Hiện nay, đất nước ta đang bước vào những năm đầu tiên của thế kỉ 21 -thế kỉ của sự phát triển kinh tế, hội nhập một cách mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới.Nhất la sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Theo xu thế chung đó, Hà Nội - thủ đô của cả nước đã đi đầu trong cả nước về việc phát triển những cơ sở hạ tầng về cấp nước, điện lực, thông tin liên lạc, đường xá, nhà hát, sân thi đấu thể thao, nhà ở, cơ quan, trường học.Liên tục được nâng cấp, cải tạo, và xây mới để phục vụ, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế và nhu cầu ngày một gia tăng của người dân Hà Thành. Kéo theo đó là hàng loạt các hạng mục, các dịch vụ thuận lợi đem lại một lợi ích kinh tế rất to lớn, song bên cạnh đó thì nó lại là nguyên nhân làm cho Môi Trường của Thành phố ngày càng xuống cấp một cách nghiêm trọng. Môi Trường của các quận nội thành là một minh chứng thực tế hết sức rõ ràng cho vấn đề này. Có thể ví Hà Nội hiện nay như một đại công trường, hàng ngày tạo ra một lượng lớn bụi bẩn, bầu không khí bị xâm hại nghiêm trọng. Như một quy luật tất yếu của tự nhiên, khi con người đối xử không tốt với tự nhiên thì tự nhiên cũng có những đáp trả không tốt đẹp gì. Việc thành phố làm môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề, thì lập tức chính môi trường không khí đó lại tác động ngược lại, và là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân đặc biệt là người dân ở các quận nội thành, gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và sự phát triển kinh tế.
13 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hà Nội - Ô nhiễm không khí và giải pháp hạn chế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÀ NỘI – Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào những năm đầu tiên của thế kỉ 21 -thế kỉ của sự phát triển kinh tế, hội nhập một cách mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới.Nhất la sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Theo xu thế chung đó, Hà Nội - thủ đô của cả nước đã đi đầu trong cả nước về việc phát triển những cơ sở hạ tầng về cấp nước, điện lực, thông tin liên lạc, đường xá, nhà hát, sân thi đấu thể thao, nhà ở, cơ quan, trường học...Liên tục được nâng cấp, cải tạo, và xây mới để phục vụ, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế và nhu cầu ngày một gia tăng của người dân Hà Thành. Kéo theo đó là hàng loạt các hạng mục, các dịch vụ thuận lợi đem lại một lợi ích kinh tế rất to lớn, song bên cạnh đó thì nó lại là nguyên nhân làm cho Môi Trường của Thành phố ngày càng xuống cấp một cách nghiêm trọng. Môi Trường của các quận nội thành là một minh chứng thực tế hết sức rõ ràng cho vấn đề này. Có thể ví Hà Nội hiện nay như một đại công trường, hàng ngày tạo ra một lượng lớn bụi bẩn, bầu không khí bị xâm hại nghiêm trọng. Như một quy luật tất yếu của tự nhiên, khi con người đối xử không tốt với tự nhiên thì tự nhiên cũng có những đáp trả không tốt đẹp gì. Việc thành phố làm môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề, thì lập tức chính môi trường không khí đó lại tác động ngược lại, và là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân đặc biệt là người dân ở các quận nội thành, gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và sự phát triển kinh tế.
Trên cơ sở đó em lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng ô nhiễm không khí, những thiệt hại và biện pháp hạn chế ô nhiễm ở Hà Nội hiện nay”.
NỘI DUNG TIỂU LUẬN
CHƯƠNG 1: Ô NHIỄM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG
NGƯỜI DÂN TẠI CÁC QUẬN NỘI THÀNH HÀ NỘI.
CHƯƠNG 2: LƯỢNG HÓA MỘT SỐ THIỆT HẠI KINH TẾ DO Ô NHIỄM BỤI GÂY RA CHO CÁC QUẬN NỘI THÀNH HÀ NỘI
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.
