Đề tài Hành gia đinh: Thực trạng - Nguyên nhân và Giải pháp

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cuộc sống tinh thần của con người cũng ngày càng được cải thiện, đặc biệt sự bình đẳng về giới, quan hệ vợ chồng được nhìn nhận trên nhiều khía cạnh tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn nạn, trong đó có bạo hành gia đình, không chỉ làm đau đầu các cơ quan chức năng mà còn làm tổ ấm gia đình mất đi nền tảng vốn có của nó. Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi chứa chan niềm vui, sự nồng ấm, những giây phút thiêng liêng, nơi tìm về sau những ngày vất vả và xa cách. Thế nhưng mấy năm trở lại đây một thực trạng đang được xã hội quan tâm và báo chí liên tục đưa tin làm xôn xao dư luận đó là vấn đề bạo hành ngày một gia tăng về số lượng và nghiêm trọng về mức độ đang xảy ra trong các gia đình. Lúc này hơn ai hết chúng ta cần phải vào cuộc để tìm ra đâu là căn nguyên đang ăn mòn tế bào xã hội, để rồi từ đó cùng với xã hội tìm ra các giải pháp để ngăn chặn và đi đến xoá bỏ nạn bạo hành. Vì vậy ngay từ đầu khi xuống địa bàn thực tế tôi đã hình thành ý tưởng là phải tim hiểu về vấn đề này. Bởi Thị trấn Tứ Hạ - Hương Trà - Thừa Thiên Huế, là vùng đất cố đô, chỉ cách Kinh thành Huế có 16 km, nhiều dấu tích của chế độ phong kiến còn tồn tại trong cuộc sống của người dân nơi đây. Đặc biệt tàn dư của nó là tư tuởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng. Măt khác trước khi xuống địa bàn thực tế tôi đã được trang bị những kiến thức, hiểu biết và kỹ năng cơ bản về vấn đề bạo hành gia đình qua học phần “Xã hôi học gia đình” do thầy giáo – TS Nguyễn Xuân Hồng giảng dạy. Vì những lý do trên nên tôi đã tự tin lựa chọn cho mình đề tài: “Bạo hành gia đinh: Thực trạng - Nguyên nhân và Giải pháp” (Trường hợp nghiên cứu ở Thị trấn Tứ Hạ - Hương Trà - Thừa Thiên Huế).

doc35 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hành gia đinh: Thực trạng - Nguyên nhân và Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cuộc sống tinh thần của con người cũng ngày càng được cải thiện, đặc biệt sự bình đẳng về giới, quan hệ vợ chồng được nhìn nhận trên nhiều khía cạnh tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn nạn, trong đó có bạo hành gia đình, không chỉ làm đau đầu các cơ quan chức năng mà còn làm tổ ấm gia đình mất đi nền tảng vốn có của nó. Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi chứa chan niềm vui, sự nồng ấm, những giây phút thiêng liêng, nơi tìm về sau những ngày vất vả và xa cách. Thế nhưng mấy năm trở lại đây một thực trạng đang được xã hội quan tâm và báo chí liên tục đưa tin làm xôn xao dư luận đó là vấn đề bạo hành ngày một gia tăng về số lượng và nghiêm trọng về mức độ đang xảy ra trong các gia đình. Lúc này hơn ai hết chúng ta cần phải vào cuộc để tìm ra đâu là căn nguyên đang ăn mòn tế bào xã hội, để rồi từ đó cùng với xã hội tìm ra các giải pháp để ngăn chặn và đi đến xoá bỏ nạn bạo hành. Vì vậy ngay từ đầu khi xuống địa bàn thực tế tôi đã hình thành ý tưởng là phải tim hiểu về vấn đề này. Bởi Thị trấn Tứ Hạ - Hương Trà - Thừa Thiên Huế, là vùng đất cố đô, chỉ cách Kinh thành Huế có 16 km, nhiều dấu tích của chế độ phong