Thế kỷ 21 là thế kỷ đánh dấu sự phát triển của công nghệ sinh học và công nghệ thông tin. Đi cùng với nó, Internet và thương mại điện tử cũng phát triển không ngừng. Các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử hiện đang trở nên nóng hổi từng ngày từng giờ tại Việt Nam. Một trong các vấn đề đó là hệ thống hỗ trợ khách hàng trực tuyến trong thương mại điện tử
32 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống hỗ trợ trực tuyến trong thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thế kỷ 21 là thế kỷ đánh dấu sự phát triển của công nghệ sinh học và công nghệ thông tin. Đi cùng với nó, Internet và thương mại điện tử cũng phát triển không ngừng. Các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử hiện đang trở nên nóng hổi từng ngày từng giờ tại Việt Nam. Một trong các vấn đề đó là hệ thống hỗ trợ khách hàng trực tuyến trong thương mại điện tử
Trước xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, Thương mại Điện tử Việt Nam cũng ảnh hưởng bởi các xu thế phát triển của thế giới. Tối ưu quyền lợi khách hàng và tối đa lợi nhuận của doanh nghiệp là yếu tố được chú trọng hàng đầu trong phát triển thương mại điện tử. Chính vì vậy hệ thống hỗ trợ trực tuyến sẽ sớm trở thành thành phần không thể thiếu trong Thương mại điện tử tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng thực tế một số hệ thống thương mại điện tử trên thế giới và tại Việt Nam, dễ dàng nhận thấy một số tồn tại của hệ thống như:
Webchat chưa thực sự tiện lợi, thân thiện
Sử dụng tốn kém tài nguyên máy chủ
Không những thế, khách hàng giờ đây luôn có nhu cầu được phục vụ tốt hơn. Nhu cầu này ngày càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh các doanh nghiệp cạnh tranh nhau hết sức gay gắt trên từng sản phẩm, dịch vụ.
Vì lẽ đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu về hệ thống hỗ trợ trực tuyến trong thương mại điện tử
II. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu về 3 mục đích chính:
Đánh giá tầm quan trọng, tính tất yếu và lợi ích của thương mại điện tử trong các hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và trên thế giới.
Sự hữu dụng và cần thiết của hệ thống hỗ trợ trực tuyến, một trong những thành phần của hệ thống quản trị quan hệ khách hàng CRM (Customer relationship management), mở rộng nghiên cứu thêm về phương thức hỗ trợ trực tuyến qua công cụ Chat/IM.
Đề suất giải pháp EIS Support, một giải pháp hỗ trợ trực tuyến đã được tin học hóa
III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi nghiên cứu chủ yếu các đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng hệ thống hỗ trợ trực tuyến trong thương mại điện tử…
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài này sử dụng ba phương pháp nghiên cứu cơ bản:
Phương pháp hệ thống, phương pháp tư duy: trên cơ sở thống kê những số liệu, thông tin về các tổ chức, doanh nghiệp, chúng tôi xây dựng nên những luận điểm cơ bản của nội dung đề tài
Phương pháp phân tích, tổng hợp: mục đích để chứng minh từng luận điểm của đề tài có tính thuyết phục hơn
Phương pháp tin học hóa bằng công cụ lập trình để giải quyết vấn đề đã được phân tích và xây dựng giải pháp
Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu khác như so sánh – đối chiếu: chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu các thông tin về các doanh nghiệp, các phương thức hoạt động kinh doanh với nhau cũng được sử dụng để rút ra những kết luận xác đáng trong nội dung nghiên cứu
IV. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: chúng tôi nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 1991 trở lại đây
Về không gian: giới hạn trong các khu vực và đối tượng kinh tế sau:
Một số nước trong khối EU và các nước có nền kinh tế phát triển mạnh trong ASIA
Các tập đoàn lớn, đã thành công trong kinh doanh thương mại điện tử trên thế g00 iới như Yahoo, Google, Microsoft …
Một số tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam
PHẦN NỘI DUNG
A. Tìm hiểu về hệ thống hỗ trực tuyến trong thương mại điện tử
Thương mại điện tử
Khái niệm thương mại điện tử
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ mạng máy tính và kĩ thuật tính toán đã làm thay đổi rất nhiều các hoạt động xã hội. Thương mại điện tử đã ra đời trong bối cảnh đó. Tính hiệu quả và thuận lợi của thương mại điện tử ngày càng được khẳng định. Hiện nay, đã có những dự báo rất khả quan về hoạt động thương mại điện tử.
