽ của các làn sóng văn hoá ngoại lại thiếu chọn lọc vì thế mà càng phải chú trọng gìn giữ và phát huy nền văn hoá dân tộc. Trong lich sử Việt Nam đã là một trong hơn 30 quốc gia còn giữ được bản sắc dân tộc. 2. Quan điểm của nhà nước ta về vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc. 2.1 Xác định các giá trị bản sắc của văn hoá Việt Nam . Mỗi nền văn hoá đều là tài sản của một cộng đồng người nhất định - một chủ thể của văn học… mọi hệ thống văn hoá đều có mối quan hệ với môi trường xã hội .Vì vậy giữa văn hoá và môi trường có sự gắn kết sâu sắc, văn hoá hỗ trợ là động lực của sự phát triển của xã hội, và điều kiện xã hội, tác động thúc đẩy hay kìm hãm độ phát triển văn hoá. Trong suốt thời kỳ cách mạng sôi động hơn nửa thế kỷ qua phương hướng gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, kết hợp với tinh hoa văn hoá nhân loại là một nội dung cơ bản trong đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản và nhà nước. Tại Đại Hội văn hoá toàn quốc tháng 7/1948 Tổng bí thư Trường Chinh khẳng định “văn hoá dân chủ mới Việt Nam phải gồm 3 tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”. Đến Đại Hội VI của Đảng năm 1986 khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc được nêu lên và được đại hội công nhận ghi vào nghị quyết “xây dựng một nền văn hoá văn nghệ XHCN đậm đà bản sắc đân tộc”. Ngày 14/1/1993 lần đầu tiên Đảng ta ra một nghị quyết có nội dung riêng về văn hoá được ban chấp hành TW khoá VII thông qua về một số nhiệm vụ trách nhiệm văn hoá văn nghệ những năm trước mắt, xây dựng vai trò quan trọng của văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội đồng thời là mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Từ những đánh giá và khẳng định vai trò của văn hoá và bản sắc văn hoá dân tộc trong xã hội. Đảng và nhà nước ta đề ra nhiều giải pháp , phương hướng phù hợp, hỗ trợ cho sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp độc đáo của văn hoá dân tộc Việt Nam. 2.2 Phương hướng gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Sự vận động của văn hoá nằm trong dòng chảy chung của lịch sử dân tộc.Để xây dựng một bản sắc Việt Nam phù hợp với trình độ phát triển của một đất nước, Đảng và nhà nước ta xác định phương hướng “ phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới”. Phát triển và hấp thụ là những nguyên tắc rất quan trọng làm cho văn hoá Việt Nam không sa vào chủ nghĩa dân tộc thuần tuý và có bản lĩnh vững vàng để không đánh mất bản sắc riêng trong giao lưu văn hoá . Nhiều giải pháp cùng với những chính sách về văn hoá đã được đề ra trên cơ sở sự hiểu biết, nắm vững và tôn trọng quy luật, phát triển nội tại của nền văn hoá dân tộc. Nền văn hoá Việt Nam có những nguyên lý riêng của nó. Muốn gìn giữ và phát triển, hoàn thiện và nâng cao sự kế thừa truyền thống không phải là giữ nguyên trọn vẹn “ cái gốc” xưa, bê nguyên si những giá trị của thời đại trước, mà là sự kế thừa có chọn lọc, có phê phán và có sáng tạo những giá trị tinh thần và văn hoá của dân tộc cũng như văn minh nhân loại. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ khôi phục vốn cũ thì nên khôi phục những cái gì tốt còn cái gì không tốt thì phải loại dần ra” việc xác định đúng yếu tố “tốt” tiến bộ trong di sản văn hoá truyền thống. Để xây dựng cái mới không đơn giản, song được Đảng ta chỉ ra rất rõ ràng là “kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hoá nghệ thuật của dân tộc”. Trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật và các lĩnh vực khác của đời sống văn hoá, Đảng và nhà nước luôn xác định “ phát triển văn hoá- nghệ thuật mang bản sắc dân tộc Việt Nam là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn dân”. Vai trò của các cơ quan lãnh đạo là “ tạo điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng và phương tiện cho việc phát triển”. Như vậy vấn đề và phát huy gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc đã được khơi dậy trong tất cả các lĩnh vực hoạt động văn hoá, và không chỉ có thế, Đảng và nhà nước ta còn đặt ra mục tiêu làm cho bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hoá phải được thấm đậm cả trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ giáo dục và đào tạo sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắcthái Việt Nam. Thực hiện tinh thần của nghị quyết nhà nước đã tăng cường các biện pháp đẩy mạnh sự phát triển của phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên cả nước trong mọi tầng lớp nhân dân . Hệ thống các văn bản luật pháp và chính sách liên quan đến văn hoá đang được xúc tiến xây dựng, trong đó đáng chú ý là luật di sản văn hoá. Tóm lại đường lối văn hoá của Đảng ta luôn nhất quán .Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội. Những chủ trương chính sách kịp thời của Đảng và nhà nước đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho văn hoá phát triển theo đúng định hướng dân tộc, khoa học và nhân văn. . CHƯƠNG II BÁO CHÍ VỚI VAI TRÒ GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT 1. Mối quan hệ với báo chí việt nam và bản sắc văn hoá dân tộc. Báo chí ra đời cách đây hơn 100 năm. Mặc dù là sản phẩm thành tựu của văn hoá phương tây du nhập vào. Nhưng không ai có thể phủ nhận được thực tế là phương tiện truyền thông nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu xã hội Việt Nam đang vận động và phát triển đã nhanh chóng vượt lên vai trò thông tin thương mại đơn thuần để bước vào địa hạt chính trị và văn hoá - hiểu theo nghĩa hẹp của khái niệm này.Cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về chức năng của phương tiện thông tin của nó. Với chức năng này thông tin đại chúng mang đến cho con người biết bao điều mới mẻ về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội: từ kinh tế chính trị đến kinh tế xã hội. Như vậy thông tin đại chúng đã thực hiện chức năng nhận thức văn hoá. Cơ chế vận động của văn hoá vừa tĩnh vừa động, với tư cách là một biểu trưng của một cộng đồng, một không gian, một thời kỳ lịch sử, văn hoá mang giá trị tĩnh. Những giá trị đó tham gia một cộng đồng, vào nhân cách một con người, sẽ tác động sâu sắc đến xu hướng vận động của đời sống xã hội. Trong cơ chế ấy văn hoá vận động tự tái tạo và bổ sung. Với cách nhìn đó, báo chí vừa là công cụ truyền bá văn hoá, vừa là một sản phẩm văn hoá. Như vậy báo chí là một thành tố văn hoá. Báo chí luôn cung cấp những tri thức phong phú mới mẻ nhất cho con người có thêm cái nhìn mới, cách tiếp nhận mới. Sự phát triển của báo chí làm tăng khả năng giao tiếp bắt buộc hay tự nguyện của văn hoá Việt Nam với các nền văn hoá khác diễn ra liên tục hơn một thế kỷ qua cũng gây ra những tác động không nhỏ đến xu hướng phát triển của báo chí. Song “nền báo chí Phương Đông và Việt Nam bắt buộc phải là sự thể hiện điển hình và đặc sắc linh hồn của văn hoá Phương Đông. Điều đó cũng có nghĩa là báo chí Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá dân tộc và hàm chứa trong nó những nét bản sắc của nền văn hoá Việt Nam. Từ nội dung văn phong đến cách trình bày các sản phẩm báo chí, đều dựa trên tiêu chuẩn riêng của hệ giá trị văn hoá Việt Nam để nhằm đến đích là công chúng Việt Nam – chủ thể của nền văn hoá Việt Nam giàu bản sắc và bền vững. Truyền bá văn hoá đang là một mắt xích tự nhiên của quá trình vận động văn hoá. Trong tình hình cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ồ ạt trên phạm vi toàn cầu. Báo chí đóng một vai trò quan trọng to lớn. Sự nhanh chóng và khả năng đồng hiện trong một không gian lớn của thông tin báo chí là ưu điểm không phương tiện nào so sánh được. Báo chí đã tham gia tích cực vào trong việc lưu giữ và truyền bá và làm giàu kho tàng văn hoá dân tộc và nhân loại.Tuy không thể trang bị một hệ thống tri thức lịch sử – văn hoá như trong trường học, nhưng báo chí lại có khả năng thẩm định và cổ vũ cho những giá trị lịch sử văn hoá, tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành ý thức lịch sử của dân tộc.Thông tin báo chí tham gia đáng kể vào việc hình thành cách tư duy nhận thức hành động của con người hiện đại và cả xu hướng vận động của toàn xã hội. Trong mối quan hệ với bản sắc văn hoá dân tộc, báo chí chịu ảnh hưởng sâu sắc từ trong bản chất hệ thống, và cũng là phương tiện hữu hiệu có vai trò quan trọng góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam. 2 . nhiệm vụ của báo chí trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá việt nam. Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu với đời sống xã hội . Không phải ngẫu nhiên mà các nhà chính trị, các nhà cách mạng đã dành cho báo chí sự quan tâm lớn . Vai trò chức năng của hệ thống quyền lực thông tin này được LÊ NIN xác định “ không những là người tuyên truyền cổ động tập thể , mà còn là người tổ chức tập thể”. Từ khi ra đời trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước .Đảng và nhà nước ta luôn đánh giá đề cao vai trò của báo chí “ coi báo chí như là một công cụ đắc lực để tuyên truyền vận động và tổ chức quần chúng làm cách mạng”.Báo chí hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đời sống văn hoá của đất nước, sự tham gia của báo chí càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã thường nói “ cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng, cây bút trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Như vậy báo chí là đội quân tiên phong, là phương tiện hữu hiệu tham gia tuyên truyền, quản lý và xây dựng nền văn hoá cách mạng. Mặc dù chỉ là kênh truyền thông , nhưng báo chí là phương tiện đặc biệt có hiệu quả thực hiện các chức năng của văn hoá từ giáo dục thẩm mỹ đến giao tiếp giải trí và dự báo, cũng có nghĩa là những tác động - thuận nghịch của báo chí đều vọng vào văn hoá nói chung, bản sắc văn hoá dân tộc nói riêng .Thực tế đó càng cho thấy vai trò quan trọng của báo chí góp phần vào việc hình thành nhận