kiến còn tồn tại trong cuộc sống của người dân nơi đây. Đặc biệt tàn dư của nó là tư tuởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng. Măt khác trước khi xuống địa bàn thực tế tôi đã được trang bị những kiến thức, hiểu biết và kỹ năng cơ bản về vấn đề bạo hành gia đình qua học phần “Xã hôi học gia đình” do thầy giáo – TS Nguyễn Xuân Hồng giảng dạy. Vì những lý do trên nên tôi đã tự tin lựa chọn cho mình đề tài: “Bạo hành gia đinh: Thực trạng - Nguyên nhân và Giải pháp” (Trường hợp nghiên cứu ở Thị trấn Tứ Hạ - Hương Trà - Thừa Thiên Huế). 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: 2.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học: lý thuyết hành vi ,lý thuyết bất bình đẳng xã hội, lý thuyết về giới, bất bình đẳng giới, lý thuyết về gia đình, lý thuyết về bạo hành gia đình….. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn * Đối với chính quyền địa phương: Giúp cán bộ Thị trấn và các ban ngành chuyên môn đánh giá, nhìn nhận lại thực trạng bình đẳng giới, thực trạng về bạo hành trong gia đình tại địa phương.Những thông tin thu được qua quá trình nghiên cứu sẽ tạo cơ sở cho chính quyền địa phương có những bổ sung, điều chỉnh về chính sách, chủ trương nhằm thực hiện bình đẳng giới, hạn chế và đi đến ngăn ngừa và xoá bỏ bạo hành gia đình có hiệu quả, tạo động lực cho sự tiến bộ của phụ nữ và phát triển chung của địa phương. * Đối với người dân: Giúp người dân có cơ hội nhìn nhận đúng hơn vai trò của người phụ nữ và thực trạng nạn bạo hành trong mỗi gia đình ở địa phương mình.Từ đó giúp người dân thay đổi lối tư duy cũ, góp phần thực hiện có hiệu quả bình đẳng giơí trong gia đình nói riêng và bình đẳng nam nữ nói chung. Góp phần tạo nên sự yên ấm, bình yên, ấm no và hạnh phúc của mỗi gia đình nhằm tiến tới xây dựng gia đình văn hoá, làng xã văn hoá, xã hội công bằng - dân chủ - văn minh. * Đối với bản thân: Qua đợt thực tế này, mà cụ thể là việc đi sâu tìm hiểu vấn đề bạo hành trong gia đình ở một cộng đồng dân cư, là cơ hội tốt để tôi có thể áp dụng những phương pháp và lý thuyết đã học (phương pháp thực hành công tác xã hội, các lý thuyết về xã hội hoc, các kiến thức về gia đình học…) vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời qua quá trình thực hiện đề tài, tôi tiếp thu được nhiều kiến thức về vấn đề gia đình và hiểu thêm về một cộng đồng dân cư với những bản sắc riêng. Từ đó giúp em được kiểm nghiệm thực tế, qua đó rút ra và tích luỹ cho mình được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân để phục vụ cho công việc sau nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu: 3.1. Mục tiêu tổng quát: Đề tài này được thực hiện với một nhận thức rõ ràng rằng bạo hành gia đình là vấn đang rất được quan tâm ở Việt Nam hiện nay.Vì vậy trên cơ sở xem xét các mối quan hệ trong gia đình, đề tài mong muốn đưa đến một cách nhìn mới về vai trò của người phụ nữ và thực trạng bạo hành trong gia đình hiện nay. Qua đó lắng nghe và cảm thông chia sẻ với những nạn nhân bị bạo hành. Từ đó hướng tới các giải pháp nâng cao năng lực cho nữ giới và thực hiện bình đẳng giới có hiệu quả. 3.2. Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu thực trạng bạo hành trong gia đình ở Tứ Hạ: những hoàn cảnh, và những lý do. - Tìm hiểu cách nhìn nhận, đánh giá về vấn đề bạo hành trong gia đình ở địa phương . - Tìm hiểu nguyên nhân và kiến nghị các giải pháp nhằm hạn chế nạn bạo hành trong gia đình có hiệu quả. - Nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân địa phương, làm thay đổi lối tư duy cũ, lạc hậu, giúp họ có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề bình đẳng giới và bạo hành gia đình. 4. Đối tượng – Khách thể - Phạm vi và mẫu nghiên cứu. 4.1. Đối tuợng nghiên cứu: Tình hình bạo hành trong gia đình ở Tứ Hạ: Những hiện tượng bất bình đẳng còn tồn tại, nguyên nhân và giải pháp. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Phụ nữ và nam giới trong các gia đình trên địa bàn, cán bộ phụ nữ, đại diện chính quyền địa phương, trưởng các khu vực dân cư. 4.3. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Tứ Hạ, cụ thể: UBND thị trấn, 4 khu vực dân cư: KV3, KV4, KV6, KV8. - Thời gian: từ 14 đến 24/ 04/ 2008 4.4. Mẫu nghiên cứu: * Theo chị lần đầu tiên anh ấy dùng bạo lực với chị là khi nào? - Sau kết hôn một thời gian ngắn ( - Sau kết hôn một thời gian dài ( * Thời gian thường xảy ra trục trặc nhất trong quan hệ vợ chồng? - 5 năm từ khi kết hôn ( - Khi mới cưới ( - Khi mang thai và sinh con đầu lòng ( - Khi mới ra ở riêng ( - Ý kiến khác: … * Hoàn cảnh sống của gia đình chị khi có bạo hành như thế nào? - Kinh tế gia đình gặp khó khăn ( - Kinh tế gia đình bình thường ( - Kinh tế gia đình khá giả ( * Nguyên nhân dẫn đến bạo hành trong gia đình anh chị là gi? - Hôn nhân không có tình yêu ( - Có trục trặc trong quan hệ vợ chồng ( - Tinh thần tâm lý không ổn định, stress ( - Kinh tế gia đình gặp khó khăn ( - Do say rượu, cờ bạc, trai gái ( - Do bản tính ( - Nguyên nhân khác… * Sau mỗi lần bị bạo hành chị có suy nghĩ gì? - Chán ghét không còn muốn nói chuyện và nghĩ đến ly hôn ( - Tìm ra nguyên nhân dẫn đến bạo hành ( * Thái độ của chồng chị khi dùng bạo hành lần đầu? - Tỏ ra ăn năn hối lỗi ( - Xin lỗi chị và làm mọi việc trong nhà ( - Tìm kiếm chị khi chị bỏ đi ( - Tỏ ra nghe lời chị và tôn trọng ý kiến của chị ( - Không có thái độ gì cả ( * Theo chị cách phòng chống bạo hành là gì? - Tuyên truyền giáo dục về một gia đình văn hoá ( - Cần có sự can thiệp của pháp luật ( - Cả 2 ý kiến trên ( * Theo chị dấu hiệu nhận biết bạo hành là gì? - Dùng bạo lực ( - Đe doạ dùng bạo lực ( - Cư xử gây phiền nhiễu, hành hạ tình dục ( - Cả 3 ý kiến trên ( * Khi được các tổ chức tư vấn khuyên bảo thái độ của anh ra sao? - Giảm dùng bạo hành với chị ( - Không giảm mà tỏ ra hung hãn hơn ( - Tỏ ra hối hận ( - Không còn hành hạ vợ con ( * Theo chị bạo hành gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến con cái? - Ảnh hưởng lớn về mặt tinh thần, trẻ trở nên lỳ lợm, khó bảo ( - Trẻ hay đánh bạn cùng trang lứa do ảnh hưởng từ người thân ( - Trẻ trở nên khó bảo, không nghe lời bố mẹ ( * Một số câu hỏi gợi ý: - Chị nghĩ như thế nào về thái độ của anh ấy đối với chị? - Anh ấy đã làm việc này trước đây chưa? Làm thế nào để chị có thể bảo vệ mình? - Sau khi bị chồng đánh, mối quan hệ giữa hai vợ chồng chị như thế nào? - Chị có kể với ai việc này