Thương mại điện tử có nhiều tên gọi:
+ Thương mại trực tuyến (Online trade)
+ Thương mại điều khiển học (Cyber trade)
+ Kinh doanh điện tử (Electronic business)
+ Thương mại không dùng giấy tờ (Paperless trade)
Thương mại điện tử mô tả quá trình mua bán, trao đổi các sản phẩm dịch vụ và thông tin thông qua mạng máy tính. Dưới các góc độ khác nhau, họ định nghĩa thương mại điện tử dưới con mắt khác nhau:
+ Viễn thông: Thương mại điện tử là sự cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ, hoặc thanh toán điện thoại, mạng máy tính hoặc các phương tiện điện tử khác.
+ Quy trình kinh doanh: Thương mại điện tử là sự ứng dụng công nghệ hướng tới việc tự động hóa trong những giao dịch thương mại và luồng công việc.
+ Nhà cung cấp dịch vụ: Thương mại điện tử là một công cụ mà thông qua nó các khách hàng, các nhà quản lý có thể giảm được chi phí dịch vụ đồng thời nâng cao lượng hàng hóa cũng như cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến tay người đặt hàng
+ Trực tuyến: Thương mại điện tử cung cấp khả năng mua – bán hàng hóa dịch vụ và thông tin trên internet và các dịch vụ trực tuyến khác
Các mô hình thương mại điện tử phân loại theo bản chất của giao dịch:
+ B2B (Business to business)
+ B2C (Business to customer)
+ C2C (Customer to customer)
+ C2B (Customer to business)
+ Thương mại điện tử phi kinh doanh
+ Thương mại điện tử kinh doanh nội bộ
Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử
Email (Thư điện tử)
Thực hiện các giao dịch tiền mua bán (quảng cáo, chào hàng) bằng cách gửi thư điện tử tới khách hàng quen hoặc gửi thông tin quảng bá tới tất cả mọi người có sử dụng thư điện tử
Thanh toán điện tử (Electronic payment)
+ Thực hiện qua Electronic message (thông điệp điện tử)
+ Sử dụng electronic cash (tiền điện tử)
Trao đổi dữ liệu tài chính điện tử (Finalcial electronic data interchange – FEDI)
Thực hiện trao đổi các thông tin về tài chính của doanh nghiệp và khách hàng tham gia vào thương vụ thương mại điện tử được trao đổi, kiểm tra và xác nhận dễ dàng mà không có bất kỳ sự xuất hiện của tiền mặt
Tiền điện tử (Electronic cash)
Tiền mặt được mua ở nơi tự phát hành sau đó được chuyển đổi sang tiền điện tử. Qúa trình này được thực hiện bằng kĩ thuật số hóa. Do đó, tiền này còn được gọi là tiền số hóa (digital cash)
Đặc điểm:
Có thể dùng thanh toán các món hàng hóa giá trị nhỏ
Tất cả các giao dịch là vô danh
Chống được tiền giả
Ví tiền điện tử (Electronic purse)
Là thư mục hay tài khoản để người sử dụng lưu trữ tiền điện tử
Giao dịch số hóa (Digital interchange)
Giao dịch ngân hàng số hóa (Digital barlcing)
Giao dịch chứng khoán số hóa (Digital security teading)
Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
Làm nhiệm vụ trao đổi thông tin từ máy tính này sang máy tính khác trong mạng bằng phương tiện điện tử và đó là một chuẩn để cấu trúc thông tin
Trao đổi dữ liệu điện tử gồm:
Giao dịch đến kết nối (connection)
Đặt hàng
Gửi hàng
Thanh toán
Bán lẻ hàng hóa hữu hình
Người bán sẽ xây dựng các cửa hàng ảo trên mạng
Để có thể thực hiện mua bán hàng hóa khách hàng phải tìm đến trang web của cửa hàng, xem thử mặt hàng mới mua rồi trả tiền mua bán bằng thanh toán điện tử
Tình hình chung và xu thế phát triển
Việc ứng dụng thương mại điện tử bắt đầu từ những năm 70, đầu tiên là hình thức chuyển tiền điện tử (FED). Hình thức này bị giới hạn bởi quy mô, chỉ có ở các doanh nghiệp lớn, cơ quan tài chính, các cơ quan mạo hiểm. Sau đó chuyển sang truyền dữ liệu điện tử (EDI). Việc chuyển dữ liệu điện tử giúp mở rộng phạm vi cho các đối tượng tham gia từ các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng cho đến các doanh nghiệp sản xuất, có thể chuyển hợp đồng, hóa đơn đặt hàng với nhiều chương trình ứng dụng khác nhau từ việc đặt chỗ, mua vé máy bay đến các ứng dụng trong viễn thông. Vào những năm 90, khi internet phát triển, thương mại điện tử cũng phát triển nhờ sự phát triển của mạng máy tính, các phần mềm, cũng như thiết bị kĩ thuật số. Doanh số lúc này đạt tới 3000 tỉ USD.