CHƯƠNG 1: Ô NHIỄM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG
NGƯỜI DÂN TẠI CÁC QUẬN NỘI THÀNH HÀ NỘI.
1. Thực trạng và nguyên nhân ô nhiễm bụi hiện nay ở các quận nội thành Hà Nội.
1.1: Thực trạng ô nhiễm bụi.
Hà Nội được ví như một đại công trường, hàng ngày tạo ra một lượng lớn bụi bẩn. Nồng độ bụi bẩn ở các quận nội thành Hà Nội ngày một nhiều hơn. Trung bình ở các nơi công cộng trong thành phố nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 4 lần ( theo tiêu chuẩn của các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, nồng độ bụi ở các thành phố chỉ được phép vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 2 lần). Hứng chịu nhiều nhất là các khu vực đang xây dựng, cải tạo, sửa chữa như các khu vực Mai Động, Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở, Thượng định, Hà Đông,...vượt quá tiêu chuẩn cho phép đến 5 lần.
Nồng độ các chất ô nhiễm khác đều vượt chuẩn nhiều lần, cực độ có Pb, SO2. Nồng độ khí SO2, CO, NO2 ở một số khu chung cư, gần khu công nghiệp thì vượt quá mức độ cho phép nhiều lần, ở một số nút giao thông lớn trong thành phố nồng độ khí NO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép.Ô nhiễm bụi cao nhất là vào những ngày trời hanh, gió mạnh. Trong khu vực nội thành cũng như các khu công nghiệp, TSP (Total Suspenđen Patỉculate) là chất gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất, với nồng độ cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam gấp 2-3 lần. Các quận nội thành với dân số khoảng hơn 1,5 triệu người, mỗi năm có hơn 626,8 người chết, và 1547,9 người bị bệnh hô hấp do nồng độ cơ bản của TSP trong không khí ngoài trời vượt quá TCVN 159,4 mg/m3. Dĩ nhiên dù chưa có kết quả nghiên cứu định lượng về TSP mới nhất hiện nay, người dân và các cơ quan liên quan ở Hà Nội chỉ có tăng mà không giảm.
1.2: Nguyên nhân gây ra ô nhiễm bụi.
Có khá nhiều nguồn phát sinh bụi, nguyên nhân chủ yếu là do:
- Phế thải rắn trong xây dựng (đất, đá, bùn, sỏi...) các vật liệu thi công thải ra.
- Bên cạnh đó là các phương tiện vận tải gây ra, đặc biệt là các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng. Toàn bộ những xe này phần lờn không được che chắn đúng kĩ thuật, để rơi vãi vật liệu xây dựng trên đường phố. Các xe này được phép hoạt động trong nội thành từ 22 giờ đêm, theo các con đường chủ yếu như Đuôi Cá, đê Sông Hồng (Yên Sở - Dốc Minh Khai), Láng Hòa Lạc, đường Phạm Hùng, cầu Thăng Long cho thấy 95% số xe không đảm bảo vệ sinh, không che chắn, để rơi vãi không những thế còn chở quá trọng tải cho phép. mang theo bùn đất bám ở thành, lốp xe tạo lên nguồn phát tán bụi di động khắp nơi.
- Tiếp đến là nguồn phát sinh bụi do khoảng hơn 300 điểm tập kết, tập trung kinh doanh mua bán vật liệu xây dựng không đủ điều kiện kinh doanh đảm bảo vệ sinh (diện tích nhỏ hẹp, không có biện pháp che chắn, chủ yếu sử dụng lòng đường, vỉa hè để tập kết mua bán, vận chuyển bốc dỡ...).
- Bên cạnh đó các công trình thi công, kè sông, đắp đê, cầu vượt, đường hầm dành cho người đi bộ không hoàn thành đúng tiến độ đã tạo nên một lượng lớn bụi bẩn, như đường Ngã Tư Ô Chợ Dừa, đường Trường Trinh...
- Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Tài Nguyên Môi Trường Hà Nội, mỗi năm thành phố tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi khói, 9.000 tấn khí SO2, 46.000 tấn CO từ 500 cơ sở công nghiệp. Đó là chưa kể khói xe của hơn 100.000 ôtô và hơn 1 triệu xe máy các loại.
2. Ảnh hưởng của ô nhiễm bụi đến đời sống người dân các Quận Nội Thành.
Hiện trạng về sức khỏe người dân trong vùng bị ô nhiễm
Bảng 1: Dân số của một số Quận nghiên cứu:
STT
Quận
Dân số
Lứa tuổi ( % )
1 - 20
21 - 35
36 - 50
> 50
1
Hoàn Kiếm
173.000
38
34
10,2
17,8
2
Hai Bà Trưng
378.000
40,4
30,1
9,8
19,7
3
Đống Đa
352.000
37,2
25,6
7,3
29,9
4
Cầu Giấy
147.000
36,8
32,7
8,7
21,8
5
Thanh Xuân
173.000
25,6
29,8
15,7
28,9
6
Hoàng Mai
187.332
29,7
32,6
8,5
29,2
7
Long Biên
170.706
28,5
20,7
19,3
31,5
8
Tây Hồ
100.000
30,9
24,8
10,6
33,7
9
Ba Đình
225.282
32,6
29,4
11,2
26,8
Theo: Cục thống kê Hà Nội_2005
Trên cơ sở nguồn số liệu đã điều tra của các bệnh viện tại các quận và nguồn số liệu báo cáo thống kê y tế của các phường về tình hình sức khỏe, bệnh tật của phường mình ta có bảng báo cáo sơ lược về tình hình sức khỏe của người dân tai chín quận nội thành như sau.
STT
Quận
Dân số
Tỷ lệ các loại bệnh ( người)
Xoang
Phế quản
Viêm Phổi
Lao
Họng
Mắt
Ngoài da
1
Hoàn Kiếm
173.000
373
417
648
37
798
50
132
2
Hai Bà Trưng
378.000
2135
5671
900
98
2076
3146
1145
3
Đống Đa
352.000
1795
978
764
21
874
538
316
4
Cầu Giấy
147.000
2374
2565
1986
48
1253
2753
1500
5
Thanh Xuân
173.000
2154
3275
3576
50
4576
4036
2648
6
Hoàng Mai
187.332
3794
2188
894
88
3216
4018
3176
7
Long Biên
170.706
3856
4078
3426
102
3547
4135
3019
8
Tây Hồ
100.000
985
512
632
18
759
78
244
9
Ba Đình
225.282
350
315
417
14
516
66
124
Từ bảng số liệu trên ta có thế thấy tình trạng sức khỏe của người dân ở các quận nội thành của thành phố hiện nay là không tốt, tỉ lệ mắc các loại bệnh về đường hô hấp, về mắt là cao so với khu vực khác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên một nguyên nhân nổi bật đó là do tình trạng môi trường không khí ở đây đã bị giảm sút một cách nghiêm trọng, và nó ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của người dân.
Ảnh hưởng của ô nhiễm bụi đến sức khỏe của người dân:
Ô nhiễm môi trường do bụi gây ra có thể gây nên bbệnh nghè nghiệp, bệnh riêng lẻ, dị ứng, hen xuyễn, hô hấp, ảnh hưởng trực tiếp đến hai cơ quan chính của con người là mắt và đường hô hấp: Các hạt CO2 và NÕ, các chất hữu cơ đã ô nhiễm quang hóa ảnh hưởng đến mắt, tác động đến mắt, tác động đến hô hấp như mũi, hầu, thanh quản vì bởi các hạt nhỏ hơn 10 micromet bị giữ lại trong phổi gây các bệnh như viêm phổi, ung thư phổi...Khi những hạt bụi nhỏ bay vào mắt có thể gây ra các vấn đề trước tiên là ảnh hưởng đến khả năng quan sát ngay lúc đó của mắt đặc biệt là khi đang di chuyển, sau đó về lâu dài có thể gây ra các bênh về măý như viêm kết mạc, viêm giác mạc, đau mắt đỏ, dị ứng ...