chưa? Ai có thể hỗ trợ chị về mặt tinh thần? Gia đình, bạn bè, người thân đã giúp đỡ chị như thế nào? - Nếu đến bác sỹ chữa vết thương bị chồng đánh, chị có nói thật lý do đó với bác sỹ không? - Để cải thiện tình hình chị đã có những giải pháp nào? Có kết quả không và chị có biết vì sao những biện pháp ấy chưa có kết quả như mong muốn? - Các con chị đã tỏ thái đọ như thế nào khi thấy bố đánh mẹ? Trước thái đọ đó chị đã ứng xử như thế nào? - Có bao giờ chị định tố giác hành vi bạo lực của chồng trước cơ quan an ninh không? - Thường chồng chị có tỏ ra ăn năn, hối hận hay lại là chứng nào tật ấy? - Làm thế nào để chúng tôi có thể giúp chị? - Chị nghĩ như thế nào về những giải pháp mà chúng ta đang thảo luận? Chỗ nào thấy khó thực hiện hoặc không phù hợp? Vì sao? - Khi tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, chị đã có kế hoạch gì để bảo vệ bản thân và các con chưa? - Chị đã hoặc sẽ thổ lộ nổi bức xúc của mình với ai trong gia đình, bạn bè hoặc xã hội và đề nghị họ ủng hộ, hoặc giúp đỡ chị chưa? Chị có thể làm được việc này không và chị thấy khó khăn gì? 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Lựa chọn, phân tích, thu thập các số liệu, thông tin cơ bản từ địa phương từ các dự án đã triển khai, các văn bản chính sách liên quan, báo cáo tình hình hằng năm của hội phụ nữ về vai trò, nhiệm vụ của phụ nữ, tình hình bình đẳng giới, chống bạo lực gia đình. 5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: - Tiến hành điều tra, khảo sát, thu nhận thông tin thực tế về cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng, chính quyền địa phương liên quan đến vấn đề bình đẳng giới thông qua các phương pháp sau: - Phỏng vấn sâu cá nhân: Tiến hành phỏng vấn sâu 10 người,trong đó có 6 người dân (2 nam, 4 nữ), 1 trưởng thôn, 1 hội trưởng phu nữ khu vực, hội trưởng hội phụ nữ Thị trấn, 1 đại diện chính quyền địa phương ,cán bộ y tế huyện Hương Trà - Phương pháp quan sát: Trong 10 ngày thực tế ở Tứ Hạ, sống với dân, tôi có cơ hội quan sát những hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt gia đình, trong lao động sản xuất và 1 số hoạt động xã hội của bà con nhân dân. - Lập phiếu điều tra: Tiến hành phát phiếu điều tra cho 60 đối tương ở 3 khu vực (mỗi khu vực 20 phiếu). - Lập bảng hỏi. 5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu: - Phân tích thông tin, tài liệu: Đọc và phân tích những tài liệu về chính sách, chủ trương phát triển giới, thực hiện bình đẳng giới; tài liệu bạo hành và chống bạo hành gia đình, những báo cáo có liên quan đến sự phát triển của nữ giới và vấn đề bình đẳng giới ở địa phương; một số bài báo,tạp chí có liên quan đến vấn đề bạo hành gia đình. - Kiểm tra thông tin bằng phương pháp so sánh, đối chất các thông tin, các nguồn tư liệu. - Tổng hợp, đánh giá các dữ liệu. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: Bạo hành trong gia đình là một vấn đề bức xúc của xã hội và đây là một đề tài rất được nhiều người quan tâm. Đây không còn là đề tài nóng hổi nhưng nó lại là đề tài mang nhiều ý nghĩa. Giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về tình trạng bạo hành, hiểu biết về bạo hành của người dân và có những cách giải quyết bền vững cho tình trạng này… Ở VN, mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành (Bộ Luật hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Công ước CEDAW...), cũng như có nhiều cơ quan pháp luật, tổ chức xã hội có chức năng chống bạo hành gia đình (BHGĐ), những tổ chức bảo vệ quyền lợi phụ nữ như Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam các cấp, các tổ chức phi chính phủ như Ford Foundation, mạng lưới DOVIPNET, CSAGA, thế nhưng việc tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực này còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại và hầu như không hiệu quả, bởi chưa có những biện pháp chế tài cụ thể. Do vậy, đề tài “Bạo hành trong gia đình” hoàn toàn không phải là một “phát kiến” một chủ đề mới trong hoạt động cũng như nghiên cứu. Thế nhưng cái hay của đề tài này đó là giải quyết được phần nào vấn đề bạo hành gia đình, từ thực trạng đến hậu quả của nó. Biết được tình hình, diễn biến, nguyên nhân và có những hướng giải quyết tình trạng đó. 2. Một số khái niệm công cụ: 2.1. Bạo hành gia đình: Luật Gia Đình (Family Law Act) định nghĩa “bạo hành trong gia đinh” bao gồm những hành vi hay các mối đe doạ của một người nhắm vào một thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản của họ. Bạo hành trong gia đình cũng bao gồm việc chứng kiến những hành vi hay mối đe doạ như vừa kể (chẳng hạn như trẻ em chứng kiến cảnh bạo hành). Trong những trường hợp có sự đe doạ bạo hành hoặc chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình, một người phải có lý do lo sợ chính đáng hoặc lo sợ trong tình trạng an sinh hoặc an toàn cá nhân của mình. 2.2. Các dạng bạo hành gia đình: Bạo hành không chỉ là hành động bạo lực về thể chất mà còn diễn ra dưới nhiều hình thức. 2.2.1. Bạo hành về thể chất: Là kiểu hành hạ, đánh đập, ngược đãi phụ nữ. Dù người phụ nữ được pháp luật bảo vệ khỏi các vụ ngược đãi nhưng hiện tượng đánh đập, ngược đãi ít khi bị khởi tố trừ khi nạn nhân bị đánh trọng thương hoăc gây thương tích dẫn đến tử vong. Thực tế cho thấy, bạo lực thể chất đối với phụ nữ trong gia đình là một căn bệnh truyền nhiễm mà không được mọi người trong xã hội chú ý ngăn chặn. Bạo lực thể chất ở Việt Nam chiếm 15% tổng số các hình thức bạo hành gia đình. Bạo hành thể chất được biểu hiện qua các hành vi thô bạo, như hành hung, thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Không vừa ý là cứ nện cho một trận là cạch đến già. Hành động có mục đích gây thương tích cho nạn nhân như đánh, đạp, xô, đẩy, tát, nắm tóc kéo lê, vặn cổ tay, đâm bằng dao. Giới hạn sử dụng phương tiện duy trì sức khoẻ như dấu dược phẩm, thực phẩm, nước uống; phá rối không cho ngủ hoặc ép dùng rượu, cần sa, ma tuý, bỏ rơi nơi đường vắng vẻ nguy hiểm… 2.2.2. Bạo hành tinh thần: Ở Việt Nam, bạo hành tinh thần chiếm tỷ lệ cao nhất (đến 80% trong số nạn nhân bạo hành về giới). Bạo hành tinh thần không gây hậu quả nghiêm trọng đến cơ thể người phụ nữ, nhưng có nhiều trường hợp người phụ nữ cùng đường phải tìm đến cái chết để thoát khỏi hiện thực. Bạo hành tinh thần phổ biến, âm ỉ và dai dẳng hành hạ người phụ nữ. Nạn nhân phải chịu các kiểu hành hạ như chửi mắng, hạ nhục với lời lẽ thô thiển, nặng nề xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự. Không những thế, bạo hành tinh thần nhiều khi còn tồn tại dưới nhiều dạng, đe doạ tinh thần, khủng bố tâm lý gây nên sự phẫn uất, khủng hoảng ý thức và tâm sinh lý phụ nữ. Khác với kiêu hành hạ bằng lời là kiểu hành hạ bằng tình cảm, nghĩa là người chồng tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt, vô trách nhiệm đối với người vợ, thậm chí đem so sánh người phụ nữ khác, kể lại một cách diễu cợt những vụ tình ái riêng… 2.2.3. Bạo hành tình duc: Trong các hình thức bạo hành, bạo hành tình dục ít bị phát hiện và nạn nhân không được bảo vệ, vì ở nước ta tình dục là vấn đề hết sức tế nhị khó tìm hiểu. Bạo hành tình dục là hành vi ép buộc bằng bạo lực, gạ gẫm, đe doạ, gạ gẫm, lừa gạt hoặc dùng kinh tế để có quan hệ tình dục với người khác trái với ý muốn của họ. Dùng các thủ đoạn khiến nạn nhân lệ thuộc hay trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, trên thế giới cứ 4 người phụ nữ, thì có 1 người bị bạo hành tình dục ít nhất một lần. Ở Việt Nam, bạo hành tình dục chiếm khoảng 20%, nghĩa là cứ 5 người phụ nữ thì có ít nhất 1 người bị bạo hành tình dục. Trong lĩnh vực tình dục, nạn nhân nữ chịu ảnh hưởng nặng nề của các chuẩn mực đạo đức, các giá trị văn hoá truyền thống chi phối. Họ không có quyền đòi hỏi, phải thụ động trong quan hệ tình dục và với người chồng, họ phải có nghĩa vụ phục tùng thậm chí còn phải bị ép buộc phải sinh thêm con, không dùng các biện pháp tránh thai và bị cưỡng ép quan hệ tình dục khi họ không muốn. Tạp chí Gia đình và Trẻ em kỳ 1 tháng 4 năm 2004 cho biết, tại Trung tâm Linh Tâm - tổng đài 1080, từ năm 1997 đến 2003 có 250.361 trường hợp gọi tư vấn trên các lĩnh vực thì có 33.107 trường hợp liên quan đến bạo hành gia đình, trong đó có1.870 trường hợp là bạo hành tình dục. 2.2.4. Bạo hành kinh tế: Ở Việt Nam loại bạo lực này chưa có thống kê đầy đủ, tuy nhiên thực tế cho thấy đây là hình thức phổ biến rộng rãi. Bởi Việt Nam là một nước thuần nông, người dân phần lớn sống ở môi trường thiếu kiến thức về bình đẳng giới; Quan hệ hôn nhân gia đình, vai trò vợ chồng chỉ được nhìn nhận dưới góc độ các quan niệm phong kiến, đặc biệt là tư tưởng Nho giáo như các quan niệm “tam tòng”, “tứ đức”, “trọng nam khinh nữ” . Từ lâu, người phụ nữ chỉ biết đến vai trò ở chốn “phòng the, bếp núc”. Mỗi ông chồng là một ông vua trong gia đình, có quyền quyết định mọi việc mà ít khi quan tâm đến ý kiến của người vợ. Đối với kinh tế, người đàn ông có nghĩa vụ làm ra tiền cùng người vợ đảm bảo cuộc sống gia đình. Nhưng có những người làm ra tiền mà không đưa cho vợ, hay người chồng bỏ bê việc nhà, không lao động sản xuất mà chỉ lo hưởng thụ trên sức lao động của người vợ, hay kiểm soát tiền bạc, bắt bạn đời phụ thuộc vào tiền nong, nhục mạ khi người bạn đời không có kinh tế, làm cho gánh nặng kinh tế đè lên vai người phụ nữ. 2.2.5. Bạo hành xã hội: Đối với xã hội, người phụ nữ sống trong tình trạng bị cô lập, tách biệt với xã hội bên ngoài. Cắt đứt mối quan hệ với những người thân trong họ hàng nhà vợ, bạn bè thân hữu. Cô lập người bạn đời trong nhà không cho giao tiếp với bất cứ ai. Họ bị ngăn cản