Sự phát triển của thương mại điện tử một mặt là kết quả của xu hướng tất yếu, khách quan của quá trình "số hoá" toàn bộ hoạt động con người, một mặt khác là kết quả của các nỗ lực chủ quan của từng nước, từng nhóm nước, và toàn thế giới nói chung, đặc biệt là trên bình diện tạo môi trường pháp lý và đường lối chính sách cho kinh tế số hoá nói chung và thương mại điện tử nói riêng.
Nền tảng của thương mại điện tử quốc tế là Internet (hiểu là cả các phân mạng, và do đó bao quát toàn bộ các máy tính điện tử đang hoạt động trên toàn thế giới) và các phương tiện truyền thông hiện đại (vệ tinh viễn thông, cáp, vô tuyến, các khí cụ điện tử).
Internet đang phát triển rất nhanh, cả về phạm vi bao phủ, phạm vi ứng dụng, và chất lượng vận hành.Dưới đây là một biểu thống kê tập hợp từ Internet Research Information, IRIS 1997, về tình hình sử dụng Internet trên thế giới.
Số người sử dụng Internet phân theo các nước (năm 1996)
NƯỚC
TRIỆU
NƯỚC
TRIỆU
Hoa Kỳ
47.00
Singapore
0.20
Nhật Bản
6.70
New Dilan
0.20
Australia
1.00
Hồng Kông
0.20
CHLB Đức
0.80
Trung Quốc
0.10
Pháp
0.80
Indonexia
0.10
Anh
0.60
Malayxia
0.10
Tây Ban Nha
0.50
Philippin
0.04
Italia
0.30
Ấn Độ
0.04
CH Nam Phi
0.30
Các nước khác
3.00
Hàn Quốc
0.20
Isaren
0.20
Toàn thế giới
67.50
Trước đây, kiểu tiêu biểu mà một cá nhân ở gia đình truy cập vào Internet là thông qua một máy tính cá nhân (Personal Computer: PC) và một đường dây điện thoại, kiểu này chậm: dùng một modem 28.8 kbps (nghìn bit/sec) phải mất 46 phút mới tải xuống (download) được một chương trình video dài 3.5 phút. Nay, các công ty điện thoại, vệ tinh, và cáp đã tạo ra các phương tiện truy cập Internet với tốc độ cao hơn rất nhiều: công nghệ "đường thuê bao số hoá không đồng bộ" (Asynchoronous Digital Subscriber Line: ADSL), với modem 8 Mbps (triệu bit/sec), cho phép chương trình video nói trên được tải xuống chỉ trong 10 giây; sắp tới đây, các công ty Mỹ sẽ phát triển công nghệ dùng tivi để truy nhập vào Internet (gọi là HDTV: high-definition television) dùng cáp, với modem 10 Mbps sẽ chỉ mất 8 giây. Các công ty, chủ yếu là các công ty Mỹ, đã có chương trình 5 năm 1998-2002 xây dựng một mạng liên lạc viễn thông băng rộng toàn cầu thông qua các vệ tinh, cho phép với tới hầu hết số dân 2 tỷ ngời đang sống ở các cùng không có điện thoại trên toàn thế giới. Hệ thống cáp ở các nước đã và đang chuyển thành hệ thống lưu thông Internet hai chiều (two-way Internet traffic) dùng cáp quang, có hộp giải các mã âm thanh, mã hình ảnh và dữ liệu truyền gửi dưới dạng số hoá. Các phương tiện liên lạc vô tuyến cũng đều đang hội nhập vào Internet. Các tuyến cáp quang đang được rải trên khắp các nước, các châu lục để liên kết tất