Ô nhiễm bụi có ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sức khỏe của người dân trong vùng bị ô nhiễm, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến các hoạt động sống của người dân và sự phát triển một cách bình thường của nền kinh tế. Người dân sẽ phải bỏ các chi phí về thời gian cũng như tiền bạc của mình để phục hồi tình trạng sức khoẻ như bình thường, qua đó có cả chi phí cơ hội mất đi do phải tốn thời gian khám chữa bệnh và tiền của đáng lẽ có thể dùng vào việc khác. Nó làm cho tỉ lệ tăng trưởng kinh tế giảm xuống do tình trạng sức khỏe của người dân không tốt, năng suất làm việc bị giảm sút do các bệnh đó có thẻ gây ra những bất tiện trong giao tiếp hàng ngày mà hiệu quả công việc cũng bị giảm theo.
Qua đó có thể thấy ô nhiễm bụi đã gây ra những tổn thất không nhỏ không chỉ cho sức khỏe của người dân trong vùng chịu ảnh hưởng của ô nhiễm bụi mà nó còn gây ra tổn thất rất lớn cho nền kinh tế của nước nhà. Vì vậy chúng ta phải tìm cách nào đó để lượng hóa một cách chính xác những thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm bụi gây ra để từ đó có những chính sách và giải pháp đúng đắn để khắc phục nó, và tim cách đến mức tối đa những ảnh hưởng bất lợi đó.
CHƯƠNG 2: LƯỢNG HÓA MỘT SỐ THIỆT HẠI KINH TẾ DO
Ô NHIỄM BỤI GÂY RA CHO CÁC QUẬN NỘI THÀNH HÀ NỘI
Xây dựng mô hình chi phí thiệt hại sức khỏe cộng đồng dân cư vùng ô nhiễm bụi theo phương pháp liều lượng đáp ứng
A. Phương pháp liều lượng đáp ứng.
a. Khái niệm:
Là một phương pháp dựa trên cơ sở phản ứng của con người và sinh vật trước tác động của các nhân tố môi trường.
Nội dung tiến hành:
Phương pháp này trước hết được tiến hành dựa trên cơ sở mức độ gia tăng của các chất gây ô nhiễm tác động tới chất lượng môi trường. khi lương ô nhiễm tăng sẽ dẫn đến chất lượng môi trường giảm xuống và do đó làm cho thiệt hại môi trường tăng lên. do đó các bước tiến hành được thực hiện như sau:
- Xác định lượng ô nhiễm thải ra môi trường theo một tần xuất nhất định: kg,m2...tương ứng trong một khoảng thời gian nhất định : ngày, giờ, tháng...
- Ứng với mỗi lượng ô nhiễm trên một đơn vị thời gian thì mức độ đáp ứng của môi trường như thế nào? chủ yyếu dựa trên sự suy giảm môi trường. Ví dụ với bụi: ứng với mỗi lượng ô nhiễm bụi tăng thì mức độ thiệt hại là bao nhiêu người, gia súc bị tác động như thế nào?
- Đánh giá giá trị tiền tệ của thiệt hại dựa trên cơ sở chất lượng bị giảm sút cho mỗi đơn vị thiệt hại. Ví dụ đối với ô nhiễm bụi là khẩu trang, kính mắt, lắp các thiết bị chống bụi, chi phí khám chữa bệnh về đường hô hấp và mắt.
Sau khi có kết quả thì tổng giá trị thiệt hại đó được xác lập.Môi trường đã trở lại mức ban đầu thì đó là giá trị mà môi trường mang lại.