không được tham gia bất kỳ hoạt động nào của xã hội như đi học, đi làm hoặc phải sống phụ thuộc một cách miễn cưỡng vào người đàn ông, không tham gia các tổ chức xã hội, không được hưởng các quyền lợi chính đáng của mình. Hiện nay, mặc dù người phụ nữ được tham gia vào nhiều các hoạt động xã hội nhưng phần lớn họ không được chồng chia sẻ các việc gia đình. Con số điều tra 150 gia đình ở Hà Nội mà cả hai vợ chồng đều đi làm, thì phụ nữ phải làm thêm việc nhà trung bình 2 giờ 28 phút, trong khi nam giới chỉ mất 32 phút, nghĩa là người chồng làm ít hơn người vợ 4 lần. Đó là chưa kể co khoảng 8% đàn ông hầu như không tham gia vào việc gia đình (Tạp chí Gia đình và Trẻ em, tháng 11 – 2006) CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan về địa bàn thực tế Huyện Hương Trà và Thị trấn Tứ Hạ 1.1. Về Huyện Hương Trà: Hương Trà là một huyện nghèo của tỉnh Thừa Thiên Huế, đây là huyện cửa ngõ phía bắc của thành phố Huế. Tổng diện tích của huyện là 555km2. Người dân ở Hương Trà dựa vào nông nghiệp là nguồn thu quan trọng, 50% dân số sống bằng nghề làm nông. Phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập từ nông nghiệp nên Hương Trà vẫn là một huyện nghèo. Tỉ lệ nghèo là 20,55%, 24%số hộ thiếu ăn ít nhất 2 tháng một năm. Tình trạng này chiếm tỉ lệ cao hơn ở các xã miền núi và bán sơn địa như Hồng Tiến, Hưong An, Hương Thọ, Bình Thành. 1.2. Tổng quan về Thị trấn Tứ Hạ 1.2.1. Vị trí địa lí: Phía Đông giáp với huyện Quảng Điền, phía Tây giáp với xã Hương Văn, phía Nam giáp xã Hương Vân, phía Bắc giáp xã Hương Điền. Nằm trên con đường giao thông quan trọng Quốc lộ 1A. Thị trấn Tứ Hạ là địa bàn trung tâm chính trị- kinh tế- xã hội của huyện Hương Trà, có hơn 70 cơ quan, xí nghiệp của Trung ương, Tỉnh huyện đóng trên địa bàn, đặc biệt các nhà máy xi măng Luck Việt Nam. Diện tích tự nhiên là 845.4 ha, về dân số có 1921 hộ với 8511 khẩu và hàng ngày có hàng ngàn người qua lại làm ăn. Hộ theo Phật và Thiên chúa giáo có 102 hộ với 386 khẩu. Là địa bàn được huyện xác định là trọng điểm về an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, có hai chùa và hai niệm phật đường. Thị trấn Tứ Hạ được phân chia làm 10 khu vực dân cư để quản lí và điều hành, cơ cấu kinh tế của thị trấn được xác định là: dịch vụ - thương mại - tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp để phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị. 1.2.1. Hệ thống chính trị Đảng bộ Thị trấn có 14 chi bộ trực thuộc trong đó: Có 2 chi bộ quân sự công an Có 2 chi bộ trường học Có 10 chi bộ khu vực dân cư Có 222 Đảng viên đang sinh hoạt nơi cư trú trên địa bàn thị trấn. - Mặt trận và các đoàn thể quần chúng Mặt trân Tứ Hạ bao gồm có 10 ban công tác mặt trận Hội cựu chiến binh gồm có 9 chi hội với 203 hội viên Hội phụ nữ gồm có 10 chi hội với 972 hội viên Đoàn Thanh niên gồm có 13 chi đoàn với 218 đoàn viên * Tình hình phát triển kinh tế Trong những năm qua tình hình Thị trấn tiếp tục phát triển, cơ sở hạ tầng đô thị từng bước được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp, giải quyết nhiều viêc làm cho người lao động, đời sống của nhân dân Thị trấn từng bước được nâng cao. - Về dịch vụ
Tài liệu liên quan