cả các khí cụ điện tử vào Internet, sẽ cho phép truy cập vào Internet nhanh gấp 10 lần so với mạng lưới cáp điện thoại hiện nay. Theo ước tính của các chuyên gia Mỹ, Internet/Web đang phát triển với tốc độ cứ 100 ngày thì tổng lượng thông tin qua "võng mạc toàn cầu" lại tăng lên gấp đôi. Nhìn xa hơn, các nhà "tương lai học" đã đưa ra dự báo rằng "kinh tế số hoá", "xã hội số hoá" trên cơ sở công nghệ điện tử với điện tử là vi tố cuối cùng sẽ sớm bị thay thế bởi công nghệ cao hơn nữa là công nghệ lượng tử với vi tố là các hạt cơ bản.
Việt Nam bắt đầu biết đến TMĐT năm 1997. Không phải ngẫu nhiên mà điều tra của tổ chức nghiên cứu kinh tế uy tín EIU đã đánh sụt hạng e-readiness (sẵn sàng cho thương mại điện tử) của Việt Nam từ hạng 54/60 trong năm 2000 xuống 58/60 trong năm 2001. Đến năm 2002, EIU nâng Việt Nam lên hạng 56. Dù sao xếp hạng này cũng đưa Việt Nam vào nhóm cuối bảng của thế giới. Sự tụt hậu này đã diễn ra sau những con số đầu tư vào công nghệ thông tin được biết là rất lớn.
Thực tế như thế nào? Chúng tôi tiến hành thử trên một hệ thống đã từng một thời rầm rộ “cắt băng khánh thành” được báo chí ca ngợi như bước tiến vào kỷ nguyên thương mại điện tử là www.business.gov.vn và thấy rằng chẳng thể tra cứu được công ty nào trong phần danh bạ. Ngay như các doanh nghiệp nổi tiếng như FPT và Vinamilk, cũng không thấy. Font chữ trên trang web này lộn xộn mất dấu mất chữ, không thể đọc được. Tốc độ rề rề ngay cả khi truy cập từ Việt Nam. Trang web còn nhiều nhược điểm khác, làm nổi bật tính không chuyên. Ðặc biệt, một khách nuớc ngoài muốn liên lạc với doanh nghiệp Việt Nam thì không thể tìm trong danh bạ được và sẽ nhận được thông điệp là chúng tôi chỉ có tiếng Việt thôi!? Có thể nào xúc tiến đầu tư bằng những thông điệp như thế?
Thử tiếp trên website của cơ quan nổi tiếng là điểm kết nối doanh nghiệp: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI (www.vcci.com.vn), thử mục bất kỳ là thông tin kinh tế/ tài chính – ngân hàng: thật kỳ cục là tin gần nhất là tháng 8-2001?! Tệ nữa, khi nhấn vào để đọc tin thì nhiều mục báo lỗi! Trong một thời đại tiến như vũ bão về thông tin, tình hình tài chính biến động từng giờ, thì hệ thống này phục vụ được ai? Ai dám tin tưởng sử dụng? Thử tiếp www.vietrade.gov.vn của Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Thương mại. Ðiểm “nổi bật” là tốc độ chậm không thể chịu đựng. Vào tiếp Cơ-hội-kinh-doanh, và thử mặt hàng May mặc (một thế mạnh sản phẩm Việt Nam cần xúc tiến), ta chỉ thấy có năm cơ hội cho cả bán (4) và mua (1). Thử một cơ hội, ta sẽ được các thông tin sau : Một cái tên, một cái e-mail, không địa chỉ, không có số điện thoại, không số fax, không cả tên công ty!