B. Xây dựng mô hình tính toán chi phí thiệt hại sức khỏe cộng đồng.
a.Một số phương pháp lượng giá ô nhiễm bụi đối với sức khỏe cộng đồng:
- Ô nhiễm bụi có tác động tiêu cực tới sức khỏe của con người trong khu vực tồn tại ô nhiễm. Thông thường khi chất ô nhiễm do bụi khi xâm nhập vào cơ thể con người không tạo ra ngay các loại bệnh tật và suy giảm sức khỏe. Quá trình hình thành bệnh và suy giảm sức khỏe sẽ xảy ra một cách từ từ. và nó vẫn có khả năng gia tăng vì lí do ô nhiễm kể cả người ta đã bỏ ra rất nhiều chi phí cho việc sử lí ô nhiễm bụi. Do vậy việc lượng giá tác động ô nhiễm bụi đối với bệnh tật và sức khỏe con người thường rất khó.
- Trong thực tế phương pháp lượng giá tác động sức khỏe thông dụng là tiếp cận giá bệnh tật CIO. Theo phương pháp này chi phí y tế bảo vệ sức khỏe gồm toàn bộ các chi phí y tế:
+ Chăm sóc
+ Khám bệnh
+ Chữa bệnh
+ Thuốc men
Và các chi phí cơ hội của - Bệnh nhân
Người nhà chăm sóc bệnh nhân
Trong kiều kiện Việt Nam, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trườn(trong trường hợp này là bụi) tới sức khỏe có thể tính bằng tổng chi phí y tế và bảo vệ sức khỏe của người dân chịu tác động của ô nhiễm môi trường đối với các loại bệnh tật và mất sản phẩm của người bênh trong qúa trình điều trị, chi phí phòng chống bệnh tật của ngành y tế phát sinh từ dịch bệnh.
* Lượng giá:
Ô nhiễm bụi đã ảnh hưởng sấu đến dân cư các quận nội thành Hà Nội. Để đảm bảo sức khỏe sứ khỏe lao động, sức khỏe sinh sản người dân buộc phải bỏ ra một khoản chi phí để khám chữa bệnh nhằm phục hồi sức khỏe. Đó là những chi phí mà người dân phải chi trả cho dịch vụ y tế (TDC. Ngoài ra họ còn phải mất một khoản chi phí khá quan trọng đó là chi phí cơ hội trong thời gian nghỉ khám bệnh không tham gia lao động, sản xuất và chi phí cơ hội của người nhà bệnh nhân khi nghỉ việc để chăm sóc bệnh nhân (TIC).
Xét tổng quát xã hội sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí:
TSC = TDC + TIC
TSC: Tổng chi phí xã hội về sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm môi trường.
TDC: Tổng chi phí trực tiếp của bệnh nhân cho dịch vụ khám chữa bệnh .
TDC = A + B
A: Tổng chi phí khám bệnh của người có nộp bảo hiểm.
B: Tổng chi phí khám chữa bệnh của người không nộp bảo hiểm.
Hiện nay các công ty bảo hiểm thường trả với mức cao nhất là 80% chi phí chữa bênh nên : A = x + y
x: Tổng chi phí khám chữa bệnh mà công ty bảo hiểm phải trả cho người bệnh. x =0,8 . A
y: Tổng chi phí khám bệnh mà những người đã mua bảo hiểm phải trả. y = 0,2 . A
TIC: Là chi phí gián tiếp của bênh nhân bao gồm: Chi phí cơ hội của người bệnh trong thời gian nghỉ việc (C) , và chi phí cơ hội của người nhà bệnh nhân phải nghỉ việc (D). TIC = C + D
Vậy TSC = ( x+ y+ B ) + C + D
Nếu tính tới yếu tố thời gian thi công thức tổng quát của mô hình là:
TSC(t) = [ ( x + y + B ) + C + D ] . (1 + r) ^t
t: Thời gian quy đổi về hiện tại
r: tỉ lệ chiết khấu ( r = 0,08 )
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm bụi cũng như hạn chế đến mức tối đa những tác động tiêu cực của ô nhiễm bụi đến sức khỏe và cuộc sống, kinh tế của người dân các quận nội thành nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. Thành phố cần áp dụng những giải pháp sau
1. Các giải pháp về chính sách:
Thành phố cần đưa ra những quyết định mang tính cụ thể, toàn diện để kiểm soát ô nhiễm bụi và các nguồn gây ô nhiễm bụi, động viên các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân cùng tham gia giũ gìn bảo vệ sự trong sạch của bầu không khí. Hạn chế mức thấp nhất những hành động, hoạt động có nguy cơ làm gia tăng bụi gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng bầu không khí.
Các giải pháp về kĩ thuật:
- Trong sản xuất cần tìm ra những công nghệ tiên tiến mà thải ra ít bụi nhất.
- Một nguyên nhân gây ra các chất độc hại là sự tiêu thụ nhiên liệu từ các phương tiện cơ giới vì thế cần phải tìm ra các chất có thể pha thêm vào xăng hoặc dầu...mà khi tiêu dùng thải ra ít khói bụi và các chất độc hại nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng của xăng, dầu...
- Tắc nghẽn giao thông cũng là một nguyên nhân lớn làm gia tăng lượng bụi, lượng chát thải độc hại vào không khí cả về số lượng lẫn thành phần các chất độc hại vì thế cần có sự phần luồng giao thông một cách hợp lí, bố trí các đèn giao thông tại các nút một cách phù hợp. Xây dựng, mở rộng làn đường để giảm thiểu tắc nghẽn giao thông.
- Do các phương tiện vận chuyển các vật liệu xây dựng làm rơi vãi gây ra bụi. Do đó cần phải quy định những giải pháp che chắn, đậy kín thùng xe. Cần phun rửa xe một cách kĩ càng khi xe đi vào cửa ngõ thành phố.Về điều này cần phải làm một cách nghiêm túc và Thành phố cần có cơ chế giám sát chặt chẽ, xử lý hành chính, phạt tiền đối với những vi phạm trên, tránh tình trạng như hiện nay chỉ làm cho có lệ, gây thất thoát lãng phí, không hiệu quả.
- Để giảm bụi trên các tuyến đường thì cần tăng cường hệ thống xe rửa đường, xe hút bụi.
- Tại những nơi nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần thì cần phải tiến hành đo đạc một cách chính xác chất lượng không khí tại đó, từ đó đưa ra các phương án khắc phục.
- Vận động, tạo điều kiện để di rời các nhà máy, xí nghiệp ra vùng ngoại thành để giảm lượng khói xả từ các nhà máy.
- Tập trung phát triển những phương tiện giao thông công cộng như xe bus, tàu điện ngầm, để giảm bớt số lượng xe lưu thông trên đường.
3. Các giải pháp về tuyên truyền giáo dục:
Giải pháp này đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc vận động cộng đồng trong mục tiêu giữ gìn chất lượng cho bầu không khí, nâng cao chương trình kế hoạch cụ thể, sát thực, gắn tuyên truyền với giáo dục ý thức cho người dân bảo vệ, giữ gìn sự trong lành cho bầu không khí.
Việc tuyên truyền phải được thực hiện dưới nhiều hình thức và với nội dung đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu để dễ nhận được sự quan tâm và ủng hộ của người dân. Ngoài việc tuyên truyền vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng thì việc tuyên truyên bằng khẩu hiệu, áp phích cũng đem lại những hiệu quả nhất định.
KẾT LUẬN
Vấn đề môi trường hiện nay không còn là vấn đề của riêng một khu vực nào, một Quốc Gia nào hay một Châu lục nào mà nó đã trở thành vấn đề chung của toàn nhân loại, trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Trong khuôn khổ đề tài này, với những nghiên cứu rất sơ lược mà ta đã có thể thấy ô nhiễm bụi có những tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe cũng như cuộc sống bình thường của người dân các quận nội thành nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. Gây ra những khoản chi phí rất lớn cho người dân các quận nội thành, đồng thời gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng sức khỏe của người dân. Vì thế chúng ta phait tìm cách lượng giá một cách chính xác những thiệt hại do nó gây ra để có những biện pháp khắc phục phù hợp. Làm hài hòa giữa hai yếu tố là phát triển kinh tế và bảo vệ chất lượng môi trường sống.