Chỉ là những ví dụ ngắn, nhưng là của những cơ quan lớn, mang trọng trách thúc đẩy phát triển nền thương mại, đầu tư Việt Nam, đã cảm nhận sự lộn xộn, không chuyên, tắc trách ra sao trước những cơ hội kinh doanh đang mở ra. Ta thường nói về thất thoát đầu tư xây dựng cơ bản vài ba chục phần trãm, nhưng theo chúng tôi đó chưa phải là các kỷ lục. Xét về những đầu tư Internet kiểu này, thất thoát là 100%, mất đi các cơ hội, mất đi niềm tin của công chúng vào Internet Việt Nam. Ta cũng không thể không nhắc sự gục ngã của những hệ thống cũng “vang bóng một thời” ví dụ: www.B2VN.com và liên doanh dự kiến www.MeetVietnam.com, vốn đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực.
Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là Internet và các hệ thống liên quan như website không được phép hiểu như là “thiết kế trang web”, một khái niệm được nhắc đến rất hời hợt. Nó cần được hiểu là các tư tưởng chủ đạo doanh nghiệp, tinh thần xuyên xuốt của ban lãnh đạo, hệ thống tri thức-hiểu biết của chính đội ngũ doanh nghiệp, và một tác phong phục vụ khách hàng - người đọc.
Tuy vậy, vẫn tồn tại những hệ thống thương mại điện tử đang hoạt động đắc lực ngày đêm ở Việt Nam, ví dụ www.vietetrade.com và www.bvom.com, nơi hàng hóa và cơ hội mua bán được giao tiếp chuyên nghiệp (lưu ý là miễn phí). Hệ thống e-commerce này đã bền bỉ nằm trong các doanh mục địa chỉ quan trọng nhất của Việt Nam trên hệ thống nổi tiếng toàn cầu www.google.com và www.excite.com từ hơn hai năm nay. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tích cực hoạt động ở đây, vì sự thiết thực và gần gũi với doanh nghiệp, và hơn hết là vì những cơ hội thực sự từ một phương pháp làm việc chuyên nghiệp mang lại. Rất tiếc đây là một hệ thống của doanh nghiệp dân doanh, và chưa nhận được một sự đầu tư nào trong các chính sách hỗ trợ công nghệ, bất kể sự hiện diện vững mạnh, bền bỉ, đầy sức sống của nó.
Tới đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính", số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 "Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số", số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng".
Ưu điểm và nhược điểm của TMĐT
4.1. Ưu điểm
4.1.1. Lợi ích do thương mại điện tử mang lại đối với tổ chức
Thương mại điện tử mở rộng thị trường từ nội địa vươn ra thế giới. Với chi phí ban đầu tối thiểu, một công ty có thể gây được lòng tin, có thể làm việc với đối tác kinh doanh phù hợp nhất trên thế giới. Có thể lấy ví dụ như hãng Boeing đã tiết kiệm 20% chi phí do tìm được đối tác kinh doanh phù hợp.
Nhờ thương mại điện tử mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể kí kết được hợp đồng với các doanh nghiệp lớn. Thương mại điện tử cũng làm giảm chi phí cho sự sáng chế, giảm các quá trình phân phối, dự trữ và khôi phục thông tin thông báo cơ sở. Với sự giới thiệu hệ thống thu mua điện tử, chi phí của các công ty giảm đáng kể.
Thương mại điện tử giúp giảm bớt các cuộc kiểm kê, điều này đồng thời khiến chi phí quản lý cũng giảm theo, thuận tiện cho việc bố trí giao hàng đúng lúc.
Bên cạnh đó, thương mại điện tử giúp cho việc sáng tạo lại hoặc chế tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ theo yêu cầu khách hàng, giúp việc nâng cao lợi thế cạnh tranh. Thương mại điện tử làm giảm thời gian giữa việc chi trả cũng như giao bán hàng hóa dịch vụ
Thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc sắp xếp quy trình kinh doanh nhờ việc thay đổi quy trình kinh doanh khiến trình độ của người quản lý cũng được nâng cao
Thương mại điện tử giảm nhiều chi phí cho viễn thông liên lạc và tạo nhiều lợi ích khác như tìm nhiều đối tác tăng năng suất lao động. Chính vì vậy có thể giảm các giao dịch bằng văn bản, truy cập thông tin nhiều hơn, giảm chi phí đồng thời nâng cao uy tín của doanh nghiệp trước khách hàng.
4.1.2. Lợi ích do thương mại điện tử mang lại đối với người dùng
Nhờ thương mại điện tử mà khách hàng có thể mua bán giao dịch 24/24, 7 ngày/tuần, bất cứ lúc nào miễn là khách hàng có nhu cầu. Thương mại điện tử cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn, nhiều nhà cung cấp hơn, nhiều sản phẩm thay thế tương ứng hơn. Nó cũng giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm bằng quy trình năng động và giúp người sử dụng thay đổi hàng hóa một cách thuận tiện với sự bảo mật và quyền riêng tư.Thường xuyên cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ với giá rẻ hơn nhất là với các sản phẩm số hóa thì thời gian giao hàng nhanh chóng, gần như là tức thời. Khách hàng có thể nhận được các thông tin về sản phẩm hàng hóa dịch vụ, về trợ giúp, khuyến mại theo giây chứ không phải theo ngày, hay tuần
Thương mại điện tử giúp khách hàng tham gia vào các cuộc đấu giá ảo, gặp gỡ nhau để trao đổi các ý tưởng, kinh nghiệm mua sắm, sử dụng và đó cũng chính là nền tảng và điều kiện cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bán hàng hóa và kinh doanh dịch vụ
4.1.3. Lợi ích của thương mại điện tử với xã hội
Khi doanh nghiệp và khách hàng sử dụng thương mại điện tử, mọi sự mua bán của họ sẽ trở nên đơn giản và thuận tiện hơn nhiều. Người mua không cần phải đến các chợ, cửa hàng hay siêu thị để tìm mua những loại hàng hóa theo nhu cầu, chính vì thế họ cũng không cần dùng đến các phương tiện giao thông, ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông sẽ giảm đáng kể
Khi chi phí của các dịch vụ giảm xuống như chi phí dành cho việc lưu kho, chi phí giao thông đi lại…các nhà cung cấp có thể bán hàng hóa với giá rẻ hơn so với thị trường. Như vậy, những người có mức thu nhập thấp sẽ mua được hàng hóa phù hợp, góp phần nâng cao mức sống của người dân. Thương mại điện tử cũng cho phép người ở nước đang phát triển, ở vùng sâu vùng xa, vùng nông thông mua sắm được những sản phẩm hàng hóa dịch vụ mà thông thường họ không thể mua được, nâng cao được đời sống văn hóa cũng như nâng cao kiến thức cho người dân.
Thương mại điện tử còn có thêm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, người già cô đơn và mạng giáo dục từ xa, đưa được các dịch vụ của cơ quan nhà nước đến tận tay người dân với giá thấp hơn và chất lượng được cải thiện.
4.2. Vấn đề còn tồn tại
4.2.1. Hạn chế về mặt kĩ thuật
Hạ tầng cơ sở của công nghệ thông tin và các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật chưa phát triển một cách đồng bộ rộng khắp. Các công cụ phần mềm phát triển chưa ổn định, có nhiều phần mềm khó tích hợp với internet
Các nhà cung cấp dịch vụ internet đôi khi cần thêm các dịch vụ web đặc biệt và các cơ sở hạ tầng khác nhau, mà các dịch vụ này trên hệ thống internet lại đang thiếu thốn. Chưa kể đến một số phần mềm thương mại điện tử lại có thể không tương thích với phần cứng hoặc không tương thích với một số hệ thống khác.
4.2.2. Hạn chế về mặt phi kĩ thuật
Bên cạnh các hạn chế về mặt kỹ thuật, các vấn đề phi kỹ thuật cũng làm chậm sự phát triển của thương mại điện tử
Lý do bởi chi phí và thiếu người quản lý cũng khá quan trọng, có tới 34,8% người được hỏi ý kiến